K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 6 2018

Trả lời :

Khi chết

Hok tốt~~~

20 tháng 6 2018

Đố các bạn khi nào chúng ta mới được gần đất xa trời

trả lời

khi mất ( chết )

hok tốt

19 tháng 6 2018

mk nek!!!!!!!

19 tháng 6 2018

mk nữa.

19 tháng 6 2018

Câu 1 (3,0 điểm)

​                                                                       Bài làm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

* Giải thích:
– Hèn nhát: thiếu can đảm đến mức đáng khinh; dũng khí: sức mạnh tinh thần trên mức bình thường, dám đương đầu với những trở lực, khó khăn, nguy hiểm.
– Nội dung ý kiến: một mặt phê phán những kẻ hèn nhát tự đánh mất chính mình; mặt khác đề cao những người có dũng khí dám sống là chính mình.

* Bàn luận:
Thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục; dưới đây là một hướng giải quyết:
– Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình:
+ Sự hèn nhát làm cho con người thiếu tự tin, không dám bộc lộ chủ kiến, dễ a dua; không đủ nghị lực để thực hiện những mong muốn chính đáng của bản thân.
+ Sự hèn nhát khiến con người không thể vượt qua những cám dỗ, dục vọng tầm thường; không dám đấu tranh với cái xấu, cái ác; không dám lên tiếng bênh vực cái thiện, cái đẹp.

– Dũng khí giúp con người được là chính mình:
+ Dũng khí giúp con người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; dám dấn thân theo đuổi những đam mê chính đáng, phát huy cao độ năng lực bản thân.
+ Dũng khí tạo nên sức mạnh kiên cường giúp con người dám đương đầu với nhữngthách thức; dám bênh vực lẽ phải, bảo vệ chân lí.

– Mở rộng:
+ Dũng khí không đồng nghĩa với sự liều lĩnh, bất chấp; sống là chính mình không đồng nghĩa với chủ nghĩa cá nhân cực đoan; do đó, con người cần tôn trọng cá tính, sự khác biệt và cũng cần biết hợp tác vì chính nghĩa.
+ Việc dám sống là chính mình của mỗi người sẽ góp phần làm nên bản lĩnh sống của dân tộc.

* Bài học nhận thức và hành động:
Cần nhận thức đúng đắn sự tiêu cực của lối sống hèn nhát và sự tích cực của lối sống có dũng khí; từ đó, bày tỏ quan niệm sống của chính mình và rút ra bài học hành động phù hợp cho bản thân.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2 (4,0 điểm)

                                                                     Bài làm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình huống bất thường nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;kết h ợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống và con người nông thôn.
– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, tác giả đã sáng tạo được tình huống “nhặt vợ” độc đáo.
* Nêu nội dung ý kiến: khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).

* Phân tích tình huống:
– Nêu tình huống: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp.
– Tính chất bất thường: giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyệnsống –  chết thì Tràng lại lấy vợ; một người tưởng như không thể lấy được vợ lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng; Tràng “nhờ” nạn đói mới có được vợ còn người đànbà vì đói khát mà theo không một ngư ời đàn ông xa lạ; việc Tràng có vợ khiến cho mọi
người ngạc nhiên, không biết nên buồn hay vui, nên mừng hay lo;…

– Khát vọng bình thường mà chính đáng của con người: khát vọng được sống (người đàn bà đói khát theo không về làm vợ Tràng); khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm gia đình (suy nghĩ và hành động của các nhân vật đều hướng tới vun đắp hạnh phúc gia đình); khát vọng về tương lai tươi sáng (bà cụ Tứ động viên con, người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc, Tràng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng,…);…

* Bình luận:
– Thí sinh cần đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng: ý kiến xác đáng vì đã chỉ ra nét độc đáo và làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.
– Có thể xem ý kiến là một định hướng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm Vợnhặt, đồng thời là một gợi mở cho độc giả về cách thức tiếp cận truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

3 tháng 7 2018

Đây là đề lp9 ạ!

Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: "Võ thuật này là của Trung Quốc ( Ông tôi là con lai Việt - Trung ), người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này". Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và...
Đọc tiếp

Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: "Võ thuật này là của Trung Quốc ( Ông tôi là con lai Việt - Trung ), người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này". Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và phát ra những âm thanh êm ả. Tối đến ông thường xem bài vở của tôi, có chỗ nào tôi chưa hiểu ông giảng giải cặn kẽ. Những năm học lớp Một chữ tôi rất xấu, ông đã cầm tay luyện viết cho tôi. Ông động viên tôi: "Phải chịu khó luyện tập, mỗi ngày một chút, nhất định sau này cháu sẽ viết đẹp". Đúng như lời ông nói chữ tôi mỗi ngày một đẹp lên. Trong học kì Hai vừa qua, Thầy đã tuyên dương tôi vì tôi đạt danh hiệu "Người có vở sạch chữ đẹp".

1
29 tháng 6 2018

bn viết văn hay thật đấy

18 tháng 6 2018

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tình dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục cùa tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ.

Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem vê chiên thăng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang của lớp học, rải rác một số nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được.

Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng dẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.

18 tháng 6 2018

Sáng nào em cũng đến trường sớm. Trường của của em là trường "Tiểu học Cát Linh" nằm sát trường Trung học cơ sở Cát Linh. Trường em rợp bóng cây xanh. Biển treo ngay giữa cổng màu xanh lơ nổi bật hàng chữ đỏ "Trường tiểu học Cát Linh". Cánh cổng sắt chắc chắn sơn màu xanh lá cây sẫm. Một bên của đường vào trường là nhà chờ kê hàng ghế thẳng tắp, lợp mái tôn đỏ, một bên là bức tường màu vàng ngăn cách giữa hai trường. Sân trường rộng rãi, được đổ nền bê tông có kẻ ô to cho chúng em xếp hàng tập thể dục.

Những cây cối như cây bàng, cây hoa sữa, cây đa, cau . Được trồng trong bồn hình tròn hoặc hình chiếc lá. Trước mặt là sân khấu hình chữ nhật và cột cờ cao vòi vọi. Sau sân khấu có phòng đoàn đội, phòng hiệu phó. Tầng trên có phòng hiệu trưởng, phòng vi tính. Các dãy lớp học ở hai bên sân. Bên phải là dãy nhà hai bên tầng dành cho học sinh lớp một, hai, ba. Bên trái là dãy nhà ba tầng của học sinh bốn, năm. Các lớp học vuông vức trang trí giống nhau. Dưới ảnh bác là khẩu hiệu: "Kính thầy - Mến bạn", "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại", "Chăm học - Kỉ luật", năm điều bác Hồ dạy, "Trích thư Bác Hồ gửi học sinh", cùng tám bóng đèn bốn cánh quạt. Hành lang thoáng đãng, sạch sẽ. Khu đất nhỏ ở mảnh đất nhỏ ở mảnh sân chính là vườn trường trồng rất nhiều cây cối xanh tốt.

Tuổi thơ của em đã gắn bó với ngôi trường này cùng với biết bao kỷ niệm thân thương về thầy cô, bạn bè.

18 tháng 6 2018

hỏi đúng chủ đề đi bạn

18 tháng 6 2018

.1.tiểu đường

2.season

3.Seok Jin

4.bee kịch

5.revoulution

evoulution

drop in the ocean

23 tháng 6 2018

Bài làm:

Mác-két nêu ra hai luận điểm cơ bản, mỗi luận điểm đều có một hệ thống luận cứ: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Vì vậy nhiệm vụ cấp bách của toàn thể loài người là đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

  • Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ sự sống trên trái đất và những tổn phí từ chương trình hạt nhân.
    • Số lượng vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời;
    • Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới . Chi phí cho chương trình hạt nhân gấp nhiều lần so với chương trình nhân đạo (Ví dụ như giải quyết vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới, xoá nạn mù chữ, tiếp tế thực phẩm, chăm sóc y tế... )
  • Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể loài người là đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
    • Kêu gọi xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
    • Có các biện pháp đề phòng khi xảy ra chiến tranh hạt nhân.
    • Lên án những kẻ vì tham vọng chính trị mà sản xuất vũ khí hạt nhân
18 tháng 6 2018

-Danh từ
(Từ cũ) chức quan võ cao cấp, chỉ huy một đạo quân thời phong kiến.
-Động từ  
(Ít dùng) hạn chế, kìm giữ, không cho vượt quá mức
tiết chế dục vọng
tiết chế tình cảm

18 tháng 6 2018

Tiết chế nghĩa là gì ?

=>chức quan võ cao cấp, chỉ huy một đạo quân thời phong kiến.

Chúc bạn học tốt

14 tháng 6 2018

Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam - Hồ Xuân Hương.

   Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.

   Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ - trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.

   Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng của người vợ chờ chồng.

   Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uống rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!

   Vầng trăng bóng xế trong câu bốn có nghĩa là đêm đã gần tàn, nhưng trăng chưa tròn mà đã xế, thể hiện cảm xúc về hạnh phúc chưa tròn đầy. Vầng trăng bóng xế cũng có thể có hàm ý chỉ tuổi người đã luống mà hạnh phúc chưa đầy.

  Nếu như bốn câu thơ đầu tiên diễn tả cái tâm trạng chờ đợi mòn mỏi có phần tuyệt vọng, buông xuôi, thì ở hai câu năm và sáu, Hồ Xuân Hương đã bất ngờ vẽ ra hình ảnh một sự cảm khái. Cái đám rêu kia còn được bóng trăng xế xiên ngang mặt đất soi chiếu tới. Ta có thể tưởng tượng: mấy hòn đá kia còn được ánh trăng đâm toạc chân mây để soi đến. Hoá ra thân phận mình cô đơn không bằng được như mấy thứ vô tri vô giác kia! Đây không nhất thiết phải là cảnh thực, mà có thể chỉ là hình ảnh trong tâm tưởng. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc có ý tiếp cái mạch văn trũng bóng xế ở câu trên. Nhưng các sự vật, hình ảnh thiên nhiên ở đây diễn ra trong dáng vẻ khác thường, do việc tác giả sử dụng những từ ngữ chỉ hành động có tính chất mạnh mẽ, dữ dội:

   Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

   Đâm toạc chân mây, đá mấy hon.

   Hai câu thơ này cũng có thể hiểu là đảo ngữ: rêu từng đám xiên ngang mặt đất, còn đá mấy hòn vươn lên đâm toạc chân mây. Và đó không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng, một tâm trạng bị dồn nén, bức bối muốn đập phá, muốn làm loạn, muôn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường. Nó thể hiện cá tính manh mẽ, táo bạo của chính Hồ Xuân Hương.

   Những dồn nén, bức bôi, đập phá của tâm trạng nhà thơ bất ngờ bộc phát, và cũng bất ngờ lắng dịu, nhường chỗ cho sự trở lại của nỗi buồn chán và bất lực, chấp nhận và cam chịu. Càu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại chứa đựng biết bao nhiêu là thời gian và sự chán ngán kéo dài. Cuộc đời cứ trôi đi, thời gian cứ trôi đi, tình yêu và hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã đi, tình yêu mà hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã dùng từ mảnh tinh để nói cái tình bé như mảnh vỡ. Lại nói san sẻ - Chắc là san sẻ với chồng, san sẻ với vợ cả chăng? Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ, như một tổng kết, như một lời than thở thầm kín của người phụ nữ có số phận lẽ mọn về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn trong xã hội xưa.

   Bài thơ là lời than thở cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ chịu cảnh lẽ mọn, thể hiện thái độ bi quan, chán nản cùa tác giả và thân kiếp thiệt thòi của con người.

   Đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ là sử dụng những từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh. Tác giả chủ yếu sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh, bằng những động từ chỉ tình thái: dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc, đi, lại lại, san. sẻ, ... và tính từ chỉ trạng thái: say, tỉnh, khuyết, tròn... để miêu tả những cảm nhận về sự đời và số phận.

   Hình ảnh trong bài thơ gây ấn tượng rất mạnh bởi nghệ thuật đặc tả. Nhà thơ thường đẩy đối tượng miêu tả tới độ cùng cực của tình trạng mang tính tạo hình cao. Nói về sự cô đơn, trơ trọi đến vô duyên của người phụ nữ thì: Trơ cái hồng nhan với nước non. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc đều là những hành động mạnh mẽ như muốn tung phá, đầy sức sông thể hiện những cảm xúc trẻ trung.

   Tác phẩm trình bày một cách nghệ thuật mối mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn với hiện thực phũ phàng là sống trong cô đơn, mòn mỏi mà họ phải chịu đựng, giữa mong ước chính đáng được sống trong hạnh phúc vợ chồng với việc chấp nhận thân phận thiệt thòi do cuộc sống đem lại.

   Bài thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi bất hạnh của người phụ nữ, phê phán gay gắt chế độ đa thê trong xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện rõ sự bất lực và cam chịu của con người trước cuộc sống hiện tại.

   Bài thơ diễn tả một tình cảm đáng thương, một số phận đáng cảm thông, một khát vọng đáng trân trọng, một tâm trạng đáng được chia sẻ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Những mơ ước hạnh phúc đó là hoàn toàn chính đáng nhưng không thể thực hiện được trong điều kiện xã hội lúc bấy giờ, đó là bi kịch không thể giải toả. Vì thế giọng điệu của bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán. Yêu cầu giải phóng con người, giải phóng tình cảm chỉ có thể tìm được lời giải đáp dựa trên cơ sở của những điều kiện lịch sử - xã hội mới mà thôi.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/phan-h-bai-tho-tu-tinh-cua-ho-xuan-huong-bai-2-c38a801.html#ixzz5IMWZd75W

Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam - Hồ Xuân Hương.

   Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.

   Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ - trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.

   Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng của người vợ chờ chồng.

   Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uống rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!

   Vầng trăng bóng xế trong câu bốn có nghĩa là đêm đã gần tàn, nhưng trăng chưa tròn mà đã xế, thể hiện cảm xúc về hạnh phúc chưa tròn đầy. Vầng trăng bóng xế cũng có thể có hàm ý chỉ tuổi người đã luống mà hạnh phúc chưa đầy.

  Nếu như bốn câu thơ đầu tiên diễn tả cái tâm trạng chờ đợi mòn mỏi có phần tuyệt vọng, buông xuôi, thì ở hai câu năm và sáu, Hồ Xuân Hương đã bất ngờ vẽ ra hình ảnh một sự cảm khái. Cái đám rêu kia còn được bóng trăng xế xiên ngang mặt đất soi chiếu tới. Ta có thể tưởng tượng: mấy hòn đá kia còn được ánh trăng đâm toạc chân mây để soi đến. Hoá ra thân phận mình cô đơn không bằng được như mấy thứ vô tri vô giác kia! Đây không nhất thiết phải là cảnh thực, mà có thể chỉ là hình ảnh trong tâm tưởng. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc có ý tiếp cái mạch văn trũng bóng xế ở câu trên. Nhưng các sự vật, hình ảnh thiên nhiên ở đây diễn ra trong dáng vẻ khác thường, do việc tác giả sử dụng những từ ngữ chỉ hành động có tính chất mạnh mẽ, dữ dội:

   Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

   Đâm toạc chân mây, đá mấy hon.

   Hai câu thơ này cũng có thể hiểu là đảo ngữ: rêu từng đám xiên ngang mặt đất, còn đá mấy hòn vươn lên đâm toạc chân mây. Và đó không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng, một tâm trạng bị dồn nén, bức bối muốn đập phá, muốn làm loạn, muôn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường. Nó thể hiện cá tính manh mẽ, táo bạo của chính Hồ Xuân Hương.

   Những dồn nén, bức bôi, đập phá của tâm trạng nhà thơ bất ngờ bộc phát, và cũng bất ngờ lắng dịu, nhường chỗ cho sự trở lại của nỗi buồn chán và bất lực, chấp nhận và cam chịu. Càu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại chứa đựng biết bao nhiêu là thời gian và sự chán ngán kéo dài. Cuộc đời cứ trôi đi, thời gian cứ trôi đi, tình yêu và hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã đi, tình yêu mà hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã dùng từ mảnh tinh để nói cái tình bé như mảnh vỡ. Lại nói san sẻ - Chắc là san sẻ với chồng, san sẻ với vợ cả chăng? Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ, như một tổng kết, như một lời than thở thầm kín của người phụ nữ có số phận lẽ mọn về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn trong xã hội xưa.

   Bài thơ là lời than thở cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ chịu cảnh lẽ mọn, thể hiện thái độ bi quan, chán nản cùa tác giả và thân kiếp thiệt thòi của con người.

   Đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ là sử dụng những từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh. Tác giả chủ yếu sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh, bằng những động từ chỉ tình thái: dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc, đi, lại lại, san. sẻ, ... và tính từ chỉ trạng thái: say, tỉnh, khuyết, tròn... để miêu tả những cảm nhận về sự đời và số phận.

   Hình ảnh trong bài thơ gây ấn tượng rất mạnh bởi nghệ thuật đặc tả. Nhà thơ thường đẩy đối tượng miêu tả tới độ cùng cực của tình trạng mang tính tạo hình cao. Nói về sự cô đơn, trơ trọi đến vô duyên của người phụ nữ thì: Trơ cái hồng nhan với nước non. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc đều là những hành động mạnh mẽ như muốn tung phá, đầy sức sông thể hiện những cảm xúc trẻ trung.

   Tác phẩm trình bày một cách nghệ thuật mối mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn với hiện thực phũ phàng là sống trong cô đơn, mòn mỏi mà họ phải chịu đựng, giữa mong ước chính đáng được sống trong hạnh phúc vợ chồng với việc chấp nhận thân phận thiệt thòi do cuộc sống đem lại.

   Bài thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi bất hạnh của người phụ nữ, phê phán gay gắt chế độ đa thê trong xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện rõ sự bất lực và cam chịu của con người trước cuộc sống hiện tại.

   Bài thơ diễn tả một tình cảm đáng thương, một số phận đáng cảm thông, một khát vọng đáng trân trọng, một tâm trạng đáng được chia sẻ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Những mơ ước hạnh phúc đó là hoàn toàn chính đáng nhưng không thể thực hiện được trong điều kiện xã hội lúc bấy giờ, đó là bi kịch không thể giải toả. Vì thế giọng điệu của bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán. Yêu cầu giải phóng con người, giải phóng tình cảm chỉ có thể tìm được lời giải đáp dựa trên cơ sở của những điều kiện lịch sử - xã hội mới mà thôi.

14 tháng 6 2018

   Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài ba ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII — đầu thế kỉ XIX. Ngoài tập "Lưu Hương kí" bà còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm, phần lớn là thơ đa nghĩa, vừa có nghĩa thanh vừa có nghĩa tục. Một số bài thơ trữ tình đằm thắm, thiết tha, buồn tủi... thể hiện sâu sắc thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, với bao khao khát sống và hạnh phúc tình duyên. Chùm thơ "Tự tình" phản ánh tâm tư tình cảm của Hồ Xuân Hương, của một người phụ nữ lỡ thì quá lứa, duyên phận hẩm hiu,... Bài thơi này là bài thứ hai trong chùm thơ Tự tình" ba bài.

   Thi sĩ Xuân Diêu trong bài "Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm" đã viết: "Bộ ba bài thơ trữ tình này cùng với bài "Khóc vua Quang Trung" của công chúa Ngọc Hân làmị một khóm riêng biệt, làm tiếng lòng chân thật của người đàn bà tự nói về tình cảm bản thân của đời mình trong văn học cổ điển Việt Nam..." Ông lại nhận xét thêm về đỉệ thơ, giọng thơ: "...trong bộ ba bài thơ tâm tình này, bên cạnh bài thơ vẩn "ênh hẻ nênh và bài thơ vần "om" oán hận, thì bài thơ vần "on" này mong đợi, chon von".

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tĩnh,

Vầng trăng bống xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!".

   Hai trong ba bài thơ, nữ sĩ đều nói về đêm khuya, canh khuya. "Tự tình" bà vi "Tiếng gà vãng vẳng gáy trên bom - Oán hận trông ra khắp mọi chòm". Ở bài thơ này cũng vậy, bà tỉnh dậy lúc canh khuya, hay thao thức suốt đêm khuya, tâm trạng ngổn gang phiền muộn. Âm thanh "văng vẳng" của tiếng trống từ một chòi canh xa đưa lại như thúc giục thời gian trôi nhanh, tuổi đời người đàn bà trôi nhanh: "Canh khuya văng vẳng trống canh dồn". "Hồng nhan" là sắc mặt hồng, chỉ người phụ nữ. "Trơ" nghĩa là lì ra, trơ ra, chai đi, mất hết cảm giác. "Nước non": chỉ cả thế giới tự nhiên và xã hội.

   câu thơ: "Trơ cái hồng nhan với nước non" nói lên một tâm trạng: con người đau buồn nhiều nỗi, nay nét mặt thành ra trơ đi trước cảnh vật, trước cuộc đời, tựa như gỗ đá, mất hết cảm giác. Nỗi đau buồn đã đến cực độ. Từ "cái" gắn liền với chữ "hồng nhan" làm cho giọng thơ trĩu xuống, làm nổi bật cái thân phận, cái duyên phận, cái duyên số đã quá hẩm hiu rồi. Ta có cảm giác tiếng trống dồn canh khuya, thời gian như cơn gió lướt qua cuộc đời, lướt qua số phận và thân xác nhà thơ. Con người đang than thân trách phận ấy đã có một thời son trẻ tự hào: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn", có phẩm hạnh một "tấm lòng son" trọn vẹn, lại tài năng, thế mà nay đang trải qua những đêm dài cay đắng. Qua đó, ta thấy cái xã hội phong kiến buổi ấy chính là tác nhân đã làm xơ xác, khô héo phận hồng nhan.

   Đằng sau hai câu đề là những tiếng thở dài ngao ngán. Cố vẫy vùng để thoát ra, bươn ra khỏi cái nghịch cảnh nhưng đâu dễ! Tiếp theo là hai câu thực:

"Chén rượu hương đưa say lợi tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn".

   Nghệ thuật đối rất thần tình: "Chén rượu" với "vầng trăng", trên thì "hương đưa", dưới lại có "bóng xế", đặc biệt ba chữ "say lại tỉnh" vời "khuyết chưa tròn" đăng đối, hô ứng nhau làm nổi bật bi kịch về thân phận người đàn bà dang dở, cô đơn. Muốn mượn chén rượu để khuây khoả lòng mình, nhưng vừa nâng chén rượu lên môi mùi hương phả vào mặt, đưa vào mũi. Tưởng uống rượu cho say để quên đi bao nỗi buồn, nhưng càng uống càng tỉnh. "Say lại tỉnh" để rồi tỉnh lại say, cái vòng luẩn quẩn ấy về duyên phận của nhiều phụ nữ đương thời, trong đó có Hồ Xuân Hương như một oan trái. Buồn tủi cho thân phận, bao đêm dài thao thức đợi chờ, nhưng tuổi đời ngày một "bóng xể". Bao hi vọng đợi chờ. Đến bao giờ vầng trăng mới "tròn"? Đến bao giờ hạnh phúc đến trong tám tay, được trọn vẹn, đầy đủ? Sự chờ mong gắn liển với nỗi niềm khao khát. Càng cô đơn càng chờ mong, càng chờ mong càng đau buồn, đó là bi kịch của những người đàn bà quá lứa lỡ thì, tình duyên ngang trái, trong đó có Hồ Xuân Hương.

   Hai câu trong phần luận, tác giả lấy cảnh để ngụ tình. Đây là hai câu thơ tả cảnh "lạ lùng" được viết ra giữa đêm khuya trong một tâm trạng chán ngán, buồn tủi:

"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn".

   Ý thơ cấu trúc tương phản để làm nổi bật cái dữ dội, cái quyết liệt của sự phản kháng. Từng đám rêu mềm yếu thế mà cũng "xiên ngang mặt đất" được! Chỉ có rải rác "đá mấy hòn" mà cũng có thể "đâm toạc chân mây" thì thật kì lạ! Hai câu thơ, trước hết cho ta thấy thiên nhiên tiềm ẩn một sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng. Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ mang màu sắc, đường nét, hình khối mà còn có gương mạt, có thái độ, có hành động, cũng "xiên ngang...", cũng "đâm toạc"... mọi trở ngại, thế lực. Xuân Hương vốn tự tin và yêu đời. Con người ấy đang trải qua nhiều bi kịch vẫn cố gắng gượng với đời. Phản ứng mạnh mẽ, dữ dội nhưng thực tại vẫn chua xót. Đêm đã về khuya, giữa cái thiên nhiên dào dạt, bốn bề mịt mùng bao la ấy, người đàn bà hẩm hiu càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Chẳng thế mà trong bài "Tự tình", nữ sĩ đã buồn tủi viết:

"Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om ?".

   Cả nỗi đau trần thế như dồn tụ lại đáy lòng một người đàn bà cô đơn. Khao khát được sống trong hạnh phúc, được làm vợ, làm mẹ như mọi người đàn bà khác. Nhưng "hồng nhan bạc mệnh"! Đêm càng về khuya, người đàn bà không thể nào chợp mắt được, trằn trọc, buồn tủi, thân đơn chiếc, thiếu thốn yêu thương, xuân đi rồi xuân trở về, mà tình yêu chỉ được "san sẻ tí con con", phải cam chịu cảnh ngộ:

"Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con".

   Xuân đi qua, xuân trở lại, nhưng với người phụ nữ thì "mỗi năm mỗi tuổi như đuổi xuân đi"... Chữ "ngán" nói lên nỗi đau, nỗi buồn tủi của người đàn bà lỡ thì quá lứa, đang trải qua sự mòn mỏi, đợi chờ. Tình duyên, tình yêu như bị tan vỡ, tan nát thành nhiều "mảnh", thế mà chua chát thay chỉ được "san sẻ tí con con". Câu thơ là tiếng than thân trách phận. Phải chăng đây là lần thứ hai Hồ Xuân Hương chịu cảnh làm lẽ ? Tinh đã vỡ ra thành "mảnh" lại còn bị "san sẻ", đã "tí" lại "con con". Mỗi chữ như rưng rưng những giọt khóc. Câu thơ này, tâm trạng này được nữ sĩ nói rõ thêm trọng bài "Lấy chồng chung":

"Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung,

Năm thì mười hoạ hay chăng chớ,

Môt tháng đôi lẩn có cũng không!.".

   Tóm lại, "Tự tình" là lời tự than, tự thương xót, buồn tủi cho duyên số, duyên phận hẩm hiu của mình. Càng thao thức cô đơn, càng buồn tủi. Càng buồn tủi, càng khao khát được sống trong hạnh phúc trọn vẹn, đầy đủ. Thực tại nặng nề, cay đắng bủa vây, khiến cái hồng nhan phơi ra, "trơ" ra với nước non, với cuộc đời. Người đọc vô cùng cảm thông với nỗi lòng khao khát sống, khao khát hạnh phúc của nữ sĩ và người phụ nữ trong xã hội cũ. Giá trị nhân bản là nội dung sâu sắc nhất của chùm thơ lự tình" của Hồ Xuân Hương.

   Cách dùng từ rất đặc sắc, độc đáo thể hiện phong cách nghệ thuật Hồ Xuân Hương: "trơ cái hồng nhan", "say lại tỉnh", "khuyết chưa tròn", "xiên ngang", "đâm toạc", "ngán nỗi", "lại lại", "tí con con",... Chữ dùng sắc nhọn, cảnh ngụ tinh, diễn tả mọi đau khổ bi kịch về duyên số. Qua bài thơ này, ta càng thấy rõ Hồ Xuân Hương đã đưa ngôn ngữ dân gian, tiếng nói đời thường vào lời ca, bình dị hoá và Việt hoá thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bà xứng đáng là "Bà chúa thơ Nôm" của nền thi ca dân tộc.

Cuối buổi chiều Huế thường trở về trong vẻ yên tỉnh lạ lùng khiến cho lòng người khách lãng du cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tỉnh này. Mùa thu gió thổi mây về cửa sông mặt nước phía dưới cầu Trường Tiền đen sẩm lại trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây...
Đọc tiếp

Cuối buổi chiều Huế thường trở về trong vẻ yên tỉnh lạ lùng khiến cho lòng người khách lãng du cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tỉnh này. Mùa thu gió thổi mây về cửa sông mặt nước phía dưới cầu Trường Tiền đen sẩm lại trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rở của bầu trời buổi chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối xuống hẳn đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống người ta vẫn còn thấy những mảng sắc đỏ mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẫm của nó. Phố ít ngươi con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây. Xa xa một vài cô gái hình như có thói quen chọn giờ ấy để đạp xe đi chơi loáng thoáng một vòng trên những cón đường phố chợt vắng.

   Phía bên sông xóm Cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phố thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. Đâu đó từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông nghe như rộng hơn. Và khi dãy đèn thủy ngân bắt đầu thắp lên những quả tròn máu tím nhạt chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tỉnh của buổi chiều cũng chấm dứt. Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới đi vào cuộc sống ban đầu của nó.

3
14 tháng 6 2018

không có câu hỏi?...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

16 tháng 6 2018

Tìm và xác định Chủ Ngữ trong mỗi câu và cho biết cấu trúc của mỗi câu?