K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Hệ thống nhân vật: em và cô giáo - người có kỉ niệm sâu sắc 

Hệ thống sự việc: 

+ Em lười học nên đã nảy ra ý tưởng chống đối những đợt kiểm tra của cô

+ Mỗi ngày cô đều cho nội dung kiểm tra học thuộc. Em viết trước nội dung sẽ được kiểm tra ra giấy rồi nộp cho cô. 

+ Sau những lần chót lọt em đã tiếp tục sử dụng cách ấy qua mắt cô rất nhiều lần. 

+ Một hôm em đã bị cô phát hiện ra "mánh khóe" đạt điểm tối đa trong các lần kiểm tra ( em rất hối hận và cảm thấy tội lỗi với cô )

+ Cô gọi em nói chuyện vào cuối giờ học 

+ Em nhận lỗi và hứa sửa lỗi với cô

+ Nhờ sự giúp đỡ của cô em dần cải thiện thành tích học tập

+ Em được học sinh giỏi vào năm học ấy. Cô rất mừng cho em 

Câu 2: 

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

- Các câu trong văn bản có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành...

Biện pháp nhân hóa qua câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước dậu phơi”

Biện pháp hoán dụ “Nét cười đen nhánh” -  chỉ nụ cười của mẹ.

20 tháng 8 2023

Dàn ý:

MB: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền Kì Mạn lục

TB:

Nêu lên vấn đề cần bàn luận trong đoạn văn: Vẻ đẹp thủy chung, người mẹ thương con, lòng hiếu thảo của Vũ Nương. 

Giới thiệu về nhân vật Vũ Nương: 

+ Ngoại hình

+ Phẩm chất

Bàn luận:

Trong đoạn trích, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của VN trong hoàn cảnh:

Chồng chuẩn bị lên đường đi đánh giặc, còn mẹ chồng già và con nhỏ.

Trước khi chồng lên đường, nàng dặn rằng: ''Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.'' 

=> Cho thấy VN là người vợ yêu thương chồng, không màng công danh, lợi lộc. 

Chồng đi, nàng sinh con ra, một mình thay chồng nuôi dạy con.

=> Người mẹ thương yêu con

Mẹ chồng ốm ''Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.''

Mẹ chồng hiểu lòng nàng, thương nàng: ''Chồng con nơi xa xôi không biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.''

Mẹ chồng mất ''Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.''

=> Người con dâu hiếu thảo, hết lòng chăm sóc như cha mẹ ruột. 

Cảm nghĩ của em về Vũ Nương?

Kết bài.

Đoạn văn gợi ý:

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy,  trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Lúc này, nàng đương có mang sinh ra bé Đản vì sợ con nhớ cha nên mới lấy cái bóng mình lúc tối bảo rằng đó là cha con đấy. Khi Trương Sinh về, tin lời bé Đản bảo rằng có người cha khác hay lại nhà vào mỗi tội mà nghi ngờ chính người vợ chung chăn gối của mình. Chàng không kể với Nương, nổi giận đa nghi che mờ mắt đuổi nàng đi, mắng nhiếc. Khi này, nàng phải bất đắc dĩ mà nói "Thiếp ...Vọng Phu kia nữa" rồi nàng tắm gội sạch sẽ mà ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than trách mình là kẻ bạc mệnh hẩm hiu .... phỉ nhổ. Rồi gieo mình xuống sông. Nàng gieo mình đi để giải thoát cho một số phận khốc liệt của nàng, khi mà một người phụ nữ bị trói buộc bởi "phong kiến" nàng phải lấy cái chết của chính mình đã minh oan cho bản thân. Từ đây, ta thấy rằng Vũ Nương là người phụ nữ trọng danh dự, tình nghĩa vô cùng!. 

✿Tuệ Lâm

20 tháng 8 2023

Dàn ý phân tích:

Mở đoạn:

- Giới thiệu đoạn thơ trên:

+ Có người từng nói rằng văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Và chính nhà thơ Nguyễn Du đã làm được điều đó, đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" là một trong các đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm nổi tiếng của ông - "Truyện Kiều". Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về tài lẫn sắc. (Câu này không phải câu bị động đâu)

Thân đoạn:

Nội dung thơ: Tả và bật nên tài sắc vẹn toàn của nàng Kiều.

- "Kiều càng sắc sảo, mặn mà" - So bề tài, sắc, lại là phần hơn.": nghệ thuật đòn bẩy được nhà thơ sử dụng điêu luyện làm nẩy nên vẻ đẹp của nàng Kiều đồng thời dễ dàng dẫn người đọc đến khung nghĩ tưởng hình ra Kiều. (đây mới câu bị động á)

- "Làn thu thủy, nét xuân sơn": tác giả tập trung lực bút của mình để tả đến "cửa sổ tâm hồn" đẹp đẽ của Kiều - như làn nước mùa thu dịu nhẹ long lanh, còn đôi lông mày thì thanh thao của nét của núi khi xuân đến.

- "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh": nhà thơ dùng bút pháp ước lệ tượng trưng vẻ đẹp của nàng bằng sự nhân hóa những cái đẹp ở thiên nhiên nhưng lại với từ "ghen", "hờn".

+ Người ta thường nói "Đẹp như hoa", "thắm như hoa", "tươi như hoa" nhưng đến hoa còn ghen tị vì thua với sắc đẹp của Kiều. Từ đó ta thấy rằng cái đẹp của Nàng kiều quá đỗi hoàn hảo.

+ Liễu lại hờn giận vì kém xanh, xanh ở đây không phải xanh xao mà là xanh tươi, tươi tắn tức chỉ cái đẹp của Kiều như mùa xuân vậy, lúc nào cũng "thắm" hơn hoa và "tươi" hơn liễu.

=> Nguyễn Du không giành những từ "nghưỡng mộ", "yêu thích",.. mà dùng ganh ghét hờn thua của thiên nhiên với Kiều cho thấy được sự dự đoán về số phận tương lai bạc mệnh, bấp bênh của nàng tố nga.

=> Bởi vậy mới nói vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp của sắc và vẻ đẹp của cả tài, hoàn toàn hơn hẳn nét đẹp của Thúy Vân. 

- "Một hai nghiêng nước nghiêng thành - Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.": tác giả dùng điển cố "nghiêng nước nghiêng thành" để càng tôn nên cái đẹp đẽ, sự sắc sảo của Kiều rồi lại so sánh cùng điệp ngữ "đành" rằng vẻ đẹp của nàng lớn đến nhường nào thì họa mà nàng gặp phải sẽ gấp đôi nên chừng ấy.

+ Số phận của một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, tài hoa trong xã hội phong kiến là đón nhận một tương lai không được bình yên.

- Sáu câu thơ cuối đoạn:

+ Gợi đến cái đẹp trong tâm hồn, suy nghĩ, tài năng của nàng Kiều không chỉ là bình hoa rỗng mà thực như viên ngọc sáng bên ngoài đẹp đẽ bề trong.

+ Nàng thông rõ, giỏi cả về thơ ca vẽ vời lại còn biết đánh đàn hay nức tiếng không ai bì kịp.

+ Thế nhưng cuối cùng những tất cả điều ấy lại góp nên sóng gió cho chặng đường tương lai của nàng Kiều: bạc mệnh lại càng não nhân.

Kết đoạn: tổng kết lại vẻ đẹp của Kiều.

19 tháng 8 2023

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về 3 khổ thơ của tác giả Lưu Trọng Lư:

Cảm nhận đầu tiên khi đọc những khổ thơ của tác giả Lưu Trọng Lư là sự tươi mới và sống động. Ngay từ những câu đầu tiên, tôi đã cảm nhận được hơi thở của một buổi sáng mới, khi ánh nắng mới bắt đầu chiếu sáng qua cửa sổ. Từ những tiếng gà trưa gáy rộn ràng, tôi cảm nhận được sự sống động và sự tỉnh thức của cuộc sống.

Nhưng đồng thời, trong những khổ thơ này, tôi cũng cảm nhận được sự buồn bã và những kỷ niệm xa xưa. Những ngày tháng trôi qua không thể quay lại, nhưng lòng buồn vẫn theo thời gian mà không tan đi. Tôi cảm nhận được sự chập chờn trong cuộc sống, những lúc phải sống lại những ngày không còn.

Tác giả Lưu Trọng Lư đã khéo léo kết hợp giữa những cảm xúc tươi mới và những kỷ niệm buồn trong những khổ thơ này. Tôi cảm nhận được hình ảnh của Me tác giả, một người đã ra đi nhưng vẫn còn hiện hữu trong ký ức và những chi tiết nhỏ như áo đỏ treo trước giậu phơi. Những nét cười đen nhánh sau tay áo cũng là một hình ảnh đáng nhớ.

Tổng thể, những khổ thơ của tác giả Lưu Trọng Lư mang đến cho tôi một cảm giác tươi mới và đầy cảm xúc. Tôi cảm nhận được sự sống động và sự chập chờn trong cuộc sống, cùng với những kỷ niệm buồn và những hình ảnh đáng nhớ.

6 tháng 9 2023

Quang Trung, còn được biết đến với tên thật là Nguyễn Huệ, là một danh tướng vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh vào năm 1753 tại làng Tiên Điền, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Quang Trung đã có một cuộc đời tráng lệ và đồng thời mang đến những thay đổi và chiến thắng quan trọng cho đất nước.

Ông nổi tiếng với chiến công chống lại quân xâm lược Trung Quốc và lật đổ chế độ nhà Minh, lập nên nhà Nguyễn ở Việt Nam. Quang Trung là một lãnh tụ tài ba, ông sáng tạo những kỹ thuật quân sự mới và sử dụng triệt để sức mạnh của dân chúng để đánh bại quân địch.

Cùng với những chiến thắng lừng lẫy, Quang Trung còn được biết đến với tình cảm và lòng yêu nước sâu sắc. Ông luôn quan tâm đến sự phát triển của đất nước và nhân dân, từ việc sửa chữa cầu đường cho đến việc cải tổ chính quyền.

Điều đáng tự hào nhất về Quang Trung chính là ông đã đánh đổ chế độ nhà Minh và mang lại sự độc lập cho đất nước sau hơn 200 năm bị chiếm đóng. Quang Trung được tôn vinh như là vị anh hùng dân tộc, một biểu tượng vĩ đại của sự đấu tranh và cống hiến.

Dù đã xa cách chúng ta hàng trăm năm, nhưng tư tưởng và công lao của Quang Trung vẫn mãi mãi được khắc sâu vào trái tim của người Việt Nam, và ông là một trong những nhân vật không thể thiếu trong lịch sử và văn hóa dân tộc.

15 tháng 8 2023

Đoạn văn:

Tình cảm luôn là điều đẹp đẽ và quý giá nhất, nó sẽ càng thấm đậm hơn khi được diễn đạt bằng "Thơ". Ta càng rõ điều ấy qua "Một đời áo nâu" của nhà thơ Nguyễn Văn Song, nổi bật ở đoạn:

"Một đời mẹ mặc áo nâu
Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai
Rách lành kể những hôm mai
Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?" 

Thể hiện tình cảm thương yêu, thấu hiểu người con dành cho mẹ. Cả đời mẹ giản dị, sống khó khăn liền với màu đất đai, mặc áo nâu làm nông. Không có cho bản thân một bộ đồ đẹp, mẹ sống cằn tiện tiết kiệm với mình. Theo thời gian, có chiếc thì rách đi có chiếc còn lành. Và với sự diễn đạt nghệ thuật của mình, nhà thơ cho đọc giả hiểu rằng ông không chỉ đang nói về chiếc áo mẹ mà từ sự vật đó còn gợi đến cuộc đời mẹ. Mộc mạc, đơn giản những gam màu sờn phai đi mỗi ngày để nuôi lớn con và chăm sóc gia đình. Qua đoạn thơ trên ta thấy được hình ảnh người mẹ giản dị, vất vả cả đời và tình cảm thương mến chân thành của người con hiếu nghĩa!

TLamm

Bài thơ trên là tình cảm của đứa con dành cho người mẹ cả một đời vất vả hi sinh. Hình ảnh gắn với người mẹ của mình mà tác giả giới thiệu chính là "áo nâu". Khi nhắc đến áo nâu ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn hằng ngày phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Vậy mà người mẹ ấy có bao nhiêu tấm áo cũng chỉ có "một màu đất đai". Điều ấy cho thấy cả cuộc đời người mẹ này gắn với những cánh đồng lúa lao động vất vả. Nhưng cũng chính "màu đất đai" ấy đã làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và giàu đức hi sinh. Những chiếc áo ấy theo thời gian cứ rách dần nhưng lại được mẹ chắp vá lại thành lành. Những điều đó không khỏi khiến nhà thơ Nguyễn Văn Song chua xót mà tự vấn lòng mình "Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?". Câu hỏi tu từ ấy như xoáy sâu vào lòng nhà thơ cũng như lòng người đọc. Người mẹ vất vả bên chúng ta đang ngày một già đi như tấm áo sờn phai theo tháng năm, liệu chúng ta có nhận ra điều đó? Bao tình cảm dành cho mẹ của tác đều kết đọng lại trong câu thơ cuối. Tác giả vừa thương mẹ vừa xót xa trước hiện thực thời gian đang dần lấy đi tuổi xuân của mẹ. Qua đó ta cũng được tri nhận bức thông điệp quý giá của tác giả qua đoạn thơ trên: hãy trân trọng người mẹ của mình khi còn có thể. Tốc độ thành công nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của cha mẹ để phụng dưỡng họ lúc về già. Cả cuộc đời mẹ vất vả vì chúng ta, hãy dành tặng cho mẹ những niềm vui chứ đừng mang thêm đau khổ làm mẹ phiền lòng. 

Cụm từ "viết tròn chữ" có nghĩa là viết chữ gọn gàng, dễ nhìn, dễ đọc. Trong trường hợp này từ "tròn" được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.