K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng của mỗi câu (từ câu 1 đến câu 8) chép vào bài làm.Câu 1: Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?A. Gần nhà xa ngõ.B. Chân lấm tay bùn.C. Ba chìm bảy nổi.D. Lên thác xuống ghềnh.Câu 2: Dòng nào sau đây đều là từ ghép tổng hợp?A.Tốt tươi, đi đứng, mặt mày, rạo rực.B. Đàn bầu, lạnh lùng, nhỏ...
Đọc tiếp

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM 
Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng của mỗi câu (từ câu 1 đến câu 8) chép vào bài làm.
Câu 1: Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?
A. Gần nhà xa ngõ.
B. Chân lấm tay bùn.
C. Ba chìm bảy nổi.
D. Lên thác xuống ghềnh.
Câu 2: Dòng nào sau đây đều là từ ghép tổng hợp?
A.Tốt tươi, đi đứng, mặt mày, rạo rực.
B. Đàn bầu, lạnh lùng, nhỏ nhặt, nấu nướng.
C. Hư hỏng, bó buộc, mơ mộng, tóc tai.
D. Xanh xao, bọt bèo, yêu thương, đáo để.
Câu 3: Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Tối nay, tôi ăn cơm ở nhà bà ngoại.
B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
C. Mỗi bữa, nó chỉ ăn có một bát cơm.
D. Mẹ tôi là người làm công ăn lương.
Câu 4: Câu nào sau đây là câu cầu khiến?
A. Lan làm bài tập này thế nào nhỉ?
B. Cậu đứng xa chỗ đó ra!
C. Bông hoa này đẹp thật!
D. Thôi, mình làm vỡ mất lọ hoa này rồi!
Câu 5: Câu nào dưới đây đặt dấu gạch chéo (/) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ và vị ngữ?
A. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như / tấm kính lau hết mây hết bụi.
B. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch / như tấm kính lau hết mây hết bụi.
C. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính / lau hết mây hết bụi.
D. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể / sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
Câu 6: Kết hợp nào không phải là một từ?
A. Nước biển.
B. Xe đạp.
C. Học hát.
D. Xe cộ.
Câu 7: Hai câu thơ sau trong bài “Tiếng vọng” của Nguyễn Quang Thiều sử dụng biện pháp tu từ gì?
“Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.”
A. Điệp từ - so sánh.
B. Ẩn dụ - so sánh.
C. Nhân hóa - so sánh.
D. Không có sử dụng biện pháp tu từ.
Câu 8: Các vế câu trong câu ghép “Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.” có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào?
A. Quan hệ tăng tiến.
B. Quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.
C. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
D. Quan hệ tương phản

( làm nhanh nha mik đg cần gấp ạ )

0
Ai giống mẹ Sung sướng biết bao nếu mình giống mẹ. Có ba cô bé khoe nhau, đố nhau xem ai giống mẹ nhất. Cô bé thứ nhất nói: - Mắt mình này, miệng mình này, rồi chân tay, cả tóc mình nữa giống mẹ mình nhất. - Tớ cũng thế nhưng tớ còn hơn cậu. Áo tớ có hoa y như áo mẹ tớ là một. Tớ cũng có vòng đeo tai như mẹ tớ là hai. Mẹ tớ bảo sẽ uốn tóc tớ y như mẹ tớ là ba. Cô bé thứ ba má...
Đọc tiếp

Ai giống mẹ Sung sướng biết bao nếu mình giống mẹ. Có ba cô bé khoe nhau, đố nhau xem ai giống mẹ nhất. Cô bé thứ nhất nói: - Mắt mình này, miệng mình này, rồi chân tay, cả tóc mình nữa giống mẹ mình nhất. - Tớ cũng thế nhưng tớ còn hơn cậu. Áo tớ có hoa y như áo mẹ tớ là một. Tớ cũng có vòng đeo tai như mẹ tớ là hai. Mẹ tớ bảo sẽ uốn tóc tớ y như mẹ tớ là ba. Cô bé thứ ba má bụ, mắt tròn suốt từ nãy đến giờ chỉ nghe hai bạn nói. Em cũng muốn khoe lắm, nhưng chẳng thể nào hơn những điều các bạn ấy đã kể. Vì rằng thỉnh thoảng mẹ lại cứ khen em giống bố cơ. Thế là chịu thua hai bạn ấy. Sau lúc gặp nhau, ba cô bạn ai lại về nhà nấy. Cô thứ nhất nhớ ngay ra là bụng mình đang đói. Cô thứ hai chỉ mong mẹ chóng về để đi uốn tóc. Cô thứ ba thấy đôi dép của em bé vương dưới gầm giường bố. Em bỗng ngần ngừ. Không, dép của em bé, mẹ để ở góc nhà cho em cơ. Cô bé liền đặt lại đôi dép y như mẹ vẫn làm. Rồi em nghển cổ nhìn ra dây phơi xem quần áo khô chưa, có cái nào bị rơi không. Mẹ hay làm thế lắm. Chợt thấy bóng mình trong gương. Đưa tay lên vuốt tóc y như mẹ lúc soi gương. Cô bé trong gương ấy đang cười. Mặt gương long lanh như muốn nói: - Cô bé ơi! Chính cô là cô bé giống mẹ nhất!

Có bao nhiêu câu ghép

 

0