Câu 1: Sử cũ gọi chung cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là
A. người Nam Việt. B. người Lạc Việt. C. người Đại Việt. D. người Bách Việt
Câu 2: Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề nào?
A. Lúa nước. B. Làm gốm. C. Chăn nuôi. D. Làm đồ trang sức.
Câu 3: Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn, dần dần đã xuất hiện
A. những làng bản thưa thớt dân ở các vùng ven sông. B. những làng bản đông dân ở các vùng ven sông.
C. những làng bản thưa thớt dân ở các vùng chân núi. D. những làng bản đông dân ở các vùng chân núi.
Câu 4: Sự phân công công việc như thế nào?
A. Nam làm việc nặng, săn bắt nữ làm việc nhẹ nhàng, ở nhà. B. Nam nữ chia đều công việc.
C. Tất cả mọi việc nam làm nữ ở nhà chỉ việc nấu cơm. D. Nam làm mọi công việc, nữ không làm.
Câu 5: Các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là
A. thị tộc. B. bộ lạc. C. xã. D. thôn.
Câu 6: Hùng Vương chia đất nước thành mấy bộ:
A. 10. B. 13. C. 14. D. 15.
Câu 7: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?
A. Chống giặc ngoại xâm. B. Canh tác. C. Trị thủy. D. Hôn nhân
Câu 8: Văn Lang là một nước:
A. thủ công nghiệp. B. nông nghiệp. C. công nghiệp. D. thương nghiệp.
Câu 9: Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc của cư dân Văn Lang đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên
A. tình cảm cá nhân sâu sắc. B. tình cảm cộng đồng sâu sắc.
C. tình cảm dân tộc sâu sắc. D. tình cảm khu vực sâu sắc.
Câu 10: Đứng đầu các bộ là ai?
A. Lạc Hầu. B. Lạc Tướng. C. Bồ chính. D. Vua.
Câu 11: Sau những ngày lao động mệt nhọc, cư dân Văn Lang thường làm gì
A. chuẩn bị bữa ăn cho hôm sau. B. nghỉ ngơi. C. tổ chức lễ hội, vui chơi. D. rèn đúc công cụ lao động.
Câu 12: Di chỉ Óc Eo thuộc địa bàn tỉnh nào ngày nay?
A. Đồng Nai. B. An Giang. C. Ninh Thuận. D. Bình Thuận.
Câu 13: Đâu là địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân văn hóa Đông Sơn?
A. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. B. Bắc Bộ và Nam Bộ.
C. Trung Bộ và Nam Bộ. D. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Câu 14: Di chỉ Sa Huỳnh thuộc địa bàn tỉnh nào ngày nay?
A. Quảng Ngãi. B. An Giang. C. Thanh Hóa. D. Bình Thuận.
Câu 15: Nghề nào dưới đây giúp cho cuộc sống của nhân dân Việt cổ ổn định hơn?
A. Nghề làm đồ gốm xuất hiện và phát triển. B. Ngành luyện kim ra đời và ngày càng phát triển.
C. Nghề chăn nuôi phát triển. D. Nghề nông trồng lúa nước ra đời.
Câu 16: Điền câu trả lời đúng vào chỗ trống câu sau đây:
“Đầu thế kỉ II TCN, các bộ lạc sống ở …….đã đưa kĩ thuật chế tác đá lên đỉnh cao, đồng thời sử dụng hợp kim đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ”.
A. Phùng Nguyên. B. Đông Sơn. C. Sông Hồng. D. Sa Huỳnh.
Câu 17: Khi sản xuất nông nghiệp phát triển thì con người cần phải làm gì?
A. Thay đổi chỗ ở sau mỗi mùa thu hoạch. B. Phải du canh, du cư.
C. Định cư lâu dài để ổn định và phát triển. D. Di chuyển chỗ ở theo mùa để tiện cho việc sản xuất.
Câu 18: Các việc chế tác công cụ, đúc đồng làm đồ trang sức được gọi chung là
A. Chế tạo vũ khí. B. Các nghề thủ công. C. Làm nông nghiệp. D. Các hoạt động buôn bán.
Câu 19: So với đồ đá, vì sao đồ đồng ưu việt hơn?
A. Đồ đồng dễ sản xuất hơn. B. Đồ đồng làm công cụ đa dạng hơn.
C. Đồ đồng cứng hơn. D. Đồ đồng dễ tìm hơn.
Câu 20: Đồ đồng thay thế đồ đá đó là vào thời văn hóa
A. Đông sơn. B. Sa Huỳnh. C. Đồng Nai. D. Óc Eo.
Câu 21: Ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm là ngày nào (Âm lịch)?
A.Mồng 9 tháng 3. B. Mồng 10 tháng 3. C. Mồng 3 tháng 10. D. Mồng 8 tháng 3.
Câu 22: Truyện Thánh Gióng nói lên hoạt động gì của nhân dân ta?
A. Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
C. Mâu thuẫn, xung đột giữa các bộ lạc với nhau. D. Chống hạn hán, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 23: Công cụ sản xuất thời Phùng Nguyên( Phú Thọ), Hoa Lộc( Thanh Hóa) có đặc điểm gì?
A.Ghè đẽo qua loa, đơn giản. B. Chỉ mài ở lưỡi cho sắc.
C. Mài nhẵn toàn bộ, cân xứng. D. Ghè đẽo cẩn thận, tỉ mỉ, hình dáng gọn đẹp.
Câu 24: Những công cụ đồng đầu tiên mà các nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy là gì?
A.Cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng. B. Cuốc đồng, lưỡi cày đồng.
C.Trống đồng, lưỡi kiếm đồng D. Mâm đồng, chậu đồng, vại đồng.
Câu 25: Di chỉ cục đồng, dây đồng, xỉ đồng được tìm thấy ở
A. Sơn Vi. B. Óc Eo. C. Phùng Nguyên. D. Đồng Nai.
Câu 26. Trong lao động nặng nhọc, người giữ vai trò chính là
A. đàn ông B. đàn bà C. thợ cày D. thợ thủ công.
Câu 27. Cuộc sống của người Việt cổ ổn định hơn nhờ
A.nghề làm đồ gốm xuất hiện và phát triển. B. nghề luyện kim ra đời và ngày càng phát triển.
C. nghề nông trồng lúa nước ra đời và ngày càng phát triển. D.nghề chăn nuôi phát triển.
Câu 28. Điền từ còn thiếu: “ Thời ………………………., đồ đồng gần như thay thế đồ đá”.
A. Đông sơn. B. Sa Huỳnh. C. Đồng Nai. D. Óc Eo.
Câu 29. Theo em, điều gì không đúng trong sự tích Âu Cơ – Lạc long Quân?
A.Phản ánh quá trình hình thành của nhà nước Văn Lang. B. Sự ủng hộ của mọi người.
C. Vị trí của nước Văn Lang ở vùng cao. D. Con người luôn phải chống thiên tai.
Câu 30. Câu nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định công lao của các vua Hùng, trách nhiệm của thế hệ trẻ.
B. Trách nhiệm của thề hệ trẻ phải bảo vệ Tổ quốc.
C. Khẳng định vua Hùng là người đã dựng nước.
D. Khẳng định ý thức giữ gìn nền văn hóa dân tộc.