khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra vào tháng mấy theo âm lịch
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ND : Ý chính của bài thơ là miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên thông qua hình ảnh mầm cây cùng các sự vật từ khi mùa đông cho tới khi xuân sang.
Ht nha
____ Nii ___
Nội dung: Giới thiệu về một mầm non nằm nép mình lặng im trong tiết trời mùa đông giá rét. Dường như mầm non đang chờ đợi một điều gì đó thật đặc biệt và quan trọng nên chẳng chịu xuất hiện…
Mầm non cũng tò mò xem điều mà nó chờ đợi đã đến hay chưa. Nó lim dim và cố nhìn ra để thấy khung cảnh xung quanh. Một khung cảnh vắng lặng, buồn tẻ và lạnh lẽo, mọi sự sống đều như còn ẩn nấp đâu đó trong tiết trời mùa đông.
Thời khắc giao mùa kì diệu của thiên nhiên đến rồi…mùa xuân đã về! Mầm non đã chờ đợi mùa xuân lâu lắm, giờ đây nó đã nghe thấy những tiếng reo mừng của suối, những tiếng hát vang của chim muông. Đã đến lúc Mầm non phải thức dậy và làm việc mà nó cần làm. Đây cũng sẽ chính là thời khắc biến chuyển kì diệu của mầm non.
Chi tiết Long Quân cho mượn gươm thần là một chi tiết kì ảo hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc. Gươm thần là một vũ khí vô cùng quý giá. Khi đất nước có giặc, Long Quân cho Lê Lợi - thủ lĩnh nghĩa quân, đại diện cho chính nghĩa,cho nhân dân mượn gươm thần. Đó chính là thể hiện sự đồng tình và phù trợ của thần linh,của tiền nhân đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc. Khi đất nước thanh bình, Long Quân đòi lại gươm thần cùng là có ý nhắc Lê Lợi: khi đất nước lâm nguy thì dùng vũ khí đánh giặc còn khi non sông đã thái bình thì chăm dân trị nước, nếu dùng vũ khí cũng như sức mạnh của binh đao sẽ không được lòng dân. Đó là bài học không chỉ để nhắc Lê Lợi mà còn nhắc nhở tất cả các vua chúa mọi thời đại về cách sử dụng vũ khí. Hơn nữa, vũ khí của Long Quân để trợ giúp chính nghĩa nên chỉ trợ giúp khi cần
chi tiết kì ảo có trong đoạn trích trên là : -thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía Rùa vàng
-Rùa đã chìm sâu xuống nước, người ta vẫn còm thấy vệt sáng le lói dười mặt hồ xanh.
Khỏi cảm ơn......
Thanh gươm thần rời tay vua bay về phía rùa vàng
Cho đến khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước, người ta vẫn thấy một vệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh
Khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong ngày với em có lẽ là bình minh ló rạng trên quê hương. Bình minh trên quê em đẹp lắm. Đẹp đến ấn tượng, khắc ghi.
Em sinh ra và lớn lên ở thành phố nên bình minh trên quê hương hay chính là bình minh của thành phố Nam Định. Sáng nào cũng thế, em thức dậy từ 4 rưỡi sáng lên sân thượng tập thể dục. Tầm này trời vẫn còn tờ mờ sáng. Bầu trời còn chưa sáng hẳn, vẫn còn khoác trên mình chiếc áo màu lam đậm điểm vài nét tối. Nhưng gần 5 giờ sáng vì là trời mùa hè nên trời lúc này đã chuyển hẳn sang màu áo xanh sáng tỏ. Từng đám mây đã bắt đầu hiện rõ từng khoảng không. Từ đằng Đông, ông Mặt trời thức giấc sau một đêm dài, vươn vai ló rạng. Nhìn từ xa mặt trời như một quả gấc chín khổng lồ đang từ từ nhô lên. Ánh sáng từ mặt trời toả ra sáng rõ cả không gian. Mới lúc nào không gian còn đang chìm trong bóng tối. Vậy mà bây giờ lại bừng sáng. Mặt trời lên thì mặt trăng lặn nhường chỗ cho ánh nắng vàng của mặt trời và mây xanh lững lờ.
Bình minh lên cũng là lúc vạn vật xung quanh bừng tỉnh giấc. Cây cối vươn mình rung rinh đón chào ánh nắng ngày mới. Trên những mặt lá xanh còn đọng lại những giọt sương sớm, long lanh lấp lánh dưới ánh nắng sáng. Hoa thơm khoe sắc thắm sau một buổi đêm ngủ giấc dài. Chim ca ríu rít gọi nhau cùng ca khúc hát đón chào bình minh ngày sớm.
Con người cũng thức giấc. Từ sân thượng nhìn xuống góc phố thấy rõ nhịp sống buổi sớm của mọi người. Đầu phố, những gánh hàng sáng đang sắp xếp, chuẩn bị mở cửa chào đón khách. Mùi thơm từ hàng xôi bác Tám, hàng phở bác Kim thoang thoảng trong gió. Gần đó có một nhóm các cụ già đang tập thể dục. Người đi bộ, người tập dưỡng sinh,.. Mọi người nói cười vui vẻ. Ai cũng hạnh phúc đón chào ngày mới bắt đầu. Cứ như thế nhịp sống của mọi người bắt đầu.
Bình minh trên quê hương em giản dị mà đẹp như thế. Thiên nhiên, cây cối, con người đều sung sướng, hạnh phúc đón chào bình minh. Khoảnh khắc ấy thật đẹp và đáng nhớ.
“Ò ó o o…”
Tiếng gà làm xao động cả một không gian yên ắng xua đi màn đêm. Và một ngày mới lại bắt đầu trên quê hương em.
Ở mọi vùng quê, tiếng gà đã trở thành chiếc đồng hồ thời gian của nông dân. Gà gáy canh trưa: đến giờ nghỉ ngơi, gà gáy chiều tối: đến giờ kết thúc công việc; và gà gáy sáng: nào cùng bắt đầu một ngày hè mới. Tiếng chú gà trống dõng dạc, vang xa đánh thức mọi người, kéo ông mặt trời nhô lên. Những tia sáng yếu ớt bắt đầu xuất hiện. Bóng ông mặt trời lấp ló sau rặng tre ngà phía cuối làng vẫn còn đang ngái ngủ. Chắc hẳn ông phải cố gắng lắm để rời giấc ngủ mà nhô lên gặp mọi người. Những ngọn ánh sáng đầu tiên từ những căn nhà được thắp lên, cùng với sao trời còn sót lại, làm sáng cả bầu không gian. Rồi ánh sáng nhà này đến nhà kia, bắt đầu có âm thanh từ con người nói chuyện với nhau. Và những làn khói xám bắt đầu bay nghi ngút lên từ những căn bếp, những tiếng lách cách của bát đũa và xoong nồi của những bà, những mẹ đang nấu bữa sáng cho gia đình. Đâu đây có tiếng em bé khóc sáng sớm, tiếng “à ơi” dỗ con ngủ của mẹ.
Khi làn khói kia dần tan biến đi cũng là lúc những ngôi sao cuối cùng trên bầu trời cũng biến mất. Ông mặt trời đã tỉnh ngủ, nặng nhọc nâng mình lên sau lũy tre làng với khuôn mặt ửng hồng như lòng quả trứng gà. Những tia nắng đầu tiên đã xuất hiện. Một vài tia nắng tinh nghịch tách mặt trời chạy xuống sân trước, nhảy nhót trên những mái nhà, chơi đùa cùng những làn khói cuối cùng chưa chịu tan vào không trung. Lúc này, ánh đèn trong các gia đình, nhà này nhìn nhà kia, cũng dần tắt hết. Trong nhà, tiếng nói cười đã bắt đầu ngân vang. Họ cùng nhau ăn cơm sáng. Có gia đình ăn trên phản gỗ, có nhà dải chiếu ăn giữa sân để cảm nhận không khí trong lành buổi sớm mùa hạ. Chị gió thấy trên bầu trời, mây rủ nhau bay đến cũng xuất hiện góp vui. Chị đẩy những đám mây bay nhanh, luồn lách qua kẽ là để lại những giai điệu xào xạc đầu tiên của buổi sáng mùa hạ. Gió đi qua, chào bà một tiếng, thơm vào má bé gái đang ngủ, đem lại sự thoải mái, mát lành của đầu mùa. Mọi người vừa ăn vừa kể nhau nghe về những câu chuyện, giấc mơ mà mình gặp, những dự định làm để bắt đầu một ngày hiệu quả và ý nghĩa. Một vài đứa bé quấy khóc vì không muốn ăn cơm. Đàn gà, vịt lon ton vào vườn tìm sâu, mổ lá. Những chú lợn ủn ỉn kêu ăn khi thấy đàn trâu đang ăn cỏ để chuẩn bị cho chuyến ra đồng.
Khi những tia nắng vàng tươi đã nhảy nhót đầy khắp cả sân, mặt trời tự hào vươn qua rặng tre cũng là lúc mọi người bắt đầu sinh hoạt của minh. Nắng đọng vào những bộ áo nâu các bác nông dân khi họ dắt trâu ra đồng. Tiếng chào hỏi vui tươi từ các bác đang dắt trâu, tiếng xôn xao của những mẹ, những bà gánh hàng ra chợ. Những chiếc áo trắng điểm đỏ chiếc khăn quàng tung tăng trên đường đến trường. Chúng chào nhau, chúng kể chuyện nhau nghe, chúng cãi nhau về trò chơi hôm trước, … Cứ ríu rít hệt như những con chim non đang hót ở trên cành, rồi gọi nhau trong bụi cây. Ngoài đồng, những nhánh lúa xanh rờn đang chuẩn bị trổ bông, điểm trắng cánh cò dập dờn xa xa lặn lội kiếm ăn. Những tiếng góp vui của anh nhái, chẫu chuộc, … nghe mới vui tai làm sao! Màu vàng của nắng, màu xanh của cỏ cây, màu trắng cánh cò và mây, màu nâu của những con người tần tảo mưa nắng. Rồi những âm thanh vui nhộn của thiên nhiên, những câu nói vui vẻ của con người. Cuộc sống nông thôn bắt đầu đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi nhưng lại khiến cho con người ta thấy yên bình và hạnh phúc như thế đấy!
Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống. Đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.
Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió. Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác quỷ dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ.
Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng. Cả nhà chúng tôi đung đưa theo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con - những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa. Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sống được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:
"Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu"...
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thuở đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù. Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.
Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre. Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.
Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.
Thuyết minh về cây cao su
Dàn ý thuyết minh về cây cao su
I. Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: cây cao su
II. Thân bài:
* Nguồn gốc cây cao su: Xuất hiện ở khu vực rừng Amazon.
* Đặc điểm hình dáng cây cao su
+ Thân: cao thẳng, thân gỗ tròn cao từ 15 đến 20 mét.
+ Lá: xanh đậm, tán lá rộng.
+ Rễ cọc , ăn sâu vào lòng đất.
* Đặc điểm thích nghi:
+ Môi trường rừng nhiệt đới ẩm.
+ Nhiệt độ thấp , mưa nhiều.
+ Sự phân bố: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, trung tâm phía Bắc, duyên hải miền Trung…
* Cách trồng và chăm sóc:
+ Trồng phù hợp với đặc điểm của cây.
+ Chăm sóc hợp lý để cây có thể phát triển tốt.
+ Khoét thân lấy nhựa cây.
* Vai trò:
+ Loại cây công nghiệp lâu năm.
+ Lợi ích lợi nhuận mang lại cao.
+ Cải thiện nâng cao đời sống con người.
+ Phát triển kinh tế quốc dân.
+ Bảo đảm an ninh quốc phòng….
III. Kết bài:
- Khẳng định lại một lần nữa vai trò của cây cao su đối với con người.
Thuyết minh về cây cao su - 1
Cuộc sống là một dòng chảy với những tiến bộ, những đổi mới không ngừng với những sáng tạo, phát minh giúp ích cho con người trong mọi công việc. Với cuộc sống hiện đại, vật dụng làm từ cao su chẳng còn quá xa lạ nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về cây cao su, nguyên liệu tạo ra những sản phẩm ấy. Liệu chăng các bạn đã thực sự hiểu rõ về loài cây này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Cây cao su được biết đến là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đại kích. Cao su đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế lớn, phần nhiều là do nhựa cây, hay còn được gọi là mủ cao su. Một cây cao su trưởng thành có thể cao tới 30 mét. Chỉ khi mới đạt đến độ tuổi 5,6 năm, cây cao su đã được người ta khai thác để lấy mủ. Nếu như các mạch nhựa mủ ở vỏ cây thường tạo thành một vòng xoắn ốc thì khi khai thác, người ta rạch những vết cắt vuông góc với mạch nhựa mủ với một độ sâu hợp lí để vừa làm nhựa mủ chảy ra nhưng đồng thời không gây tổn hại đến sự phát triển của cây. Hoạt động khai thác này nhiều khi được gọi là cạo mủ cao su. Dựa vào giống, địa điểm trồng, cách chăm sóc và khai thác, ta có thể nhận biết được lượng mủ cao su khai thác được. Một cây cao su trung bình có chu kỳ khai thác kéo dài từ 20 đến 25 năm.
Tìm hiểu về đặc tính của cây cao su, ta cũng bắt gặp rất nhiều thông tin thú vị. Ngoại trừ ba tháng cây thay lá, khoảng thời gian còn lại trong năm ta đều có thể thu hoạch được nhựa mủ cao su. Vốn dĩ thời gian cây thay lá có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sinh lý cây cũng như năng suất, nên cây thường được người ta khai thác từ tháng ba năm trước và kết thúc vào tháng một năm sau. Cây cao su mang bộ rễ cọc cắm sâu vào lòng đất để chống sự khô hạn, giữ vững thân cây và hấp thụ dinh dưỡng từ đất. Vỏ cây nhẵn, có màu nâu nhạt. Lá cao su thuộc loại lá kép, mỗi năm thay lá một lần nhưng lại có hoa đơn. Vùng nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình cao, mưa nhiều chính là nơi phù hợp nhất cho loài cây này phát triển. Trước đây, cây cao su thường được trồng và sinh trưởng tự nhiên bằng hạt nhưng do yêu cầu về chuyên canh, nhiều cây cao su hiện nay được nhân bản vô tính bằng phương pháp ghép mắt trên gốc cây sinh trưởng bằng hạt tự nhiên.
Một điểm đặc biệt cần lưu ý về cao su là đây là một loài cây độc. Ban ngày hay ban đêm, việc trao đổi khí đều đem lại nguy hiểm cao nên mọi người thường tránh xây dựng, sinh hoạt trong rừng hoặc những khu gần rừng trồng cao su bởi vì cây hấp thụ oxi cao, dễ gây hiện tượng hiếm khí. Bên cạnh đó, mủ của cây cao su cũng là một chất lỏng rất độc có thể gây hại với môi trường, đặc biệt là nguồn nước tại những nơi khai thác hoặc gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bất cứ những ai tham gia khai thác lấy mủ cao su.
Cây cao su cũng khá phổ biến ở Việt Nam, cây được trồng nhiều nhất tại vùng Tây Nguyên với khí hậu, đất đai phù hợp. Cây cao su là mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam, đem lại những giá trị kinh tế cao. Hiện nay, những sản phẩm làm từ cao su rất phổ biến và mủ cao su là nguyên liệu chủ lực để sản xuất nên cao su tự nhiên. Găng tay, lốp xe, đồ chơi…đó đều là những mặt hàng được làm rất nhiều từ cao su, đem lại lợi ích kinh tế cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Cho dù cây cao su có một vài những điểm trừ có thể gây hại cho con người, song sản phẩm làm từ nguyên liệu này vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, đồng thời góp phần vào quá trình phủ xanh đất trống đồi trọc không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều vùng khác trên thế giới.
- Chú là em trai của bố
- Cô là em gái của bố
- Cậu là em trai của mẹ
- Dì là em gái của mẹ
chú là em rể của bố
cô là em gái bố
cậu là em em trai bố
dì là em gái mẹ
chúc em học tốt
Qua truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả đã đặt ra cho chúng ta suy nghĩ về trách nhiệm của người lớn, của bố mẹ đối với hạnh phúc và quyền lợi của con trẻ. Nó cũng nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng và gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.
Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.
Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.
Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.
Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dường như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặt Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.
Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Hai con búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.
Khi tác giả kể về khoảnh khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. Cũng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.
Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.
Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.
Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?
k mình nhé
Xin lỗi nha mk chỉ biết dương lịch
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418–1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt cùng với sự thành lập nhà Hậu Lê.
Hằng năm, vào những ngày từ 21 đến 22/8 âm lịch, nhân dân Thanh Hóa và khắp các địa phương trong cả nước lại nô nức về dự lễ hội Lam Kinh để tôn vinh và tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Lê Lợi và những người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược ở thế kỷ XIV - XV. Lễ hội Lam Kinh hằng năm có sức cuốn hút và lan tỏa tới nhiều vùng, miền trong cả nước, thu hút đông du khách về nơi khởi nguồn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lịch sử cách đây gần 600 năm.
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và thành lập nhà Hậu Lê.
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427).
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp hai vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về Bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong... Tinh thần chống đối của người Việt lúc đó đã lắng xuống khá nhiều so với thời nhà Hồ mới mất. Một lớp nhân tài nổi lên chống đối trước đây đã bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hoá. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động nhưng lẻ tẻ và không có khả năng mở rộng.
Trong bối cảnh đó, Lê Lợi đã đứng lên khởi nghĩa ở Lam Sơn, đúng như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên/ Chính lúc quân thù đang mạnh.../ Tuấn kiệt như sao buổi sớm/ Nhân tài như lá mùa thu.
mong bn k cho mk!