Em hãy viết một lá thư gửi cho một người bạn thuộc chủng tộc khác nói về sự chung sống hoà bình giữa các chủng tộc ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Cho biết số dân và sự gia tăng dân số ở nước ta
- Năm 2002 dân số nước ta là 79,7 triệu người, (hiện nay khoảng trên chín mươi triệu người). Sự gia tăng dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh, hiện tượng bùng nổ dân số xảy ra vào nửa cuối của thế kỷ XX. Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình của cả nước là 1,43%, tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi.
Nguyên nhân dấn số tăng nhanh là vì:
+ Nhu cầu đòi hỏi cần có nhiều lao động
+ Do số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao
+ Do ý thức về kế hoạch hóa gia đình chưa tốt, nhất là các đồng bào dân tộc ít người
+ Do tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ muốn coscon trai để nối dõi tông đường
Hậu quả: Dân số tăng nhanh dẫn đến dư thừa lao động, thiếu việc làm, đất chật người đông, môi trường ô nhiễm và kinh tế chậm phát triển, an ninh trật tự không đảm bảo
- Vì vậy, việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ làm cô kinh tế phát triển ổn định tạo ra được nhiều cơ hội việc làm.
b). Giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số
* Sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta:
- Nhóm tuổi 0 -14: có xu hướng giảm dần tỉ trọng, từ 39% (1989) xuống còn 33,5% (1999).
- Nhóm tuổi 14 – 59: có xu hướng tăng lên, từ 53,8% (1989) lên 58,4% (1999).
- Nhóm trên 59 tuổi cũng tăng dần tỉ trọng từ 7,2% (1989) lên 8,1% (1999).
- Tỉ lệ dân số phụ thuộc cũng giảm từ 46,2% (1989) xuống 41,6% (1999).
⟹ Cho thấy cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.
* Nguyên nhân:
- Nhóm tuổi từ 0 - 14 giảm do đây là kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nước ta trong giai đoạn này (tuyên truyền giáo dục, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, mỗi gia đình chỉ có từ 1 – 2 con…).
- Nhóm tuổi 14 - 59 tuổi tăng do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.
- Nhóm tuổi trên 59 tuổi tăng do y tế phát triển, chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn đã nâng cao tuổi thọ của dân cư.
a) Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta
– Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục.
– Sự gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn:
+ Dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 – 1960, do có những tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện so với giai đoạn trước (đời sống khó khăn, chiến tranh, hạn chế về chăm sóc y tế) đã làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.
+ Từ 1970 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số.
b) Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng hằng năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người, do:
– Quy mô dân số nước ta lớn.
– Cơ cấu dân số nước ta trẻ, các nhóm tuổi trẻ có tỉ trọng cao, do đó lứa tuổi sinh đẻ và “tiềm năng sinh đẻ” còn cao.
dân tộc Thái:
Người Thái có mặt ở Việt Nam khoảng hơn 1000 năm trước, có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái, thuộc ngôn ngữ Thái – Kadai. ... Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở nước ta có 1.550.423 người, là dân tộc đứng thứ 3 về dân số tại Việt Nam
dân tộc Êđê :
Tộc người Ê Đê vốn thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Malay-Polynesia, có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. ... Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15 đến hơn 100 m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nhà Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây Nguyên.
dân tộc Chăm :
Người Chăm hay người Champa, còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Chiêm Thành, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia có nguồn gốc Đông Nam Á.
Người Êđê (tiếng Êđê: Anak Radaya hay được dùng phổ biến theo cộng đồng là Anak Đê hay Đê-Ga ) là một dân tộc có vùng cư trú truyền thống là miền trung Việt Nam và đông bắc Campuchia.
Dân số người Chăm tại Việt Nam theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là 178.948 người [1], năm 2009 là 161.729 người, xếp thứ 14 về dân số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam[5][6][7].Theo phân loại của Joshua Project có hai nhánh là Chăm Tây (Western Cham) tổng dân số 321 ngàn [2] cư trú ở Việt Nam và các nước, và Chăm Đông (Eastern Cham) tổng dân số 132 ngàn [3] cư trú chủ yếu ở Việt Nam và Hoa Kỳ.Tiếng Chăm thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia của ngữ hệ Nam Đảo (Autronesian).
Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp.Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa mầu và nhiều thứ cây khác. Các gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm"Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn đặc sắc, màu sắc tươi hài hoà, bền đẹp.
xin tiick
iới thiệu Tăng trưởng kinh tế nhanh ở Việt Nam diễn ra trong suốt thập niên 90 và những năm đầu thập niên 2000 đã đem đến những kết quả ngoạn mục về giảm nghèo. Tuy nhiên trong giai đoạn này, sự giảm nghèo của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra với tốc độ chậm hơn. Nghèo, tuổi thọ, tình trạng dinh dưỡng và những chỉ số đo mức sống khác của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức thấp dù có rất nhiều chính sách đã được đưa vào thực hiện nhằm hỗ trợ các nhóm dân tộc này. Ở Việt Nam có 54 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm tới gần 87%. Trừ người Hoa, người Khơ-me và người Chăm, 50 nhóm dân tộc còn lại chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn hoặc miền núi xa xôi và chịu những bất lợi về xã hội và kinh tế ở những mức độ khác nhau. Tỉ lệ nghèo của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số cao hơn 4,5 lần so với đồng bào người Kinh và Hoa. Nhóm đồng bào dân tộc thiểu số cũng có tỉ lệ suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật cao hơn. Tuy chỉ chiếm 1/8 số dân cả nước, song các dân tộc thiểu số chiếm đến 40% tổng số người nghèo năm 2004. Một số cơ quan chính phủ dự báo rằng đến năm 2010, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ chiếm hơn một nửa số người nghèo của Việt Nam. Dự án nghiên cứu do ESRC-DFID tài trợ này muốn tìm hiểu tại sao nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số chưa tận dụng được đầy đủ những lợi ích do sự tăng trưởng kinh tế cao gần đây của Việt Nam tạo ra, cho dù đã có hàng loạt chương trình của chính phủ được thiết kế và thực hiện để hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số. i Cụ thể, trên cơ sở sử dụng số liệu điều tra mức sống hộ gia đình, chúng tôi tập trung phân tích các nhóm dân tộc nào hưởng lợi nhiều nhất từ mức tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam và tại sao chênh lệch trong mức sống giữa các nhóm dân tộc càng ngày càng lớn. Do phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng nông thôn, phân tích của chúng tôi chỉ giới hạn ở địa bàn vùng nông thôn. Mặc dù dự án nghiên cứu này không đặt ra mục tiêu đánh giá các chính sách song chúng tôi cũng thực hiện việc tổng quan lại hệ thống các chính sách và chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, và nghiên cứu xem những chính sách này vận hành như thế
- Đại Hoàng phong cảnh hữu tình
Của nhiều, đất rộng, gái xinh trai tài. - Nước sông Gianh vừa trong vừa mát
Truông Quảng Bình nhỏ cát dễ đi.
Dang tay ngứt đọt từ bi
Cho lòng bên nớ bên ni kết nguyền. - Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu - Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ…
Sông Tô một dải lượn vòng
Ấy nơi liệt nữ anh hùng giáng sinh
Sông Hồng uốn khúc chảy quanh
Giai nhân tài tử lừng danh trong ngoài - ~ Hc tốt!!!
Những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên và sản xuất, lao động hay nhất
- Con trâu là đầu cơ nghiệp. ...
- Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn. ...
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. ...
- Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc. ...
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. ...
- Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. ...
- Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
- Bạn tham khảo nhé!
- HT~
Trả lời:
Ở đới ôn hòa , các loại cây như lúa nước , đậu tương , bông được trồng nhiều ở vùng cận nhiệt đới gió mùa.
học tốt nha
Ở đới ôn hòa , các loại cây như lúa nước , đậu tương , bông được trồng nhiều ở vùng
A. ôn đới lục địa
B. khí hậu địa trung hải
C. ôn đới hải dương
D. cận nhiệt đới gió mùa
Nhớ lại những tháng năm chống Mỹ, cứu nước hào hùng, cả dân tộc ta bừng bừng khí thế, làm theo lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi".
Nhưng đấy là cuộc chiến đấu mà thời đó, mỗi chúng ta nhận rõ hình hài kẻ thù là bọn đế quốc xâm lược, nên mỗi người dân đất Việt bừng bừng khí thế "cả nước ra trận". Các chiến sĩ quân đội của chúng ta nêu khẩu hiệu: "nhằm thẳng quân thù mà bắn!". Các trường học sơ tán về nông thôn hoặc miền núi tiếp tục những giờ lên lớp. Nhưng hôm nay, cuộc chiến đấu chống dịch Covid-19 - một kẻ thù vô hình, đã và đang làm đau đầu nhiều nhà khoa học ở nước ta và thế giới vì chưa xác định được hình hài của nó. Bầu trời không có tiếng gầm rú của máy bay thù; và mặt đất không rung chuyển bởi đạn bom, không có cảnh đầu rơi máu chảy, nhưng loại vi-rút này đang lặng lẽ hoành hành, mới chỉ vài tháng thôi, đã xâm nhập hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, cướp đi hàng chục nghìn người! Tính đến đêm 31-3-2020, thế giới đã có hơn 800 nghìn người nhiễm bệnh; hơn 38 nghìn người chết! Ở nước ta, 207 người bị nhiễm; như vậy, tốc độ lây lan đang tăng lên chóng mặt, nguy cơ tử vong có thể là cấp số nhân, nếu chúng ta không kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhiều giải pháp hữu hiệu…
Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", ngay trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Ban Bí thư, Thường trực Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đã họp và nhấn mạnh rằng, chúng ta sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để cứu người thoát dịch; coi con người là vốn quý nhất, là trung tâm của mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhận thức sâu sắc đó, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các địa phương và cả hệ thống chính trị nước ta đã "vào cuộc" mạnh mẽ, đồng bộ. Toàn lực lượng các ngành y tế, quân đội, công an đã phối hợp chặt chẽ các ngành chức năng, đồng loạt "ra quân" với những biện pháp quyết liệt, bài bản.
Nhờ vậy, chúng ta đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng: 55 người đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần, trở về sum họp với người thân. Song, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự thông thương giữa các quốc gia ngày càng rộng mở; theo đó, số khách du lịch cùng những nhà đầu tư đến nhiều quốc gia, trong đó có nước ta, thì từ đầu tháng 3 đến nay, dịch đang bùng phát với tốc độ quá nhanh, tiềm ẩn những hệ lụy khó lường! Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 tối 28-3-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu của giai đoạn mới là: Sẵn sàng tạo điều kiện, nhân lực, phương tiện, bệnh viện dã chiến, lương thực, thực phẩm cho mọi tình huống, bảo đảm ứng phó ngay lập tức, kể cả khi áp dụng tình hình khẩn cấp về dịch, hoặc khi phải áp dụng các biện pháp như giới nghiêm, thiết quân luật…
Tiếp đó, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì, đã thống nhất việc rà soát chuyên sâu 11 chuyên đề/ lĩnh vực nhằm tạo những điều kiện thuận lợi để vừa bảo đảm tốt nhiệm vụ chống dịch, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh, trong đó tập trung tháo gỡ các khó khăn hiện hữu nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp; miễn giảm, gia hạn nộp thuế; giảm, hoãn nợ phí bảo hiểm; quy định các chính sách đối với người lao động, đối với những người bị thiệt thòi, khó khăn vì thiên tai, dịch bệnh; kiên quyết không để lợi ích cục bộ "đeo bám"…
Với 5 nhiệm vụ cấp bách mà Thủ tướng đã chỉ ra, trong đó có việc tạm đóng cửa các khu du lịch, vui chơi, giải trí…, đặc biệt là việc kêu gọi mỗi người dân tự giác chấp hành các quy định chi tiết về phòng, chống dịch, trong đó có việc hạn chế thấp nhất việc ra khỏi nhà đối với bất kỳ ai không có việc cần thiết; không hội họp quá 20 người, khi họp phải đeo khẩu trang và ngồi cách nhau 2 mét…
Thủ tướng nhấn mạnh: "trong 2 tuần đầu tháng 4 này là thời điểm quan trọng nhất, quy định thành bại cuộc phòng, chống dịch của chúng ta". Vậy là, cuộc chiến đấu nhằm ngăn ngừa và đẩy lui đại dịch Covid-19 đã chính thức chuyển sang giai đoạn mới!
ÔI vừa vui, vừa xúc động khi xem Chương trình VTV1 tối 30-3 đưa tin: Hưởng ứng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, không ít trang mạng của tổ chức, cá nhân đã ghi dòng chữ đậm: "Không ra khỏi nhà là yêu Tổ quốc"; một số người viết chữ to vào tờ giấy trắng dán trước cổng nhà mình: "Tôi là Lâm - yên tâm ở nhà"; "Tôi là Thang - không đi lang thang"; "Tôi là Oanh - ở nhà trồng cây xanh"…
Bất giác tôi nhớ bài tùy bút nổi tiếng của nhà văn Ê-ren-bua viết về lòng yêu nước: Yêu nước là yêu cái gì nhỏ nhất, yêu rặng cây trồng trước nhà, yêu dòng suối chảy ra con sông... Cứ li ti như thế, cứ dần dà như thế, nhiều suối đổ vào sông; nhiều con sông đổ ra biển cả, hợp thành sức mạnh của một dân tộc!...
Những ngày qua, chúng ta cảm động khi chứng kiến bao việc làm tình nghĩa thể hiện đạo lý nhân văn "thương người như thể thương thân" của dân tộc ta. Các cơ quan chức năng cùng các ngành, các cấp đã tạo mọi điều kiện để chăm sóc sức khỏe và bảo đảm đời sống vật chất cho hàng nghìn người bị nghi lây nhiễm, phải thực hiện cách ly. Quân đội sẵn sàng nhường doanh trại, đồng thời dựng hàng chục lều bạt dã chiến tiếp nhận người cách ly. Lực lượng làm nhiệm vụ xuất, nhập cảnh ở các sân bay quốc tế làm việc 24/24 giờ để phân loại hành khách; chỉ tính từ ngày 14-3 đến nay, trung bình có khoảng 3.500 - 4.000 người ở diện được cách ly. Riêng Cục Quản lý xuất, nhập cảnh, đã có gần 100 cán bộ đang được cách ly, có năm người đang điều trị ở bệnh viện.
Hàng nghìn bộ đội biên phòng tăng cường kiểm tra ở tất cả các cửa khẩu trên đường biên giới dài hàng nghìn km ở phía bắc và phía tây. Những bữa cơm trải trên lá chuối rừng. Những phút chợp mắt trong đêm, thân tựa vào vách đá khi nhiệt độ dưới 60C. Rồi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ công an suốt ngày đêm tham gia chốt chặn ở những khu vực nghi có dịch hoặc tâm dịch. Trong số những chiến sĩ ấy, có rất nhiều người đã mấy tháng liền, chưa về thăm vợ, con và bố, mẹ...
Ðúng như lời biểu dương của Thủ tướng trong thư khen gửi lực lượng quân đội và công an ngày 28-3 vừa qua. Với lực lượng quân đội, Thủ tướng đánh giá: Quốc phòng là một trong những lực lượng tiên phong, trực tiếp tham gia phòng, chống dịch Covid-19, các đồng chí đã có nhiều biện pháp, cách làm hết sức cụ thể, quyết liệt, hiệu quả… Với lực lượng công an, Thủ tướng cho rằng: "các đồng chí là lực lượng tuyến đầu, không quản ngại khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, có thể bị lây nhiễm dịch Covid-19 trong bất cứ lúc nào để sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ, thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Ðảng, Tổ quốc và nhân dân, vì nhân dân phục vụ"…
Trong số các lực lượng chủ công chống dịch, Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tình cảm đặc biệt với các "chiến sĩ áo trắng" đã dồn tâm huyết, kỹ thuật chuyên môn với ý thức "cứu người là tối thượng", mặc dù tính mạng mình luôn cận kề cái chết do lây nhiễm từ người bệnh. Hàng trăm bác sĩ, y tá… đã tình nguyện xa gia đình, vợ con để ngày đêm chữa trị người bệnh hoặc theo dõi hàng nghìn người ở các khu cách ly. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, một trong những người đã tham gia chống các đại dịch lớn như SARS (năm 2003), dịch tả (năm 2007), dịch AH2N1 (năm 2009), dịch sởi (năm 2014), dịch sốt xuất huyết (năm 2017), nay đã trải qua 23 ngày đêm ròng rã để cứu chữa người bệnh. Bác sĩ Nguyễn Thị Mai Hương, điều dưỡng Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Ðống Ða - Hà Nội, gửi con nhỏ về quê, "bám" bệnh viện gần một tháng.
Bác sĩ, Ðại tá Trần Công Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Công an thành phố Hà Nội, từ Tết Nguyên đán đến giờ, đều lấy bệnh viện là nhà. Kiểm dịch y tế sân bay quốc tế Vân Ðồn Ngô Mạnh Quý liên tục có mặt ở đây từ ngày 23 Tết, vì cứ sau mỗi chuyến bay đón người bị nhiễm, anh phải cách ly 14 ngày. Phần đông các thầy thuốc ở Bệnh viện dã chiến Củ Chi, Bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh), Bệnh viện Ðà Nẵng, Bệnh viện đa khoa Bình Thuận,... cũng trong hoàn cảnh tương tự. PGS,TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cùng 10 cán bộ đã tận tâm, tận lực, miệt mài nghiên cứu ngày đêm, phân lập thành công vi-rút corona chủng mới, tạo điều kiện cho việc sản xuất test xét nghiệm vi-rút này, nâng khả năng xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm mỗi ngày. Và còn nhiều tấm gương cao đẹp khác...
Với tinh thần "Cả nước chung tay chống dịch", "mỗi người có một tí để cứu người bệnh", các tổ chức, đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, địa phương… tự nguyện góp hàng trăm bộ quần áo, hàng vạn thùng mì ăn liền, hàng vạn khẩu trang, cùng nhiều lương thực, thực phẩm, trái cây… gửi đến các bệnh viện và các khu cách ly. Các mẹ, các chị ở khu vực chùa Linh Sơn (Hà Nội) hằng ngày cứ 5 giờ mỗi sáng, tự nguyện mang lương thực, thực phẩm đến chùa để nấu những "bữa cơm từ thiện" gửi đến các bệnh viện, khu cách ly. Bà Quý ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, dù đã 98 tuổi, hằng ngày vẫn ngồi may những khẩu trang bằng vải tặng người nhiễm bệnh. Hàng trăm bạn trẻ ở Hà Nội, Hải Phòng, Ðà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ tham gia "hiến máu an toàn", trong đó có bạn đã từng 40 lần hiến máu.
Rồi có những cặp vợ chồng hoãn cưới, mặc dù đã gửi thiệp mời. Trong hoàn cảnh mới, các đám tang cũng giảm tối đa người đến viếng, nhưng không vì thế mất đi truyền thống "nghĩa tử là nghĩa tận". Hơn ai hết, mỗi người hiểu sâu sắc rằng, trong các cuộc tiếp xúc đông người ấy, nếu chỉ một người bị nhiễm là ảnh hưởng sinh mệnh của cả cộng đồng người; một xóm, ấp bị nhiễm là cả tỉnh, thành phố bị đe dọa. Và vì thế, mỗi hành động tự giác cách ly ấy, chúng ta coi đó là hành động yêu nước, thương nòi của người dân đã thể hiện vai trò như người chiến sĩ thật sự trên mặt trận chống dịch. Ða số các tầng lớp nhân dân đang tự giác chấp hành Chỉ thị của Thủ tướng: "tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, khu phố nào ở khu phố đó, nhà nào ở nhà đó, ít nhất trong 15 ngày để tránh lây nhiễm". Ðó chính là cuộc "cách ly toàn xã hội" để chủ động giảm đến mức thấp nhất những hệ quả xấu.
Tôi và nhiều người cảm động khi được biết, đến ngày 27-3-2020, Quỹ phòng chống dịch Covid-19 của thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 570 tỷ đồng. Thành phố đang đề ra chính sách hỗ trợ người vô gia cư. Tỉnh miền núi Hòa Bình ủng hộ 45 nghìn khẩu trang và hơn 600 triệu đồng. Quỹ do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã nhận hơn 500 tỷ đồng. Số tiền của hàng vạn chủ điện thoại di động ủng hộ Quỹ gửi qua địa chỉ 1047 có 1,6 triệu lượt tin nhắn với số tiền là 103 tỷ đồng. Chúng ta đánh giá cao tấm lòng của Huấn luyện viên Park Hang-seo đã ủng hộ 5.000 USD vào Quỹ chống dịch. Hãng hàng không Bamboo Airways cho biết: Hành khách được miễn phí đổi ngày bay, hoặc có thể sử dụng số tiền này để thanh toán vé và các dịch vụ khác của hãng. Nhiều người chung suy nghĩ: mình thiệt một chút, nhưng cả xã hội giảm nguy nan…
Tiếp theo các biện pháp lo cuộc sống cho nhân dân vượt qua đại dịch, theo kế hoạch, sáng ngày 1-4, Thủ tướng chủ trì cuộc họp của Chính phủ bàn về an sinh xã hội cho người dân, tăng hỗ trợ với người thu nhập quá thấp… Bảo đảm nguồn cung hàng hóa, lương thực thiết yếu, bảo đảm giá cả phù hợp, chất lượng, không để người dân khó khăn. Thêm một lần, sáng rõ sự ưu việt của chế độ ta: mọi hoạt động của Ðảng, Nhà nước, đều hướng tới mục tiêu là, bằng mọi cách duy trì và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Và nhân dân với cương vị là người chủ đất nước, vừa được hưởng thụ thành quả do chính mình làm ra, vừa có trách nhiệm, nghĩa vụ với Tổ quốc.
Từ xếp thứ 78, đến ngày 30-3, Việt Nam đã nâng lên thứ 87/199 nước có người bị nhiễm vi-rút. Tờ báo The New York Times viết rằng, dù còn là nước nghèo ở Ðông - Nam Á, nhưng Việt Nam đã có những nỗ lực thông minh chống vi-rút corona, đã bảo đảm tỷ lệ thấp so với nhiều nước láng giềng. Tờ Deutsche Welle của Ðức nhận xét: Việt Nam chấp nhận phí tổn kinh tế để ngăn ngừa, đẩy lui đại dịch. Họ đang thành công vì họ tin vào Chính phủ nên đang làm tất cả những gì có thể để giành chiến thắng. Ðài RFA nêu vấn đề: Làm thế nào mà Việt Nam vốn không phải là quốc gia thịnh vượng nhất ở Ðông - Nam Á, đã chống dịch thành công đến vậy, trong khi châu Âu giàu có đang hoảng loạn chứng kiến hàng ngàn ca tử vong? Trên tờ Diaro U Chile, bà Viện trưởng Viện Văn hóa Chi-lê - Việt Nam viết: "Vì sinh mệnh con người, Việt Nam đã xét nghiệm miễn phí từ 8 nghìn tới 10 nghìn người/ ngày…
Việt Nam đã và sẽ chiến đấu bằng sự dũng cảm mà họ đã làm trong 45 năm trước đây (năm 1975) trong một cuộc chiến khác, bởi họ hiểu những giá trị và bài học lịch sử theo cùng với họ, đã là vũ khí mạnh mẽ…".
Bình tĩnh, tự tin, hành động quyết liệt đã tạo nên thành công quan trọng bước đầu, nhưng không cho phép ta chủ quan, thỏa mãn. Hai tuần này là giai đoạn cao điểm của cuộc chiến đấu, đòi hỏi phát huy cao nhất trí tuệ, nghị lực, ý chí và bản lĩnh Việt Nam. Mỗi người dân đất Việt hôm nay hãy đồng tâm, hợp sức thực hiện thật tốt Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngày 30-3-2020 mới đây: "Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Ðảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh".
Hơn bao giờ hết, lời tổng kết sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ðoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,/ Thành công, thành công, đại thành công" đang cổ vũ chúng ta xốc tới, đẩy lui đại dịch!
k cho mk nhé
ồ cũng giống tôi