Bản thân em đã thể hiện tinh thần yêu nước của mình như thế nào? (Viết từ 3-5 câu)
Ai làm được like luôn cho nóng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng”
Khi lắng nghe đoạn thơ “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh, lòng tôi lại dạt dào, mến yêu hơn dòng sông quê. Có lẽ bởi nó đã trở thành cảnh đẹp của xứ sở in đậm trong tâm trí tôi.
Con sông có tự bao giờ, tôi cũng không biết nữa. Nó cứ lặng yên vắt qua cánh đồng quê tôi như một dải lụa đào mềm mại ai đánh rơi. Nước sông trong xanh, từ lâu đã trở thành điểm tụ tập lí tưởng của lũ trẻ chúng tôi vào những ngày hè nóng nực. Những rặng tre xanh mát đôi bờ khẽ buông mái tóc dài soi bóng xuống dòng nước với vẻ duyên dáng của người thiếu nữ. Giữa làn nước mát lành, từng đàn cá tung tăng bơi lội, “ngao du thiên hạ”, trông thật thích mắt. Cây cầu tre bắc qua bờ sông trông như một sợi chỉ kết nối đôi bờ. Dòng sông thân thuộc quá mà với tôi nó đẹp lạ thường, đó là món quà vô giá mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho người dân quê tôi.
Dòng sông thay đổi mình theo từng mùa. Có khi nó trầm tư phản chiếu bầu trời cao vời vợi, với những gợn sóng lăn tăn theo mãi vào bờ. Có khi sông giận dữ trở nặng phù sa đem nguồn nước tắm mát những bãi bồi, những triền đê xanh mướt. Có khi sông hiền hòa. Thỉnh thoảng, một chú cá nhỏ búng lên khỏi mặt nước như giỡn cùng gió mây khiến mặt nước chao động .Con sông quê tôi dường như cũng mang những xúc cảm buồn vui của con người vậy. Những hình ảnh đẹp tươi ấy cứ đi vào giấc mơ tôi, làm mạch nguồn trong lành tắm mát tâm hồn tôi khi còn thơ dại.
Con sông tự lúc nào đã gắn liền với cuộc sống của người dân quê tôi như máu thịt? Đó là niềm vui của bác thuyền chài khi kéo lên mẻ cá nặng. Dòng sông rộng lượng vun đắp cuộc sống còn khó nhọc của chúng tôi. Sông lại không biết mệt ngày đêm miệt mài dần dòng nước mát lành phủ xanh những cánh đồng bao la, những nương ngô biêng biếc. Nó như muốn góp sức mình giúp người dân quê tôi có cuộc sống ấm no từ những giọt mồ hôi, lam lũ. Còn với tôi, sông là người bạn thân thiết. Làm sao có thể quên được những buổi trưa hè, lũ chúng tôi trốn ngủ trưa, mò ra quãng sông mát rượi. Rồi “ùm...ùm” một loạt thi nhau nhảy xuống sông tắm, làm nước bắn tung tóe. Tiếng nói cười giòn tan khiến chú cò đậu trên cành tre giật mình, hoảng hốt bay đi. Sông ôm chúng tôi vào lòng như lòng mẹ vỗ về, che chở... Lũ trẻ chúng tôi vào những đêm trăng sáng thường kéo nhau ra bờ đê hóng gió. Trông xa, con sông như được dát những sợi vàng lóng lánh, làn nước phản chiếu bóng đêm huyền bí. Mảnh trăng tròn in bóng xuống lòng sông, mấy chú cá ngỡ chiếc bánh xúm lại, quẫy nước, làm vầng sáng vỡ tan trăm mảnh. Những gợn sóng đều đều cứ lăn mãi tới cuối chân trời. Tôi thấy lòng mình bình yên lạ.
Ngắm nhìn dòng sông quê thân thương, tôi thấy yêu hơn quê hương mình. Lòng thầm tự hào về sự giàu đẹp của con sông, người dân quê tôi cùng nhau bảo vệ con sông để dòng nước ngọt lành mãi phù sa bến bồi.
Quê hương tôi có dòng sông xanh mát, nơi đã in dấu hồn tôi và tắm mát cho những kí ức tuổi thơ ngọt ngào, trong trẻo mà thời gian chẳng thể xóa nhòa. Có thể nói, trong trái tim tôi, dòng sông quê hương chính là một mảnh tâm hồn tôi, là cảnh đẹp tôi yêu thích nhất.
Quê hương tôi đẹp như một bức tranh thủy mặc buồn, thơ mộng, với nét hiền hòa, yên ả, là nơi tôi tìm về để ẩn náu bình yên. Mỗi lần nhớ về quê hương, về những cảnh đẹp quê hương, tôi không sao quên được hình ảnh dòng sông quê hương dịu dàng, đằm thắm. Từ xa nhìn lại dòng sông như một dải lụa trắng hiền hòa với những đường cong tuyệt đẹp, quyến rũ, kiêu sa. Lại gần, những làn nước tươi mát, nước sông trong xanh như lòng chiếc gương dài khổng lồ để những hàng cây bên đường soi bóng. Hai bên dòng sông là hàng liễu thướt tha với mái tóc dài, dịu dàng thỉnh thoảng soi tóc xuống dòng sông. Vậy là dòng sông quê hương đã thành dòng hợp lưu của muôn vàn cái đẹp nên thơ, thuần khiết, trong trắng, tinh khôi. Trên mặt sông, có những đám lục bình tim tím, một màu tím thủy chung đang lững lờ trôi theo dòng nước. Nhịp nhàng mà lặng lẽ, dòng sông hiền hòa ấy đã gắn bó với quê hương thân thuộc của tôi bao đời nay. Con sông quê gợi nhớ chút niềm thân mật, là nơi hò hẹn của bao nhiêu lứa đôi, là nơi ríu rít tiếng chim chuyền cành trên bờ sông. Có lẽ dòng sông quê hương đã trở thành nơi hò hẹn, giao duyên, xe kết của biết bao tấm lòng non trẻ.
Những chiều hè nắng nóng, lũ trẻ con tụi tôi liền rủ nhau ra tắm sông. Nước sông trong xanh và mát dịu, những làn nước như đang vỗ về, đùa nghịch cùng chúng tôi, tưới mát, xoa dịu đi cái nắng hè oi ả, gắt gay. Có lần tôi đã suýt bị chết đuối vì tập bơi ở con sông này. Vậy nên, với nó tôi vừa cảm thấy gần gũi, vừa thấy có chút lo âu vì sự mênh mông sâu hút của nó. Nhưng chưa bao giờ, con sông ấy làm tôi thất vọng, cái dáng vẻ yêu kiều, hiền hòa như tấm voan mỏng, khổng lồ đã làm duyên, làm mê đắm trái tim của bao đứa trẻ thơ non nớt như tôi đây. Để rồi, chỉ còn lại cảm giác thân thương, hiền hòa mỗi lần nghịch ngợm. Con sông cũng là một nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho bà con trong làng, xã. Nó mang những nét rất xưa cũ, rất chân quê, rất mộc mạc của người dân lao động mà hợp thành chảy vào tiềm thức của bao người. Để nhớ về quê hương với những cảnh đẹp như cánh đồng, cây đa, giếng nước, sân đình còn là hình ảnh dòng sông thân thương, dòng sông của hai tiếng “quê hương” chảy mãi muôn đời.
Ôi con sông quê, con sông quê. Con sông đã tắm mát cho tuổi thơ êm đềm, trong trẻo của tôi. Nơi cho tôi hiểu thế nào là nét đẹp của phong cảnh quê hương.
1. Văn xuôi quốc ngữ buổi đầu đã có sự đóng góp của Phạm Duy Tốn. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông là một trong những thành tựu của dòng văn học hiện thực thuở sơ khai. Truyện được viết vào tháng 7 - 1928, được đăng tải trên báo Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1928.
Khúc đê làng X, thuộc phủ X có hai, ba đoạn nước đã rỉ ra ngoài. Trong khi nước sông Nhị Hà cứ dâng lên cao, nên có nguy cơ vỡ đê. Bên ngoài trống dội lên từng hồi, hàng trăm người vật lộn với thiên nhiên từ chiều đến gần một giờ đêm để bảo vệ con đê. Trời thì cứ mưa tầm tã không ngớt, nước sông cứ cuồn cuộn dâng cao, sức người như đã kiệt, thế mà trong đình, đèn thắp sáng trưng, quan ngồi chễm chệ uy nghi. Quân lính đứng hầu cạnh nào gãi, nào quạt, nào điếu đóm...Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường để trong khay khảm khói nghi ngút. Quanh sập, có đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để vui chơi tổ tôm. Cảnh tượng này hoàn toàn đối lập với cảnh ngoài đê trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê.
Rõ ràng qua hai cảnh được dựng lên ta thấy rằng đây là một viên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của hàng trăm con người. Hắn chỉ biết hưởng thụ sống sung sướng cho bản thân.
Ngoài đê, dân chúng đang từng giờ từng phút đối mặt với nguy hiểm của nước lũ mạnh và vô cùng hung dữ. Người đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào kè, bì bõm dưới bùn lầy, mươi gió lướt thướt, ướt như chuột lột. Vậy mà Quan phụ mẫu hắn uy nghi, chễm chệ trong đình. Bát sách, thất văn... lúc mau, lúc khoan thật nhịp nhàng. Ngoài kia đàn sâu lũ kiến đang vùi mình dưới mưa cũng không bằng trong đình đang nước bài cao thấp. Quan như bị ma lực hút hồn vào một trăm hai mươi lá bài đen đỏ, mà quên đi tính mạng dân lành, thật đáng thương tâm. Quanh năm quan đâu có biết đến đời sống của dân chúng và công việc mình phụ trách, dưới cái ghế của quan có bao kẻ xu nịnh ôm chân vâng dạ.
Thậm chí chúng còn tranh nhau phô bài để quan lớn rõ rằng: Mình vào được nhưng không dám cố ăn kìm. Rằng: mình có đôi mà không dám phỗng qua mặt. Thì ra chúng đã chìm nổi cho quan ù thông” (thắng liên tiếp 2 ván). Như vậy thì quan làm sao nhớ đến nhiệm vụ của mình được. Hơn nữa trong dinh thì cao, đèn thắp sáng quan làm sao mà dám xuống chỗ sùng sũng bùn lầy đêm tối kia. Cái bọn mà ta gọi là điếu đóm, lau nhau ấy đã rất khéo léo.
Rồi lại ván bài tiếp, quan vừa xơi xong bát yến, vuốt râu rung đùi. Hắn chỉ chăm chăm nhìn vào đĩa đựng bài chờ bốc trúng quân bài để hắn hạ. Bỗng có người khẽ bảo dễ có khi đê vỡ, quan gắt “mặc kệ”. Bên ngoài tiếng người gào thét ầm ĩ, tiếng gà trâu kêu vang tứ phía, một người nhà quê ướt sùng hộc tốc chạy đến bẩm “đê vỡ mất rồi”. Và rồi như không cần suy nghĩ, quan gắt, thoái thác trách nhiệm “ông sẽ cách cổ, bỏ tù”... rồi lại tiếp tục ván bài đang dở. Quan lớn mặc kệ cho đê vỡ, dân chúng chạy loạn, những sinh linh bé nhỏ kia sẽ bị những cơn lũ cuốn đi. Nào là phụ mẫu chi dân, nào là lo cho dân, thương dân. Bộ mặt của bọn quan lại phong kiến hiện rõ hơn bao giờ hết.
Quan có biết đâu sau ván bài ù là lúc nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, cửa nhà, dân chúng kẻ sống thì không có chỗ ở, kẻ chết thì mất xác... Than ôi! Dân còn biết trông cậy vào ai? Truyện ngắn làm ta liên tưởng đến “Đồng hào có ma” của Nguyễn Công Hoan. Con mẹ nuôi là kẻ mất trộm, lên trình quan việc mất trộm, nó không những không trình báo được việc mất trộm còn bị quan ngài Huyện Hinh ăn chặn đồng hào đôi sáng loáng bằng thủ đoạn cực kỳ bẩn thỉu. Con ma Huyện Hinh ăn những đồng tiền xương máu của dân một cách trắng trợn. Còn ở đây, vị quan phụ mẫu thương dân đã bỏ mặc đê vỡ và chối bỏ trách nhiệm.
Sống chết mặc bay - tên của truyện ngắn đã thể hiện sâu sắc bộ mặt tên Quan phụ mẫu vô trách nhiệm với công việc cửa mình, mặc cho dân chúng đối mặt với cái chết còn hắn thì chỉ lo không ù được ván bài, ngài cứ sống chết mặc bay.
Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, chúng coi thường tính mạng nhân dân. Chúng chỉ lo ăn chơi cờ bạc bóc lột dân đen đến tận xương tuỷ.
Qua truyện ngắn này giúp ta cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời khiến ta càng thêm căm ghét và kinh tởm bọn quan lại bỉ ổi vô lương. Chúng là lũ sâu mọt, tham quan mà xã hội thời nào cũng phải thanh lọc. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực thời đại sâu sắc.
Em thấy 1 năm nữa em lên l7 r trả lời mới dc
TÊN QUAN PHỤ MẪU LÀ SỐNG CHẾT MĂC BAY,TIỀN THẦY BỎ TÚI.NHƯNG CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM QUA THỜI GIAN CHỐNG DỊCH COVID-19,LUÔN THỂ HIỆN VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ,LO CHO NHÂN DÂN, CHỈ ĐẠO SÂU SÁT,CÓ NHIỀU BIỆN PHÁP KỊP THỜI,KHÔNG SỢ HIỂM NGUY,ĐẾN TẬN CƠ SỎ GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ NHỮNG KHÓ KHĂN NÊN CÔNG TÁC CHỐNG DỊCH CÓ HIỂU QUẢ,ĐƯỢC THẾ GIỚI CA NGỢI
MÌNH CHỈ VIẾT ĐƯỢC THẾ THÔI THÔNG CẢM NHE:3
Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
Đoạn văn trên miêu tả điều gì?
1Miêu tả tài nghệ của các ca công và âm thanh phong phú của nhạc cụ.
2Miêu tả người chơi đàn.
3Miêu tả tâm trạng của người nghe đàn.
4Miêu tả các loại nhạc cụ.
Qua từng trang sử hào hùng của dân tộc, em hiểu hơn những giá trị của sự hy sinh và trân trọng hoà bình mà chúng em được sống hôm nay. Là một học sinh, em thấy mình cần phải làm những hành động thiết thực để góp phần xây dựng, phát triển đất nước. Cần phải cố gắng học tập, trau dồi tri thức, hoàn thiện kỹ năng sống để sau này trở thành công dân tốt, giúp ích cho cuộc đời. Cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, nghe lời thầy cô, thương yêu bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ. Đó còn là tình yêu quê hương mình, biết giúp đỡ những mảnh đời khó khó, gian nguy. Phát huy lòng yêu nước của dân tộc, em sẽ bắt đầu từ những việc làm nhỏ bé, phù hợp với khả năng của mình. Em tin rằng mỗi người làm một việc tốt, mỗi người làm một điều hay sẽ góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh và phát triển. Hãy là một công dân yêu nước, biết hy sinh vì lợi ích quốc gia, dân tộc mình.
lên mạng tra ch nhanh