Chân trời sáng tạo: Viết một đoạn văn phân tích một nét đặc điểm của nhân vật trong một tác phẩm văn học mà em ấn tượng sâu sắc (nhân vật tự chọn)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ba dấu chấm có công dụng biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt
CẢM XÚC MÙA ĐÔNG Sáng nay trời lạnh gió se Cánh chim run rẩy khi nghe đông về Gió,ơi,gió lộng mạnh ghê Tổ chim tan tác, dầm dề sương đêm Tôi ngồi lo gió lạnh thêm Bơ vơ nhiều cảnh bên thềm đông sang
Bạn Hà Quỳnh Trâm ơi,bạn có thể trình bày rõ ràng hơn được không? Mình chưa hiểu cách bạn trình bày đâu ah
Tham khảo
Trong những tác phẩm thơ đã được đọc, em đặc biệt ấn tượng với À ơi tay mẹ của nhà thơ Bình Nguyên. Đây là một bài thơ đậm chất trữ tình, với âm hưởng và giai điệu du dương như một ca khúc ru của mẹ. Điệp từ “À ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần ở đầu các câu thơ đã ươm nhạc cho tâm hồn người đọc. Trong giai điệu dìu dặt, hấp dẫn ấy, em cảm nhận được tình mẹ thiêng liêng và cao cả. Bàn tay của mẹ nhỏ bé thế mà cũng to lớn như trời bể. Che mưa chắn gió, đem đến bình yên, an lành cho người con bé bỏng. Mẹ hi sinh tất cả chỉ mong con được ngon giấc, đủ đầy. Sự hi sinh vĩ đại không hỏi mong hồi đáp ấy, thử hỏi, còn có thể có ai ngoài người mẹ? Tất cả những cảm xúc yêu thương, trân quý của tình mẹ bao la đó, đã được nhà thơ Bình Nguyên truyền tải trọn vẹn vào bài thơ lục bát À ơi tay mẹ.
*Bài tham khảo nên e tự chắt lọc ý ra làm lại thành bài của mình nhé!
Trong cuộc sống, con người thường mắc phải nhiều lỗi lầm. Tôi cũng vậy, tôi đã từng khiến cho bố mẹ phải phiền lòng vì mình.
Đó là năm tôi học lớp sáu. Tôi vốn là một đứa trẻ ham chơi nên không chịu học tập chăm chỉ. Cuối học kì một, kết quả học tập của tôi rất kém. Sau buổi tổng kết, cô giáo đã đến nhà để trao đổi với bố mẹ tôi. Chiều hôm đó, tôi về nhà mà cảm thấy rất lo lắng. Về đến nhà, tôi đã thấy bố mẹ ngồi chờ ở phòng khách. Tôi chào bố mẹ, và chờ đợi những lời trách mắng. Nhưng không, bố mẹ không đánh cũng chẳng nói to, chỉ nhẹ nhàng trò chuyện với tôi.
Bố nói rằng, cô giáo đã đến trao đổi tình hình học tập của tôi. Cô giáo nói rằng tôi là một học sinh thông minh, nhưng chưa chăm chỉ. Điều đó khiến cho thành tích của tôi không tốt. Bố còn kể cho tôi nghe về quãng đời học sinh của mình. Bố cũng đã từng ham chơi, trốn học khiến cho ông bà phiền lòng. Mẹ cũng kể về tuổi thơ của mẹ cho tôi nghe. Vì gia đình nghèo, nên mẹ chỉ được học hết cấp hai, sau đó phải nghỉ học để phụ giúp bà ngoại. Mẹ rất mong muốn được đi học tiếp nhưng không thể. Tôi ngồi nghe mà cảm thấy nghẹn ngào.
Lần đầu tiên, tôi được nghe những lời chia sẻ chân thành từ bố mẹ. Buổi trưa hôm ấy trôi qua nhẹ nhàng. Sau buổi chia sẻ, cả nhà tôi cùng nhau ăn cơm. Những món ăn mẹ nấu toàn là món mà tôi thích. Tôi lén nhìn mẹ, thấy khuôn mặt mẹ đã có nhiều nếp nhăn. Dù có tức giận, thất vọng về tôi nhưng bố mẹ vẫn yêu thương, quan tâm đến tôi. Tôi cảm thấy bản thân cần phải cố gắng học tập. Bởi bố mẹ đã vất vả làm việc để cho tôi có cơ hội được đi học.
Gia đình rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Bởi ở đó có những người luôn yêu thương, bao dung chúng ta. Từ tận đáy lòng, tôi muốn gửi những lời yêu thương nhất đến bố mẹ.
THAM KHẢO, BÀI MANG TÍNH TỰ CHẮT LỌC!!
a) Mở bài: Giới thiệu về người bà kính yêu của em.
b) Thân bài:
- Miêu tả khái quát chung về bà:
- Bà của em năm nay bao nhiêu tuổi? Chiều cao, cân nặng ra sao? Vóc người nhìn chung có đặc điểm như thế nào?
- Trước đây bà làm công việc gì? Hiện tại bà đã nghỉ hẳn, hay vẫn làm việc gì không?
- Hiện bà đang sống ở đâu? Cùng với ai? Em có thường xuyên được gặp bà không?
- Dáng đứng, đi lại của bà có đặc điểm gì?
- Tình trạng sức khỏe của bà ra sao? Trí nhớ, suy nghĩ, hành động của bà vẫn tốt và minh mẫn không?
- Miêu tả chi tiết về ngoại hình của bà:
- Mái tóc của bà có màu sắc như thế nào? Độ dày và độ dài ra sao? Thường được buộc gọn hay búi ở phía sau?
- Làn da của bà có màu sắc, đặc điểm như thế nào? Đặc biệt là vùng da ở trán, khóe mắt có sự thay đổi ra sao khi bà cười?
- Đôi mắt của bà có đặc điểm gì? Còn nhìn rõ không hay cần đeo kính lão? Đôi mắt ấy nhìn em với ánh mắt như thế nào?
- Hàm răng của bà còn chắc khỏe không? Còn đầy đủ không? Có lắp răng giả khi ăn uống không?
- Đôi bàn tay của bà có dáng vẻ như thế nào? Khi chạm vào có cảm giác ra sao? Đôi bàn tay ấy đã làm gì cho em, đem đến cho em cảm xúc gì?
- Trang phục hằng ngày của bà là gì? Vào các dịp đặc biệt thì bà sẽ mặc gì?
- Miêu tả hoạt động, thói quen, tính cách của bà:
- Tính cách của bà em như thế nào? Dựa vào đâu mà em đánh giá như vậy?
- Mọi người xung quanh có kính yêu bà của em không? Vì sao họ lại có tình cảm, thái độ như thế?
- Hằng ngày, bà em thường làm gì? Việc gì là bà yêu thích nhất và dành nhiều thời gian để làm nhất?
- Bà thường làm gì cùng em? Em cảm thấy như thế nào vào những lúc ấy?
c) Kết bài:
- Tình cảm của em dành cho bà của mình
- Những mong muốn tốt đẹp mà em muốn gửi đến bà
giúp mình nha
Em bé thông minh là một truyện dân gian ca ngợi sự kết tinh của vẻ đẹp trí tuệ tài năng và kinh nghiệm. Nhân vật trung tâm của truyện là một em bé thông minh. Thông qua những thử thách, em bé đã thể hiện được sự đề cao của trí tuệ dân gian.
Trí thông minh của em bé được trổ tài trong bốn lần. Lần thứ nhất, trước câu hỏi oái oăm của tên quan: “Trâu… cày một ngày được mấy đường?” thì em bé đã hỏi vặn lại: “Ngựa… đi một ngày được mấy bước?”. Lần thứ hai, vua ban cho làng em 3 thúng gặp nếp, 3 con trâu đực, hạn trong 3 năm, trâu ấy phải đẻ thành 9 con. Thật kì quặc vì trâu đực sao đẻ được? Có loại trâu nào đẻ được 3 con trong 3 năm? Em đã tìm cách gặp được vua. Cuộc đối đáp của em cũng rất thông minh. Em gặp vua và em khóc vì mẹ đã chết mà cha em không đẻ được em bé nào nữa… Lần thứ ba, vua vẫn chưa tin em bé này thông minh, nên đã sai sứ mang đến một con chim sẻ bắt cha con em phải dọn thành ba mâm thức ăn. Em đã gửi sứ giả một chiếc kim đem về tâu với đứa vua rèn cho ba con dao. Trong điều kiện thủ công lạc hậu, thô sơ thì một cái kim không thể nào rèn được ba con dao. Đã không có dao, hoặc chưa có dao thì chưa thể giết được sẻ để dọn cỗ cho vua. Rất dí dỏm, thú vị. Em bé thông minh lắm: Em đã lấy cái không thể nào làm được để giải thích sự việc thành không thể nào được? Không thể nào rèn một chiếc kim thành ba con dao cũng như không thể giết một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn được! Lần thứ tư, em đọ trí với sứ giả một nước láng giềng. Làm sao xe sợi chỉ luồn qua đường ruột ốc xoắn? Trong lúc Trạng Nguyên, đại thần, văn võ bá quan vô kế khả thi thì em bé ung dung, hát lên một bài vè.
Câu đố tưởng là hóc hiểm nhưng đối với em bé thì rất dễ! Em đã làm cho vị sứ nước láng giềng phải thán phục khi nhìn thấy con kiến càng kéo sợi chỉ qua ruột con ốc xoắn.Có thể nói, thông qua nhân vật Em bé thông minh ta càng thêm cảm phục về trí tuệ, sự dũng cảm và lòng bao dung của ông cha ta khi xưa.