Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá cuối cùng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Phương thức biểu đạt chính : tự sự
b) -Trợ từ: không có trợ từ trong đoạn trích
-Thán từ: " Này" ,"A"
c) Nội dung:kể cuộc trò chuyện của lão Hạc với ông giáo về việc lão ân hận vô cùng vì đã nỡ tâm lừa một con chó
a. Mở bài.
- Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.
- Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.
b. Thân bài.
- Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)
- Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: trèo cây, câu cá, bắn chim.
- Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
- Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.
c. Kết bài.
- Giờ đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi
Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi mẫu 1
Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.
Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rượi rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng.
Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre,… Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.
Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê.
Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông,… những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này.
Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Bài văn mẫu kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi mẫu 2
"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.
Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.
Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...
Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi – Dàn ý
1. Phần Mở bài
– Tuổi thơ của mỗi người có bao kỉ niệm buồn vui.
– Với em cũng vậy, em có rất nhiều kĩ niệm vui, buồn.
– Trong những kĩ niệm đó, em nhớ nhất một kĩ niệm buồn xảy ra năm em chuẩn bị vào lớp Một.
2. Phần Thân hài
a). Giới thiệu sự việc
– Vào nhừng ngày hè, quê hương em rất vui và náo nhiệt.
– Tuối thơ chúng em vui chơi thỏa thích trong những chiều hè. Các anh lớn tuổi tập trung chơi bóng đá trên bãi cỏ. Một số anh chị lại chơi thả diều. Các chị chơi đá cầu hoặc kéo co. Tiếng cười đùa vang lên thật vui.
– Em theo các anh chị đi bắt chuồn chuồn, châu chấu về cho mấy con ngan, con vịt ăn. Rồi một sự việc bất ngờ đã xảy ra.
b). Diễn biến sự việc
– Em đang cố với tay bắt một con chuồn chuồn đậu trên cành cây bên cạnh bờ ao thì dưới chân em, đất bờ ao bỗng nhiên bị sụt lỡ. Em không kịp lùi lại nên rơi tùm xuống nước.
– Em không biết bơi. Hai tay em chới với. Một chút thôi mà em uống tới mấy ngụm nước.
– Em loáng thoáng nghe tiếng ai đó trên bờ kêu cứu.
– Khi em vùng vẫy sắp chìm xuống thì có ai đó nắm tóc em kéo lên.
– Thế rồi em chẳng còn hay biết gì nữa.
– Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trong căn phòng với bốn bức tường sơn màu trắng. Xung quanh em là bác sĩ và cô y tá. Mẹ em đứng xa hơn một chút và nước mắt ngắn dài. Ba em đang đứng cạnh mẹ em.
– Suốt ngày hôm đó, mẹ luôn ở bên em. Lúc này, em mới cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.
3. Phần Kết bài
Sau khi về nhà, mẹ dặn em không nên chơi gần bờ sông, bờ ao vì chơi ở những nơi đó sẽ rất nguy hiểm.
– Em sẽ nghe lời dạy bảo của mẹ. Em tránh xa những nơi nguy hiểm.
– Đã nhiều năm rồi mà em vẫn không quên được kĩ niệm buồn thời thơ ấu của em.
Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi – Bài làm 1
Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.
Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng. chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: “Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em”. Tôi nhất quyết “Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này”. Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: “Em nín đi, anh sẽ hai cho em chùm quả đó”. Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: “Anh có đau không?” anh gượng cười, nói: “Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm”. Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân…
Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: “Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ”. Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.
Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi – Bài làm 2
Trên Trái đất này, ai cũng có những kỉ niệm vui buồn. Một kỉ niệm có thể chỉ là điều rất bình thường đối với người này nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc với người khác. Kỉ niệm mà tôi nhớ mãi là một ngày hè năm tôi lên mười.
Lần đó, cả nhà tôi tổ chức đi nghỉ mát ở biển. Đem trước ngày khởi hành, tôi thấy hơi lo, thao thức không yêu vì tôi không biết bơi. Đến ngày hôm sau, tôi đem chuyện đó kể với ông. Ông bảo sẽ dạy tôi tập bơi. Tôi đã an tâm phần nào. Nhưng khi ra đến biển, tôi lại càng run. Nghĩ đến những cảnh chết đuối trong phim, tôi sợ hãi ôm chầm lấy mẹ.
Chiều hôm ấy, ông dắt tôi ra bờ biển. Khi chạm vào nước biển, tôi có cảm giác lạnh toát người. Ra đến chỗ nước cao tới bụng tôi, ông dừng lại. Ông bảo tôi nhắm mắt lại rồi hít thở thật sâu. Tôi làm như ông bảo nhưng vẫn sợ những con sóng tung bọt đập ồ ạt vào lưng và vào mặt. Ông bảo tôi hãy cảm nhận không khí của biên. Tôi sờ tay quờ vào mặt nước và có một cảm giác man mát, dễ chịu. Xung quanh tôi là những ngọn gió lồng lộng thổi. Tôi nghe đâu tiếng chim hải âu bay lượn, rồi tiếng sóng, tiếng trẻ con cười đùa, chạy nhảy trên cát. Cảm giác thanh bình bất chợt tràn về. Khi ở thành phố, tôi rất mệt mỏi với những tiếng còi xe và nhất là không khí khói bụi. Nhưng ở biển, tôi cảm thấy thoải mái. Tôi mở căng lồng ngực và hít một hơi thật sâu. Tôi cảm nhận được mùi mằn mặn phảng phất. Tôi thấy không còn sợ biển nữa. Ông tôi bảo: “Cháu phải làm quen với nước biển, sau đó tập nổi, rồi mới học bơi được”. Nghe lời ông, tôi nga mình trong nước. Khi tôi dả cảm thấy thích thú với những đợt sóng xô đẩy, ông lại bảo:”Cháu hít thở thật sâu, sau đó thì cháu sẽ nổi được”. Tôi ra chỗ sâu đến cổ nhưng chân vẫn chạm đến cát, rồi thả lỏng cơ thể và hít thở thật sâu. Bất chợt, chân tôi không còn chạm vào cát nữa. Tôi mở mắt ra và ngạc nhiên vì thấy mình đã nổi. Tôi thích thù ôm lấy ông. Ông bảo tôi tiếp tục tập luyện. Tôi lại hít thở thật sâu, thả lỏng, hít thở sau, thả lỏng … Dần dần, tôi chỉ nhắm mắt lại và thả lỏng chân là có thể bồng bềnh nổi trên mặt nước. Không thể tả được nỗi sung sướng của tôi lúc đó.
Ngày hôm sau, tôi ra tập bơi cùng ông với một chiếc phao to. Theo lời ông hướng dẫn, tôi để hai tay lên chiếc phao rồi đạp chân nhanh và liên tục. Tôi nhìn lên bầu trời. Những đám mây trắng và ông mặt trời như đang cúi xuống mỉm cười động viên tôi tập bơi. Tôi thích thú, càng lúc càng đạp mạnh. Hai chân tôi cứ thay nhau quẫy lung tung trong nước. Rồi ông bảo tôi vừa đạp chân, vừa gạt tay như gạt nước thì người sẽ tự được đẩy lên trong nước. Tôi liền quẫy cả tay lẫn chân, không theo một trật tự nào cả. Ông vẫn để tay vào bụng tôi, nâng tôi lên gần mặt nước, chỉ đủ cho cái mặt của tôi nổi lên. Khi tôi đã bắt đầu quen với việc quẫy cả tay lẫn chân, ông đặt tôi xuống và ra xa rồi bảo tôi bơi đến chỗ ông. Tôi hơi run nhưng cố gắng lấy hết can đảm quẫy liên tục tay chân. Bỗng tôi bị chìm xuống, nước xộc vào cả mũi, tai, miệng, trà vào mắt khiên tôi thấy khó chịu và rất hoảng sợ. Tuy nhiên, tôi cứ cố gắng quẫy và không để chạm chân xuống dưới nước. Tôi cứ quẫy liên tục cho đến khi tôi không còn nhìn thấy gì nữa …
Khi tỉnh dậy, tôi đang ở khách sạn, xung quanh là bố mẹ, ông bà. Hóa ra do nhịn thở lâu quá, tôi đã ngất lịm đi. Được một ngày, tôi khỏe hẳn, ông lại dẫn tôi ra biển. Biển hôm ấy lặng sóng. Tập một hồi lâu, tôi bắt đầu biết đạp chân một cách tuần tự. Và nhất là tôi đã cảm thấy tự tin và không sợ chìm. Lúc đầu, ông còn đỡ bụng tôi nhưng lúc sau, ông thả tay ra và tôi đã bơi được.
Sau chuyến đi kì diệu ấy, tôi đã học thêm kiểu bơi ếch và kiểm bơi bướm. Tôi thật sự biết ơn ông vì ông đã tặng tôi món quà kì diệu. Ông đã giúp một cô bé không biết bơi và sợ biển thành một cô bé bơi giỏi và sẵn sang ra biển bất kì lúc nào. Món quà ông tặng tôi chính là bài học:”Cách tốt nhất vượt qua nỗi sợ là trải qua chính nó”.
Câu chuyện về những ngày đầu làm quen với nước và bắt đầu biết bơi ấy qua đi đã thật lâu nhưng tôi vẫn không bao giờ quên. Đối với tôi, kỉ niệm đó thật đẹp vì nó gắn với người ông yêu quý của tôi. Và hơn thế nữa, đó là bài học ông đã dạy tôi về cách vượt qua khó khăn và trở ngại.
Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi – Bài làm 3
Thời học sinh chắc hẳn bất cứ ai cũng có những kỉ niệm vui buồn những lần vấp ngã trong cuộc sống. Có những vấp ngã như thế ta mới thấy được những bài học mà mỗi khi sai lầm mỗi khi thất bại nó để lại cho chúng ta những bài học đắt giá như thế nào. Đối với riêng tôi tôi cũng có những khi sai lầm những khi trẻ con những khi không hiểu chuyện và gắn liền với đó là những kỉ niệm thật đẹp khiến tôi không thể nào quên. Trong số những kỉ niệm đó tôi không thể nào quên được một kỉ niệm đối với người bạn rất thân hiện giờ của tôi khiến tôi không thể nào quên được.
Người bạn mà tôi mới nhắc đến đó chính là Lan một người bạn mới chuyển đến trường tôi. Cô giáo sắp xếp cho Lan ngồi bàn kế trên tôi. Lan là một người khá thân thiện chẳng thế mà mới chuyển đến mà Lan đã bắt chuyện với tôi ngay. Chúng tôi đần tạo được mối quan hệ rất tốt với nhau. Chúng tôi cũng chưa phải là thân lắm nhưng dường như trong lớp Lan kết thân nhất với tôi. Tưởng chừng như tình bạn giữa chúng tôi sẽ ngày càng tiến triển thì không bao lâu đó một chuyện đã khiến tình bạn ấy của chúng tôi không còn được thân thiết nữa và chúng tôi không thèm nhìn mặt nhau. Chuyện đó cũng bắt nguồn từ một đứa không hiểu chuyện như tôi. Chuyện bắt đầu vào một lần kiểm tra mười lăm phút môn văn phần tiếng Việt. Tối hôm trước do tôi mải xem phim quá nên tôi không học bài cũ. Khi cô giáo nói cô sẽ kiểm tra nên tôi thấy rất run không biết nên làm sao. Tôi với lên hỏi xem Lan đã học bài chưa thì Lan trả lời là học rồi. Thế là tôi bớt run hơn tôi có thể nhờ vả vào Lan. Chúng tôi cũng được gọi là khá thân nên chắc Lan sẽ giúp tôi thôi. thế là tôi yên trí đợi Lan làm xong rồi sẽ giúp tôi thôi.
Nhưng trái với suy nghĩ của tôi là nó tuy đã làm xong nhưng vẫn không cho tôi chép. Tôi nghĩ chắc nó quên nên tôi nhắc nó nhưng nó vẫn không có thái độ gì. Cơn tức của tôi khi ấy lên đến đỉnh điểm tôi tức nó và tức cả mình sao lại kết bạn với một đứa không giúp đỡ bạn bè khi bạn gặp khó khăn như. Tôi tức lắm tự nhủ với mình không thèm nói chuyện với nó nữa. Thế là tôi không thèm nói chuyện với nó cho đến một ngày tôi bị ngã gãy chân không thể đi học được. Biết chuyện nó đến nhà tôi nới nguyện làm xe ôm cho tôi. Tôi vẫn chưa nguôi giận bảo nó lúc cần giúp thì không giúp giớ thì đến làm gì. Nó bảo việc gì tốt cho cậu tớ sẽ làm. Nghe đến đây tôi cảm thấy ngại ngùng không dám nói gì. Thế rồi nó bắt chuyện với tôi như hồi chúng tôi mới quen nhau vậy. Dặn mình không được nói chuyện với nó nhưng rồi không biết tại sao tôi tiếp lời nó một cách vô thứ. Một tuần tôi bị gãy chân cũng là một tuồn nó chở tôi di học và đối với tôi đó la những ngày tháng tôi không bao giờ quên được. Rồi cứ thế dần dần chúng tôi lại nói chuyện bình thường như trước đây. Chúng tôi quên những chuyện cũ không nhắc tới nó nữa. Tôi cũng thầm thấy vui vì mình bị đau chân vì nếu không có chuyện đó thì tôi cũng sẽ không thèm nghe tất cả mọi điều nó nói và đương nhiên chúng tôi cũng sẽ không thể có được một tình cảm thân thiết như bây giờ. Biết tôi bị đau chân nên khó tiếp thu việc học nhanh được cộng thêm việc những buổi đi viện khám lại tôi không lên lớp được nên mỗi buổi chiều nó thường đến nhà tôi để giúp tôi việc học nên chúng tôi càng thân nhau hơn. Càng nghĩ tôi càng cảm thấy mình thật là trẻ con so với nó. Kỉ niệm đó để lại cho cả hai chúng tôi những bài học rất khó quên. Chúng tôi tự hứa với nhau dù sau này có xảy ra chuyện gì đi nữa thì chúng tôi sẽ không bao giờ tránh mặt nhau mà sẽ đối diện để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng tôi.
Khi vui có nó khi buồn có nó,cuộc sống của tôi màu sắc vui vẻ hơn rất nhiều từ khi có nó. Tôi sẽ trân trọng tình bạn này,trân trọng những giây phút chúng tôi được ở bên nhau và tôi nghĩ cả đời này tôi sẽ không thể nào quên được nó quên được tình cảm trong sáng giữa chúng tôi.
Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi – Bài làm 4
Để chữa chứng nhút nhát và yếu đuối của tớ, mẹ gửi tớ vào mẫu giáo. Buổi sáng, mẹ chuẩn bị một balô đầy nhóc táo, choco – Pie, nước cam kèm mấy món đồ chơi ưa thích, tớ mới chịu đến trường. Cái lớp lá chỉ mình tớ là con gái, mít ướt sụt sùi. Tớ chui vào ngôi nhà đồ chơi bằng nhựa nắp đỏ, định ngồi im trong đó suốt buổi. Nhưng bỗng nghe một giọng hung thần: “Mày trốn chỗ này hả? Mày không được làm vậy nữa. Nhớ chưa?” Tớ sợ hãi gật đầu. Suốt buổi ra chơi, tớ phải lẽo đẽo đẩy xe ôtô, xoay đu quay cho “hung thần”. Nó tên là Huy, rất to khỏe, nếu ngồi đầu kia bập bênh, tớ phải hết sức chật vật để không bị Huy hất tung lên cao. Chơi cầu trượt, tớ nép qua một bên, nhưng nó tóm chặt tay tớ, cùng trượt băng băng lao xuống hố cát. Lần nào, sau giờ chơi, tay chân tớ cũng xây xước hoặc có vết bầm tím. Ăn cơm trưa hay bữa chiều, Huy luôn nghĩ ra một trò chơi đáng sợ để dọa dẫm, khiến tớ không dám bỏ mứa.
Thỉnh thoảng, tớ bị ốm, phải nghỉ học. Bữa sau, vừa lò dò vào lớp, Huy đã nhảy ra đón, hất cằm hỏi: “Mày trốn tao hả?”. Tớ lí nhí: “Đâu có. Thảo bị bệnh thiệt mà…”. Huy ngờ vực: “Thiệt sao? Nè, mày không được để tao chơi một mình. Mày phải đi học, nhớ đó!”.
Giờ ngủ trưa, tớ được cô giáo xếp cho nằm riêng, ngay sát chiếc quạt điện to. Một hôm, tới phiên trực của Huy. Nó đi qua đi lại, xem ai không chịu ngủ. Tớ nằm im, không nhúc nhích được vì đột nhiên bị cảm sốt. Càng lúc, người tớ càng nóng ran lên. Mà cái quạt điện vẫn chạy vù vù. Hung thần lại gần chỗ tớ. Nó khịt mũi: “Mày chưa ngủ đúng không?” “Tao ngủ rồi… ” – Tớ vội nói khẽ. “Ngủ mà nói được hả?”. Hung thần đụng nhẹ vào tay tớ, bỗng giật nảy, rụt tay lại. Rồi nó đững giữa phòng, la lớn: “Cô ơi, nhỏ Thảo bị làm sao nè!”. Cả lớp ngồi nhỏm dậy, nháo nhác. Tớ được đi cấp cứu.
Khỏi bệnh, tớ bị mẹ mắng cho một trận vì tôi bị sốt mà chết nhát, không biết đường kêu cứu với cô giáo. Mẹ cũng bảo nếu bữa đó, không được phát hiện sớm, có lẽ tớ đã chết queo vì gió quạt rồi.
Cái balô đựng đồ ăn của tớ nhét nhiều thứ hơn. Mẹ kêu đem vô mời Huy ăn cùng, vì bạn ý đã cứu mạng tớ. Hung thần ăn sạch bánh kẹo, nhưng vẫn bắt nạt tớ như thường. Một bữa, ăn nhiều đồ ngọt quá, tớ bị đau bụng. Cô giáo đi họp. Một mình, tớ băng qua vườn, chạy vào nhà vệ sinh, nhón chân đóng sập cửa. Thế nhưng, khi xoay nấm đấm để ra, thì cánh cửa không nhúc nhích. Tớ khóc ri rỉ. Đột nhiên, có tiếng gọi bên ngoài. Huy bày tớ cách bấm nút rồi xoay tay nắm. Khi tớ thoát được ra, hung thần “quạt” tớ cái tội lẻn vào nhà vệ sinh người lớn, báo hại nó tìm phát mệt.
Ngày lớp mẫu giáo chia tay để vào lớp một, Huy bỗng nói: “Thảo nè, trong lớp, tao quý mày nhất đó!”. “Quý mà sao ăn hiếp tao, làm tao khóc hoài vậy?”. Hung thần buồn buồn: “Tao cũng không biết nữa… ”
Sau này, đôi khi tớ rất nhớ Huy, người bạn ấu thơ đã dắt tớ ra khỏi nơi ẩn náu đơn độc trong ngôi nhà nắp đỏ. Phía sau cách cư sử tưởng như là thô lỗ, thường có một trái tim nhân hậu, đầy ắp quan tâm. Quan trọng là ta có nhìn ra được trái tim bị cất giấu ấy hay không mà thôi.
cố gắng lên , xã hội này toàn là trò đùa bn thật lòng thì bn thua
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không k "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
~ Bớt sống ảo lại cái, sống thực lại ik bn~
Lạ quan lên!Hãy để suy nghĩ của mk theo hướng tích cực hơn!
#Thầy_Soobin
Tim co,dãn có tính chu kỳ
Chu kì tim là (0,8s):
Bắt đầu là pha co tâm nhĩ: 0,1s( nghĩ 0,7s)
Tâm thất co:0,3s( nghĩ 0,5s)
Pha dãn chung:0,4s( nghĩ 0,4s)
=) Tim hoạt động không mệt mỏi.
Bài làm
- Đẹp và thật
- Ra đời trong hoàn cãnh khắc nghiệt
- Được vẽ bằng tình yêu thương và đức hi sinh của cụ Bơ-men.
- Đã cứu sống Giôn-xi.
# Học tốt #
Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ri thực sự là một kiệt tác không chỉ về nghệ thuật, em hãy nêu ý nghĩa hình tượng đặc sắc đó trong tác phẩm.
Ý nghĩa hình tượng Chiếc lá cuối cùng
Chiếc lá cuối cùng nhà văn Mĩ O Hen-ri là một trong những truyện nổi tiếng trên toàn thế giới, tác giả kể lại cuộc sống nghèo khổ của các họa sĩ lúc đó gồm họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi cùng với Bơ-men, họ đang trải qua một cuộc sống vất vả “cơm áo gạo tiền” trong một không gian chật hẹp và ăn uống thiếu thốn. Trái ngược với cuộc sống đó là tinh thần họ vẫn luôn vui vẻ, tình cảm gắn bó.
“Chiếc lá cuối cùng” tác giả gửi thông điệp về tình bạn cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy biết yêu thương nhau. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối điều quan tâm đó là làm sao cứu sống được Giôn-xi. Xiu đã phải làm việc kiếm tiền mua thuốc, chăm sóc bạn. Xiu là một người bạn thủy chung, hết lòng giúp đỡ bạn bè trong những lúc khó khăn nhất. Chỉ như vậy thôi chưa đủ bệnh viêm phổi của Giôn-xi ngày càng nặng hơn và có thể tước đi mạng sống của cô bất cứ khi nào.
Bệnh thì có thể chữa trị nhưng tinh thần thì không, Giôn-xi tuyệt vọng với cái chết đang đến gần, cụ Bơ-men đã nhận ra điều đó và chính cụ đã mang lại niềm hi vọng cho Giôn-xi. Bằng tài năng của mình, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình bức tranh cuối cùng mang lại niềm tin, hi vọng sống cho Giôn-xi.
Chiếc lá cuối cùng và sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men thật đáng trân trọng, hi sinh bản thân vì cuộc sống của người khác, qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng tác giả còn muốn nói đến mục đích cao quý của nghệ thuật trong cuộc sống. Câu chuyện đơn giản nhưng lại có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, hình ảnh chiếc lá cuối cùng chính là điểm nhấn quan trọng trong truyện giúp mang lại hi vọng, niềm tin cho Giôn-xi vượt qua bệnh tật và ca ngợi sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men.