Viết đoạn văn 7-9 câu nêu cảm nhận của em về ý nghĩa cái chết của cô bé bán diêm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Môi trường có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Không có môi trường, chúng ta sẽ không có không gian sinh sống, không có thức ăn để tồn tại, không có không khí để hít thở,…Vì thế, bảo vệ môi trường là một công việc mà thiết nghĩ ai cũng nên làm, và em cũng đã làm một việc để góp phần vào công việc ấy.
Mỗi ngày khi đến trường, em thường đi bộ trên một đoạn đường tương đối vắng. Do ít người qua lại nên đoạn đường này rất sạch sẽ, không khí thì trong lành, hoa lá phát triển tươi tốt. Trước buổi học, khi đi ngang qua con đường ấy, em lại cảm thấy khoan khoái và thoải mái vô cùng.
Hôm đó, cũng như thường lệ, em đến trường sớm và rảo bước trên con đường quen thuộc. Bất ngờ, từ xa xa, em phát hiện có một túi nilông màu đen rất lớn đang nằm choán giữa đường. Xung quanh không có ai nên em không thể xác định được chiếc túi ấy là của người nào để mang trả. Em tò mò, không biết có thứ gì bên trong. Liệu đây là chiếc túi chứa đồ ăn của ai đó vừa đánh rơi? Hay trong đây chứa tài sản giá trị nào đó? Hàng loạt câu hỏi vang lên trong đầu, thế là em quyết định mở chiếc túi ra kiểm tra. Khác xa với dự đoán của em, chiếc túi bị vứt ấy chỉ là một túi rác không hơn không kém. Trong túi ngổn ngang biết bao li nhựa, hộp xốp, vỏ trái cây,…đang trong thời gian phân hủy và bốc mùi vô cùng hôi thối. Em vội vàng buộc chặt miệng bao và đẩy lại chỗ cũ. Toan bước tiếp thì em cảm thấy mình phải làm gì đó, nếu để túi rác giữa đường như thế này sẽ gây ra mùi hôi thối khó chịu, lại có thể khiến người đi đường bị vấp và bị thương. Nghĩ vậy, em bèn quay lại chỗ cũ, mang túi rác theo bên mình. Đây là đoạn đường vắng nên không hề có một thùng rác nào cả, em đành mang túi rác đến trường trước sự cười đùa của các bạn. Tuy vậy, em lại không hề cảm thấy xấu hổ mà trong lòng lại rất vui vì có lẽ, em vừa làm một việc, dù là nhỏ nhưng đã góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Đoạn đường em thường đi học đó thi thoảng vẫn xuất hiện những túi rác. Cứ mỗi lần như vậy, em lại mang chúng đến trường và bỏ vào thùng rác. Em không hề thấy khó chịu mà còn cảm thấy đó là việc đúng đắn mà một học sinh như em nên làm.
Em hi vọng rằng, mỗi người trong chúng ta hãy có ý thức và cùng chung tay bảo vệ môi trường, để môi trường mãi là không gian sống trong lành, sạch đẹp cho chính chúng ta.
Phân tích hình ảnh Lão Hạc và Chị Dậu
Phân tích tấm lòng lương thiện, nhân hậu của Lão Hạc
Vì sao cái chết của Lão Hạc ở cuối truyện lại gây bất ngờ
Phân tích tình cảm thiêng liêng thể hiện trong văn học Việt Nam
Em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Lão Hạc, Chị Dậu trong tác phẩm 'Lão Hạc' của tác giả Nam Cao và văn bản 'tắt đèn' của tác giả Ngô Tất Tố.
Chế độ phong kiến, những người nông dân lao động bị áp bức, bóc lột nặng nề và họ phải chịu đựng những thứ thuế vô lí.
Nhân vật Lão Hạc, chị Dậu chính là hiện thân của những số phận nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội lúc bấy giờ. Hoàn cảnh tột cùng thống khổ ấy được các nhà Văn Nam Cao, Ngô Tất Tố tái hiện một cách chân thực, rõ nét qua hai văn bản 'Lão Hạc' và 'Tức nước vỡ bờ'.
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tê của Nam Cao là một con người nghèo khổ, bất hạnh. Lão nghèo lắm, nghèo xơ nghèo xác. Ba sao vườn, một túp lều, một con chó Vàng, ... đó là tài sản suy nhất còn lại của lão. Vợ chết đã lâu, lão Hạc phải chịu cản gà trống nuôi con.
Lão rất yêu con. Biết con buồn vì không có tiền để cưới vợ ' Lão thương con lắm' . Đứa con trai độc nhất không có trăm bạc để cưới vợ đã phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Tuổi già, sống cô quạnh, nỗi bất hạnh ngày theemchoongf chất. Thương thay cho số phận nghèo khổ ấy!
Lão Hạc chỉ còn biết làm bạn với con chó Vàng. Lão bị một trận ốm kéo dài suốt mấy tháng. không một người thân bên cạnh đỡ đần chăm sóc, tiếp theo một trận bão to cây trái hoa màu trong vườn bị phá sạch sành sanh. Làm mất nghề sợi, đàn bà con gái trong làng tranh nhau giành hết mọi iệc. Lão à cậu Vàng, mỗi ngày ăn hết ba hào mà vẫn đói deo đói dắt. Điều ấy trở thành bi kịch cho đời lão.
Tình cảnh thật đáng thương biết bao! Vì quá thiếu thốn lão dứt tâm đành bán con chó àng - vật tri kỉ của người con trai để lại. Sau khi bán chó, lão cảm thấy hụt hẫng, tự oán trách mình vì đã trót lừa một con chó 'các nếp nhăn xe lại ép cho nước mắt chảy ra, lão hu hu khóc'. Đói khổ quả nhưng lão vẫn giữ trọ vẹn ba sào vườn cho con 'mảnh vườn là của con ta, của mẹ nó tậu thì nó hưởng'. Đói khổ, bần cùng, cô đơn ngày một thêm nặng nề, lão chỉ ăn khoai, củ chuối, sung luộc rau má.
Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo gần như là hách dịch 'rồi lão quyết định ăn bả chó để tự tử. Cái chết của lòng tự trọng, chết để tạ tội với cậu Vàng. Xót xa thay, cay đắng thay cho số phận của con người đơn hậu, hiền lành này.
Cũng giống như nhân vật lão Hạc, hình ảnh chị Dậu trong văn bản 'tắt đèn' của Ngô Tất Tố là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động nhưng bị áp bức bóc lột dã man của bọn phong kiến.
Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị là vợ của một anh nông dân nghèo kiết xác, là mẹ của ba đứa con nhỏ dại trong cái gia đình lên đến bậc nhất nhì trong hạng gia đình nghèo. Con cái thì nheo nhóc, đói rách. Vì tội thiếu suất sưu của người em họ đã chiết từ năm ngoái, chồng chị bị bọn háo lí cùm kẹp, đánh đập dã man giữa sân đình. Chị đã rất bật chạy vạy ngược xuôi để vay mượn nhưng rồi lại về không.
Như kẻ cùng đường chị Dậu đau khổ, tai họa chồng chất đè lên người đàn bà tội nghiệp. Mặc dù vậy nhưng trong chị vẫn sáng ngời những phẩm chất cao đẹp, giàu tình yêu thương, có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Được bà hàng xóm cho bát gạo nấu cháo, chị quạt cho nguội, rón rén mang đến cho chồng hỏi xem chông ăn có ngon không. Sức sống mãnh liệt và tình yêu thương chồng sâu sắc thể hiện qua việc chị đối phó với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng.
Cảm nhận về cuộc đối đầu của chị Dậu với tên cai lệ và lí trưởng
Sau khi nhiều lần van xin khẩn khoản không được, chị thay đổi cách xưng hô và lắng tên người nhà lí trưởng ngã ngào ra thềm. Chị dậu, chồng con chị cũng như hàng triệu nông dân là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. Sưu thuế dã man, ách áp bức của bọn thống trị đã cướp đi quyền sống làm người của họ.
Những người nông dân như lão Hạc, chị Dậu đều là những người nông dân lương thiện, lam luc làm ăn nhưng đều phải chịu cảnh đời cơ cực, cùng quẫn, cái nghèo đeo bám họ, chịu sự bất công bởi họ sống dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
Những cảnh đời, số phận ấy khiến ta hiểu hơn về nông thông Việt nam, con người Việt Nam xưa, cả những nỗi đau khổ, nghiệt ngã của kiếp sống. Cả những vẻ trong sáng cao đẹp của tâm hồn, lương tri con người.
Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.
Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên “cai trị” hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.
Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.
Còn trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư- người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.
Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.
Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.
Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con ngưòi.
Bài làm
- Đẹp và thật
- Ra đời trong hoàn cãnh khắc nghiệt
- Được vẽ bằng tình yêu thương và đức hi sinh của cụ Bơ-men.
- Đã cứu sống Giôn-xi.
# Học tốt #
Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ri thực sự là một kiệt tác không chỉ về nghệ thuật, em hãy nêu ý nghĩa hình tượng đặc sắc đó trong tác phẩm.
Ý nghĩa hình tượng Chiếc lá cuối cùng
Chiếc lá cuối cùng nhà văn Mĩ O Hen-ri là một trong những truyện nổi tiếng trên toàn thế giới, tác giả kể lại cuộc sống nghèo khổ của các họa sĩ lúc đó gồm họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi cùng với Bơ-men, họ đang trải qua một cuộc sống vất vả “cơm áo gạo tiền” trong một không gian chật hẹp và ăn uống thiếu thốn. Trái ngược với cuộc sống đó là tinh thần họ vẫn luôn vui vẻ, tình cảm gắn bó.
“Chiếc lá cuối cùng” tác giả gửi thông điệp về tình bạn cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy biết yêu thương nhau. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối điều quan tâm đó là làm sao cứu sống được Giôn-xi. Xiu đã phải làm việc kiếm tiền mua thuốc, chăm sóc bạn. Xiu là một người bạn thủy chung, hết lòng giúp đỡ bạn bè trong những lúc khó khăn nhất. Chỉ như vậy thôi chưa đủ bệnh viêm phổi của Giôn-xi ngày càng nặng hơn và có thể tước đi mạng sống của cô bất cứ khi nào.
Bệnh thì có thể chữa trị nhưng tinh thần thì không, Giôn-xi tuyệt vọng với cái chết đang đến gần, cụ Bơ-men đã nhận ra điều đó và chính cụ đã mang lại niềm hi vọng cho Giôn-xi. Bằng tài năng của mình, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình bức tranh cuối cùng mang lại niềm tin, hi vọng sống cho Giôn-xi.
Chiếc lá cuối cùng và sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men thật đáng trân trọng, hi sinh bản thân vì cuộc sống của người khác, qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng tác giả còn muốn nói đến mục đích cao quý của nghệ thuật trong cuộc sống. Câu chuyện đơn giản nhưng lại có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, hình ảnh chiếc lá cuối cùng chính là điểm nhấn quan trọng trong truyện giúp mang lại hi vọng, niềm tin cho Giôn-xi vượt qua bệnh tật và ca ngợi sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men.
a) Phương thức biểu đạt chính : tự sự
b) -Trợ từ: không có trợ từ trong đoạn trích
-Thán từ: " Này" ,"A"
c) Nội dung:kể cuộc trò chuyện của lão Hạc với ông giáo về việc lão ân hận vô cùng vì đã nỡ tâm lừa một con chó
a. Mở bài.
b. Thân bài.
c. Kết bài.
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi
Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi mẫu 1
Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.
Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rượi rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng.
Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre,… Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.
Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê.
Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông,… những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này.
Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Bài văn mẫu kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi mẫu 2
"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.
Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.
Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...
Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi – Dàn ý
1. Phần Mở bài
– Tuổi thơ của mỗi người có bao kỉ niệm buồn vui.
– Với em cũng vậy, em có rất nhiều kĩ niệm vui, buồn.
– Trong những kĩ niệm đó, em nhớ nhất một kĩ niệm buồn xảy ra năm em chuẩn bị vào lớp Một.
2. Phần Thân hài
a). Giới thiệu sự việc
– Vào nhừng ngày hè, quê hương em rất vui và náo nhiệt.
– Tuối thơ chúng em vui chơi thỏa thích trong những chiều hè. Các anh lớn tuổi tập trung chơi bóng đá trên bãi cỏ. Một số anh chị lại chơi thả diều. Các chị chơi đá cầu hoặc kéo co. Tiếng cười đùa vang lên thật vui.
– Em theo các anh chị đi bắt chuồn chuồn, châu chấu về cho mấy con ngan, con vịt ăn. Rồi một sự việc bất ngờ đã xảy ra.
b). Diễn biến sự việc
– Em đang cố với tay bắt một con chuồn chuồn đậu trên cành cây bên cạnh bờ ao thì dưới chân em, đất bờ ao bỗng nhiên bị sụt lỡ. Em không kịp lùi lại nên rơi tùm xuống nước.
– Em không biết bơi. Hai tay em chới với. Một chút thôi mà em uống tới mấy ngụm nước.
– Em loáng thoáng nghe tiếng ai đó trên bờ kêu cứu.
– Khi em vùng vẫy sắp chìm xuống thì có ai đó nắm tóc em kéo lên.
– Thế rồi em chẳng còn hay biết gì nữa.
– Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trong căn phòng với bốn bức tường sơn màu trắng. Xung quanh em là bác sĩ và cô y tá. Mẹ em đứng xa hơn một chút và nước mắt ngắn dài. Ba em đang đứng cạnh mẹ em.
– Suốt ngày hôm đó, mẹ luôn ở bên em. Lúc này, em mới cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.
3. Phần Kết bài
Sau khi về nhà, mẹ dặn em không nên chơi gần bờ sông, bờ ao vì chơi ở những nơi đó sẽ rất nguy hiểm.
– Em sẽ nghe lời dạy bảo của mẹ. Em tránh xa những nơi nguy hiểm.
– Đã nhiều năm rồi mà em vẫn không quên được kĩ niệm buồn thời thơ ấu của em.
Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi – Bài làm 1
Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.
Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng. chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: “Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em”. Tôi nhất quyết “Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này”. Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: “Em nín đi, anh sẽ hai cho em chùm quả đó”. Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: “Anh có đau không?” anh gượng cười, nói: “Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm”. Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân…
Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: “Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ”. Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.
Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi – Bài làm 2
Trên Trái đất này, ai cũng có những kỉ niệm vui buồn. Một kỉ niệm có thể chỉ là điều rất bình thường đối với người này nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc với người khác. Kỉ niệm mà tôi nhớ mãi là một ngày hè năm tôi lên mười.
Lần đó, cả nhà tôi tổ chức đi nghỉ mát ở biển. Đem trước ngày khởi hành, tôi thấy hơi lo, thao thức không yêu vì tôi không biết bơi. Đến ngày hôm sau, tôi đem chuyện đó kể với ông. Ông bảo sẽ dạy tôi tập bơi. Tôi đã an tâm phần nào. Nhưng khi ra đến biển, tôi lại càng run. Nghĩ đến những cảnh chết đuối trong phim, tôi sợ hãi ôm chầm lấy mẹ.
Chiều hôm ấy, ông dắt tôi ra bờ biển. Khi chạm vào nước biển, tôi có cảm giác lạnh toát người. Ra đến chỗ nước cao tới bụng tôi, ông dừng lại. Ông bảo tôi nhắm mắt lại rồi hít thở thật sâu. Tôi làm như ông bảo nhưng vẫn sợ những con sóng tung bọt đập ồ ạt vào lưng và vào mặt. Ông bảo tôi hãy cảm nhận không khí của biên. Tôi sờ tay quờ vào mặt nước và có một cảm giác man mát, dễ chịu. Xung quanh tôi là những ngọn gió lồng lộng thổi. Tôi nghe đâu tiếng chim hải âu bay lượn, rồi tiếng sóng, tiếng trẻ con cười đùa, chạy nhảy trên cát. Cảm giác thanh bình bất chợt tràn về. Khi ở thành phố, tôi rất mệt mỏi với những tiếng còi xe và nhất là không khí khói bụi. Nhưng ở biển, tôi cảm thấy thoải mái. Tôi mở căng lồng ngực và hít một hơi thật sâu. Tôi cảm nhận được mùi mằn mặn phảng phất. Tôi thấy không còn sợ biển nữa. Ông tôi bảo: “Cháu phải làm quen với nước biển, sau đó tập nổi, rồi mới học bơi được”. Nghe lời ông, tôi nga mình trong nước. Khi tôi dả cảm thấy thích thú với những đợt sóng xô đẩy, ông lại bảo:”Cháu hít thở thật sâu, sau đó thì cháu sẽ nổi được”. Tôi ra chỗ sâu đến cổ nhưng chân vẫn chạm đến cát, rồi thả lỏng cơ thể và hít thở thật sâu. Bất chợt, chân tôi không còn chạm vào cát nữa. Tôi mở mắt ra và ngạc nhiên vì thấy mình đã nổi. Tôi thích thù ôm lấy ông. Ông bảo tôi tiếp tục tập luyện. Tôi lại hít thở thật sâu, thả lỏng, hít thở sau, thả lỏng … Dần dần, tôi chỉ nhắm mắt lại và thả lỏng chân là có thể bồng bềnh nổi trên mặt nước. Không thể tả được nỗi sung sướng của tôi lúc đó.
Ngày hôm sau, tôi ra tập bơi cùng ông với một chiếc phao to. Theo lời ông hướng dẫn, tôi để hai tay lên chiếc phao rồi đạp chân nhanh và liên tục. Tôi nhìn lên bầu trời. Những đám mây trắng và ông mặt trời như đang cúi xuống mỉm cười động viên tôi tập bơi. Tôi thích thú, càng lúc càng đạp mạnh. Hai chân tôi cứ thay nhau quẫy lung tung trong nước. Rồi ông bảo tôi vừa đạp chân, vừa gạt tay như gạt nước thì người sẽ tự được đẩy lên trong nước. Tôi liền quẫy cả tay lẫn chân, không theo một trật tự nào cả. Ông vẫn để tay vào bụng tôi, nâng tôi lên gần mặt nước, chỉ đủ cho cái mặt của tôi nổi lên. Khi tôi đã bắt đầu quen với việc quẫy cả tay lẫn chân, ông đặt tôi xuống và ra xa rồi bảo tôi bơi đến chỗ ông. Tôi hơi run nhưng cố gắng lấy hết can đảm quẫy liên tục tay chân. Bỗng tôi bị chìm xuống, nước xộc vào cả mũi, tai, miệng, trà vào mắt khiên tôi thấy khó chịu và rất hoảng sợ. Tuy nhiên, tôi cứ cố gắng quẫy và không để chạm chân xuống dưới nước. Tôi cứ quẫy liên tục cho đến khi tôi không còn nhìn thấy gì nữa …
Khi tỉnh dậy, tôi đang ở khách sạn, xung quanh là bố mẹ, ông bà. Hóa ra do nhịn thở lâu quá, tôi đã ngất lịm đi. Được một ngày, tôi khỏe hẳn, ông lại dẫn tôi ra biển. Biển hôm ấy lặng sóng. Tập một hồi lâu, tôi bắt đầu biết đạp chân một cách tuần tự. Và nhất là tôi đã cảm thấy tự tin và không sợ chìm. Lúc đầu, ông còn đỡ bụng tôi nhưng lúc sau, ông thả tay ra và tôi đã bơi được.
Sau chuyến đi kì diệu ấy, tôi đã học thêm kiểu bơi ếch và kiểm bơi bướm. Tôi thật sự biết ơn ông vì ông đã tặng tôi món quà kì diệu. Ông đã giúp một cô bé không biết bơi và sợ biển thành một cô bé bơi giỏi và sẵn sang ra biển bất kì lúc nào. Món quà ông tặng tôi chính là bài học:”Cách tốt nhất vượt qua nỗi sợ là trải qua chính nó”.
Câu chuyện về những ngày đầu làm quen với nước và bắt đầu biết bơi ấy qua đi đã thật lâu nhưng tôi vẫn không bao giờ quên. Đối với tôi, kỉ niệm đó thật đẹp vì nó gắn với người ông yêu quý của tôi. Và hơn thế nữa, đó là bài học ông đã dạy tôi về cách vượt qua khó khăn và trở ngại.
Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi – Bài làm 3
Thời học sinh chắc hẳn bất cứ ai cũng có những kỉ niệm vui buồn những lần vấp ngã trong cuộc sống. Có những vấp ngã như thế ta mới thấy được những bài học mà mỗi khi sai lầm mỗi khi thất bại nó để lại cho chúng ta những bài học đắt giá như thế nào. Đối với riêng tôi tôi cũng có những khi sai lầm những khi trẻ con những khi không hiểu chuyện và gắn liền với đó là những kỉ niệm thật đẹp khiến tôi không thể nào quên. Trong số những kỉ niệm đó tôi không thể nào quên được một kỉ niệm đối với người bạn rất thân hiện giờ của tôi khiến tôi không thể nào quên được.
Người bạn mà tôi mới nhắc đến đó chính là Lan một người bạn mới chuyển đến trường tôi. Cô giáo sắp xếp cho Lan ngồi bàn kế trên tôi. Lan là một người khá thân thiện chẳng thế mà mới chuyển đến mà Lan đã bắt chuyện với tôi ngay. Chúng tôi đần tạo được mối quan hệ rất tốt với nhau. Chúng tôi cũng chưa phải là thân lắm nhưng dường như trong lớp Lan kết thân nhất với tôi. Tưởng chừng như tình bạn giữa chúng tôi sẽ ngày càng tiến triển thì không bao lâu đó một chuyện đã khiến tình bạn ấy của chúng tôi không còn được thân thiết nữa và chúng tôi không thèm nhìn mặt nhau. Chuyện đó cũng bắt nguồn từ một đứa không hiểu chuyện như tôi. Chuyện bắt đầu vào một lần kiểm tra mười lăm phút môn văn phần tiếng Việt. Tối hôm trước do tôi mải xem phim quá nên tôi không học bài cũ. Khi cô giáo nói cô sẽ kiểm tra nên tôi thấy rất run không biết nên làm sao. Tôi với lên hỏi xem Lan đã học bài chưa thì Lan trả lời là học rồi. Thế là tôi bớt run hơn tôi có thể nhờ vả vào Lan. Chúng tôi cũng được gọi là khá thân nên chắc Lan sẽ giúp tôi thôi. thế là tôi yên trí đợi Lan làm xong rồi sẽ giúp tôi thôi.
Nhưng trái với suy nghĩ của tôi là nó tuy đã làm xong nhưng vẫn không cho tôi chép. Tôi nghĩ chắc nó quên nên tôi nhắc nó nhưng nó vẫn không có thái độ gì. Cơn tức của tôi khi ấy lên đến đỉnh điểm tôi tức nó và tức cả mình sao lại kết bạn với một đứa không giúp đỡ bạn bè khi bạn gặp khó khăn như. Tôi tức lắm tự nhủ với mình không thèm nói chuyện với nó nữa. Thế là tôi không thèm nói chuyện với nó cho đến một ngày tôi bị ngã gãy chân không thể đi học được. Biết chuyện nó đến nhà tôi nới nguyện làm xe ôm cho tôi. Tôi vẫn chưa nguôi giận bảo nó lúc cần giúp thì không giúp giớ thì đến làm gì. Nó bảo việc gì tốt cho cậu tớ sẽ làm. Nghe đến đây tôi cảm thấy ngại ngùng không dám nói gì. Thế rồi nó bắt chuyện với tôi như hồi chúng tôi mới quen nhau vậy. Dặn mình không được nói chuyện với nó nhưng rồi không biết tại sao tôi tiếp lời nó một cách vô thứ. Một tuần tôi bị gãy chân cũng là một tuồn nó chở tôi di học và đối với tôi đó la những ngày tháng tôi không bao giờ quên được. Rồi cứ thế dần dần chúng tôi lại nói chuyện bình thường như trước đây. Chúng tôi quên những chuyện cũ không nhắc tới nó nữa. Tôi cũng thầm thấy vui vì mình bị đau chân vì nếu không có chuyện đó thì tôi cũng sẽ không thèm nghe tất cả mọi điều nó nói và đương nhiên chúng tôi cũng sẽ không thể có được một tình cảm thân thiết như bây giờ. Biết tôi bị đau chân nên khó tiếp thu việc học nhanh được cộng thêm việc những buổi đi viện khám lại tôi không lên lớp được nên mỗi buổi chiều nó thường đến nhà tôi để giúp tôi việc học nên chúng tôi càng thân nhau hơn. Càng nghĩ tôi càng cảm thấy mình thật là trẻ con so với nó. Kỉ niệm đó để lại cho cả hai chúng tôi những bài học rất khó quên. Chúng tôi tự hứa với nhau dù sau này có xảy ra chuyện gì đi nữa thì chúng tôi sẽ không bao giờ tránh mặt nhau mà sẽ đối diện để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng tôi.
Khi vui có nó khi buồn có nó,cuộc sống của tôi màu sắc vui vẻ hơn rất nhiều từ khi có nó. Tôi sẽ trân trọng tình bạn này,trân trọng những giây phút chúng tôi được ở bên nhau và tôi nghĩ cả đời này tôi sẽ không thể nào quên được nó quên được tình cảm trong sáng giữa chúng tôi.
Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi – Bài làm 4
Để chữa chứng nhút nhát và yếu đuối của tớ, mẹ gửi tớ vào mẫu giáo. Buổi sáng, mẹ chuẩn bị một balô đầy nhóc táo, choco – Pie, nước cam kèm mấy món đồ chơi ưa thích, tớ mới chịu đến trường. Cái lớp lá chỉ mình tớ là con gái, mít ướt sụt sùi. Tớ chui vào ngôi nhà đồ chơi bằng nhựa nắp đỏ, định ngồi im trong đó suốt buổi. Nhưng bỗng nghe một giọng hung thần: “Mày trốn chỗ này hả? Mày không được làm vậy nữa. Nhớ chưa?” Tớ sợ hãi gật đầu. Suốt buổi ra chơi, tớ phải lẽo đẽo đẩy xe ôtô, xoay đu quay cho “hung thần”. Nó tên là Huy, rất to khỏe, nếu ngồi đầu kia bập bênh, tớ phải hết sức chật vật để không bị Huy hất tung lên cao. Chơi cầu trượt, tớ nép qua một bên, nhưng nó tóm chặt tay tớ, cùng trượt băng băng lao xuống hố cát. Lần nào, sau giờ chơi, tay chân tớ cũng xây xước hoặc có vết bầm tím. Ăn cơm trưa hay bữa chiều, Huy luôn nghĩ ra một trò chơi đáng sợ để dọa dẫm, khiến tớ không dám bỏ mứa.
Thỉnh thoảng, tớ bị ốm, phải nghỉ học. Bữa sau, vừa lò dò vào lớp, Huy đã nhảy ra đón, hất cằm hỏi: “Mày trốn tao hả?”. Tớ lí nhí: “Đâu có. Thảo bị bệnh thiệt mà…”. Huy ngờ vực: “Thiệt sao? Nè, mày không được để tao chơi một mình. Mày phải đi học, nhớ đó!”.
Giờ ngủ trưa, tớ được cô giáo xếp cho nằm riêng, ngay sát chiếc quạt điện to. Một hôm, tới phiên trực của Huy. Nó đi qua đi lại, xem ai không chịu ngủ. Tớ nằm im, không nhúc nhích được vì đột nhiên bị cảm sốt. Càng lúc, người tớ càng nóng ran lên. Mà cái quạt điện vẫn chạy vù vù. Hung thần lại gần chỗ tớ. Nó khịt mũi: “Mày chưa ngủ đúng không?” “Tao ngủ rồi… ” – Tớ vội nói khẽ. “Ngủ mà nói được hả?”. Hung thần đụng nhẹ vào tay tớ, bỗng giật nảy, rụt tay lại. Rồi nó đững giữa phòng, la lớn: “Cô ơi, nhỏ Thảo bị làm sao nè!”. Cả lớp ngồi nhỏm dậy, nháo nhác. Tớ được đi cấp cứu.
Khỏi bệnh, tớ bị mẹ mắng cho một trận vì tôi bị sốt mà chết nhát, không biết đường kêu cứu với cô giáo. Mẹ cũng bảo nếu bữa đó, không được phát hiện sớm, có lẽ tớ đã chết queo vì gió quạt rồi.
Cái balô đựng đồ ăn của tớ nhét nhiều thứ hơn. Mẹ kêu đem vô mời Huy ăn cùng, vì bạn ý đã cứu mạng tớ. Hung thần ăn sạch bánh kẹo, nhưng vẫn bắt nạt tớ như thường. Một bữa, ăn nhiều đồ ngọt quá, tớ bị đau bụng. Cô giáo đi họp. Một mình, tớ băng qua vườn, chạy vào nhà vệ sinh, nhón chân đóng sập cửa. Thế nhưng, khi xoay nấm đấm để ra, thì cánh cửa không nhúc nhích. Tớ khóc ri rỉ. Đột nhiên, có tiếng gọi bên ngoài. Huy bày tớ cách bấm nút rồi xoay tay nắm. Khi tớ thoát được ra, hung thần “quạt” tớ cái tội lẻn vào nhà vệ sinh người lớn, báo hại nó tìm phát mệt.
Ngày lớp mẫu giáo chia tay để vào lớp một, Huy bỗng nói: “Thảo nè, trong lớp, tao quý mày nhất đó!”. “Quý mà sao ăn hiếp tao, làm tao khóc hoài vậy?”. Hung thần buồn buồn: “Tao cũng không biết nữa… ”
Sau này, đôi khi tớ rất nhớ Huy, người bạn ấu thơ đã dắt tớ ra khỏi nơi ẩn náu đơn độc trong ngôi nhà nắp đỏ. Phía sau cách cư sử tưởng như là thô lỗ, thường có một trái tim nhân hậu, đầy ắp quan tâm. Quan trọng là ta có nhìn ra được trái tim bị cất giấu ấy hay không mà thôi.
cố gắng lên , xã hội này toàn là trò đùa bn thật lòng thì bn thua
Truyện cô bé bán diêm” là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.
Với lối viết bay bổng, nhẹ nhàng, An-déc-xen đã trở thành nhà văn nổi tiếng của mọi người, mọi nhà, mọi thời đại.
Từ khóa tìm kiếm:
cảm nghĩ về cái chết của cô bé bán diêm, cảm nhận về cái chết của cô bé bán diêm, cái chết của cô bé bán diêm có ý nghĩa gì, cái chết của cô bé bán diêm, suy nghĩ về cái chết của cô bé bán diêm, đoạn văn về cái chết của cô bé bán diêm
Bài làm
Truyện cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.Tác phẩm khiến người đọc cảm thấy bi thương cho số phận cô bé, nhưng đồng thời qua ngòi bút nhân văn của nhà văn An-dec-xen, người đọc cảm thấy sự thanh thản với nụ cười vẫn mãi trên môi em.
# Học tốt #