K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 7 2018

 Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với không khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng. Câu chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc những vẻ đẹp truyền thống của quê hương. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó với gia đình, quê hương, trung thành với cách mạng. 

Tác phẩm được xây dựng theo kết cấu truyện ngắn hiện đại: là mạch hồi ức của anh tân binh Việt, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nối kết một cách tự nhiên tình cảm gia đình – quê hương – cách mạng. Không gian giàu kịch tính và thời gian nghệ thuật của tác phẩm tạo nên sự đan cái của những câu chuyện kể không theo trình tự tuyến tính mà có sự sắp xếp hợp lý, tạo ra sự liên tưởng nhiều chiều. Xoay quanh nhân vật trung tâm là hai chị em Chiến và Việt còn là hệ thống hình tượng nhân vật gắn bó với nhau trong tình ruột thịt, có những nét bản chất thống nhất như chảy ra trong cùng huyết thống, nhưng mỗi người một vẻ không ai giống ai. Chính những nét tiêu biểu đó đã góp phần tái hiện thành công phẩm chất đáng quí của những con người quê hương Nam bộ giàu lòng yêu nước, căm thù giặc, giúp người đọc hiểu rõ hơn về một thời đại hào hùng và giá trị nhân bản của cuộc kháng chiến chống Mỹ. 

Những nhân vật trong gia đình được giới thiệu gắn với hình ảnh thân thương của quê hương và những kỷ niệm cụ thể thời thơ ấu dữ dội của anh tân binh Việt. Chiến đấu giữa bầy giặc Mỹ, bị thương, lạc đồng đội, người chiến sĩ ấy giữa cơn mê tỉnh chập chờn đã nhớ về những hình ảnh thân thương nhất từ thời ấu thơ. Dường như đó chính là nguồn sức mạnh giúp anh vượt qua cái chết tìm về sự sống, tìm về đồng đội. Những con người trong gia đình Việt gắn với hồi ức thiêng liêng và cảm động làm sống dậy cả một quá khứ yêu thương và căm thù: chị Chiến, má, chú Năm. Hiểu theo một nghĩa rộng, đó cũng là những đứa con trong gia đình lớn: cách mạng. 
Tất cả những con người ấy cùng giống nhau ở lòng căm thù giặc sâu sắc, vì những tội ác mà chúng đã gây ra với người thân trong gia đình. Gắn bó với mảnh đất quê hương, những con người ấy còn giàu tình nghĩa, trung thành với cách mạng bởi cách mạng đã đem lại cho họ sự đổi đời thật sự. Dường như anh chiến sĩ Việt đã thừa hưởng được từ thế hệ đi trước, chú Năm và má, hành động dũng cảm gan góc và lòng say mê khao khát được đánh giặc. Trong các nhân vật được tái hiện, chú Năm và má được khắc hoạ với những nét riêng độc đáo. 

Chú Năm thể hiện đầy đủ bản tính tự nhiên của người nông dân Nam bộ hiền lành chất phác, giàu cảm xúc mơ mộng nội tâm. Một người từng trải qua đắng cay của cuộc đời làm mướn trước cách mạng, để thành bản tính ít nói. Đau thương hằn sâu từ cuộc đời gian khổ và với tư cách chứng nhân của tội ác của thằng Tây, thằng Mỹ và bọn tay sai phải chăng đã làm nên nét đa cảm trong gương mặt với đôi mắt lúc nào cũng mở to, mọng nước.Chất Nam bộ rặt trong con người ông thể hiện qua việc hay kể sự tích cho con cháu, và kết thúc câu chuyện thể nào cũng hò lên mấy câu. Néy đặc biệt độc đáo ở người đàn ông này là có sổ ghi chép chuyện gia đình. Cuốn sổ ghi đầy đủ những chuyện thỏn mỏn của nhiều thế hệ, như minh chứng cho tấm lòng thuần hậu của ông. Đoócòn là những trang ghi chép tội ác của kẻ thù gây ra, những chiến công của từng thành viên, như một biên niên sử. Bản thân ông cũng chính là một trang sử sống, khi gửi gắm, nhắn nhủ cho hai chị em Chiến và Việt: “chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó…”. Nhân vật đã thể hiện vẻ đẹp của tấm lòng sắt son, ý thức trách nhiệm của thế hệ đi trước. 

Má của Chiến và Việt là hội tụ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Nam bộ anh hùng trong kháng chiến. Những ấn tượng tác giả để lại đậm nét trong người đọc về nhân vật này là về tính gan góc từ khi còn là con gái. Người đàn bà hết lòng thương yêu chồng con ấy đã phải trải qua thời khắc dữ dội khi kẻ thù chặt đầu chồng, nhưng má đã vượt lên đau thương để nuôi dạy đàn con khôn lớn trưởng thành. Hình ảnh người mẹ ấy đối mặt với họng súng quân thù như gà mẹ xoè cánh che chở đàn con, khiến kẻ thù phải run sợ trước đôi mắt của người vượt sông vuợt biển. Nuôi con và cả con của đồng chí, má là hiện thân của vẻ đẹp gan góc được tôi luyện trong đấu tranh, với đức hy sinh vô bờ bến lặng thầm, tảo tần lam lũ, đau thương chôn kín trong giọt nước mắt lặng lẽ kín đáo. Trong tâm hồn người phụ nữ ấy là tình yêu lớn lao, ý chí bất khuất kiên cường và cả tinh thần dám hy sinh, đổi mạng sống vì cách mạng. 

Hai chị em Chiến và Việt đã được thừa hưởng tất cả những vẻ đẹp của thế hệ đi trước, tính cách được tạo nên từ truyền thống gia đình, từ hoàn cảnh đặc trưng: thương cha má, cùng chung lo toan công việc cách mạng, giàu tình nghĩa với quê hương. Không phải ngẫu nhiên hai chị em đã cùng xung phong tòng quân một ngày, để trả mối thù cha bị chặt đầu, má bị trái cà nông quân thù sát hại. Trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến

7 tháng 7 2018

một ngày sinh nhật thôi nhớ

6 tháng 7 2018

mik nghĩ là 65 đó bạn

7 tháng 7 2018

NGHĨA LÀ TÍCH CỦA CẠNH HUYỀN NHÂN VỚI CHÍNH NÓ BẰNG TÍCH CỦA TỔNG CỦA 2 CẠNH GÓC VUÔNG NHÂN VỚI CHÍNH NÓ

SORRY, HƠI KHÓ HIỂU BẠN NHÉ T_T

7 tháng 7 2018

Bạn ơi, đề là nêu cảm nghĩ có nghĩa là nêu suy nghĩ của mình ý chứ cái bạn nêu là định nghĩa r :)

6 tháng 7 2018

Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Nhà thơ xưng "con - Bác", một cách xưng hô rất giản dị, mộc mạc mà gần gũi yêu thương chan chứa bao tình cảm, thân thương kính trong Bác Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy, Bác là một con người rất hòa đồng, gần gũi. Chính vì vậy, Nhà thơ tố Hữu có viết "người là cha, là bác, là anh".

Con ở miền nam ra thăm lăng Bác

Còn mang một sắc thái, đày xúc động khi nhà thơ đi từ miền Nam ra thăm Bác. Mơi mà Bác trước lúc lâm chung trái tim luôn hướng về miền Nam ruột thịt. Ở đây có biết bao đồng bào ta đang chiến đấu anh hùng hi sinh vì Tổ Quốc, vì đất nước.

Câu thơ đầu gọn như một lời thông báo nhưng lại chứa chan bao tình cảm, xúc động bồi hồi của tác giả đối vợi vị cha già kính yêu của dân tộc. Và trong cái mênh mang sương mù của mùa thu Hà Nội, qua con mắt thi nhân của Viễn Phương, ta thấy một "hàng tre" Việt Nam. 

Đến với Bác, đến với hàng tre, ta như đến với quê hương làng mạc, đến với nơi nhà tranh âm vang lời ru của bà của mẹ. Nói đến cây tre là ta nghĩ tới đất nước, tới con người Việt Nam với bao đức tính cao quý nhất, trong sáng nhất.

Hình ảnh nhân hóa hàng tre "bão táp mưa sa đứng thẳng hàng" còn là biểu tượng bất diệt của con người Việt Nam hiên ngang kiên cường, bất khuất bền bỉ. Màu xanh của tre chính là màu xanh của sức sống Việt Nam, màu xanh của hy vọng, hạnh phúc và hòa bình. Đây quả là một ý thơ rất độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Thán từ "Ôi" để diễn tả cảm nhận của nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre trước lăng và Viễn Phương đã viết một hình ảnh ẩn dụ rất tài tình.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Cũng là mặt trời nhưng "mặt trời" ở câu thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ ngày ngày tỏa sáng đem sự sống cho muôn loài vạn vật, nó cũng có lúc quặt quẹo, u ám. Còn "mặt trời" của nhân dân Việt Nam  "mặt trời" trong lăng thì vẫn luôn chiếu ánh sáng vĩnh hằng. Bác chính là mặt trời tỏa tia sáng soi rọi con đường giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến thắng lợi. Dù

Bác đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn trường tồn, soi đường, dẫn lối cho dân tộc ta đứng ra hòa nhịp với gần trăm triệu bàn chân Việt Nam, hàng triệu bàn chân thế giới. Viễn Phương bùi ngùi, xúc động bước vào:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân

Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa dân lên Người. "Bảy mươi chín mùa xuân", bảy mươi chín năm cống hiến, hi sinh hết mình đối với dân tộc và nhân dân ta. Và quả thật, Bác chính là mùa xuân và mùa xuân ấy đã làm cho cuộc đời người dân Việt Nam nở hoa.

Điệp ngữ "ngày ngày" vừa thể hiện một quy luật của dòng người vào lăng viếng Bác vừa thể hiện một quy luật tự nhiên của tạo hóa. Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn vào trong lăng lúc nào không hay.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

Bác đang nằm đây, ngay trước mắt nhà thơ, hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng sáng "dịu hiền", mát mẻ mà ẫn trong sáng ngời ngời. Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, chưa rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi.

Bác không bao giờ mất, Bác sống mãi với dân tộc ta, trong mỗi cuộc đời, trong mỗi sự việc mà chúng ta làm vì độc lập, tự do, vì xã hội chủ nghĩa. Ta biết thế, ta nghĩ thế nhưng sao tim ta vẫn "đau nhói", mắt ta vẫn trào dâng khi ta nhận ra rằng: Bác đã không còn nữa.

Khổ thơ thứ hai và thứ ba là một chuỗi hình ảnh vũ trụ: trời xanh, vầng trăng, mặt trời lồng vào nhau để ca ngợi tầm vóc to lớn của Bác. Ngang tầm với vũ trụ rộng lớn, bao la đồng thời thể hiện lòng tôn kính, kính trọng của nhà thơ đối với Bác.

Cuộc vui nào cũng có lúc phải kết thúc và cuộc hành trình vào lăng viếng Bác của nhà thơ cũng đã hết, đã đến lúc tác giả phải nói lời tạm biệt:

Mai về miền nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này

Nếu mở đầu bằng chi tiết "con ở miền nam ra thăm Bác" thì hết thúc lại bằng: "mai về miền nam thương trào nước mắt" . Đây là giờ phút chia tay với Bác, tâm trạng của nhà thơ đầy niềm cảm thương xen lẫn bùi ngùi, lưu luyến.

Tình thương xót dồn nén giữa tâm hồn làm nảy sinh bao ước muons: "muốn làm con chim", "muốn làm đóa hoa" và đặc biệt là làm "cây tre trung hiếu" để canh giấc ngủ của Bác. 

Điệp ngữ 3 lần "muốn làm" để thể hiện  dòng khát khao mãnh liệt của nhà thơ muốn gần Bác mãi mãi.

Bằng tất cả tình yêu thương chân thành, Viễn Phương gợi hết những cảm xúc của mình qua những vần thơ. Thể hiện cảm xúc chân thành, ước nguyện giản đơn, lòng tôn kính đối với Bác. Rất nhiều năm tháng đã trôi qua, nhưng mỗi thế hệ con người Việt Nam khi đọc lại bài thơ "viếng lăng Bác" này đề có những khung bậc cảm xúc khác nhau, đón nhận vào tâm hồn mình một ánh sáng, tư tưởng, đồng thời cũng thấy vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tỏa ra từ chính tâm hồn, tri thức và trái tim của Bác.

6 tháng 7 2018

Như chúng ta đã biết Hồ Chí Minh-nhà lãnh tụ vĩ đại, niềm tự hào của dân tộc từ lâu đã là đề tài muôn thuở của các nhà thơ nhà văn. Trong số đó phải kể đến tác phẩm Viếng Lăng Bác được in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” của Viễn Phương, đó là một bài thơ vô cùng xúc động, bài thơ là tấm lòng thành kính sót thương vô hạn của nhà thơ nói riêng và cũng chính là của đồng bào miền Nam đối với người hùng, vị cha già kính yêu của dân tộc.

Thật vậy, Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay cả trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường. Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976 khi đất nước đã thống nhất, bài thơ chính là tình cảm, niềm mong mỏi là ước nguyện của nhà thơ cũng như các chiến sĩ và đồng bào miền Nam khi ra thăm lăng viếng Bác.

Mở đầu bài thơ chính là cảm xúc của bài thơ khi đến thăm lăng Bác, đó là tình cảm của một người con đã đi từ một nơi rất xa cả về không gian và thời gian, giờ đây giờ phút được trở về bên Bác đã được diễn tả sâu sắc trong qua khổ thơ

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Câu thơ mở đầu như một lời tự sự, một lời thông báo giản dị nhưng chứa đựng biết bao điều. Miền Nam nơi đầu tuyến của tổ quốc nơi đã có không biết bao vị anh hùng đã ngã xuống, vì thế đây không đơn thuần là đi chiễm ngưỡng di hài của một vĩ nhân mà chuyến đi này còn chính là tìm về cội nguồn, về để báo công với Bác, về để được Bác ôm vào lòng.Ở đây nhà thơ xưng bằng tiếng con, cách xưng hô thật gần gũi thân thiết nhưng vẫn hết mực thành kính, thiêng liêng. Lời thơ còn ẩn chứa nỗi niềm ra thăm Bác, nhà thơ không nói viếng mà là thăm bởi lẽ đây chính là cách nói giảm nói tránh để giảm nhẹ nỗi đau thương rằng Bác vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân miền Nam, trong lòng mỗi người con Việt, đó cũng chính là niềm xúc động sau bao năm xa cách của tấm lòng người con về thăm cha, về thăm nơi Bác nằm để thỏa lòng khao khát mong nhớ bấy lâu. Ấn tượng đầu tiên mà tác giả quan sát được, cảm nhận được chính là hình ảnh hàng tre trong sương biết bao sức sống “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

Suy nghĩ về bài thơ Viếng lăng Bác

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”

Sự xuất hiện của hàng tre trước không chỉ là hình ảnh hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam mà đó còn là hình kiên cường bất khuất chủa nhân dân Việt Nam dù có khó khăn, gian khổ nhưng nhân dân ta vẫn trường kì chiến đấu anh dũng, không bao giờ chịu khuất phục vẫn luôn “đứng thẳng hàng”,vẫn luôn đoàn kết đấu trnh tới cùng vì sự nghiệp vĩ đại của tổ quốc. Chỉ một khổ thơ ngắn thôi nhưng đã nói nên được biết bao những cảm xúc chân thành thiêng liêng của nhà thơ cũng như của nhân dân đối với Bác.

Sang đến khổ hai chính là những cảm xúc trân thành của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân…

Nhà thơ đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh khi khi so sánh Bác với mặt trời. Hình ảnh mặt trời đi qua trên lăng đó là mặt trời của thiên nhiên, là cội nguồn của sự sống là sự bất tử vĩnh hằng. Còn hình ảnh mặt trời trong lăng chính là hình ảnh của Bác, nếu như không có mặt trời thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ không tồn tại sự sống, dân tộc Việt Nam cũng như vậy nếu như vậy, Bác chính là mặt trời tỏa sáng soi sáng sưởi ấm cho nhân dân, dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc giành tự do, đó cũng chính là niềm tự hào của dân tộc Việt khi có Bác. Cũng như vậy nhà thơ lấy hình ảnh đoàn người ngày ngày vào lăng viếng Bác đó là hình ảnh đều đặn của con người Việt Nam, những dòng người lặng trĩu từ khắp mọi miền tổ quốc đã về đây lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác “Dòng người đi trong thương nhớ”.Đoàn người kết thành tràng hoa bất tận dâng người 79 mùa xuân, “tràng hoa” ở đây theo nghĩa thực lànhững bông hoa tươi thắm kết thành vòng hoa được những người con khắp nơi trênđất nước và thế giới về thăm dâng lên Bác để bày tỏ tình cảm, tấm lòng nhớthương, yêu quý, tự hào của mình hay tràng hoa ấy còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người đang xếp hàng mỗi ngày viếng lăng Bác nối đuôi nhau kết thành tràng hoa bất tận để dâng lên người 79 mùa xuân, 79 năm cuộc đời. Hình ảnh chính là lòng biết ơn sâu sắc, thành kính của nhân dân đối với vị cha già kính yêu.

Ngoài lăng là vậy khi vào trong lăng, không khí thật trang nghiêm như ngưng đọng cả không gian lẫn thời gian, sự yên tĩnh trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo của không gian trong lăng đã dược miêu tả qua khổ thơ:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủbình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền.Hình ảnh Bác giấc ngủ bình yên, giữa một vầng trăng sáng dịu hiền câu thơ thực và mộng gời nhiều liên tưởng. Vầng trăng ấygợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Đúng là Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấuhiểu và yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy! Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh chính hình ảnh thiên nhiên tồn tại vĩnh hằng và mãi mãi cũng giống như Bác vẫn còn mãi với non song đất nước nhưng sao vẫn còn nghe nhói ở trong tim. Đó chính là nỗi đau quặn thắt, nỗi đau mất mát tột cùng trong tim, nỗi đau không thể diễn tả thành lời, nỗi đau ấy không chỉ của riêng tác giả mà còn là nỗi đau của triệu đồng bào triệu trái tim Việt Nam.

Cuối cùng cảm xúc dâng trào sau giây phút ngắn ngủi bên người, để mai trở về miền Nam, những ước nguyện muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật nơi đây để mãi được ở bên Người

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”,”đóa hoa”,”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Thương trào nước mắt đó là một tình cảm rất thực không chỉ ở nhà thơ mà bất cứ ai đến viếng Bác. Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanh lăng. Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” để có thể canh giữ giấc ngủ cho người. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơcuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọnvẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác. Bài thơ Viếng lăng Báckhép lại mà lòng biết bao lưu luyến nhớ thương, không muốn rời xa.

Tóm lại bằng sự sử dụng thành công các biện pháp tu từ, sự trân thành từ đáy lòng nhà thơ bài thơ đã thể hiện được niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào đau xót của nhà thơ nói riêng và của toàn dân tộc Việt Nam nói chung đối với vị cha già đáng kính của dân tộc.


 

6 tháng 7 2018

=14

chúc bn hok tốt

6 tháng 7 2018

\(3+6+5=14\)

học tốt

5 tháng 7 2018

HOANG ANH GIA LAI              HAGL

CAU LAC BO HA NOI                  HNFC

CAU LAC BO THANH PHO HO CHI MINH                        TPHCM

BEAMEX BINH DUONG                             BFC

SHB DA NANG                 SHBDN

SO XO KIEN THIET CAN THO     SXKTCT

SALA KHANH HOA BVN                SALAKHBVN

FLC THANH HOA                               FLCTH

CAU LAC BO HAI PHONG                  HPFC

SONG LAM NGHE AN                  SLNA

SAI GON                               SGFC

CAU LAC BO QUANG NAM                              QNFC

CLB THAN QUANG NINH                  TQN

U 17 SONG LAN NGHE AN         U17SLNA

U17 SHB DA NANG                   U17 SHBDN

U17 HOANG ANH GIA LAI             U17HAGL

U17 HA NOI                                    U17HNFC

U17 SALA KHANH HOA BVN               U17KHBVN

U17 THANH HOA                             U17TH

5 tháng 7 2018

ngu vailozz :) ko bk lên gg tra ak :) trang này dell cho spam nhá :))

vs bn 0đ hỏi đáp tk dell lên điểm đâu nhé :)) và dell ai cần bn tk âu :)) 

mk rất cần bn đọc cmt nek và tìm hiểu kĩ nội quy tk trc khi spam nhá :)) ♥♥♥

5 tháng 7 2018

100 điểm nhé bạn

5 tháng 7 2018

hớ , hớ ,.... đấy mà là tục ngữ 

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Nam mô A Di Đà phật , Nam mô A Di Đà phật ,...

Con lấy chín phương đông , con lạy mười phương bắc 

Mong sao cho linh hồn con bạn con được siêu thoát !

Ting ,ting,ting ,...

5 tháng 7 2018

Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người đều có những thầy cô giáo mà đi suốt cả cuộc đời có lẽ ta không bao giờ tìm thấy những người như họ. Họ là những người tận tâm tận tụy với nghề lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những học sinh yêu quý của mình. Tôi cũng có một giáo viên chủ nhiệm như thế và có lẽ trong suốt cuộc đời tôi sẽ không thể nào quên được cô.

Đó là cô An, một cô giáo còn rất trẻ, cô dậy môn văn. Ngày đầu tiên khi cô vào dậy lớp tôi cô mặc một chiếc áo dài màu trắng, trông cô thật trẻ trung và năng động. Cô dành một tiết đầu tiên để làm quen với lớp và tự giới thiệu về bản thân mình. Ngay từ những tiết học đầu tiên, cô đã cho tôi một quan niệm hoàn toàn khác về môn văn. Môn văn đối với tôi từ trước cho đến nay là một môn cực kì khó nhưng mỗi lời cô giảng giải khiến tôi như được bước vào một thế giới khác, một thế giới mà tôi có thể thỏa sức tưởng tượng và cho tôi biết thêm về tình yêu thương về tình cảm về mọi mặt trong xã hội. Cô không hắt hủi hay chê bai những đứa học kém như tôi mà thậm chí cô còn luôn quan tâm chỉ bảo một cách tận tình.

Trước đây sinh hoạt có lẽ là giờ mà bọn tôi sợ nhất nhưng kể từ khi có cô thì nó không còn đáng sợ như vậy nữa, nó là giờ mà chúng tôi lại tiếp tục được giao lưu bên cạnh đó thì cô cũng khuyên những bạn còn học kém phải phấn đấu hơn. Nhiều lúc tôi đã từng nghĩ nếu như suốt đời học sinh của tôi được học văn cô được cô làm chủ nhiệm thì hay đến mấy và có lẽ đó cũng là hy vọng của tất cả đám học trò chúng tôi. Có lẽ điều làm tôi không thể nào quên được ở cô còn là một kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi. Đó là một lần thi cuối lì môn văn tôi được một con hai tròn trĩnh và cô yêu cầu tất cả lớp phải mang về cho bố mẹ kí vào. Điều này đối với tôi như một tiếng sét ngang tai bởi vì tôi đã hứa với ba mẹ là lần này điểm thi sẽ trên trung bình. Không thể để cho bố mẹ biết điều này được và trong đầu của một đưa trẻ no nót như tôi nảy lên một suy nghĩ sai trái.

Tôi quyết định đi lục lọi lại những quyển sổ mà bố tôi đã kí và học theo nét đó rồi kí lại. Tuy không được giống cho lắm nhưng tôi vẫn mạnh tay kí bừa ra sao thì ra. Hôm sau tôi vẫn nộp như bình thường và không thấy cô nói gì nên trong lòng tôi cảm thấy lâng lâng vui sướng. Tan trường tôi đang rảo bước thì bỗng nghe tiếng ai đó hỏi đằng sau “Khánh ơi đợi cô với”. quay lại đằng sau thì ra đó là cô An. Thì ra cô đã biết đó không phải là chữ kí của ba tôi. Tôi không nói gì mà chỉ biết khóc òa lên vì sợ hãi. Cô ôm tôi vào lòng không một lời trách phạt. Cô nói sẽ không để chuyện này cho bố mẹ tôi biết với một điều kiện là trong kì thi cuối kì tôi phải đạt được điểm khá. Điều này đối với tôi thật khó nhưng vì sợ ba nên tôi đàng gật gù đồng ý.

Chẳng mấy chốc kì thi cuối kì đã gần tới tôi đang không biết xoay xở thế nào thì chiều hôm đó cô đến với một số tài liệu trên tay và cô nói sẽ kèm tôi học. Kì thi cuối kì đã tới và một tuần sau cô An thông báo điểm, tôi đã thực sự rất bất ngờ và không tin nổi vào mắt mình là một điểm chín đỏ chói. Tôi cảm ơn cô rất nhiều và từ đó trở đi tôi môn văn trở thành một môn mà tôi rất thích. Cô chính là người mẹ thứ hai của tôi và nếu không nói quá thì cô chính là người mang đến cho tôi một cuộc sống mới hoàn toàn khác. Cô không phải là người sang trọng hay quý phái gì mà cô rất gần giũ, giản dị như chính những đứa học sinh mà cô đang dậy vậy và chính điều đó đã khiến cho những đứa học sinh nghèo như chúng tôi cảm thấy yêu thương cô đến kì lạ. Cô cũng có một cuộc sống không mấy khấm khá gì khi con phải nuôi một người em đang học đại học nhưng mỗi khi chúng tôi nghỉ phép cô luôn đến thăm động viên an ủi và luôn đem theo khi là hộp bánh khi là hộp sữa. Cô giáo tôi là như thế đấy chân thành và mộc mạc đến lạ thường.

Những bài học lời dăn dạy của cô tôi sẽ không bao giờ quên được. Hình ảnh cô và những lời nói ân cần cô chỉ bảo chúng tôi sẽ luôn khắc ghi trong tâm trí tôi.

5 tháng 7 2018

Cho đến giờ tôi vẫn không thể quên được cô Thanh Mai, cô giáo đã dìu dắt tôi trong suốt những năm lớp một, lớp hai. Đối với tôi, cô giống như người mẹ thứ hai vậy.

Hình ảnh của cô tôi còn nhớ như in. Dáng cô hơi gầy, cao dong dỏng. Mái tóc đen óng, xòa ngang vai. Cô có khuôn măt trái xoan, rất xinh. Nhưng tôi nhớ nhất là ánh mắt dịu dàng, chứa đầy tình yêu thương của cô.
Nhớ lại hồi mới bước vào lớp một, tôi còn là một cô bé rụt rè, nhút nhát. Lúc đó, tôi chỉ biết ngồi một chỗ, chẳng dám nói chuyện hay vui đùa với ai. Và rồi cô đến bên tôi, an ủi động viên tôi làm quen với các bạn. Giọng nói của cô thật nhẹ nhàng. Và tôi đã có thể hoà đồng với các bạn.
Hồi đó, tôi vẫn còn quá bé, chỉ thấy cô sao mà giống cô tiên trong truyện cổ tích thế. Lúc nào cô cũng nở nụ cười với tôi, ánh mắt cô như động viên tôi. Những lúc tôi có chuyện buồn, cô lại đến bên an ủi tôi, cô luôn biết cách làm tôi vui hơn. Rồi có khi tôi mắc lỗi, cô cũng không mắng mỏ gì mà chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở.
Chính vì vậy mà tôi vô cùng yêu quý cô. Có chuyện gì buồn hay vui, tôi đều kể cho cô nghe. Tôi vốn luôn cố gắng học thật tốt, thật ngoan để cô vui lòng. Thật vui biết bao mỗi lần được nghe cô khen.
Nhưng có một chuyện mà tôi luôn nhớ mãi. Hồi đó tôi mắc một khuyết điểm, đó là chữ tôi vô cùng xấu. Lúc nào tôi cũng bị điểm kém môn chính tả. Cô giáo đã nhiều lần nhắc nhở nhưng tôi vẫn cứ chứng nào tật ấy. Cô giáo đã rất buồn và tôi nhận ra điều đó trong mắt cô. Tôi thấy mình đã có lỗi rất lớn, đã làm cho cô buồn. Tôi rất hối hận. Vậy là từ đó, tôi quyết tâm luyện chữ cho thật tốt. Và rồi chữ tôi đã được xếp vào hàng nhất nhì trong lớp. Thấy tôi tiến bộ, cô cũng rất vui.
Rồi còn biết bao kỉ niệm đối với cô. Cô đã dạy cho tôi rất nhiều điều hay lẽ phải. Đương nhiên tình thương của cô không phải chỉ dành cho riêng tôi mà cô coi tất cả học sinh chúng tôi như là con của mình vậy. Cô rèn cho chúng tôi những thói quen tốt và sửa cho chúng tôi những thói quen xấu. Chưa bao giờ cô nói gắt với chúng tôi một lời nào, bao giờ cô cũng dịu dàng chỉ bảo chúng tôi.

Cho đến một ngày, vua Dionysius cảm thấy chán nản với những lời ca tụng đó và đề nghị cho Damocles ngồi lên ngai vàng trong một ngày, tất nhiên ông ta đồng ý ngay lập tức. Ngay hôm sau, khi đang tận hưởng quyền lực và sự giàu có, Damocles chợt nhìn lên trần và thấy một thanh gươm được treo bằng sợi lông đuôi ngựa ngay trên đỉnh đầu mình.

Cảm giác sung sướng lập tức chuyển thành sự sợ hãi tột độ, lúc này Damocles mới hiểu rằng khi ai đó ngồi lên chiếc ngai vàng này thì hằng ngày, người đó sẽ phải đối diện với những điều vô cùng đáng sợ, và những điều tiếp theo hẳn là bạn đã có thể đoán ra được rồi đúng không?

 Kỉ địa chất :Trong địa chất học, một kỷ hay một kỷ địa chất là một đơn vị thời gian trong niên đại địa chất được định nghĩa như là sự mở rộng của một khoảng thời gian liên tục, trong đó các đại địa chất được phân chia thành các khung thời gian nhỏ hơn, dựa trên một số sự kiện được đánh giá là quan trọng trong lịch sử Trái Đất; tương tự như các liên đại được phân chia thành các đại.

 FAO :Tổ chức lương nông của Liên hợp quốc ( Food and Agriculture Organization)

UNICEF:Quĩ nhi đồng Liên Hiệp Quốc ( United Nations Children's)

K CHO MÌNH NHA !