K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phải biết sống có ý tứ. Phải sống khôn ngoan. Phải biết ứng xử một cách văn minh. lịch sự, sống có nhân cách văn hóa. Muốn thế thì phải “học”: “Học ăn, học nói, học gói, học mở’. Có nhiều điểu phải “học”, nhưng điều trước hết là học cách ăn nói trong giao tiếp, ứng xử, phải biết “liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”. “Học ăn, học nói, học gói, học mở’’ để tránh thô lỗ, tục tằn trong ứng xử. Vì thế mới có câu ví, câu ca:

“Đất tốt trồng cây rườm rà,

Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.

Đất xấu trồng cây khẳng khiu,

Những người thô tục nói điều phàm phu ”

26 tháng 4 2021

Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.

26 tháng 4 2021

bạn tham khảo nha : https://olm.vn/hoi-dap/detail/105599571837.html

26 tháng 4 2021

Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đó là tình yêu thương, đồng cảm giữa con người với nhau. Điều đó đã được khẳng định qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Ý nghĩa của câu tục ngữ xuất phát từ một thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thường sử dụng những chiếc lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn... Nhưng chiếc lá lại mềm mỏng, dễ rách. Vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Ông cha ta đã mượn hình ảnh trên để nói về cách ứng xử trong cuộc sống của con người. Người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn sẽ giúp đỡ những người khó khăn.

Câu tục ngữ xuất phát từ tấm lòng yêu thương đồng loại:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Đó cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh cho câu tục ngữ trên. Quá khứ vẻ vang đã khắc tên dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau để đánh bại hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một ví dụ cụ thể nhất là trong năm 1945, khi cả nước phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng. Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh với động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no”. Các hũ gạo cứu đói đó đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Trở về với hiện tại, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” lại càng được nâng cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương” - mỗi câu chuyện về một cặp lá chưa lành sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những cặp lá lành trên khắp cả nước. Ngay trong năm 2020 - một năm đầy biến động khi đất nước phải chịu ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo, thất nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Hàng trăm tấn nông sản của bà con nông dân được người dân cứu trợ thành công. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình… Mỗi người dân đều đã đóng góp một phần nhỏ để giúp đỡ “những chiếc lá chưa lành” với tinh thần “không ai bỏ lại phía sau”.

Bên cạnh đó, vẫn có không ít những cá nhân sống vô cảm, thờ ơ với nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của bản thân. Các doanh nghiệp làm hàng giả, hàng kém chất lượng mà không nghĩ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhiều người lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán khẩu trang, các mặt hàng nhu yếu phẩm… Đó là những hành vi đáng lên án, cần tránh xa. Vậy nên, bản thân mỗi học sinh hãy biết sống yêu thương mọi người xung quanh. Những hành động nhỏ bé như ủng hộ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn… cũng đã thể hiện được tấm lòng nhân ái.

Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến những ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ của mỗi người. Hãy coi đó là một lời khuyên để bản thân cố gắng rèn luyện và trở nên ngày một tốt đẹp hơn.

26 tháng 4 2021

*Tham khảo trên Internet

25 tháng 4 2021
Kiểu câuCông dụngHình thức 
Câu nghi vấn (câu hỏi)Chức năng chính: để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn thực hiện các chức năng khác như để chào xã giao (Bác đi đâu đấy ạ?, Chị có khỏe không ạ?…), để cầu khiến, ra lệnh (Bạn có thể giúp tớ đóng cửa sổ được không?), để đe dọa, để khẳng định/phủ định, để bộc lộ cảm xúc (“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”).Hình thức: thể hiện thông qua các từ để hỏi như: à, ư, này, chưa, không, có không, khi nào, ở đâu, vì sao…và có dấu chấm hỏi cuối câu. 
Câu cầu khiến Chức năng chính: để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh… ai đó làm gì. Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…hoặc cuối câu có dấu chấm than hoặc câu có ngữ điệu cầu khiến. 

Ví dụ: Bạn hãy giữ gìn sức khỏe. Chúng ta cùng làm việc nào. 

Câu cảm thánChức năng chính: để bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…(Nam Cao – Lão Hạc)

Dấu hiệu nhận biết: có các từ cảm thán như trời ơi, than ôi, ôi, thương thay...hoặc cuối câu có dấu chấm than. 
Câu trần thuật
 
Đây là kiểu câu phổ biến nhất trong giao tiếp. Nó có chức năng chính là kể, tả, thông báo, giới thiệu…Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện một số chức năng khác như yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc…

Ví dụ: Ngày hôm qua tôi gặp một chuyện buồn.

Hoặc câu: Tôi thấy phòng này rất nhỏ, anh không nên hút thuốc ở đây. 

Kết thúc câu là dấu chấm câu. 

Học sinh lưu ý trường hợp đặc biệt của câu trần thuật là câu phủ định. Câu phủ định là câu có từ phủ định (không, chẳng, chưa, đâu có, đâu…). 

Có 2 kiểu câu phủ định: câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ. 

Một số mẫu câu thể hiện ý nghĩa phủ định: 

– A gì mà A (Học giỏi gì mà học giỏi.) 

– Làm gì có A. (Làm gì có chuyện như anh nói). 

(trong đó A là một cụm từ) 

25 tháng 4 2021

Tham khảo:

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

@Cừu

Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị căn bản được hình thành và phát triển trong quá trình lâu dài tạo nên sức mạnh tinh thần cho mỗi dân tộc. Do vậy, chúng cần được bảo lưu, giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ. Ta có thể tìm hiểu và say mê các truyền thống lịch sử, các phong tục tập quán giống như chàng Việt Kiều, để thể hiện niềm say mê của mình đối với văn hóa dân tộc thông qua cuốn sách ''Jonh đi tìm Hùng''. Hay chỉ đơn giản là tham gia tích cực vào các lễ hội được tổ chức hàng năm: Hội Lim, Hội Gióng, Hội Đền Hùng,... Các phong tục làm bánh Chưng ngày Tết, làm bánh Trôi bánh Chay, tục xông đất, hái lộc đầu năm. Tất cả đều là những tập quán, phong tục, các sinh hoạt văn hóa của dân gian từ lâu đời được gìn giữ cho tới tận nay. Thậm chí, Đảng và Nhà Nước ta còn không ngại đầu tư tiền bạc vào việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, khôi phục lại các lễ hội truyền thống,... Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số người, đặc biệt là giới trẻ ngày nay đang có biểu hiện quay lưng lại với các văn hóa của dân tộc ta. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống cả hai mặt tinh thần và giá trị nhưng lại đề cao những giá trị văn hóa được du nhập từ nước ngoài vào qua việc thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Vậy ý nghĩa của việc giữ được bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Giữ được bản sắc văn hóa dân tộc là đang giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức tự hào, tinh thần trách nhiệm đối với đất nước. Chúng còn tạo được sự kết nối giữa các thế hệ, khẳng định được bản lĩnh của dân tộc đối với bạn bè quốc tế. Giữ được bản sắc dân tộc sẽ giúp ta phát huy được những truyền thống cao đẹp đồng thời thể hiện được sức sống mãnh liệt của dân tộc ta. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng học tập thật tốt và làm tròn bổn phận của mình. Em sẽ tự hào và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tích cực tìm hiểu chúng qua sách báo, mạng,... Em sẽ đi quảng bá với bạn bè trong và ngoài nước về vẻ đẹp của truyền thống dân tộc.