Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?
Trả lời:
Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mk kể về cây hoa nhé!
Trong vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa xinh xắn. Nào là nàng hồng khoác trên người chiếc áo đỏ thắm. Nào chị huệ mang trên người bộ váy trắng tinh. Nào cô cúc có chiếc váy vàng rực rỡ. Cứ mỗi độ xuân về, các chị, các nàng lại bắt đầu khoe những bộ váy thật đpẹ, thật lộng lẫy để đón xuân. Buổi sớm mai, những giọt sương long lanh như những bóng đèn pha lê đọng lại trên những chiếc lá. Một cơn gió nhè nhẹ lướt qua, những nàng hồng, chị huệ, cô cúc lại rì rầm nói chuyện với nhau. Các cô, các chị như đang cười rúc rích. Vườn hoa nhà em luôn rộn ràng tiếng hót của những chú chim.
Mk tả ko hay cho lắm nhưng mà bn thích hay ko thì tùy nha!
Buổi sáng, em bước ra vườn nhà, thật mát rượu và diệu kì. Những hạt sương còn mãi lãng vãng chơi trên những cành hoa. Ban đầu, cảnh vật như thơ mộng bởi một lớp sương dày đặc như một tấm màn bao trùm cả không gian. Bỗng một tiếng kêu vang, thì ra đó là tiếng gọi mặt trời cũng anh gà trống và mấy chú chim sẻ non cũng thật chịu khó, dậy sớm đi tập bay.Đàn gà theo mẹ ra vườn kiếm ăn, từng tiếng kêu cục cục.....hòa chung với tiếng loa phát thanh sau nhà sao mà như 1 bản hòa tấu vậy. Vườn là một nơi không thể thiếu trong nhà của em. Buổi sáng bắt đầu cũng từ đó và khi chiều tà, kết thúc cũng từ đây.
Món ăn truyền thống của người Việt Nam. Món ăn tiêu biểu nhất của người Việt ở nước ngoài được Đất Việt chọn lựa dựa trên các tiêu chí như mức độ phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng Việt ở nước ngoài và số bài viết về những món ăn này trên các phương tiện truyền thông quốc tế.
Những năm gần đây, nền ẩm thực Việt Nam ngày càng khẳng định chỗ đứng vững chắc của mình trên phạm vi thế giới. Hệ thống nhà hàng của người Việt đã phát triển mạnh tại nhiều quốc gia và nhiều món ăn Việt đã được biết đến rộng rãi trong cộng đồng cư dân nước sở tại.
Dưới đây là 10 món ăn tiêu biểu nhất của người Việt ở nước ngoài, được Đất Việt chọn lựa dựa trên các tiêu chí như mức độ phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng Việt ở nước ngoài và số bài viết về những món ăn này trên các phương tiện truyền thông quốc tế.
Phở là món ăn được nhắc đến đầu tiên. Đây là một món ăn truyền thống và cũng có thể xem là món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt… Tùy vùng miền mà phở có phương pháp chế biến và hương vị khác nhau ít nhiều. Trên bình diện quốc tế, đã có rất nhiều nhà hàng chuyên về phở của người Việt được mở ra ở Bắc Mĩ, châu Âu và Australia. Riêng tại Mĩ, thống kê không chính thức cho biết doanh thu các cửa hàng phở Việt Nam lên tới 500 triệu USD/năm.
Sau phở phải kể đến nem cuốn, một món “chủ lực” trong thực đơn của nhiều nhà hàng Việt và cũng được rất nhiều người nước ngoài ưa chuộng. Món ăn này được làm từ bánh tráng cuộn với các loại rau thơm, bún, và một số loại thịt như thịt bò, lợn, vịt, tôm, cá, cua, khi ăn thì chấm với nước chấm. Cũng như phở, tùy địa phương, vùng miền mà công thức làm nem cuốn có thể khác nhau.
Bánh xèo là một loại bánh đặc trưng của Việt Nam, có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, nặn hình tròn hoặc bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh có cách chế biến và hương vị riêng. Thường thì có hai phong cách chính là bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Bánh xèo ăn kèm với rau sống và chấm với nước mắm chua ngọt.
Bánh cuốn làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, bên trong thường cuốn nhân gồm một ít thịt vai, tôm, băm cùng mộc nhĩ, nấm hương, khi ăn chấm với nước chấm pha nhạt từ nước mắm và có thể ăn kèm thêm chả lợn. Bánh cuốn làm theo kiểu truyền thống thường không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm. Ở nước ngoài, vỏ bánh cuốn thường được tráng trong chảo có láng dầu thay vì hấp trên nồi nước sôi.
Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, được nấu từ hạt gạo tấm. Khi ăn, cơm được bày ra đĩa cùng nhiều thức ăn kèm theo như sườn nướng, chả trứng, trứng ốp-la, bì và đồ chua như đu đủ, cà rốt, củ cải, dưa chuột dấm… Ngoài ra, ăn cơm tấm phải có nước mắm ngọt, là nước mắm pha với nước lọc và thêm đường. Cơm tấm ăn đúng kiểu không dùng đũa mà dùng thìa và dĩa nên khá hợp với phong cách người phương tây. Ngày nay có khá nhiều nhà hàng chuyên về cơm tấm của người Việt ở nước ngoài
Có xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam, mỳ Quảng đã trở thành một món ăn đặc trưng của cả miền Trung Việt Nam. Sợi mì được làm bằng bột gạo xay mịn hoặc bột mì và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mỏng khoảng 2mm. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt lợn nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương lợn. Ngoài ra, trong bát mì Quảng còn có thể có thêm lạc rang khô và giã dập, bánh đa, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ… Thông thường nước dùng rất ít.
Là một đặc sản của xứ Huế, bún bò Huế đã nhanh chóng chiếm lĩnh trái tim của những người sành ẩm thức nước ngoài. Bún có hương vị rất riêng với nước dùng làm từ xương bò hầm chín có cho thêm mắm ruốc và chả lợn hay chả bò quyết nhuyễn. Thịt bò có thể xắt mỏng, được nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào bát bún (gọi là thịt bò tái). Bún bò Huế được ăn kèm với rau sống gồm giá, rau quế, chanh, bắp chuối, rau…
Bánh canh là một món phổ biến ở miền Trung và Nam Việt Nam. Bánh được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn, được cán thành tấm và cắt ra thành sợi to và ngắn. Nước dùng được nấu từ tôm, cá, chân giò… thêm gia vị tùy theo từng loại bánh canh. Bánh được bỏ vào nồi nước dùng đã hầm vừa đủ độ và đợi cho chín tới. Gia vị cho bánh canh thay đổi tùy theo món bánh canh và tùy theo khẩu vị mỗi vùng. Bánh canh có thể dùng kèm với cá đã róc xương, chả cá, chân giò, tôm, thịt…
Với hương vị rất đặc thù, bún riêu cua là món khoái khẩu không chỉ của người Việt Nam mà còn cả giới sành ẩm thực quốc tế. Món ăn này gồm bún và riêu cua – được nấu từ gạch cua, thân cua giã, lọc với quả dọc, cà chua, mỡ nước, mẻ ngấu, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau ghém (rau diếp thái nhỏ hay cọng rau muống chẻ).
Bún chả nem thu hút thực khách bởi thành phần chính là nem rán, gồm hai phần vỏ và nhân nem. Vỏ nem hay bánh đa nem là loại bánh tráng bằng bột gạo xay với nước, tráng mỏng, phơi khô. Nhân nem thường bao gồm thịt lợn hoặc thịt bò băm nhỏ, miến ngâm mềm cắt ngắn, mộc nhĩ, nấm hương, hành, trứng, hạt tiêu và gia vị… Nhân được cuốn trong vỏ thành hình trụ và rán trong chảo ngập dầu đến khi vàng đều. Thưởng thức bún nem không thể thiếu rau sống và nước chấm gồm nước mắm, dấm, ớt, tỏi, đường và hạt tiêu.
Cách ăn của người Việt Nam
Mời các bạn tham khảo bài viết của GS Hà Huy Khôi về Cách ăn của người Việt Nam.
Cách ăn truyền thống của người Việt Nam rất đặc sắc.
Gạo là lương thực chính, ngô khoai cũng sẵn, nhiều loại rau, lắm loại cá và thủy sản. Dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam, biết bao món ăn, cách ăn khác nhau nhưng có nhiều điểm chung của một cách ăn truyền thống. Trước hết, người Việt Nam có tập quán ăn trộn, trong một món ăn thường phối hợp nhiều loại củ với vừng, lạc và các rau gia vị. Món canh cua nấu với khoai sọ, rau rút, rau muống... Ngay tương, món nước chấm dân tộc cũng là sản phẩm của đậu tương, ngô và gạo. Từ cái bánh chưng, bát phở, đến ăn nem, ăn cuốn, ăn thang cũng đều theo lối ăn hỗn hợp nhiều loại thực phẩm như vậy cả. Ngày nay người ta biết cách ăn hỗn hợp là rất khoa học vì các thực phẩm bổ sung giá trị dinh dưỡng cho nhau, mặt khác đây còn là một phương pháp tạo nên nhiều món ăn độc đáo, ngon lành cho từng địa phương.
Gạo là lương thực chính trong bữa cơm người Việt
Bữa ăn của người Việt Nam thường có nhiều rau, có các loại rau thơm và nước chấm độc đáo khi có món ăn ngon. Cứ mỗi loại thức ăn, nhất là thức ăn nguồn gốc động vật lại có một loại gia vị và nước chấm tương ứng. Phải chăng điều này bên cạnh tính hấp dẫn, ngon miệng người xưa đã quan tâm đến khía cạnh vệ sinh thực phẩm đề phòng các rối loạn tiêu hóa khi sử dụng nhiều thức ăn động vật vì lợn là một loại gia súc hay bị các bệnh ký sinh trùng. Các sản phẩm từ đậu tương (đậu phụ, tào phớ, nước tương) đang được coi là một loại thức ăn có giá trị sinh học cao và có giá trị trong đề phòng nhiều loại bệnh mạn tính.
Người Việt Nam uống nước chè (chè tươi, chè xanh, trà). Trong chè có nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, vitamin C, các chất có hoạt tính vitamin P, tính kháng thể và kích thích hoạt động hệ thần kinh.
500 năm trước đây, Tuệ Tĩnh đã cho rằng: “Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn” và ông đã viết bộ Nam dược thần hiệu trong đó có nhiều vị thuốc là thức ăn. Người Việt Nam khi cảm cúm có bát cháo hành giải cảm, mùa hè nóng nực thích ăn canh hẹ, chè đỗ đen, canh cua cho mát. Khoa dinh dưỡng hiện đại rất quan tâm đến phương diện đó của thức ăn, với thuật ngữ “Thức ăn chức năng” hoặc “Các thức ăn cho các sử dụng đặc hiệu về sức khỏe”. Đây là một lĩnh vực mới của khoa học dinh dưỡng mà ông cha ta đã chú ý từ lâu. Mức sử dụng lượng thức ăn động vật nói chung, sữa, đồ ngọt, dầu mỡ, quả chín sẽ tăng lên theo mức thu nhập. Điều đó góp phần đa dạng hóa bữa ăn, khắc phục tình trạng bữa ăn đơn điệu trước đây và cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Người ta không khuyến khích ăn nhiều thịt vì thịt thường kèm theo chất béo và cholesterol. Sữa là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Người Việt Nam từ trước tới nay ít ăn sữa nên không quen. Protein của sữa chất lượng cao, lipid của sữa có nhiều vitamin tan trong chất béo, nhất là vitamin A. Sữa có nhiều canxi và riboflavin (B2) là loại vitamin thường thấp ở khẩu phần nghèo sữa. Bơ và phomát là các chế phẩm từ sữa, trong bơ có 83-84% lipid, có nhiều acid béo no, trong phomát có nhiều protein và canxi. Điều đáng chú ý là cả về mọi phương diện sữa các loài động vật và chế phẩm không giống với sữa người, vì thế không thể thay thế cho sữa mẹ. Trẻ em sơ sinh đến 6 tháng nhất thiết phải được bú sữa mẹ, việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ phải triệt để tôn trọng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 307/Ttg ngày 10/6/1994. Nhìn chung, bữa ăn của người Việt Nam còn quá mặn (trung bình 13g muối so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là 6g) không lợi cho huyết áp.
-Dù ai đi ngược về xuôi / nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3
- các vua hùng đã có công dựng nước / Bác cháu tao phải có công giữ nước .
Nhớ k cho mik nha . Hihihihi😆😉😁😀😊
+) Dù ai đi ngược về xuoi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
+) Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
Nhật Bản được mệnh là xứ sở Hoa Anh Đào, đất nước mặt trời mọc
Hàn Quốc nổi tiếng với tên gọi xứ sở Kim Chi
Nước Nga được mang danh là xứ sở Bạch Dương
Đan Mạch được coi là xứ sở của những câu truyện cổ tích
Hà Lan nổi tiếng với đất nước của Hoa Tuy-Líp, của những chiếc cối xay gió
Bungaria được biết đến là xứ sở của Hoa Hồng
Brazil là xứ sở của những điệu nhảy Samba cuồng nhiệt...
còn rất nhiều bạn ạ ~
người đầu tiên k cho mình mình k lại nha
Nhật Bản được mệnh là xứ sở Hoa Anh Đào, đất nước mặt trời mọc
Hàn Quốc nổi tiếng với tên gọi xứ sở Kim Chi
Nước Nga được mang danh là xứ sở Bạch Dương
Đan Mạch được coi là xứ sở của những câu truyện cổ tích
Hà Lan nổi tiếng với đất nước của Hoa Tuy-Líp, của những chiếc cối xay gió
Bungaria được biết đến là xứ sở của Hoa Hồng
Brazil là xứ sở của những điệu nhảy Samba cuồng nhiệt...
Lào đất nước triệu voi.
Indo đất nước vạn đảo.
Campuchia đất nước chùa tháp.
Úc đất nước chuột túi
England xứ sở sương mù....
chúc bạn học tốt nha -_-
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi đó cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng. Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau. Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.
Tham khảo:
Trước cửa nhà em có cửa hàng bán cá đã được mấy năm. Một hôm, ông chủ cho treo trước cửa tấm biển to tướng đề mấy chữ : Ở đây có bán cá tươi. Ngắm tấm biển, ông gật gù ra vẻ đắc ý lắm.
Biển vừa treo lên, có người qua đường đứng xem, cười bảo :
- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi ?
Nghe nói, ông chủ vội xóa ngay chữ tươi đi.
Hôm sau, có người khách quen đến mua cá, nhìn tấm biển rồi bảo :
- Chẳng nhẽ người ta lại ra hàng hoa để mua cá hay sao mà ông lại phải đề là Ở đây ?
Thấy cũng có lí, ông chủ xóa bỏ hai chữ Ở đây.
Lại có người khách khác nói với ông ta :
- Thế bác bày cá ra để khoe chứ không phải để bán hay sao mà lại đề là có bán ?
Ông chủ lại xóa vội hai chữ có bán. Cuối cùng, trên biển còn độc một chữ cá. Ông nghĩ bụng chắc từ nay sẽ không còn ai chê bài gì nữa.
Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển và nói :
- Chưa đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần cửa hàng thấy bày đầy những cá, ai chẳng biết là ở đây bán cá, vậy thì ông treo biển làm gì nữa ?
Ngẫm nghĩ hồi lâu, chủ nhà cất nốt cái biển.
Từ trái nghĩa
Giờ học tại chức, thầy giáo giảng bài và nói với các em học sinh:
- Các bạn đọc từ trái nghĩa với từ tôi nói nhé!
Học sinh lễ phép:
- Dạ vâng, thưa thầy!
- Đen.
Học sinh đồng thanh:
- Không đen.
- Nóng.
- Không nóng.
Thầy giáo đỏ mặt:
- Không đúng!
- Đúng!
Thầy giáo cáu tiết:
- Im lặng!
Học sinh vẫn khí thế:
- Không im lặng!
Thầy giáo không thể chịu nổi:
- Bọn mày sợ tao không?
Học sinh vẫn ung dung đọc từ trái nghĩa:
- Bọn tao không sợ mày!
- Hả?!
- Không hả!
Mới sáng sớm nhà nào nhà ấy đã a trước cổng nhà mình để làm vệ sinh. Em và mẹ được ông tổ trưởng tổ dân phố phân công một đoạn đường, em quét rất cẩn thận, moi từng cọng rác ở hai bên đường. Quét đến đâu em thu gom rác lại rồi lấy mo hót rác đổ vào sọt. Chả mấy chốc con đường đã trở nên sạch sẽ. Ông tổ trưởng đi kiểm tra lại một lần. Ông dừng trước cửa nhà em và khen em ngoan, chăm chỉ lao động.
Em rất vui vì đã làm được việc tốt
Hôm ấy là một ngày đẹp trời lại là ngày nghỉ học, em cùng với Việt Hà rủ nhau ra công viên hóng mát. Tình cờ chúng em gặp được bốn bạn trai cùng lớp. Đó là Phát, Hoàng, Độ, Dũng. Sau khi dạo một vòng quanh công viên, chúng em lại ngồi đối diện nhau trên hai dãy ghế, ngắm nhìn cảnh vật xe cộ qua lại và kể cho nhau nghe những chuyện cười đọc được trang báo “Nhi Đồng” và “Khăn quàng đỏ”. Cả bọn cười nói rôm rả. Bỗng, Độ phát hiện thấy dưới ghế ngồi có mấy ống chích (ống kim tiêm). Độ lấy que hất ra ngoài rồi nói: “Có lẽ đây là mấy ống chích của mấy người nghiện xì ke đấy”. Em suy nghĩ một lát rồi đề nghị: “Tụi mình về nhà lấy que gắp rồi ra đây chúng mình đi khắp công viên gom lại bỏ vào thùng rác đi. Để thế này nguy hiểm lắm! Mọi người đều đồng ý. Sáng đó chúng em gom được một bọc, ước chừng vài chục ống chích, đem bỏ vào thùng rác. Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường.
Thì làm sao bạn?