K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3. Đọc bài thơ sau :                                               Cả nhà đi học                             Thưa con đến lớp mỗi ngày               Như con, mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"                             Chiều qua bố đón, tình cờ                Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...                               Cả nhà đi học, vui thay !   ...
Đọc tiếp

3. Đọc bài thơ sau :

                                               Cả nhà đi học

                             Thưa con đến lớp mỗi ngày

               Như con, mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"

                             Chiều qua bố đón, tình cờ

                Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

 

                              Cả nhà đi học, vui thay !

                  Hèn chi điểm xấu buồn lây cả nhà

                                Hèn chi mười điểm hôm qua

                   Cả nhà như thể được ... ba điểm mười.

                                                              (Cao Xuân Sơn)

 Em cảm nhận dược niềm vui đi học của cả nhà qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên như thế nào?

 

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới MỘT LY SỮA              Có cậu bé nghèo bán hàng rong để kiếm tiền đi học. Một ngày nọ, cậu rất đói bụng nhưng chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi. Cậu quyết định xin một bữa ăn tại ngôi nhà gần đó. Cậu ngại ngùng khi thấy một cô bé dễ thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu đành xin một ly nước nóng. Cô bé nghĩ cậu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới

MỘT LY SỮA

             Có cậu bé nghèo bán hàng rong để kiếm tiền đi học. Một ngày nọ, cậu rất đói bụng nhưng chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi. Cậu quyết định xin một bữa ăn tại ngôi nhà gần đó. Cậu ngại ngùng khi thấy một cô bé dễ thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu đành xin một ly nước nóng. Cô bé nghĩ cậu đang đói nên đem ra một ly sữa lớn. Cậu uống từ từ, rồi hỏi: “Tôi nợ bạn bao nhiêu?”. Cô bé đáp: “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt”. Sau khi nói lời cảm ơn, cậu bé Howard Kelly rời ngôi nhà đó và cảm thấy trong người không những khỏe khoắn mà còn tràn đầy niềm tin vào con người và cuộc sống.

           Bao năm sau, cô gái đó bị bệnh hiểm nghèo. Các bác sĩ trong vùng đều bất lực và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố. Tiến sĩ Howard Kelly được mời làm chuyên gia. Khi nghe về nơi ở của bệnh nhân, tia sáng lóe lên trong mắt anh. Anh đến phòng bệnh và nhận ra cô chính là bé gái năm xưa. Anh đã gắng hết sức mình để cứu sống cô. Cầm tờ hóa đơn thanh toán viện phí, anh viết gì đó bên lề và chuyển lên phòng cô gái. Cô gái lo sợ không dám nhìn tờ hóa đơn viện phí, bởi cô nghĩ suốt đời mình không thể thanh toán hết số tiền đó. Cuối cùng, cô can đảm nhìn, mắt cô nhòa lệ khi thấy dòng chữ bên lề: “Đã thanh toán bằng một ly sữa”. Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly.

(Theo http://songdep.xitrum.net)

Câu 1. (0,5 điểm)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. (0,75 điểm).        

       Vì sao cậu bé Howard Kelly khi rời khỏi ngôi nhà của cô bé lại “tràn đầy niềm tin vào con người và cuộc sống”?

Câu 3. (0,75 điểm).

    Văn bản trên đã cho em những bài học gì?

0
Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:              Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam...
Đọc tiếp

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

            Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài, giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.             

 (Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là gì? (0.25 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời”. (1.0 điểm)

Câu 4. Em hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực. (0.5 điểm)

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi đến cùng niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.        

0