K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

soái tỷ ngày mưa link https://olm.vn/thanhvien/hotgirlyenngoc

soái tỷ ngày mưa link https://olm.vn/thanhvien/hotgirlyenngoc

 mik biết mỗi vậy thôi

9 tháng 8 2018

Gợi ý

     1. Đối lập với hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn là chân dung của kẻ thù xâm lược.
      - Tôn Sỹ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan:
    + Kéo quân vào Thăng Long dễ dàng “ngày đi đêm nghỉ” như “đi trên đất bằng”, cho là vô sự, không đề phòng gì, chỉ lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thế suông để doạ dẫm.
    + Hơn nữa y còn là một tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao. Dù được vua tôi Lê Chiêu Thống báo trước, y vẫn không chút đề phòng suốt mấy ngày Tết “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất chắc”, cho quân lính mặc sắc vui chơi.

   - Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp… chuồng trước qua cầu phao, quân thì lúc lâm trận “ai nấy đều rụng rời, sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “quân sĩ các doanh nghe thấy đều hoảng hốt, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”. Cả đội binh hùng, tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai bây giờ chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy, “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.
 

* Nghệ thuật:  kể chuyện, xen kẽ với những chi tiết tả thực thật cụ thể, chi tiết, sống động với nhịp điệu nhanh, dồn dập, gấp gáp gợi sự hoảng hốt của kẻ thù. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứng tâm trạng hả hê, sung sướng của người viết cũng như của dân tộc trước thắng lợi của Sơn Tây.

    2. Số phận thảm hại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân
      - Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta đã vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược, lẽ tất nhiên họ phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương, và kết cục cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vọng quốc.
      - Khi có biến, quân Thanh tan rã, Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”. May gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt, và sau khi sang đến Trung Quốc phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
Nghệ thuật: Xen kẽ kể với tả sinh động, cụ thể gây ấn tượng mạnh. Ngòi bút đậm chút xót thương của tác giả bề tôi trung thành của nhà Lê.

     • So sánh ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
    - Tất cả đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại rất khác nhau:
    - Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp,“tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…”, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
    - Ở đoạn văn dưới, nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc theíet đãi thịnh tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót. Là những cựu thần của nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi.

Tóm tắt hồi 14 “Hoàng Lê nhất thống chí”

Được tin báo quân thanh vào thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra bắc, thân chinh cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân lính. ngày ba mươi tháng chạp, đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về biên giới phía bắc, khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân.

chúc bn hok tốt 

9 tháng 8 2018

     - Trước thế mạnh của giặc, quân Tây Sơn ở Thăng Long, rút quân về Tam Điệp và cho người vào Phủ Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.
     - Nhận được tin ngày 24/11, Nguyễn Huệ liền tổ chức lại lực lượng chia quân làm hai đạo thuỷ - bộ.
    - Ngày 25 tháng Chạp, làm lễ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung, trực tiếp chỉ đạo hai đạo quân tiến ra Bắc.
     - Ngày 29 tháng Chạp, quân Tây Sơn ra đến Nghệ An, Quang Trung cho dừng lại một ngày, tuyển thêm hơn 1 vạn tinh binh, mở một cuộc duyệt binh lớn.
     - Ngày 30, quân của Quang Trung ra đến Tam Điệp, hội cùng Sở và Lân. Quang Trung đã khẳng định: "Chẳng quá mười ngày có thể đuổi được người Thanh". Cũng trong ngày 30, giặc giã chưa yên, binh đao hãy còn mà ông đã nghĩ đến kế sách xây dựng đất nước mười năm sau chiến tranh. Ông còn mở tiệc khao quân, ngầm hẹn mùng 7 sẽ có mặt ở thành Thăng Long mở tiệc lớn. Ngay đêm đó, nghĩa quân lại tiếp tục lên đường. Khi quân Tây Sơn ra đến sông Thanh Quyết gặp đám do thám của quân Thanh, Quang Trung ra lệnh bắt hết không để sót một tên.
     - Rạng sáng ngày 3 Tết, nghĩa quân bí mật bao vây đồn Hạ Hồi và dùng mưu để quân Thanh đầu hàng ngay, hạ đồn dễ dàng.
     - Rạng sáng ngày mùng 5 Tết, nghĩa quân tấn công đồn Ngọc Hồi. Quân giặc chống trả quyết liệt, dùng ống phun khói lửa ra nhằm làm ta rối loạn, nhưng gió lại đổi chiều thành ra chúng tự hại mình. Cuối cùng, quân Thanh phải chịu đầu hàng, thái thú Điền châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử.
     - Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung đã dẫn đầu đoàn quân thắng trận tiến vào Thăng Long. Đám tàn quân của giặc tìm về phía đê Yên Duyên gặp phục binh của ta, trốn theo đường Vịnh Kiều lại bị quân voi ở Đại áng dồn xuống đầm Mực giày xáo, chết hàng vạn tên. Một số chạy lên cầu phao, cầu phao đứt, xác người ngựa chết làm tắc cả khúc sông Nhị Hà. Mùng 4 Tết nghe tin quân Tây Sơn tấn công, Tôn Sỹ Nghị và Lê Chiêu Thống đã vội vã bỏ lên biên giới phía bắc. Khi gặp lại nhau, Nghị có vẻ xấu hổ nhưng vẫn huyênh hoang. Cả hai thu nhặt tàn quân, kéo về đất Bắc

p/s: chắc k có trên mag đâu, bài này do cô giáo mk soạn 

9 tháng 8 2018

     - Có những tác phẩm tuy đã khép lại nhưng những dư âm, những trăn trở vẫn còn mãi trong lòng người đọc.Nhan đề “Bến quê” phải chăng cũng ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa?
     - Bến quê là nơi ghi dấu bao kỉ niệm từ thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. Ở đó mỗi con người đã được nuôi dưỡng và lớn lên cả về thể chất lẫn tâm hồn.
     - Bến quê là điểm tựa bình yên cho cả một cuộc đời. Được sống trong tình yêu thương của mọi người, được bao bọc trong vẻ đẹp bình dị của quê hương mới thật là hạnh phúc. Đó là “Bến quê” của tâm hồn mỗi chúng ta.
    - Lấy “Bến quê” làm nhan đề truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi mà đích thực của gia đình, quê hương.
     - “Bến quê”là h/ả xuyên suốt trong toàn tác phẩm, có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc vừa có tác dụng liên kết các yếu tố, các h/ả trong tác phẩm làm nổi bật chủ đề. “Bến quê” là những gì gần gũi, thân thiết nhất, là những gì giàu có, đẹp đẽ thuần phác và cổ xưa nhất của mảnh đất quê hương xứ sở, nơi sinh ra, nuôi dưỡng ta và nhận ta về. Là những gì yêu thương bình yên nhất của gia đình, của những người thân yêu luôn hi sinh, lo lắng cho ta. Đó là nơi neo đậu bình yên nhất của cuộc đời mỗi con người. Nhan đề “bến quê” có ý nghĩa thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương

9 tháng 8 2018

     -"Những ngôi sao xa xôi" viết về ba cô thanh niên xung phong – tổ trinh sát mặt đường – Phương Định, Nho, chị Thao.
     -Hình ảnh những ngôi sao chỉ là một chi tiết xuất hiện thoáng qua trong kí ức của nhân vật chính Phương Định khi bất chợt có cơn mưa đá, gợi cho cô nhớ đến những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên.
     -Nhà văn lấy hình ảnh này để đặt cho truyện ngắn của mình. Phải chăng đây là một nhan đề lãng mạn, một ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng?
     -Tên văn bản gợi sự liên tưởng về vẻ đẹp tâm hồn, trẻ trung, mơ mộng, nhạy cảm cùng những phẩm chất anh hùng của ba cô gái. Họ là những ngôi sao xa xôi đã vượt lên khói bom, đạn lửa, vượt qua cái chết để lung linh, lấp lánh, tỏa sáng trên bầu trời Trường Sơn.

9 tháng 8 2018

Truyện ngắn 1. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng.
     - Tình huống của truyện ngắn Chiếc lược ngà thật éo le. Anh Sáu sau tám năm xa nhà đi làm kháng chiến, chuyến nghỉ phép thăm quê trước khi chuyển đơn vị này với anh thật ý nghĩa bởi anh sẽ được gặp con - đứa con gái duy nhất anh chưa từng gặp mặt. Nhưng bé Thu đã không nhận ra anh là cha. Ngày anh ra đi cũng là lúc bé Thu nhận ra anh là cha.
     - Ở chiến khu lúc nào anh cũng nhớ về con, anh dồn hết tâm lực vào việc tạo ra cây lược ngà để tặng con. Nhưng anh chưa kịp trao chiếc lược cho con thì anh đã hy sinh trong một trận càn của giặc Mỹ.
     - Tạo tình huống như vậy Nguyễn Quang Sáng muốn ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng của anh sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le, vừa là lời lên án tố cáo tội ác của chiến tranh đã gây ra cho bao gia đình Việt Nam.


Truyện ngắn 2. Bến quê - Nguyễn Minh Châu
     - Tình huống của truyện ngắn đầy trớ trêu nghịch lí: Nhĩ làm một công việc đã tạo điều kiện cho anh đi khắp mọi nơi ntrên trái đất. Nhưng về cuối đời, anh mắc phải một căn bệnh quái ác - liệt toàn thân. Bệnh tật đã hành hạ anh hàng năm trời, tất cả mọi sinh hoạt của anh dều phải nhờ vào vợ con và những đứa trẻ hàng xóm. Nằm trên giường bệnh, qua ô cửa sổ nhà mình, Nhĩ đã nhận ra được vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông, nhận ra được gia đình là chỗ dựa chính của cuộc đời mỗi co người. Anh nảy ra một khao khát được đặt chân sang bãi bồi bên kia sông, nhưing anh không thể thực hiện được. Anh đã nhờ Tuând - con trai anh sang thực hiện thay mình. Nhưng đứa con không hiểu và đã để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
     - Qua nhân vật Nhĩ, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã rút ra một quy luật mang tính triết lí về con người, cuộc đời: "Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình...", thức tỉnh mọi người về những giá trị bền vững bình thường và sâu xa của cuộc sống - những giá trị thường bị người ta bỏ quên nhất là khi còn trẻ.

9 tháng 8 2018

Truyện ngắn 1.  Làng - Kim Lân

     - Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống rất gay cấn. Ông Hai vốn rất yêu làng, lúc nào cũng tự hào và khoe khoang về ngôi làng của mình với sự giàu có và tinh thần kháng chiến. Nhưng đột nhiên ông nhận được tin sét đánh mang tai từ những người tản cư - làng ông theo Tây, làm việt gian. Ông vô cùng đau đớn tủi hổ và nhục nhã. Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Kim Lân muốn làm nổi bật lòng yêu làng gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.


Truyện ngắn 2.  Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
     - Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có tình huống rất đơn giản. Câu chuyện chỉ xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật anh Thanh niên với ông Hoạ sĩ già và cô Kỹ sư trẻ diễn ra trong vòng ba mươi phút trên đỉnh núi Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đã để lại trong lòng mỗi nhân vật những ấn tượng sâu sắc về lí tưởng và mục đích sống. Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Nguyễn Thành Long muốn làm nổi bật hình ảnh những con người đang lao động âm thầm lặng lẽ, đầy trách nhiệm để cống hiến hết mình cho đất nước, cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc những năm 70 của thế kỷ XX.

9 tháng 8 2018

     - “Ánh trăng” chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống.
     - “Ánh trăng” như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghĩa tình thủy chung  với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính.

p/s: chúc bạn học tốt

9 tháng 8 2018

      - “Khúc hát ru'' là một âm hưởng quen thuộc gợi ngọt ngào, sâu lắng trong tâm hồn mỗi người. Đó là điệu hồn dân tộc nuôi dưỡng tình cảm của chúng ta từ thủa ấu thơ, gợi sự êm dịu của tình mẹ.
     - Nhà thơ lấy hình ảnh “những em bé” mang tính khái quát để chỉ một thế hệ những con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ.
     - Từ đó, ngợi ca người mẹ miền núi nói riêng và người mẹ Việt Nam nói chung: bình dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc – giàu lòng yêu thương con, yêu bộ đội, yêu dân làng và yêu đất nước.

 
p/s: học tốt