K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sen là loại cây thân rễ một trong các lớp bùn ở ao hồ sông ngòi thông thường cây sen có thể cao tới 1,5m lá sen hình tròn nổi bật trên mặt nước mặt trên của lá xanh đậm mặt dưới xanh nhạt cuống lá hình trụ dài khoảng hơn 1 m có nhiều gai. Hoa sen thường có màu hồng hoặc màu trắng. Cây sen có giá trị sử dụng cao. Lá sen làm vị thuốc hoặc gói thức ăn, ngó sen, củ sen, hạt sen đều là...
Đọc tiếp

Sen là loại cây thân rễ một trong các lớp bùn ở ao hồ sông ngòi thông thường cây sen có thể cao tới 1,5m lá sen hình tròn nổi bật trên mặt nước mặt trên của lá xanh đậm mặt dưới xanh nhạt cuống lá hình trụ dài khoảng hơn 1 m có nhiều gai. Hoa sen thường có màu hồng hoặc màu trắng. Cây sen có giá trị sử dụng cao. Lá sen làm vị thuốc hoặc gói thức ăn, ngó sen, củ sen, hạt sen đều là những loại thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe

a) Từ những thông tin chính đã liệt kê trên đây, hãy viết thành đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.

b) Trao đổi với bạn và nhận xét về tác dụng của những yếu tố miêu tả đã sử dụng trong đoạn văn.

 

c) Rút ra một số lưu ý về cách sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh lựa chọn yếu tố miêu tả miêu tả như thế nào mức độ miêu tả.

 

0
11 tháng 9 2018

Bởi vì thực chất Vũ Nương đã chết rồi, thế nên Trương mới phải lập đàn. Hơn nữa, Vũ Nương không còn mặt mũi nào để quay về nữa.

11 tháng 9 2018

I. Mở bài: giới thiệu công viên mà bạn sẽ tả
Công viên là nơi mọi người tụ tập sinh hoạt và vui chơi. Em hay ra công viên tập thể dục vào buổi sáng. Cảm giác buổi sáng ở công viên thật tuyệt vời, ở đây mang lại cho e cảm giác thật yên bình. Mỗi sáng em đều thích ra công viên tập thể dục.

II. Thân bài
1. Tả bao quát

- Công viên ở đâu: ở gần nhà, ở xa hay gần,….
- Công viên rộng hay nhỏ
- Không gian, quang cảnh: mọi vật vẫn đang chìm trong giấc ngủ, hay là mọi vật bừng tỉnh chào đón buổi sáng tươi đẹp,…

2.Tả chi tiết
- Ông mặt trời: ông mặt trời còn ngái ngủ lấp ló sau tấm màn mây lơ đãng
- Nắng: dịu,… gió nhè nhẹ
- Cây cối: những giọt sương vẫn còn đọng trên lá,….
- Chim chóc ( chim, chuồn chuồn, cá,….): bắt đầu cất tiếng hót cho một ngày tươi đẹp
- Con đường
- Ghế đá
- Con người: nhộn nhịp, người thì chạy bộ, tập thể dục, nhảy,….
Kết thúc một buổi sáng ra sao?

11 tháng 9 2018

À sorry vì thiếu phần cuối , phần cuối đây nè:

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về buổi sáng tại công viên
Buổi sáng trong công viên thật là tuyệt .Nó là không gian làm cho thành phố chật chội
này trong lành ,mát mẻ hơn .Em thật vui vì đã được thư giãn thoải mái và tắm mình với thiên nhiên tươi xanh vào buổi sáng tại công viên.

10 tháng 3 2019

đ

Khoog được đăng câu hỏi vớ vẩn
 

30 tháng 4 2019

có em anh ơi

10 tháng 9 2018

Vì thực chất trong bộ máy chính trị, kể cả các chính quyền lớn, vẫn có những lãnh đạo thâm ô, nhận của "lót tay" làm của riêng và gạt bỏ trách nhiệm, sự tin tưởng mà nhân dân giao phó. Về vấn đề trật tự, nền nếp xã hội thì còn tùy thuộc vào ý thức cũng như tư tưởng đúng đắn hay sai lệch của người dân. Người dân được tuyên truyền mạnh mẽ, có hiểu biết sâu rộng, biết phân biệt đâu là đúng, đâu là sai và có ý thức chấp hành nội quy, luật pháp thì xã hội sẽ văn minh và trật tự thôi.

Chúc bạn học tốt!

Đảng ta xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Tham nhũng hiện nay đã và đang trở thành quốc nạn, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và của chế độ xã hội chủ nghĩa. Để góp phần nâng cao nhận thức trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bài viết này tập trung làm rõ nguyên nhân tham nhũng, trên cơ sở đó, đưa ra một số vấn đề gợi mở và mong được trao đổi cùng bạn đọc.

Thực chất của vấn đề tham nhũng

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta có được rất nhiều thuận lợi: sự đồng tình, ủng hộ và tin tưởng của quần chúng nhân dân; sự chăm lo và định hướng phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước; sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, nhưng đồng thời chúng ta cũng gặp không ít những thách thức, khó khăn. Một trong những vấn đề gây khó khăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là tệ tham nhũng - quốc nạn của nước ta.

Điều 1 trong Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26-2-1998 ghi rõ: “Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Tham nhũng là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơ trực tiếp liên quan đến sự sống còn của Nhà nước”. Luật Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi. Còn theo Tổ chức Minh bạch thế giới (Transparency International), tham nhũng hay tham ô là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng nhưng có thể hiểu là tham nhũng chủ yếu vẫn thông qua các hành vi tham ô, hối lộ, lộng quyền, lộng hành, sách nhiễu gây khó khăn cho người khác, dùng quyền lực để mưu lợi cá nhân, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật, dùng tiền thao túng quyền lực, chiếm đoạt quyền lực,…

Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển làm cho kinh tế chậm phát triển, thất thoát, lãng phí tài sản của dân, thiệt hại ngân sách, gây rối loạn nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng nghèo đói ngày càng trầm trọng. Hơn nữa, nó làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước, làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên trong, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch tấn công ta, dẫn đến sụp đổ nếu không kịp thời chấn chỉnh.

Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng trầm trọng, trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực từ công an đến hải quan, từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáo dục cho đến cả thanh tra, kiểm sát, tòa án,… Từ lĩnh vực kinh tế cho đến cả chính trị với quy mô các vụ án ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Theo thống kê của Tổ chức Minh bạch Thế giới về chỉ số tham nhũng của các nước trên thế giới qua các năm, Việt Nam xếp hạng thứ 112/182 trong năm 2011.

  Chỉ số tham nhũng của Việt Nam qua các năm gần đây

Năm

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Chỉ số, điểm

2.4

2.4

2.6

2.6

2.6

2.6

2.7

2.7

2.7

2.9

Hạng

85/102

100/133

102/145

107/158

111/163

123/179

121/180

120/180

116/178

112/182

Số liệu thống kê khoảng 10 năm trở lại đây (từ 2002 đến 2011) cho thấy tình trạng tham nhũng ở nước ta ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong xã hội ta hiện nay, việc “bôi trơn”, quà cáp, đã trở thành một thói quen có tính “quy luật” mà hầu như ai cũng ít nhất một lần nghĩ đến và thực hiện để được thiên vị, ưu tiên, “thuận buồn xuôi gió”. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về phòng, chống tham nhũng, nhưng cho đến nay vẫn chưa đẩy lùi được tham nhũng.

Để cung cấp thêm thông tin làm cơ sở vững chắc về mặt lý luận trong việc phòng và chống tham nhũng, vận dụng cặp phạm trù nhân - quả trong phép biện chứng duy vật để phân tích về mặt triết học nguyên nhân của nó, chúng tôi xác định một số nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:

Về nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, nguyên nhân và động cơ chủ yếu của tham nhũng là lòng tham của con người. Cách đây hơn 2.200 năm, Hàn Phi Tử trong thiên Vong trưng (Những điềm mất nước) và thiên Gian hiếp thí thần (Bọn bề tôi gian dối, ức hiếp và giết nhà vua) cho rằng, con người sinh ra vốn tham dục, vị lợi; bản chất con người là “ích kỷ” và đặc tính chủ yếu của nó là “sự ham mê lợi ích và thù ghét tai họa” nên luôn “thích điều lợi và tìm nó, ghét cái hại và tránh nó, …”. Lẽ cố nhiên đam mê lợi ích không phải lúc nào cũng xấu, nhưng để lòng tham dẫn dắt, che mờ lý trí, điều khiển, kiểm soát hành động và vì lợi ích của bản thân, của nhóm lợi ích mà chà đạp lên lợi ích của tập thể, cộng đồng và quần chúng nhân dân thì rõ ràng là không thể chấp nhận được. Mọi hành vi tham nhũng dù dưới hình thức nào chăng nữa đều có thể quy về “lợi ích cá nhân”. Lợi ích nhóm cũng xuất phát từ lợi ích cá nhân mà ra. Nếu không vì lợi ích của bản thân thì chẳng ai còn muốn tham nhũng nữa. Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể làm tất cả, bất chấp mọi thủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi phạm đạo đức, pháp luật, hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng.

Thứ hai là do lối sống “ăn bám”, ỷ lại, lười lao động thích hưởng thụ của một bộ phận, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Chính lối sống này kết hợp với bản chất ích kỷ, đam mê lợi ích vật chất của các bậc phụ huynh, cán bộ, công chức,… là chất xúc tác để thúc đẩy con người ta lao vào các “phi vụ” phạm pháp. Lối sống hưởng thụ len lỏi vào các cơ quan công quyền thể hiện ở sự quan liêu và suy đồi của không ít cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cống hiến thì ít mà muốn hưởng thụ thì nhiều, nên sách nhiễu, làm khó để vòi vĩnh, “gợi ý”, “lót đường”, “rải thảm”.

Thứ ba là do cuộc sống, áp lực công việc, do môi trường xung quanh; do giáo dục, do cơ chế và do chính bản thân mà đạo đức con người ngày càng bị suy thoái, tha hóa. Điều này làm cho tệ tham nhũng càng có điều kiện thuận lợi để phát sinh và lan rộng trong toàn xã hội. Tình trạng này đang có xu hướng ngày càng tăng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X nhận định: “Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức nói riêng còn yếu kém. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức; chưa đi đầu trong cuộc sống đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm”. Hơn nữa, một bộ phận cán bộ, công chức chưa có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị. Điều này dẫn đến sự tha hóa, suy thoái về đạo đức không thể tránh khỏi của các công chức, viên chức nhà nước, sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà tham nhũng. Đảng và Nhà nước ta đã nhận ra được nguyên nhân này, nhưng biện pháp giải quyết chưa thật sự hiệu quả.

Ở nguyên nhân này, môi trường làm việc là điều kiện khách quan ảnh hưởng đến sự suy thoái đạo đức. Hiện tượng đút lót, quà cáp để vụ lợi trong các cơ quan công quyền không phải là điều quá xa lạ và diễn ra ở hầu hết mọi nơi. Trong một môi trường như vậy, nếu như không “nhập gia tùy tục”, người ta sẽ bị hất tung khỏi “vòng xoáy cuộc đời”. Theo lo-gíc phát triển khách quan của cuộc sống, nếu mỗi con người không giữ được đạo “trung dung”, “trung thứ” và “tính trực” và nếu “quân bất quân, thần bất thần, tử bất tử” (Khổng Tử) thì xã hội sẽ lâm nguy, “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Nguyên nhân này dần dần hình thành hiện tượng tham nhũng tập thể, vì vậy khi có thanh tra, kiểm tra thì bao che lẫn nhau, dẫn đến việc khó khăn trong vấn đề phòng, chống tham nhũng.

Thứ tư là do tâm lý, “truyền thống văn hóa” và trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn yếu kém. Với quan niệm “dầu bôi trơn bánh xe”, “đầu xuôi đuôi lọt”, “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” và nghĩ rằng giải pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để giải quyết công việc là “thủ tục đầu tiên” cũng là nguyên nhân thúc đẩy tham nhũng. Hơn thế, người ta còn dùng hối lộ, quà cáp như một hình thức “kết thân”, “đầu tư chiều sâu”, “đầu tư vào tương lai” để tạo thuận lợi cho con đường công danh sự nghiệp sau này cho cả bản thân lẫn người thân. Chính hành vi tâm lý và trình độ nhận thức này đã vô tình làm cho không ít cán bộ, nhân viên bị tham nhũng thụ động. Tình trạng này kéo dài làm xuất hiện tư tưởng gây khó dễ ở cán bộ, công chức để nhận “phong bì” từ dân mới giải quyết công việc, cho rằng nhận hối lộ là một thủ tục tất yếu trong quá trình xử lý công việc. Bởi vậy, một số cán bộ, đảng viên khi có quyền lực đã đem địa vị, quyền hành ra để “mặc cả” và cho rằng “muốn ăn chân giò phải thò chai rượu”. Vô hình trung điều này tạo nên một cách suy nghĩ, một thói quen xấu trong cả cán bộ công chức và cả những người muốn dùng tiền để giải quyết công việc, dần dần hình thành nên “văn hóa phong bì”.

Thứ năm và cũng là nguyên nhân quan trọng, dễ dẫn đến tham nhũng nhất đó chính là sự sơ hở, bất cập, thiếu công khai, thiếu minh bạch, cơ chế “xin - cho” còn tồn tại. Đây là nguyên nhân thường xuyên được đề cập và lặp đi lặp lại nhiều lần trong các phiên họp của Quốc hội. Nguyên nhân này thể hiện ở chỗ: cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, quản lý, luân chuyển tài sản có nhiều sơ hở, giao tài sản cho nhân viên nhưng không có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, gian lận trong công tác để chiếm đoạt tài sản,... Các thủ tục, quy định của Nhà nước chưa được công khai, rõ ràng nên nhân dân có suy nghĩ “tiếp cận, giải quyết” mới xong, tạo điều kiện cho cán bộ tham nhũng; thiếu công khai, minh bạch trong công tác quản lý, trong công tác kê khai tài sản, trong công tác sử dụng tài sản, và thiếu minh bạch trong các văn bản, quy định, thủ tục. Hơn nữa, việc thiếu trách nhiệm giải trình của các lãnh đạo cấp cao ở các cơ quan, đơn vị cũng dẫn đến tình trạng thiếu công khai, minh bạch mặc dù việc báo cáo nghe có vẻ vẫn rất “ổn”, “tốt” trong khi thực tế đó chỉ là “báo cáo láo”.

Thứ sáu, một nguyên nhân cần được nghiên cứu thêm đó là tư duy chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn phảng phất tư duy “truyền thống”, phong kiến, manh mún, chắp vá, thiếu tính hệ thống dẫn đến thiếu mạnh dạn và quyết tâm trong việc thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy chính trị. Giữa đổi mới tư duy chính trị và đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta chưa có sự đồng bộ, thống nhất cần thiết nên thường xuyên diễn ra tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, “đầu voi đuôi chuột” làm tầm thường hóa hệ thống pháp luật.

Ngoài ra còn có nguyên nhân nữa mang tính chất khái quát là chúng ta chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ. Hồ Chí Minh từng cho rằng “dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết những vấn đề xã hội”. Tuy nhiên dân chủ phải gắn liền với dân trí. Nhìn chung trình độ dân trí, kể cả quan trí của chúng ta chưa cao nên nhân dân chưa có nhiều khả năng tham gia làm chủ, quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Mặc dù chúng ta đã có bước tiến đáng kể về việc ban hành quy chế dân chủ, song nhìn chung việc thực hiện đưa quy chế vào cuộc sống còn nhiều hạn chế, khó khăn.

Bên cạnh một số nguyên nhân chủ quan cơ bản nêu trên còn có những nguyên nhân khách quan rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tham nhũng ở nước ta.

Về nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất là việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa triệt để, không theo kịp được trình độ phát triển của hoạt động thực tiễn. Trong quá trình lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, để xây dựng, phát triển và bình ổn trật tự xã hội còn nghiêng về “đức trị”, “nhân trị” mà chưa nghiêng về “pháp trị”. Chính sách thưởng phạt chưa đủ sức răn đe người phạm tội và khuyến khích người lập công, tố giác tội phạm.

Thứ hai là do hệ thống pháp luật, chính sách ở nước ta thiếu đồng bộ, chưa thỏa đáng và nhất quán; trong xử lý, chế tài chưa nghiêm minh, pháp luật còn nhiều kẽ hở, cơ chế quản lý còn nhiều yếu kém. Các thủ tục hành chính hay giấy tờ, đất đai đều chưa minh bạch, rườm rà, cơ chế quản lý bất động sản chưa hiệu quả và chặt chẽ tạo kẽ hở cho các cán bộ, viên chức tham nhũng. Pháp luật là công cụ mạnh nhất để ngăn chặn, chế tài và xử lý tham nhũng nhưng pháp luật lại chưa nghiêm, lỏng lẻo tạo điều kiện, cơ hội cho tham nhũng phát triển.

Thứ ba là do những bất cập trong triết lý về giáo dục, chưa hình thành được một triết lý giáo dục đủ tầm cỡ, làm trụ cột lâu dài, xuyên suốt và bền vững trong quá trình phát triển, kể cả giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng; giáo dục đạo đức cán bộ, đảng viên trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường chưa được chú trọng đúng mức. Hơn nữa, việc đưa những người thiếu năng lực và thiếu phẩm chất đạo đức vào làm cho các cơ quan nhà nước do “quan hệ”, nể nang, “đi đêm”,... làm suy thoái hệ thống chính trị và làm cho tình trạng tham nhũng ngày càng phát triển nhanh chóng.

Thứ tư là do sự quản lý, thanh tra, kiểm tra lỏng lẻo, yếu kém của Nhà nước; xử lý qua loa, chỉ mang tính “hình thức” như cảnh cáo, phê bình hoặc chủ trương “đại sự hóa tiểu sự, tiểu sự hóa vô sự” vì người vi phạm thường là cán bộ có quyền lực và địa vị, nên chưa mang tính răn đe. Các cán bộ cấp cao và cấp trên chưa làm gương cho cấp dưới, chưa thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với phương châm “một tấm gương sống về đạo đức gấp hàng trăm, hàng nghìn bài diễn thuyết”. Việc chấp hành kỷ luật cũng bị xem nhẹ dẫn đến tình trạng “phép vua thua lệ làng”, “trên bảo dưới không nghe”,... Người quản lý, thanh tra, kiểm tra, điều tra cũng chưa thật sự mạnh tay và làm việc có hiệu quả, vẫn còn nặng tình trạng “báo cáo tốt”, tệ hại hơn còn đồng lõa, “gợi ý” làm cho tệ tham nhũng gia tăng, khó có thể ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời.

Thứ năm là do việc thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng của nước ta chưa hiệu quả, đồng bộ, chưa đáp ứng được thực trạng tham nhũng hiện nay, thiếu một chương trình phòng, chống lâu dài, tổng thể mà chỉ chủ yếu tập trung vào việc giải quyết những vụ “tham nhũng vặt”, nhỏ lẻ. Mặt khác, các chính sách của nước ta chưa khuyến khích toàn dân và cả hệ thống chính trị cùng phòng, chống tham nhũng. Chúng ta chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ những người phát hiện và dám tố cáo tham nhũng. Việc tuyên dương người đứng lên tố cáo tham nhũng hiện nay cũng chưa phải là giải pháp hiệu quả để động viên toàn dân tham gia. Hơn nữa, người “đưa hối lộ” đi tố cáo tham nhũng cũng bị khép tội “đưa hối lộ” nên cũng làm hạn chế việc tố cáo tham nhũng của nhân dân.

Thứ sáu là do mặt trái (bản chất) của nền kinh tế thị trường và sự phân cực giữa các giai tầng trong xã hội ngày càng sâu sắc làm cho các giá trị đạo đức bị đảo lộn. Đồng tiền đang lên ngôi trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Khi đồng tiền được xem là “thước đo của vạn vật” thì các giá trị đạo đức, nhân phẩm sẽ đứng trước bên bờ vực. C. Mác từng cảnh báo: “Trong xã hội tư bản đồng tiền là một vấn đề trung tâm của mọi quan hệ cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè đều bị dìm chết trong dòng nước băng giá của đầu óc vị kỷ” và khẳng định: “Tất cả những mối liên hệ phức tạp và muôn màu muôn vẻ ràng buộc con người phong kiến đều bị giai cấp tư sản thẳng tay phá vỡ, không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác, ngoài mối lợi lạnh lùng với “lối trả tiền ngay” tiền trao cháo múc không tình nghĩa”. Việc chạy theo sức mạnh của đồng tiền làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc. Có không ít tổ chức, cá nhân vì những mục tiêu riêng để tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đã dùng mọi thủ đoạn, trong đó có thủ đoạn hối lộ được sử dụng phổ biến nhất. Hơn nữa, chính sách tuyển dụng, trọng dụng và đãi ngộ các nhân viên công quyền chưa thỏa đáng (chính sách tiền lương) là nguyên nhân góp phần thúc đẩy mọi người cần phải kiếm thêm để bù đắp cho gia đình họ làm cho tình trạng tham nhũng phát triển và lan rộng.

Qua những phân tích trên đây chúng ta thấy rằng nguyên nhân của tham nhũng là sự tổng hợp, hội tụ nhiều nguyên nhân, điều kiện  cả chủ quan lẫn khách quan, cả con người lẫn cơ chế của Nhà nước ta. Tham nhũng là một trong những nguy cơ làm cản trở công cuộc đổi mới. Cùng với lãng phí, tham nhũng đang diễn ra trầm trọng, kéo dài, gây bất bình trong quần chúng nhân dân, xâm hại đến công lý và công bằng xã hội, gây thiệt hại lớn về tài sản Nhà nước và của nhân dân.

Đảng và Nhà nước ta đã đã có nhiều chủ trương, biện pháp phòng, chống tham nhũng nhưng vẫn chưa hiệu quả. Do đó cần phải có nhận thức toàn diện hơn về bản chất và nguyên nhân của tham nhũng để có giải pháp hữu hiệu. Muốn triệt phá tham nhũng, chúng ta cần loại trừ hết các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tham nhũng. Các biện pháp phòng và chống cũng phải mang tính hệ thống, toàn diện.

Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Dân ta quan niệm: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng cháy hơn chữa cháy”. Vì vậy, trước hết đấu tranh chống tham nhũng phải bắt đầu từ phòng ngừa tham nhũng. Tác dụng của phòng ngừa tham nhũng có ý nghĩa sau:

Một là, các biện pháp phòng ngừa được thực hiện một cách thường xuyên sẽ có tác dụng rộng khắp, có tính lan tỏa đến từng đối tượng, ngăn ngừa mầm mống hành vi tham nhũng.

Hai là, phòng ngừa tham nhũng sẽ làm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và chính trị hơn là để tham nhũng xảy ra.

Ba là, bên cạnh việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, bộ máy nhà nước pháp quyền cũng đồng thời phải hoàn thiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.

Để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả theo chúng tôi định hướng cơ bản, chung nhất hiện nay chúng ta cần tập trung vào ba vấn đề lớn. Một là phát huy vai trò lãnh đạo của Đảnghai là nâng cao vai trò quản lý của Nhà nướcba là phát huy, khơi dậy tinh thần làm chủ của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí và quần chúng nhân dân. Cụ thể:

Đối với Đảng ta cần thành lập cơ quan phòng, chống tham nhũng độc lập như kinh nghiệm của một số nước; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng đảng viên; tăng cường quản lý đội ngũ đảng viên; thường xuyên đưa nội dung kiểm điểm, phê bình, tự phê bình vào nề nếp sinh hoạt đảng theo Điều lệ Đảng, tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI; đề cao trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ chức vụ trọng yếu trong bộ máy của Đảng và Nhà nước có biểu hiện tiêu cực hay thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng ở các ngành, cơ quan đơn vị mình phụ trách. Điều 5 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị,… chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách”, Điều 10 Luật Cán bộ công chức quy định: “Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”.

Đối với cơ quan, chính quyền Nhà nước cần phải lấy tinh thần đấu tranh chống tham nhũng của Xin-ga-po để nghiên cứu, học tập, tăng cường chính sách thưởng phạt để người ta không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng. Để làm được việc đó trước hết cần minh bạch, thực hiện minh bạch là công cụ, biện pháp chống tham nhũng hiệu quả nhất. Minh bạch trong nhiều vấn đề, lĩnh vực: trong khiếu nại của nhân dân, trong việc kê khai và quản lý tài sản, ngân sách, trong mua sắm, trong quản lý đất đai, nhà ở, vốn, nguồn viện trợ, đầu tư,... Ngoài ra cũng có nhiều biện pháp khác được đề xuất cần được thực hiện cùng với việc minh bạch:

Thứ nhất, cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung pháp luật nước ta, cần quy định chặt chẽ hơn, xử lý nghiêm minh hơn, giảm bớt sự rườm rà không cần thiết các thủ tục hành chính, phải có biện pháp chế tài đủ mạnh để những công chức thấy rằng việc tham nhũng đem lại cho họ “mất” nhiều hơn “được”.

Thứ hai, cần cải cách hệ thống chính sách giáo dục ở nước ta, xóa bỏ tình trạng đặt nặng lý thuyết, chú trọng đào tạo chuyên môn và phẩm chất đạo đức của thế hệ tương lai. Đồng thời các cán bộ cấp cao phải đi đầu trong việc thực hiện gương mẫu, nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn. Đồng thời tăng cường, củng cố tư tưởng chính trị, rèn luyện cho các đảng viên, các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước để tăng cường sự vững mạnh của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ta.

Thứ ba là phải kiềm chế mặt trái của nền kinh tế thị trường, tăng cường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường cổ phần hóa, phát triển kinh tế xã hội đồng bộ, giảm sự phân hóa giàu nghèo, hạn chế sự độc quyền. Đồng thời tăng lương, tăng phúc lợi, tạo sự công bằng, xứng đáng cho các công chức, viên chức. Khi đồng lương đủ giúp họ trang trải cuộc sống thì họ cũng ít suy nghĩ đến tham nhũng hơn. Giải pháp này cần hoạch định lâu dài và có kế hoạch cụ thể.

Thứ tư, cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm soát trong tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến xã hội, xử lý mạnh tay đối với các hành vi tham nhũng, làm gương cho người khác, tách riêng bộ phận Thanh tra ra khỏi Chính phủ. Thực hiện thanh tra toàn diện, từ trung ương đến địa phương, trên mọi lĩnh vực. Tăng cường quản lý tài sản, ngân sách, nguồn viện trợ cũng như việc sử dụng tài sản của Nhà nước cũng như sử dụng chúng một cách hợp lý. Phải dựa vào nhân dân và báo chí để tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, đưa nhân dân vào các bộ phận thanh tra, kiểm soát tham nhũng để hoạt động hiệu quả hơn, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Báo chí là công cụ đắc lực và hiệu quả trong việc ngăn ngừa và vạch trần tệ tham nhũng. Đồng thời cũng cần hạn chế sự độc quyền của các cán bộ, công chức trong một số lĩnh vực hay thủ tục nào đó dẫn đến tham nhũng.

Thứ năm, cần tuyển chọn, chọn lọc kỹ càng khi phân công, bổ nhiệm các cán bộ, công chức, bảo đảm phẩm chất đạo đức của các nhân viên nhà nước từ cấp thấp đến cấp cao. Ngăn chặn tham nhũng từ lúc bắt đầu nhất là đối với các quan chức đứng đầu và lực lượng thanh tra, quản lý. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh lọc, giáo dục trong bộ máy nhà nước. Lực lượng thanh tra, quản lý cần được tuyển chọn đặc biệt kỹ càng vì đây là lực lượng có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phòng, chống và diệt trừ tệ tham nhũng ở nước ta.

Về chính trị, cần thực hiện dân chủ một cách triệt để hơn, toàn diện hơn. Công khai, minh bạch với nhân dân. Khẳng định tư tưởng Nhà nước là “của dân, do dân, vì dân” và phát triển vững chắc dựa vào sức của nhân dân. Theo các học giả trên thế giới thì tham nhũng tỷ lệ nghịch với dân chủ. Ở các nước phát triển, pháp luật nghiêm minh thì khó mà thấy tình trạng tham nhũng diễn ra.

Việc phòng chống tham nhũng cũng cần có sự hợp tác và hỗ trợ kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân về ý thức phòng, chống tham nhũng, yêu cầu cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân cùng chung tay trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, mạnh dạn tố cáo, đóng góp ý kiến, thay đổi tâm lý không tốt đã ăn sâu vào không ít tầng lớp trong xã hội./.

10 tháng 9 2018

trả lời thật và ấn gửi

Mk sẽ trả lời những ưu điểm tích cực và tiêu cực của mk .

Và giải thích cho học hiểu !

Hok tốt

11 tháng 9 2018

Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ phối hợp cả hai kiểu gieo vần liên tiếp và vần ôm đã phần nào thể hiện được nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương.

Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây. một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập.

Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Nếu như ở trên là miêu tả vào cảnh vật thì ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xómTế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật.

Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.

Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.

Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo.

Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.

Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước , óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc. Vẫn còn đó tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, nồng ấm của một người con xa quê:

Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm hôm chài lưới ven sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bến sông
(Nhớ con sông quê hương – 1956)

Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”

10 tháng 9 2018

Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương. 

10 tháng 9 2018

Như chúng ta đã biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc, vị cha già kính yêu của Tổ quốc. Bác là người được nhận xét trên nhiều phương diện khác nhau, bác là tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự vươn lên: trên con đường tìm đường ra đi cứu nước. Bác đã gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng người quan niệm: muốn tìm đường cứu nước thì phải hiểu được đất nước mình đến vì thế người quyết tâm học tiếng của họ. Người luôn giữ cốt cách văn hóa của dân tộc song đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tin hoa văn hoa của nhân loại. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc ko có j lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân các rất VN, một lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

9 tháng 9 2018

KB nha!

Mình chưa có và có lời góp ý :

Không dược đăng câu hỏi linh tinh lên diễn đàn

Sẽ bị trừ điểm = mình 

9 tháng 9 2018

mk chưa có ny,cx chưa có crush!

còn bn?

bn nhớ lần sau đừng đăng như z nha!

chúc hok tốt!