K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:MÂY TRẮNG CÒN BAY(Bảo Ninh) Máy bay cất cánh trong mưa. Tiếng càng bánh xe gấp lại có vẻ mạnh hơn bình thường dội độ rung vào thân máy bay. Tôi tiếc là đã không nghe lời vợ. Đáng lý nên trả vé, đừng theo chuyến này. Ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu. Máy bay hẫng một cái như hụt bước. Tay vận complet...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

MÂY TRẮNG CÒN BAY

(Bảo Ninh)

Máy bay cất cánh trong mưa. Tiếng càng bánh xe gấp lại có vẻ mạnh hơn bình thường dội độ rung vào thân máy bay. Tôi tiếc là đã không nghe lời vợ. Đáng lý nên trả vé, đừng theo chuyến này. Ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu.

Máy bay hẫng một cái như hụt bước. Tay vận complet ngồi bên cạnh tôi mặt nhợt đi, mắt nhắm nghiền, cặp môi run run. Tôi bấu chặt các ngón tay vào thành ghế. Con người tôi bé tí hin treo trên vực sâu đang càng lúc càng sâu thẳm.

– Mây ngay ngoài, các bác kìa! – bà cụ ngồi ở ghế trong cùng, kề cửa sổ, thốt kêu lên.

Chiếc TU đã lấy được độ cao cần thiết, bắt đầu bay bằng. Hàng chữ điện “Cài thắt lưng an toàn” đã được tắt đi. Nhưng ngoài cửa sổ vẫn cuồn cuộn mây.

– Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được – Bà cụ nói – Y thể cây lá ngoài vườn.

Tay vận complet nhấc mi mắt lên. Môi y mím chặt, vẻ căng thẳng đổi thành quàu quạu.

– Vậy mà sao nhiều người họ kháo là tàu bay trỗi cao được hơn mây bác nhỉ?

Tay nọ làm thinh.

– Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác?

Không được trả lời, bà cụ chẳng dám hỏi han gì thêm. Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế. Khi cô tiếp viên đẩy xe đưa bữa điểm tâm đến, bà không muốn nhận khay đồ ăn. Bà bảo cơm nước lạ kiểu chẳng đũa bát gì chẳng quen, mấy lại đã ăn no bụng hồi sớm, mấy lại cũng thực tình là già chẳng có lắm tiền. Cô gái ân cần giải thích để bà cụ yên tâm rằng giá của suất ăn này đã được tính gộp trong tiền vé.

– Thảo nào hai lượt tàu bay những triệu bạc – bà cụ nói – Vậy mà lúc biếu già tấm vé các chú không quân cùng đơn vị với con trai già ngày nọ bảo là tốn có trăm ngàn. Các chú ấy cho già thì có, chứ còn tính ở quê đừng nói triệu với trăm ngàn, ngàn với trăm cũng khó.

Bà cụ hạ chiếc bàn gấp xuống song không bày bữa ăn lên đấy. Tất cả các thứ hộp thứ gói trên khay bà dồn hết vào chiếc làn mây. Bà chẳng ăn chút gì. Lúc người ta mang đồ uống đến, bà cũng chỉ xin một cốc nước lọc. Bà hỏi cô tiếp viên:

– Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con?

– Dạ thưa – Cô gái nhìn đồng hồ đeo tay – Còn chừng dăm phút nữa ạ. Nhưng thưa cụ vì chúng ta bay trên biển nên không ngang qua sông mà sẽ chỉ ngang qua vùng trời vĩ tuyến 17.

– Lát qua đấy con bật dùm già cái cửa tròn này con nhé, cho thoáng.

– Ấy chết, mở thế nào được ạ. Cô gái bật cười.

Ngoài cửa sổ nắng loé lên, cánh máy bay lấp lánh, nhưng chỉ trong chốc lát. Trên rất cao này, trời vẫn còn mây. Người tôi nôn nao như ngồi trên đu quay. Chưa chuyến nào thấy mệt như chuyến này. Có lẽ vì cơn bão đang hoành hành ở miền Trung nên không trung đầy rẫy ổ gà. Máy bay chòng chành, dồi lắc, bên thân và dưới sàn khe khẽ phát ra những tiếng răng rắc như sắp rạn.

Tay vận complet xoè diêm châm thuốc. Là dân nghiện nhưng lúc này tôi thấy gai với khói. Lẽ ra y nên xuống phía dưới mà thả khí chứ chẳng nên phớt lờ hàng chữ “không hút thuốc” sáng ngay trước mũi y như vậy, tôi sẽ uể oải thầm nghĩ, đậy tờ báo lên mặt và nhắm mắt lại. Giấc ngủ thiu thiu chầm chậm trườn tới.

– Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này!

Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe. Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta. Thận trọng, tôi liếc nhìn. Khói thuốc và cặp vai to đùng của y che khuất cả bà cụ già, cả ô cửa sổ.

– Này, cô kia, cô nhân viên! – Y sang trọng đứng dậy mắng – Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả?

– Van bác... – Bà cụ sợ sệt – Bác ơi, van bác... Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất.

Tay nọ gần như bước xéo lên đùi tôi, xấn ra lối đi. Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt.

Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thuỷ tinh đựng gạo. Một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc.

Cô tiếp viên vội đi tới. Cô đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.

Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trần mây. Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.

Khói nhang nhả nhè nhẹ, bốc lên dìu dịu, mờ mỏng trong bầu không khí lành lạnh của khoang máy bay. Những cây nhang trên trời thẳm toả hương thơm ngát. Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng.

(Mây trắng còn bay, Nhà xuất bản Trẻ TP. Hồ Chí Minh, 2008)

* Chú thích: Bảo Ninh sinh năm 1952, tên thật là Hoàng Ấu Phương, là nhà văn quân đội, từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam trước 1975. Các sáng tác chủ yếu viết về đề tài chiến tranh, trong đó có tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt. “Mây trắng còn bay” được viết năm 1975, khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới toàn diện. Chiến tranh khép lại nhưng nỗi đau của chiến tranh vẫn còn dai dẳng, đầy ám ảnh. Từ những cảm quan hiện thực ấy Bảo Ninh sáng tác nên truyện ngắn này.

Câu 1. Xác định không gian diễn ra câu chuyện trên.

Câu 2. Chỉ ra các phép liên kết trong những câu sau: “Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe. Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta.”.

Câu 3. Theo em, vì sao cô tiếp viên lại có hành động “đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn”?

Câu 4. Nêu tác dụng của ngôi kể trong truyện ngắn trên.

Câu 5. Thông điệp sâu sắc nhất mà em cảm nhận được sau khi đọc câu chuyện trên. (Trình bày khoảng 3 – 5 câu văn)

4
23 tháng 5

Câu 1. Xác định không gian diễn ra câu chuyện trên

Trả lời:
Không gian diễn ra câu chuyện là trên khoang một chiếc máy bay đang bay trong mưa, giữa bầu trời đầy mây, trong hành trình vượt qua vĩ tuyến 17 – nơi từng là ranh giới chia cắt đất nước.


23 tháng 5


“Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe. Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta.”

Trả lời:
Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn này gồm:

  • Phép lặp:
    • Từ “tôi” được lặp lại nhiều lần trong các câu.
    • Từ “quát” được lặp lại ở hai câu liên tiếp.
  • Phép thế:
    • “Y” được dùng để thay thế cho “tay ngồi cạnh tôi”.
  • Phép nối:
    • Từ “Nhưng” dùng để nối hai ý trái ngược nhau giữa các câu.


Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung phần Đọc – hiểu em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về những việc cần làm để giữ gìn và phát huy những phong tục truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống hiện đại.Câu 2 (4,0 điểm): Phân tích truyện ngắn sau:MỘT LẦN VÀ MÃI MÃI Quán bà Bảy Nhiêu nằm gần một khu mả đá, được bao bọc bởi những hàng rào bàn chải....
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung phần Đọc – hiểu em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về những việc cần làm để giữ gìn và phát huy những phong tục truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống hiện đại.

Câu 2 (4,0 điểm): Phân tích truyện ngắn sau:

MỘT LẦN VÀ MÃI MÃI

Quán bà Bảy Nhiêu nằm gần một khu mả đá, được bao bọc bởi những hàng rào bàn chải. Đó là một cái chòi tranh rách nát được dựng lên trước mặt một ngôi nhà tranh vách đất cũng rách nát như vậy. Trong chòi có đặt một cái bàn gỗ đã cũ, hai cái ghế băng cũng đã già nua như vậy, một cái đã hỏng mất một chân. Trên chiếc bàn gỗ có xếp mấy lọ kẹo, đường táng, những thứ mà bà con nông dân tự làm lấy.

Bà Bảy Nhiêu sống có một mình. Người trong làng không ai rõ chồng con bà đã mất từ lúc nào, mà cũng có thể là bà chưa có chồng con gì cả. Trước đây, mắt bà còn tinh nhưng độ hai năm nay bà bị lóa. Người ta bảo nhà bà ở gần động cát quá, nên gió thổi cát vào mắt nhiều lần, lâu ngày mà nó vậy.

Chúng tôi nhao nhao:

– Bán cho con một táng đường, bà.

– Bán cho con hai viên kẹo bi, bà.

Bà Bảy Nhiêu run run đưa bàn tay trái lên cầm tiền của chúng tôi, bỏ ngay vào cái cơi trầu bà đặt dưới bàn, tay phải quờ quờ lục vào các lọ lấy kẹo, đường cho từng đứa. Hầu như không bao giờ bà đếm tiền. Bà tin chúng tôi.

Trưa hôm đó, sau hiệu lệnh của thằng Bá, tôi cho tay vào túi. Những tờ bạc lẻ mà mẹ tôi cho đã biến mất đâu. Tôi ngần ngừ một lúc nhưng nỗi thèm ngọt đã khiến cho tôi lủi thủi theo sau các bạn mong được “ăn ghẹ” của một đứa nào đấy. Giữa đường, nghĩ xấu hổ, tôi quay lại...

– Sao mày không đi mua đường, mua kẹo? – Thằng Bá đi phía sau hỏi tôi.

– Tao không có tiền.

Bá cười sằng sặc:

– Chớ hồi giờ tao đâu có tiền mà vẫn mua được kẹo.

Tôi ngạc nhiên:

– Chớ lâu nay mày mua bằng thứ gì?

Bá không trả lời ngay. Nó kéo tôi sát lại gần nó, rút trong túi ra mấy tờ giấy đã viết, được cắt gọn ghẽ như những tờ giấy bạc, nói thì thầm:

– Tao chuyên đưa bà Bảy những tờ giấy này. Bả mù, bà đâu có thấy. – Nó ngừng một lát rồi nói tiếp, – Tao có ba tờ tao cho mày một tờ. Mày đợi tụi nó mua cuối cùng mình mới mua.

Tôi ngần ngại một lát nhưng cuối cùng cũng cầm tờ giấy lộn. Tôi có cảm giác khi cầm tờ “bạc giả” của tôi, mắt bà Bảy Nhiêu như có tia sáng loé lên. Nhưng bà không nói gì, vẫn bỏ nó vào cơi trầu và đưa đường táng đen cho tôi.

Ngày hôm sau, sự việc vẫn lặp lại y như hôm trước. Có điều, khi tôi và Bá đến quán thì không thấy có chuyện mua bán xảy ra. Các bạn đến trước đều đứng túm lại dưới quán nhìn sững vào trong nhà bà Bảy. Trong nhà có tiếng người lao xao. Một bác nông dân quen biết trong làng đang ngồi trước cửa vừa giở cơi trầu của bà Bảy ra đếm tiền vừa nói vọng ra:

– Tụi bay về đi. Bà Bảy trúng gió chết hồi hôm rồi.

Chúng tôi sững sờ, đứng im không nhúc nhích. Bác nông dân lẩm bẩm điều gì quay vô nhà nói với ai đó:

– Số tiền này vừa đủ mua một chiếc chiếu gói bả đấy. – Im lặng một lúc rồi bác tiếp – Bả mù mà tinh thật. Bọn xỏ lá nào đưa giấy lộn cho bả, bả cũng nhận rồi gói riêng ra... Tôi và Bá đứng như chôn chân xuống đất. Sống lưng lạnh buốt.

Từ đó đến nay đã bốn mươi năm trôi qua. Bạn bè của tôi cũng không còn đông đủ như trước. Có những đứa vốn ngỗ ngược, sau này lại trở thành những du kích dũng cảm và hi sinh. Có nhiều đứa theo gia đình, bỏ quê xứ đi làm ăn xa. Thằng Bá bây giờ trở thành một nông dân, người gầy, rắn rỏi, ngày ngày đánh trâu cày trên những rộc cát khô khốc mong tìm từng củ khoai để nuôi bầy con cháu đông đúc. Riêng tôi may mắn, được đi tập kết, được học hành để trở thành một nhà văn. Cứ mỗi lần về quê, tôi lại rủ Bá ra thăm mả bà Bảy Nhiêu. Cả hai đứa đều đứng lặng, miệng lầm rầm cầu mong bà tha thứ...

Trong đời, có những điều ta đã lầm lỡ, không bao giờ còn có dịp để sửa chữa được nữa.

(Trích 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi, Thanh Quế, NXB Kim Đồng)

2
(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:Phong tục lì xì đầu năm (1) Để duy trì ý nghĩa tốt đẹp của phong tục lì xì, nhiều gia đình đã giáo dục con trẻ về việc trân trọng những phong bao may mắn đầu năm, không nên so sánh hay đánh giá dựa trên số tiền nhận được. Việc làm này giúp trẻ hiểu rằng lì xì là biểu hiện của tình cảm và lời chúc, không...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Phong tục lì xì đầu năm

(1) Để duy trì ý nghĩa tốt đẹp của phong tục lì xì, nhiều gia đình đã giáo dục con trẻ về việc trân trọng những phong bao may mắn đầu năm, không nên so sánh hay đánh giá dựa trên số tiền nhận được. Việc làm này giúp trẻ hiểu rằng lì xì là biểu hiện của tình cảm và lời chúc, không phải là thước đo giá trị vật chất.

(2) Ngoài ra, một số người còn sáng tạo trong việc lì xì bằng cách tặng hạt giống, sách hoặc những món quà mang ý nghĩa tinh thần. Nhiều phụ huynh thay vì lì xì tiền, đã tặng sách như “Hạt giống tâm hồn” hoặc những bộ truyện cổ tích Việt Nam, giúp trẻ hiểu thêm về giá trị đạo đức và văn hóa dân tộc. Những người khác chọn tặng hạt giống cây xanh để khuyến khích ý thức bảo vệ môi trường. Điều này không chỉ giữ gìn phong tục truyền thống mà còn khuyến khích lối sống lành mạnh, ý thức bảo vệ môi trường và trân trọng tri thức.

(3) Chính bởi vậy, phong tục lì xì đầu năm mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sự quan tâm, chúc phúc và mong muốn những điều tốt đẹp cho nhau. Việc duy trì và truyền dạy ý nghĩa thực sự của tục lệ này sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tạo nên không khí Tết ấm áp, đoàn viên. 

(https://tuoitre.vn/li–xi–gi–ma–co–50–000–dong)

Câu 1 (1,0 điểm): Câu văn: “Chính bởi vậy, phong tục lì xì đầu năm mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sự quan tâm, chúc phúc và mong muốn những điều tốt đẹp cho nhau.” Là câu đơn hay câu ghép? Vì sao?

Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy cho biết đoạn văn (1) được viết theo hình thức nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Luận đề, luận điểm của đoạn văn trên là gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Gia đình em chuẩn bị đón Tết và dự định giữ gìn phong tục lì xì truyền thống. Tuy nhiên, em nhận thấy một số bạn nhỏ trong nhà có xu hướng so sánh số tiền lì xì với nhau và không hiểu rõ ý nghĩa thực sự của phong tục này. Nếu em là người anh/chị trong gia đình, em sẽ làm gì để giúp các bạn nhỏ thay đổi suy nghĩ và trân trọng giá trị tinh thần của phong tục lì xì?

1
(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: KHÔNG CÓ GÌ TỰ ĐẾN ĐÂU CON Không có gì tự đến đâu con Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa Mùa bội thu phải một nắng hai sương. Không có gì tự đến dẫu bình thường Phải bằng cả đôi tay và nghị lực Như con chim suốt ngày chọn hạt Năm tháng bao dung...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

KHÔNG CÓ GÌ TỰ ĐẾN ĐÂU CON

Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu phải một nắng hai sương.

Không có gì tự đến dẫu bình thường
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kì.

Dẫu bây giờ bố mẹ – đôi khi
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi
Có roi vọt khi con hư và dối
Thương yêu con đâu đồng nghĩa với chiều.

  Đường con đi dài rộng rất nhiều
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng
Trời xanh đấy, nhưng chẳng bao giờ lặng
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.

Chẳng có gì tự đến – Hãy đinh ninh.

  (Nguyễn Đăng Tấn, Không có gì tự đến đâu con, trích tập thơ Lời ru Vầng trăng, NXB Hội Nhà văn, 2000)

Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra dấu hiệu hình thức để xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2 (1,0 điểm). Việc tác giả sử dụng hình thức lời tâm sự của người cha với con trong văn bản có hiệu quả gì?

Câu 3 (0,5 điểm). Tìm và giải nghĩa một thành ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 4 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng ở hai khổ thơ đầu của văn bản.

Câu 5 (1,0 điểm). Em có suy nghĩ gì về lời nhắn nhủ của người cha trong hai câu thơ:

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.

1
(4,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo dội Ta mới hiểu thế nào là đồng đội: Đồng đội ta Là hớp nước uống chung Nắm cơm bẻ nửa. Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa Chia khắp anh em một mẩu tin nhà Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết. Bạn ta đó Ngã trên dây thép ba...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo dội

Ta mới hiểu thế nào là đồng đội:

Đồng đội ta

Là hớp nước uống chung

Nắm cơm bẻ nửa.

Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa

Chia khắp anh em một mẩu tin nhà

Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.

Bạn ta đó

Ngã trên dây thép ba tầng

Một bàn tay chưa rời báng súng,

Chân lưng chừng nửa bước xung phong.

Ôi những con người mỗi khi nằm xuống

Vẫn nằm trong tư thế tiến công!

Khi bạn ta

lấy thân mình

đo bước

Chiến hào đi,

Ta mới hiểu

giá từng thước đất,…

        (Trích “Giá từng thước đất” – Chính Hữu, NXB Văn học, Hà Nội, 1972)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để nói về người lính? Qua những từ ngữ đó, em hiểu gì về cuộc sống chiến đấu của họ?

Câu 3 (0,5 điểm). Em hiểu như thế nào về những câu thơ sau?

“Bạn ta đó

Ngã trên dây thép ba tầng

Một bàn tay chưa rời báng súng.

Chân lưng chừng nửa bước xung phong.”

Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích giá trị biểu đạt của phép tu từ nói giảm nói tránh trong hai câu thơ:

“Ôi những con người mỗi khi nằm xuống

Vẫn nằm trong tư thế tiến công!”

Câu 5 (1,0 điểm). Em nhận ra được thông điệp nào từ nhan đề Giá từng thước đất?

0
Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích 9 câu thơ đầu của đoạn trích phần Đọc hiểu.Câu 2 (4,0 điểm). Trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn...
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích 9 câu thơ đầu của đoạn trích phần Đọc hiểu.

Câu 2 (4,0 điểm). Trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc… Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước...”.

Theo em lòng yêu nước của thế hệ trẻ được thể hiện sâu sắc nhất trong thời kì chiến tranh hay trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ càng cần phải thể hiện lòng yêu nước rõ nét hơn bao giờ hết?

Hãy viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 400 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về vấn đề trên.

1
21 tháng 5

Dưới đây là phần trả lời cho hai câu hỏi của bạn, không sử dụng trích dẫn trực tiếp từ văn bản.


Câu 1: Phân tích 9 câu thơ đầu đoạn trích phần Đọc hiểu

9 câu thơ đầu mở ra một bức tranh sinh động về nguồn cội và truyền thống văn hóa của dân tộc. Tác giả dùng giọng kể nhẹ nhàng, gần gũi, tạo cảm giác thân thương như những câu chuyện mẹ kể ngày xưa. Qua đó, hình ảnh đất nước hiện lên không chỉ là một thực thể lịch sử mà còn gắn bó mật thiết với đời sống con người, với những phong tục, tập quán và truyền thống lao động. Các chi tiết như tục ăn trầu, hình ảnh cây tre, các vật dụng trong gia đình đều mang ý nghĩa biểu tượng, thể hiện sự gắn bó bền chặt giữa con người và đất nước. Đặc biệt, truyền thống chống giặc ngoại xâm được nhấn mạnh qua hình tượng cây tre – biểu tượng của sức mạnh và sự kiên cường. Những hình ảnh gần gũi, thân quen này không chỉ làm sống lại quá khứ mà còn khẳng định đất nước được xây dựng và phát triển từ tình yêu thương, sự chăm sóc và tinh thần đoàn kết của nhân dân. Qua đó, đoạn thơ thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế về cội nguồn, truyền thống quý báu của dân tộc.


Câu 2: Bài văn nghị luận xã hội về lòng yêu nước của thế hệ trẻ

Lòng yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc, được thể hiện rõ nét qua từng thời kỳ lịch sử. Trong thời kỳ chiến tranh, thế hệ trẻ đã thể hiện lòng yêu nước bằng sự hy sinh dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Họ là những người tiên phong trên mặt trận chống ngoại xâm, góp phần làm nên những chiến thắng vang dội, giữ vững nền độc lập và tự do cho đất nước.

Trong thời đại ngày nay, khi đất nước đã hòa bình và phát triển, lòng yêu nước của thế hệ trẻ được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, như học tập, lao động sáng tạo, tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Thế hệ trẻ cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng đất nước giàu mạnh, hiện đại và phát triển bền vững. Họ phải luôn cảnh giác trước những nguy cơ từ bên ngoài và bên trong, đồng thời phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới để góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

So với thời kỳ chiến tranh, lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay không kém phần sâu sắc mà mang tính thực tiễn và phù hợp với bối cảnh mới. Thế hệ trẻ càng cần thể hiện rõ nét hơn lòng yêu nước qua những hành động thiết thực, góp phần phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa. Đây chính là cách thể hiện lòng yêu nước hiện đại, bền vững và hiệu quả.

Tóm lại, lòng yêu nước của thế hệ trẻ luôn là nguồn sức mạnh to lớn cho đất nước, dù trong chiến tranh hay hòa bình, thế hệ trẻ đều cần giữ vững và phát huy truyền thống ấy để xây dựng một Việt Nam ngày càng phát triển và thịnh vượng.

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:NGÔI SAO Bố đi công tác vắng, bà Tâm bị ốm phải đi bệnh viện đúng vào dịp rằm tháng tám. Nhà có người ốm nên ai cũng bận bịu. Hằng ngày, đi làm về mẹ lại vào bệnh viện săn sóc bà nên Trung thu đến mà mẹ không chuẩn bị tết rằm cho bé được như mọi năm. Nhưng bé cũng có một mâm cỗ nhỏ: một quả...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

NGÔI SAO

Bố đi công tác vắng, bà Tâm bị ốm phải đi bệnh viện đúng vào dịp rằm tháng tám. Nhà có người ốm nên ai cũng bận bịu. Hằng ngày, đi làm về mẹ lại vào bệnh viện săn sóc bà nên Trung thu đến mà mẹ không chuẩn bị tết rằm cho bé được như mọi năm. Nhưng bé cũng có một mâm cỗ nhỏ: một quả bưởi vỏ khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ, em đem mấy thứ đồ chơi bày chung quanh nom rất vui mắt.

Chiều, rồi đêm xuống. Trẻ con bên hàng xóm bập bùng trống ếch, rước đèn ông sao, đèn múi khế, đèn lồng,... thì Tâm lại thấy mâm cỗ của mình không thích bằng. Tâm bỏ mâm cỗ, chạy đi xem đèn. Trong tất cả các đèn, Tâm thích nhất cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt. Ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ các màu (ý là ngôi sao ở trong bầu trời đấy). Trên đầu ngôi sao cắm ba lá cờ con. Hà còn lấy một tấm ảnh Bác Hồ dán vào giữa ngôi sao. Nến thắp lên trông Bác hồng hào như đang cười với các cháu! Tâm thích cái đèn quá! Nhưng đã tối rồi, mẹ đang ở trong bệnh viện với bà, không ai đi mua đèn cho Tâm được nữa. Thế là Tâm không có đèn. Tâm cứ đi bên cạnh Hà. Mắt không rời cái đèn. Hà cũng biết là bạn mình thích nên thỉnh thoảng Hà lại đưa cho Tâm cầm một lúc, cứ thế cả hai đứa cùng cầm chung cái đèn, reo: "Tùng tùng tùng dinh dinh...".

Mẹ Hà ngồi chơi bên cửa nhìn thấy thế thì gọi con lại, bảo:

– Bố Tâm đi công tác vắng nhà, bà lại ốm, mẹ không có nhà, chưa mua được đèn cho Tâm, con với bạn chơi chung. Chốc nữa chơi xong, con đưa cho bạn đem về treo ở nhà bạn con nhé!

Hà nghĩ một tí rồi gật đầu:

– Vâng ạ!

Đêm gần khuya, cuộc rước đèn tản dần, Hà đưa đèn ông sao cho bạn. Thấy Tâm không nhận, mẹ Hà bảo:

– Cháu cứ cầm đèn về nhà thì mai bác mới cho Hà sang nhà cháu chơi bày cỗ. Thế là Tâm nhận đèn. Đôi bạn nhỏ chia tay nhau bịn rịn.

Hà về nhà đi ngủ. Trong giấc ngủ, em mơ thấy một cô tiên có đôi cánh màu hồng bay đến bên giường, giơ tay vuốt tóc Hà và nói một câu gì đó mà Hà nghe không rõ, Hà vùng dậy, chạy theo. Cô tiên bay ra ngoài cửa sổ. Hà choàng tỉnh dậy, mở mắt nhìn quanh. Chỉ có mẹ ngồi bên cạnh em và trong buồng tối om om. Một vệt ánh sáng từ ngoài cửa sổ hắt vào. Hà nhìn ra ngoài cửa sổ. Ô, lạ chưa, một ngôi sao ở ven trời đang bay vào cửa sổ nhà em! Một ngôi sao vàng óng đứng giữa những chấn song tỏa ra một vòng ánh sáng màu vàng dịu. Gió thổi rung rinh.

– Mẹ ơi, có ngôi sao bay vào nhà mình!

Hà gọi. Nhưng mẹ đang ngủ say, không nghe. Hà nằm im nhìn ngôi sao rồi em ngủ thiếp đi trong những làn gió đầu thu mát.

Sáng hôm sau, Hà dậy sớm. Em vội vàng nhìn ra ngoài cửa sổ. Ô, không phải là ngôi sao đâu, mà là một cái đèn, một cái đèn ông sao giống như cái đèn mà Hà cho Tâm tối hôm qua, chỉ có khác là cái đèn này làm bằng giấy bóng vàng.

– Mẹ ơi, cái đèn của ai treo ở cửa sổ nhà ta thế kia hả mẹ? – Hà hỏi mẹ.

– Đèn của con đấy! – Mẹ nói.

– Đèn của con à? – Hà ngạc nhiên tròn mắt nhìn mẹ.

– Đêm qua, mẹ bạn Tâm đi thăm bà, về mua cho Tâm, Tâm đem sang bảo cho con, con ngủ rồi nên mẹ treo lên cửa sổ.

– Ô, thế mà con lại tưởng có một ngôi sao bay vào nhà mình xem cỗ trung thu!

Hà reo lên rồi ngồi im nhìn cái đèn rực rỡ trong ánh nắng vàng. Em bỗng nghĩ không biết là tối qua Tâm có nhìn thấy ngôi sao bay vào trong cửa sổ nhà Hà không. Mà Tâm có thấy thì chắc là thấy một ngôi sao đỏ.

(Nguyễn Thị Ngọc Tú, trích "Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám", NXB Giáo dục, 2005)

Câu 1 (1,0 điểm):

a. Xác định ngôi kể được sử dụng trong tác phẩm.

b. Xét theo mục đích nói, câu "Chiều, rồi đêm xuống." thuộc kiểu câu gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Khi thấy Tâm và Hà chơi chung đèn, mẹ Hà đã dặn dò con như thế nào? Qua đó, em hiểu gì về nhân vật người mẹ?

Câu 3 (1,0 điểm): Trong tác phẩm, "ngôi sao" không chỉ là chiếc đèn trung thu mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Theo em, hình ảnh "ngôi sao" tượng trưng cho điều gì? Em hãy lí giải ngắn gọn cho câu trả lời của mình bằng chi tiết từ tác phẩm.

Câu 4 (1,0 điểm): Trong khoảng 3 – 5 câu văn, em hãy viết về bài học ý nghĩa nhất mà em nhận được từ tác phẩm.

1
11 tháng 5

Câu 1 (1,0 điểm):

a. Ngôi kể trong tác phẩm:
Tác phẩm sử dụng ngôi kể thứ ba. Câu chuyện được kể từ một điểm nhìn bên ngoài, không phải từ nhân vật chính. Người kể chuyện tường thuật lại những hành động, suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện.

b. Xét theo mục đích nói, câu “Chiều, rồi đêm xuống.” thuộc kiểu câu gì?
Câu này là một câu trần thuật. Câu này chỉ đơn giản mô tả sự chuyển biến của thời gian, từ chiều đến đêm mà không có yếu tố hỏi, cảm thán hay cầu khiến.


Câu 2 (1,0 điểm):

Khi thấy Tâm và Hà chơi chung đèn, mẹ Hà đã dặn dò con như sau:

  • Mẹ Hà nói: “Chốc nữa chơi xong, con đưa cho bạn đem về treo ở nhà bạn con nhé!”

Qua đó, em hiểu rằng nhân vật người mẹ rất thấu hiểu và quan tâm đến bạn bè của con mình. Dù cuộc sống có khó khăn, mẹ Hà vẫn dạy con cách chia sẻ và quan tâm đến người khác. Đây là một hành động đầy tình cảm, thể hiện sự nhân hậu, bao dung và trách nhiệm trong cách nuôi dạy con cái.


Câu 3 (1,0 điểm):

Trong tác phẩm, hình ảnh "ngôi sao" không chỉ là chiếc đèn trung thu mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Theo em, hình ảnh "ngôi sao" tượng trưng cho hi vọng, tình yêu thương và sự quan tâm.

  • Chiếc đèn ông sao mà Hà làm cho Tâm chính là một biểu tượng của tình bạntình thương yêu giữa các nhân vật. Hình ảnh ngôi sao vàng sáng trong đêm không chỉ là vật trang trí mà còn mang đến sự ấm áp, ánh sáng và niềm vui. Hơn nữa, khi Hà tưởng rằng có một ngôi sao bay vào nhà mình, đó chính là sự xuất hiện của một niềm hy vọng, sự kỳ diệu trong cuộc sống, giúp em cảm thấy lạc quan và hạnh phúc.

Câu 4 (1,0 điểm):

Bài học ý nghĩa mà em nhận được từ tác phẩm là tình bạn và lòng nhân ái. Mặc dù Tâm không có đèn để chơi Trung thu, nhưng sự quan tâm và chia sẻ của Hà đã giúp Tâm cảm thấy vui vẻ và không cô đơn. Điều này cho thấy, trong cuộc sống, sự chia sẻ và quan tâm đến người khác là điều vô cùng quan trọng, giúp cho mọi người xích lại gần nhau hơn và mang lại niềm vui, hạnh phúc cho nhau.

1 tháng 6

Bài học này hướng dẫn các em cách xác định đề tài và chủ đề. Để xác định đề tài, người ta thường đặt câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì (hiện tượng, phạm vi cuộc sống)? Còn để xác định chủ đề, thường phải trả lời câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà tác phẩm nêu lên là gì? Ví dụ, truyện Lão Hạc (Nam Cao) viết về đề tài người nông dân trong xã hội cũ, còn chủ đề của truyện là vấn đề cuộc sống cùng khổ và nhân phẩm con người. Tuy nhiên, cần chú ý là mỗi tác phẩm lớn có thể đặt ra nhiều vấn đề cơ bản (nhiều chủ đề).

Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc tự lập trong cuộc sống.Câu 2 (4,0 điểm).Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích tình cảm của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:“Khi tôi vun trồng xanh những ước mơMẹ gánh mùa dông xuống đồng chiêm mặnLội dòng sông tát ánh trăng chống hạnCây lúa gầy nhễ nhại giọt phù sa. […] Cơn gió...
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc tự lập trong cuộc sống.

Câu 2 (4,0 điểm).

Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích tình cảm của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

Khi tôi vun trồng xanh những ước mơ

Mẹ gánh mùa dông xuống đồng chiêm mặn

Lội dòng sông tát ánh trăng chống hạn

Cây lúa gầy nhễ nhại giọt phù sa.

 

[…] Cơn gió Lào cho mắt mẹ âu lo

Cỏ dại mọc tràn bờ xôi, ruộng mật

Đám lá lúa cứa nóng bừng da mặt

Ngọn cỏ gừng đâm nhói những bước chân.

 

[…] Và tôi như hạt thóc vàng bé nhỏ

Mẹ đã gieo hi vọng ở trên đồng

Chợt lo sợ ngày cuối mùa, hết vụ

Hạnh phúc mẹ chờ chẳng kịp trổ bông.

(Trích “Mẹ và cánh đồng” – Trần Văn Lợi, “Miền gió cát”, NXB Thanh niên, 2000)

Chú thích: Nhà giáo, nhà thơ Trần Văn Lợi sinh năm 1976 tại Nam Định, hiện là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định. Với niềm đam mê sáng tạo văn chương, ông không chỉ nổi vật trong lĩnh vực thơ ca mà còn sáng tác nhiều truyện ngắn, tản văn và nghiên cứu phê bình sâu sắc. Thơ Trần Văn Lợi giống tư chất của ông ngoài đời: chân thành, giản dị, trầm lắng mà đằm sâu, tha thiết, thể hiện một tâm hồn phong phú, luôn gắn bó sâu sắc với làng quê, với những con người thân thuộc trong cuộc sống. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: “Miền gió cát” (2000); “Lật mùa” (2005); “Bàn tay châu thổ” (2010); “Đã như là hoá thạch những mồ hôi” (2019); “Qua những mùa trăng” (2015) và “Mùa hoa xoan tím” (2016).

1
21 tháng 5

Dưới đây là gợi ý bài làm cho hai câu hỏi của bạn:


Câu 1 (2,0 điểm): Đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tự lập trong cuộc sống (khoảng 150 chữ)

Tự lập là khả năng tự mình làm mọi việc, không phụ thuộc vào người khác, là bước đầu tiên giúp con người trưởng thành và phát triển toàn diện. Việc tự lập giúp mỗi người rèn luyện ý chí, trách nhiệm và kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Khi biết tự lập, ta sẽ tự tin hơn, chủ động hơn trong học tập và công việc, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tự lập còn giúp con người biết quý trọng thành quả lao động của mình, từ đó hình thành thái độ sống tích cực và độc lập. Vì vậy, tự lập không chỉ là một phẩm chất cần thiết mà còn là nền tảng để mỗi người xây dựng cuộc sống hạnh phúc và thành công.


Câu 2 (4,0 điểm): Bài văn phân tích tình cảm của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ “Mẹ và cánh đồng” của Trần Văn Lợi (khoảng 600 chữ)

Đoạn thơ “Mẹ và cánh đồng” của Trần Văn Lợi thể hiện tình cảm sâu sắc, chân thành của nhân vật trữ tình dành cho mẹ và cánh đồng quê hương – hai hình ảnh gắn bó mật thiết, biểu tượng cho sự sống, hy vọng và những khó khăn vất vả trong cuộc sống nông thôn.

Trước hết, tình cảm dành cho mẹ được thể hiện qua hình ảnh người mẹ gánh mùa đông, lội sông tát nước, chịu đựng nắng gió khắc nghiệt để chăm sóc cánh đồng. Những câu thơ như “Mẹ gánh mùa dông xuống đồng chiêm mặn”, “Cơn gió Lào cho mắt mẹ âu lo” gợi lên hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả, luôn lo lắng, hy sinh cho mùa màng và gia đình. Tình thương của mẹ không chỉ là sự chăm sóc vật chất mà còn là niềm hy vọng, là nguồn động lực để nhân vật trữ tình tiếp tục vun trồng những ước mơ, những hạt thóc tương lai.

Bên cạnh đó, tình cảm dành cho cánh đồng cũng được thể hiện một cách tinh tế qua những hình ảnh thiên nhiên sống động, vừa đẹp đẽ vừa khắc nghiệt: “Cỏ dại mọc tràn bờ xôi, ruộng mật”, “Đám lá lúa cứa nóng bừng da mặt”. Cánh đồng không chỉ là nơi sinh sống mà còn là biểu tượng của sự sống, của những nỗ lực không ngừng nghỉ của con người trước thiên nhiên. Nhân vật trữ tình như hòa mình vào cánh đồng, cảm nhận từng nhịp thở, từng vất vả của đồng ruộng và mẹ.

Tuy nhiên, trong tình cảm ấy còn ẩn chứa nỗi lo lắng, sợ hãi trước sự bấp bênh của cuộc sống: “Chợt lo sợ ngày cuối mùa, hết vụ / Hạnh phúc mẹ chờ chẳng kịp trổ bông”. Nỗi lo ấy thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc với khó khăn, thử thách mà mẹ và cánh đồng phải trải qua. Đồng thời, nó cũng là lời nhắc nhở về sự mong manh của hạnh phúc và thành quả lao động, đòi hỏi con người phải luôn cố gắng, kiên trì và biết trân trọng.

Tóm lại, đoạn thơ khắc họa tình cảm nhân vật trữ tình với mẹ và cánh đồng vừa đằm thắm, vừa tha thiết, vừa chân thực, thể hiện sự gắn bó bền chặt giữa con người với thiên nhiên và gia đình. Qua đó, nhà thơ gửi gắm thông điệp về giá trị của sự hy sinh, tình yêu thương và niềm tin vào cuộc sống.


Nếu bạn cần mình hỗ trợ thêm về cách triển khai bài hoặc các bài tập khác, cứ nói nhé!