K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 14. Ba quả cầu đặc có khối lượng bằng nhau nhưng làm bằng ba chất khác nhau là chì, sắt và nhôm. Hãy so sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên các vật này khi chúng ngập trong nước. A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng nhôm lớn nhất, rồi đến vật bằng sắt, bằng chì. B. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng chì lớn nhất, rồi đến vật bằng sắt, bằng nhôm. C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật...
Đọc tiếp

Câu 14. Ba quả cầu đặc có khối lượng bằng nhau nhưng làm bằng ba chất khác nhau là chì, sắt và nhôm. Hãy so sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên các vật này khi chúng ngập trong nước.

A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng nhôm lớn nhất, rồi đến vật bằng sắt, bằng chì.

B. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng chì lớn nhất, rồi đến vật bằng sắt, bằng nhôm.

C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng chì lớn nhất, rồi đến vật bằng nhôm, bằng sắt.

D. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng sắt lớn nhất, rồi đến vật bằng chì, bằng nhôm.

Câu 15. Trường hợp nào sau đây không tính được cường độ của lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật nổi trên mặt chất lỏng?

A. Biết trọng lượng riêng của vật và phần thể tích vật chìm trong chất lỏng.

B. Biết thể tích của vật và trọng lượng riêng của vật.

C. Biết trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

D. Biết khối lượng của vật.

Câu 16. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì cường độ lực đẩy Acsimet bằng

A. trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng.

B. trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của phần vật nổi trên mặt chất lỏng.

C. trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật.

D. trọng lượng của vật.

Câu 17. Công thức tính lực đẩy Acsimet là

A. FA = dlỏng.h.                                                B. FA = dlỏng.Vnước bị vật chiếm chỗ.

C. FA = dvật . Vnước bị vật chiếm chỗ.                        D. FA = dvật.h.

Câu 18. Nhúng một vật vào chất lỏng. Vật sẽ nổi lên khi

A. trọng lượng của vật lớn hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.

B. trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.

C. trọng lượng của vật bằng lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.

D. trọng lượng của vật bằng hoặc nhỏ hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.

Câu 19. Hai hòn bi sắt và bi chì có trọng lượng bằng nhau, được treo vào hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai hòn bi đó đồng thời vào hai bình nước. Hiện tượng nào dưới đây đúng?

A. Cân treo vẫn thăng bằng.

B. Cân treo lệch về phía bi sắt.

C. Cần treo lệch về phía bi chì.

D. Lúc đầu cân lệch về phía bi chì, sau đó cân thăng bằng và cuối cùng lệch về phía hòn bi sắt.

Câu 20: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào điểm đặt, _______ và hướng của lực.

A. độ thẳng.

B. độ to.

C. độ lớn.

D. độ nhỏ.

Câu 21: Hoạt động nào sau đây không xuất hiện moment lực?

A. Dùng tay để mở ngăn kéo hộp bàn.

B. Dùng tay xoay bánh lái của tàu thủy.

C. Dùng tay mở và đóng khóa vòi nước.

D. Dùng cờ lê để mở bu lông gắn trên chi tiết máy.

Câu 22: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục?

A. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.

B. Lực có giá song song với trục quay.

C. Lực có giá cắt trục quay.

D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.

Câu 23. Hãy khoanh vào từ "Đúng" hoặc "Sai" để đánh giá các câu dưới đây khi nói về tác dụng làm quay 

 

0
15 tháng 12

18 phút

 

15 tháng 12

Đáp án đúng: 18 phút.

 

19 tháng 12

Hiện tượng đũa thủy tinh nhiễm điện dương và vải lụa nhiễm điện âm sau khi cọ xát là do sự trao đổi electron giữa hai vật

16 tháng 12

Bước 1: Hiểu rõ độ tan

  • Độ tan của NaCl ở 25 độ C là 36,2 gam có nghĩa là: Ở 25 độ C, cứ 100 gam nước có thể hòa tan tối đa 36,2 gam NaCl để tạo thành dung dịch bão hòa.

Bước 2: Tính toán

  • Ta có tỉ lệ: 100 gam nước hòa tan 36,2 gam NaCl 750 gam nước hòa tan x gam NaCl

  • Từ đó ta suy ra: x = (750 * 36.2) / 100 = 271.5 gam NaCl

Kết luận:

  • Khối lượng muối NaCl có thể tan trong 750 gam nước ở 25 độ C để tạo dung dịch bão hòa là 271.5 gam.

Vậy, để tạo thành dung dịch NaCl bão hòa ở 25 độ C, bạn cần hòa tan 271.5 gam NaCl vào 750 gam nước.

Lưu ý:

  • Dung dịch bão hòa là dung dịch chứa lượng chất tan tối đa mà dung môi có thể hòa tan ở một nhiệt độ xác định.
  • Nếu cho thêm NaCl vào dung dịch này ở cùng nhiệt độ, NaCl sẽ không tan hết mà sẽ lắng xuống đáy.

Hy vọng giải thích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài toán này!