K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

     Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho...
Đọc tiếp

     Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc. 


(Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017)


Thực hiện các yêu cầu:


Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào?


Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích? 


Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy? 


Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào? 


Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”?


Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây? 


Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”?


Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã?


Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt?


Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà?


 

1
20 tháng 4

Câu 1: tự sự và thuyết minh

Câu 2: nhân vật " tôi " và bà của nhân vật " tôi "

Câu 3: sử dụng ngôi kể thứ nhất

Câu 4: rau khúc được hái từ sáng sớm, gạo nếp, nhân đậu xanh, hành, mỡ

Câu 5: bà ủ bột bánh cho nở vì để chất lượng bánh ngon hơn

Câu 6: đồng nghĩa với từ nấu

Câu 7: diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kì công, kĩ lưỡng

Câu 8: cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh

Câu 10: Qua văn bản trên có thể thấy cháu rất yêu thương, kính trọng bà. Luôn nhớ về những món ăn bình dị, dân dã mà cũng đầy ắp tình yêu mà bà dành cho cháu.

Câu 9: Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có hương vị đặc biệt và hấp dẫn. Sự kết hợp giữa vị béo ngậy của mỡ lợn, vị bùi của đậu, hương thơm của rau khúc và vị ngọt ngào của bột nếp làm cho món bánh khúc trở nên ngon lạ thường và khiến người ta ứa đầy nước miếng.


20 tháng 4

Ôm.vn là một trang web hoặc dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam. Tuy nhiên, không có thông tin chi tiết rõ ràng về trang web này. Có thể đây là một dịch vụ hoặc website liên quan đến một lĩnh vực nào đó như mua sắm, giải trí, hay mạng xã hội. ( chứ còn lại tôi ko bt )

Trong truyện "Vé xem xiếc", cậu bé hiện lên là một nhân vật rất đáng yêu và giàu cảm xúc. Cậu bé có sự háo hức, mong đợi khi chờ đợi ngày đi xem xiếc, thể hiện rõ nét niềm vui và sự hứng khởi trong lòng. Khi xem xiếc, cậu bé tỏ ra rất chăm chú, thích thú và không giấu nổi sự ngạc nhiên, thích thú trước những màn trình diễn đặc sắc của các nghệ sĩ. Qua đó, em cảm nhận được niềm đam mê và sự yêu thích nghệ thuật của cậu bé, cũng như sự trong sáng, ngây thơ của tuổi thơ. Cậu bé còn thể hiện sự trân trọng những khoảnh khắc vui vẻ, ý nghĩa bên gia đình. Nhìn vào cậu bé, em cảm thấy mình cũng muốn giữ gìn những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ và luôn trân trọng những niềm vui giản dị trong cuộc sống.

19 giờ trước (10:25)

XIẾC NÀO XIẾC GAY HAY XIẾC TÂY HAY XIẾC ÂU HAY XIẾC THÚ

Đề bài: Phân tích truyện ngắn sau:NHÁT ĐINH CỦA BÁC THỢ Cứ mỗi dịp trở về thăm ngôi nhà nơi tôi ra đời và lớn lên ở đó, tôi lại bồi hồi ngắm chiếc ghế tựa đã cũ lắm, một bên chân đã phải nối và nhớ tới một chuyện xưa ...Trong lúc nô đùa, mấy anh em tôi đã làm bong mặt ghế. Cha tôi phải mời bác thợ vào chữa lại cho khỏi hỏng thêm. Chúng tôi tò mò ngắm bác thợ lụi cụi...
Đọc tiếp

Đề bài: Phân tích truyện ngắn sau:
NHÁT ĐINH CỦA BÁC THỢ
Cứ mỗi dịp trở về thăm ngôi nhà nơi tôi ra đời và lớn lên ở đó, tôi lại bồi hồi ngắm chiếc ghế tựa đã cũ lắm, một bên chân đã phải nối và nhớ tới một chuyện xưa ...
Trong lúc nô đùa, mấy anh em tôi đã làm bong mặt ghế. Cha tôi phải mời bác thợ vào chữa lại cho khỏi hỏng thêm. Chúng tôi tò mò ngắm bác thợ lụi cụi làm việc. Mỗi khi cúi xuống, ngẩng lên, chiếc kính trắng trên mắt bác lại tụt xuống. Đôi bàn tay có những ngón sần sùi, gân guốc đặt vào đâu, chỗ đó lập tức thay đổi và chiếc ghế dần dần lành lại như mới. Cuối cùng, sau mấy nhát đinh "chát, chát...", chiếc ghế được đặt ngay ngắn, xong xuôi trước mắt chúng tôi.
Cha tôi trả tiền và cảm ơn bác thợ. Bác thợ xoa xoa tay trên mặt ghế vừa được thay lại như để từ biệt đứa con của mình rồi chào cả cha tôi, lẫn chúng tôi, ra về.
Một lúc sau, trời mưa to. Anh em chúng tôi lại leo lên ghế chơi trò “tàu hỏa" mà quên cả trời mưa. Bỗng có ai gõ cửa. Cha tôi vội bước ra, thì thấy bác thợ đã trở lại, toàn thân ướt đẫm. Nước nhỏ giọt từ trong chiếc hòm đồ nghề của bác. Cha tôi hỏi:
- Bác quên gì đấy ạ?
Bác thợ đưa tay vuốt mặt, lắc đầu, nói nhanh:
- Tôi không quên gì, nhưng…
Vừa nói, bác vừa bước tới chiếc ghế do tay bác vừa chữa, xoa xoa tay để tìm cái gì. Anh em chúng tôi không hiểu đầu đuôi thế nào nữa, cứ trố mắt ra nhìn. Chợt bác khē reo lên:
- Đây rồi!
Đoạn, bác mở hòm đồ nghề, lấy cái búa ra, đeo kính vào, nheo nheo mắt và bất thần vung búa gõ đánh "chát" một cái. Xong bác ngẩng lên, cười, nói với cha tôi:
- Đi được một quãng xa, tôi chợt nhớ còn cái đinh chưa đóng hết đầu đinh. Để vậy, có người sẽ rách quần áo, bác ạ!
Cha tôi cảm động, lấy thêm tiền biếu bác. Bác không nhận và vội vàng chào. Cha con chúng tôi không ai bảo ai, cùng đứng nhìn theo bác thợ vai khoác cái cưa, tay xách hộp gỗ cắm cúi đi trong mưa. Bóng bác nhoà dần, nhòa dần trên đường quốc lộ mịt mù gió thốc…
Từ buổi ấy, trong trí nhớ non thơ của tôi không bao giờ phai mờ hình dáng bác thợ và cứ nghe rõ mãi nhát đinh của người thợ tận tụy với công việc, với nghề của mình.
(Theo Phong Thu, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 2/2021)

MÌNH CẦN GẤP Ạ

1
13 giờ trước (16:45)

Truyện ngắn "Nhát đinh của bác thợ" không chỉ kể lại một kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ, mà còn ca ngợi một phẩm chất rất đáng quý: lòng tận tụy và trách nhiệm trong công việc của người lao động chân chính. Qua hình ảnh người bác thợ mộc bình dị, tác giả gửi gắm một thông điệp sâu sắc về đạo đức nghề nghiệp và tình người.

Câu chuyện bắt đầu từ một sự cố nhỏ: mấy anh em vô tình làm hỏng chiếc ghế, và cha phải mời bác thợ mộc đến sửa. Qua ánh nhìn trẻ thơ, bác thợ hiện lên là một người lao động lành nghề, kiên nhẫn, cẩn thận. Những chi tiết như “đôi tay gân guốc”, “chiếc kính tụt xuống mỗi lần cúi ngẩng”, “mấy nhát đinh chát chát”... đều cho thấy sự chăm chút và chuyên nghiệp của bác. Chiếc ghế như được hồi sinh dưới bàn tay tài hoa của bác.

Nhưng điều làm người đọc xúc động và khâm phục chính là hành động của bác sau đó. Dù trời mưa to, bác vẫn quay lại nhà chỉ vì “một cái đinh chưa đóng hết đầu”. Hành động ấy thoạt đầu khiến mọi người ngỡ ngàng, nhưng khi hiểu ra, ai cũng cảm động. Bác không cần ai nhắc nhở, không bị ràng buộc bởi tiền công, bác trở lại chỉ vì một điều duy nhất: trách nhiệm với công việc và sự an toàn của người khác.

Hình ảnh “bác thợ cắm cúi đi trong mưa, bóng bác nhòa dần trong mịt mù gió thốc” để lại một ấn tượng sâu sắc, đầy xúc động. Hành động nhỏ ấy đã gieo vào lòng người kể – một đứa trẻ – bài học lớn về lương tâm nghề nghiệp và lòng yêu lao động.

Từ nhát đinh tưởng như rất đỗi bình thường, tác giả đã khắc họa được một con người có nhân cách đẹp. Qua đó, truyện ngắn giúp chúng ta hiểu rằng: làm nghề gì cũng đáng quý, miễn là làm bằng cả trái tim, bằng sự tận tâm và trung thực.

20 tháng 4

Ngu ms ko bt

Đm mày tao cần mày trả lời à

Trong cuộc sống, có những giá trị tuy vô hình nhưng lại vô cùng quý giá, giúp con người xích lại gần nhau hơn, khiến cuộc đời trở nên ấm áp và ý nghĩa hơn. Một trong những giá trị ấy chính là tình yêu thương – thứ tình cảm cao đẹp, thiêng liêng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi con người.

Tình yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng cả trái tim. Đó có thể là tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy cô và học trò, bạn bè với nhau, hay thậm chí là giữa những con người xa lạ nhưng sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Yêu thương không chỉ là lời nói mà còn thể hiện qua hành động – là khi ta sẵn sàng lắng nghe, giúp đỡ, tha thứ và cùng nhau vượt qua nghịch cảnh.

Tình yêu thương có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nó giúp con người cảm thấy được an ủi, che chở, từ đó có thêm động lực để sống tốt hơn, mạnh mẽ hơn. Tình yêu thương cũng là cầu nối gắn kết các mối quan hệ, tạo nên một xã hội nhân văn, đầy tình người. Khi con người sống với nhau bằng tình yêu thương, thế giới sẽ bớt đi những nỗi đau, sự thù hận và trở nên hòa bình, hạnh phúc hơn.

Trong thực tế, chúng ta không khó để bắt gặp những hành động yêu thương giản dị mà cảm động: người mẹ tần tảo chăm lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ; người lính sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc; hay những tấm lòng nhân ái giúp đỡ người nghèo, người gặp hoạn nạn... Những hành động ấy cho thấy tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn và là ánh sáng dẫn lối con người đến với điều tốt đẹp.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, không ít người đang dần quên đi giá trị của tình yêu thương, sống thờ ơ, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình. Điều đó không chỉ khiến cuộc sống trở nên lạnh lẽo mà còn làm mất đi ý nghĩa đích thực của hai chữ “con người”.

Là học sinh, chúng ta cần học cách yêu thương từ những điều nhỏ nhất: biết quan tâm cha mẹ, kính trọng thầy cô, sống chan hòa với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn. Bằng cách đó, chúng ta góp phần xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, đầy ắp tình người.

Tình yêu thương không phải là điều gì quá lớn lao hay xa vời. Nó hiện diện trong từng lời nói tử tế, từng cử chỉ quan tâm, từng hành động sẻ chia. Hãy sống với trái tim biết yêu thương, vì đó chính là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc và là cội nguồn của mọi điều tốt đẹp trong cuộc đời.

19 giờ trước (10:22)

SAU NAY RA XA HỘI CẦN CÙ THÌ BÙ SIÊNG NĂNG CÓ LÀM THÌ MỚI CÓ ĂN KO AI YÊU THƯƠNG M Ờ NGOÀI XÃ HỘI ĐÂU CHỈ CÓ BỐ MẸ M THÔI

Đam mê là một thứ không thể bỏ cuộc

19 giờ trước (10:21)

LA CON CHEM CHEP

Có những người thầy không đứng trên bục giảng, không cầm phấn trắng bảng đen, nhưng lại gieo vào lòng học sinh tình yêu học tập sâu sắc. Với em, cô Thương Hoài – cô giáo trong phần hỏi đáp của trang OLM.vn – chính là một người như thế.Em chưa từng gặp cô ngoài đời. Không biết giọng cô ra sao, ánh mắt cô thế nào. Nhưng em vẫn cảm nhận được sự dịu dàng, chân thành và tận tụy qua...
Đọc tiếp

Có những người thầy không đứng trên bục giảng, không cầm phấn trắng bảng đen, nhưng lại gieo vào lòng học sinh tình yêu học tập sâu sắc. Với em, cô Thương Hoài – cô giáo trong phần hỏi đáp của trang OLM.vn – chính là một người như thế.

Em chưa từng gặp cô ngoài đời. Không biết giọng cô ra sao, ánh mắt cô thế nào. Nhưng em vẫn cảm nhận được sự dịu dàng, chân thành và tận tụy qua từng lời giải cô viết. Những bài toán rối rắm, những câu hỏi khiến em loay hoay hàng giờ, chỉ cần cô trả lời là mọi thứ bỗng sáng rõ. Cô không chỉ đưa ra đáp án, mà còn cẩn thận dẫn dắt từng bước – như nắm tay em đi qua mê cung của kiến thức.

Có lần, em làm sai một bài rất đơn giản, đã nghĩ là mình "ngốc quá". Nhưng cô không trách, chỉ nhẹ nhàng nhắn: “Không sao đâu em, sai để học. Cố gắng lên nhé!” Chỉ một câu thôi mà làm em thấy ấm lòng, tự tin tiếp tục cố gắng.

Nhờ cô, em không chỉ giỏi lên mà còn yêu việc học hơn. Em biết ơn cô – người luôn thầm lặng giúp đỡ học trò qua từng dòng chữ. Dù chẳng ai thấy mặt, chẳng ai nghe tiếng, nhưng cô Thương Hoài vẫn là một người cô thực sự – một người cô mà em luôn nhớ mãi.

 

11
20 tháng 4

Nhưng mà đúng thật nha! Cô Hoài động viên, hướng dẫn cũng chi tiết các bài làm á .Thầm cảm ơn cô ♥️♥️

bài văn rất hay và ý nghĩa !

15 tháng 4

dịch sang tiếng Việt là: "Còn về việc bạn đi xem phim thì sao?"

"That sounds like a great idea! I'd love to go to the cinema." (Nghe có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời! Mình rất muốn đi xem phim.)

hình như sai ngữ pháp thì phải