K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trần Tế Xương cay nhất là chuyện thi cử. Tài giỏi như ông mà phải đến lần thi thứ tám mới đậu vét được cái tú tài. Mà Tú tài thời đó thì được tiếng là “ông Tú” nhưng chỉ được “làm quan tại gia”, “ăn lương vợ”. Nhưng không được thênh thênh trên đường hoạn lộ chưa hẳn đã là rủi, thì ông Tú Xương làm thơ, làm thi sĩ, thành thi hào! Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” là một đòn trời giáng của Tú...
Đọc tiếp

Trần Tế Xương cay nhất là chuyện thi cử. Tài giỏi như ông mà phải đến lần thi thứ tám mới đậu vét được cái tú tài. Mà Tú tài thời đó thì được tiếng là “ông Tú” nhưng chỉ được “làm quan tại gia”, “ăn lương vợ”. Nhưng không được thênh thênh trên đường hoạn lộ chưa hẳn đã là rủi, thì ông Tú Xương làm thơ, làm thi sĩ, thành thi hào! Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” là một đòn trời giáng của Tú Xương vào chế độ thi cử mạt vận, hổ lốn, ô nhục của thời thực dân mới đặt chân cai trị đất nước ta.

Là sĩ tử, cũng là nạn nhân trong kì thi Hương năm Đinh Dậu (1897), tại Nam Định, Trần Tế Xương tận mắt chứng kiến sự suy đồi của Nho học, đau lòng trước nỗi ô nhục của tài tử văn nhân đất Bắc. Cho nên mở đầu bài thơ, tác giả đã phê phán sâu sắc nhà nước thực dân phong kiến thời bấy giờ:

“Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà”

Tác giả nói “nhà nước” một cách trang trọng như vậy nếu những việc làm của “nhà nước” mà tô't đẹp thì là ngợi ca, còn nếu nói đến những việc làm của “nhà nước” không ra gì thì là “hạ bệ”. Rõ ràng là Tú Xương đã “hạ bệ” cái “nhà nước” thực dân phong kiến đó bằng sự kiện “ba năm mở một khoa”. Dưới sự cai trị của “nhà nước” thực dân, đạo học (chữ Nho) đã mạt vận. “nhà nước” chỉ mở kì thi cầm chừng, hổ lốn, mất hết vẻ trang nghiêm của kỳ thi quốc gia: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Sợ mất an ninh ở Hà Nội, “nhà nước” thực dân đã lừa sĩ tử Hà Nội xuống Nam Định “thi lẫn” với sĩ tử trường Nam. Chỉ một từ “lẫn”, Tú Xương phơi bày cả sự đổ nát của kỳ thi quốc gia và phê phán “nhà nước” vô trách nhiệm.

Sang hai câu thực, sĩ tử và quan trường được nhà thơ Tú Xương biếm họa rất tài tình:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

Tú Xương có biệt tài mà Nguyễn Công Hoan tôn như “thần thơ thánh chữ” là chỉ trong một chữ đã lột tả được thần thái của sự vật. Chỉ một từ “lôi thôi” được đảo ra phía trước, nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhố nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa. Sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.

Tú Xương còn ghi lại một hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử thi cử của nước nhà là “khoa thi Đinh Dậu”, có cả Tây đầm nhốn nháo ở trường thi:

“Cờ cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê phết đất mụ đầm ra”

“Cờ cắm” hay “Lọng cắm”? Sách giáo khoa hiện hành chép là “Cờ cắm”, có chú thích là: có bản chép: “Lọng cắm”. Thơ Tú Xương gần với thơ ca dân gian, nhà thơ sáng tác không in ấn, không xuất bản, người đời nghe rồi ghi lại nên dễ “tam sao thất bản”. Trong những trường hợp có dị bản như thế này thì buộc người đọc, người nghiên cứu phải lựa chọn. Người soạn sách giáo khoa chọn “cờ cắm” để đối với “váy lê” ở câu dưới cho thật độc. “Cờ” mà đối với “váy” độc quá! Theo tôi, “lọng cắm” hay hơn:

“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến”

Quan sứ (công sứ Nam Định Lơ Nooc Măng, đèn dự lễ xướng danh khoa thi Hương hẳn là phải có “lọng cắm rợp trời” mà “lọng cắm” thì mới “rợp trời”. Còn vế đối “Lọng cắm rợp trời” với “váy lê phết đất” cũng chỉnh quá, mà độc địa không kém. Lọng là cái che trên đầu “quan sứ” mà lại đôi với “váy” là cái che dưới mông “mụ đầm”! “Quan sứ” đến”, “mụ đầm ra”, chúng nó “đến”, nó “ra” như thế thì nhục quá, không chịu được, Tú Xương đã chơi một đòn trí mạng vào bọn Tây đầm thực dân nhốn nháo vào cái thời buổi nhố nhăng! Tú Xương ác khẩu trong cách đối chữ đôi câu, cái tôn nghiêm đem đọ với những cái không tiện hô đúng tên thật, ông lợm sự sông, ông cho lộn tùng phèo cả đi. Nghĩ về người quan văn người quan võ thời nhí nhố ấy, ông đem cái võng (võng điểu võng thắm) ra mà đối với cái khố dây (khố đỏ khố xanh). Tường thuật việc trường thi chữ nho có Tây đến ra bài, ông đem cái lọng quan sứ mà đối với cái váy mụ đầm, đem cái đít vịt bà đầm ra đối với cái đầu rồng một ông cử dốt đang lạy tạ mũ áo vua ban... (Nguyễn Tuân).

Kết thúc bài thơ, tác giả chuyển từ giọng điệu trào lộng sang giọng điệu trữ tình thâm trầm. Tú Xương đau lòng nhắn nhủ với “nhân tài đất Bắc”:

“Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông lại nước nhà”

Giọng trữ tình thấm thìa ấy như có sự cộng hưởng của giọng điệu trữ tình đầy nhiệt huyết của các nhà ái quốc đầu thế kỷ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... Tất nhiên trong giọng điệu chung của những tấm lòng ái quốc ấy, ta vẫn nhận ra sắc thái riêng của Tú Xương. Khi thì xót xa thổn thức “Nhân tài đất Bắc nào ai đó”, khi thì kiêu bạc trịch thượng “Ngoảnh cổ mà trông lại nước nhà”. Không dễ gì mà hạ một chữ “ngoảnh cổ” như vậy đối với giới trí thức Bắc Hà. Phải có chân tài và quan trọng hơn nữa là phải có tấm lòng đối với đất nước, với dân tộc thì nhân tài đất Bắc mới tâm phục. Đúng là tâm sự yêu nước thổn thức của Tú Xương là vật bảo chứng cho những gì là lộng ngôn của nhà thơ:

“Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn

Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn”

(Đêm hè)

Dưới mắt Tú Xương, sự suy đồi của đạo học (chữ nho) là một hiện tượng của sự mất nước, của sự nô lệ. Với Tú Xương, nỗi nhục trong “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” là nỗi nhục mất nước! “Theo tôi nghĩ, thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đông tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la, từ một cái điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện không gian, thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp” (Nguyễn Tuân).

“Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của Trần Tế Xương là “sử thi” về đời sống nhà nho lúc Tây sang. Đạo học suy đồi, thi cử bát nháo hố’ lốn, sĩ tử mất hết nhuệ khí, quan trường mất hết nhân cách. Bọn thực dân nghênh ngang đến trường thi là một nỗi ô nhục của nhân tài đất Bắc. Nỗi đau của nhà thơ đã làm thức tỉnh tầng lớp trí thức đương thời.

0
Đọc văn bản sau Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Lúc ấy, có thể bạn sẽ phải ngậm ngùi mà thốt lên: “Chao ôi, ta đã làm chi đời ta vậy?” Nếu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Lúc ấy, có thể bạn sẽ phải ngậm ngùi mà thốt lên: “Chao ôi, ta đã làm chi đời ta vậy?”

Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sao ta không ngồi xuống đây trong một ngày cuối năm và tìm kiếm câu trả lời từ đáy tim mình: Ta muốn làm gì? Ta muốn sống ra sao? Ta muốn trở thành ai trong cuộc đời này? Ta muốn làm chi đời ta?

Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa chờ đợi được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,

NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái như thế nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh”

Câu 4. Nhận xét cách lập luận của tác giả trong việc triển khai vấn đề.

Câu 5. Thông điệp mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì? Lí giải về sự lựa chọn đó.

0
ĐỀ 1. I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau: (Tóm tắt đoạn trước: Trên đường về nhà thăm cha mẹ, Kiều Nguyệt Nga gặp bọn cướp Phong Lai được Lục Vân Tiến cứu. Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con trai không được, đem lòng thù...
Đọc tiếp

ĐỀ 1.

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau:

(Tóm tắt đoạn trước: Trên đường về nhà thăm cha mẹ, Kiều Nguyệt Nga gặp bọn cướp Phong Lai được Lục Vân Tiến cứu. Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con trai không được, đem lòng thù oán, tâu vua bắt Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua)

Hai mươi nay đã đến ngày,
Các quan bảo hộ đưa ngay xuống thuyền.
Nguyệt Nga vội khiến Kim Liên,
Lên mời thân phụ xuống thuyền xem qua.
Công rằng: "Thật dạ xót xa,

Con đừng bịn rịn cho cha thảm sầu".
Nàng rằng: "Non nước cao sâu,
Từ đây xa cách khôn hầu thấy cha.
Thân con về nước Ô-qua
(1),
Đã đành một nỗi làm ma đất người

Hai phương nam bắc cách vời,
Chút xin gởi lại một lời làm khuây.
Hiu hiu gió thổi ngọn cây,
Ấy là hồn trẻ về rày thăm cha".
Kiều công lụy ngọc nhỏ sa,

Các quan ai nấy cũng là đều thương.
Chẳng qua việc ở quân vương,
Cho nên phụ tử hai đường xa xôi.
Buồm trương thuyền vội tách vời,
Các quan đưa đón ngùi ngùi đứng trông.
               

Mười ngày đã tới ải Đồng(2),
            Minh mông (3) biển rộng đùng đùng sóng xao.
  Đêm nay chẳng biết đêm nào

      Bóng trăng vằng vặc bóng sao mờ mờ.

                                                   Trên trời lặng lẽ như tờ,

                                          Nguyệt Nga nhớ nỗi tóc tơ(4)  chẳng tròn.
                                               Than rằng: "Nọ nước kìa non,
                                          Cảnh  thời thấy đó, người còn về đâu?"
                                               Quân hầu đều đã ngủ lâu,
                                          Lén ra mở bức rèm châu(5)  một mình:

                                              "Vắng người có bóng trăng thanh,
                                       Trăm năm xin gửi chút tình lại đây.
                                                 Vân Tiên anh hỡi có hay?
                                         Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng".
                                                 Than rồi lấy tượng vai mang,       

                                       Nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay.
(Trích Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu, trong Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập I, NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 1980)​

Chú thích:                                                                   
(1) Ô Qua: tên ngầm chỉ giặc Qua Oa ở bể vào cướp phá miền Châu Đốc, Hà Tiên

(2)  Ải Đồng: cửa ải Đồng Quan.

(3) Minh mông: Mênh mông (phát âm theo tiếng miền Nam)

(4) Tóc tơ: kết tóc xe tơ, tức là nói đến tình nghĩa vợ chồng.

(5) Rèm châu:bức rèm có kết hạt ngọc, chỉ chung loại rèm quý.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm) Văn bản trên kể về việc gì?

Câu 2 (1,0 điểm) Chỉ ra một số hình ảnh thơ tả cảnh thiên nhiên và câu thơ diễn tả hành động của Kiều Nguyệt Nga từ câu 1485 đến câu 1900 trong văn bản trên.

Câu 3 (0,5 điểm) Phân tích tác dụng của lời dẫn trực tiếp trong câu sau:

Than rằng: "Nọ nước kìa non,
Cảnh thời thấy đó, người còn về đâu?

 Câu 4 (1,0 điểm) Xác định chủ đề của văn bản và phân tích các căn cứ giúp em xác định chủ đề đó.

Câu 5 (1,0 điểm) Từ văn bản, cho biết tình cảm của của Kiều Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên đã tác động tới suy nghĩ, tình cảm của em như thế nào?

0