K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

có ai giải đc đề này không dài quá help me Bài 1: Vào lúc 7 giờ sáng có hai ô tô chuyển động đều ngược chiều nhau từ 2 địa điểm A và B cách nhau 100km. Coi chuyển động của các xe là thẳng đều và vận tốc xe thứ nhất là 60 km/h và xe thứ hai là 40km/h. a)      Hỏi lúc mấy giờ thì chúng gặp nhau b)      Lần đầu tiên chúng cách nhau 25 km vào thời điểm nào. Bài 2: Xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động đều...
Đọc tiếp

có ai giải đc đề này không dài quá help me

Bài 1: Vào lúc 7 giờ sáng có hai ô tô chuyển động đều ngược chiều nhau từ 2 địa điểm A và B cách nhau 100km. Coi chuyển động của các xe là thẳng đều và vận tốc xe thứ nhất là 60 km/h và xe thứ hai là 40km/h.

a)      Hỏi lúc mấy giờ thì chúng gặp nhau

b)      Lần đầu tiên chúng cách nhau 25 km vào thời điểm nào.

Bài 2: Xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động đều đến B với vận tốc 36km/h. Nửa giờ sau xe thứ 2 chuyển động đều từ B đến A với vận tốc 5 m/s. Biết quãng đường AB dài 72km. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc 2 xe khởi hành thì:

a.)    Hai xe gặp nhau

b.)    Hai xe cách nhau 13,5km.

Bài 3: Một người đi xe đạp với vận tốc v1= 10km/h và một người đi bộ với vận tốc v2 = 5km/h khởi hành cùng một lúc ở cùng một nơi và chuyển động ngược chiều nhau. Sau khi đi được 1 giờ, người đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30 phút rồi quay trờ lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc như cũ. Hỏi kể từ lúc khởi hành sau bao lâu người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ.?

Bài 4: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc v1 = 12km/h. Nếu người đó tăng vận tốc lên thêm 3km/h thì đến sớm hơn 1h.

a.)    Tìm quãng đường AB và thời gian dự định đi từ A đến B.

b.)    Ban đầu người đó đi với vận tốc v1 = 12km/h được quãng đường s1 thì xe bị hư phải sửa chữa mất 15 phút. Nên trong quãng đường còn lại người ấy đi với vận tốc v2 = 15km/h thì đến sớm hơn dự định 30 phút. Tìm quãng đường s1.

Bài 5: Một học sinh đi từ nhà đến trường, sau khi đi được ¼ quãng đường thì chợt nhớ mình quên một quyển sách nên vội trở về và đi ngay đến trường thì trễ mất 15 phút. Coi chuyển động của em bé là thẳng đều.

a.)    Tính vận tốc chuyển động của em học sinh, biết quãng đường từ nhà tới trường là s = 6km. Bỏ qua thời gian lên xuống xe khi lên nhà.

b.)    Để đến trường đúng thời gian dự định thì khi quay về và đi lần 2 em phải đi với vận tốc bao nhiêu?

Bài 6: Hai xe khởi hành từ một nơi và cùng đi quãng đường 60km. Xe 1 đi với vận tốc 50 km/h, đi liên tục không nghỉ và đến nơi sớm hơn xe 2 là 30 phút. Xe 2 khởi hành sớm hơn 30 phút nhưng nghỉ giữa đường 42 phút. Hỏi:

a.)    Vận tốc của hai xe.

b.)    Muốn đến nơi cùng lúc với xe 1, xe 2 phải đi với vận tốc bao nhiêu.

Bài 7: Ba người đi xe đạp từ A đến B với các vận tốc không đổi. Người thứ nhất và người thứ 2 xuất phát cùng một lúc với các vận tốc tương ứng là v1 = 10km/h và v2 = 12km/h. Người thứ ba xuất phát sau hau người nói trên 30 phút, khoảng thời gian giữa 2 lần gặp của người thứ 3 với 2 người đi trước là ∆t = 1h. Tìm vận tốc của người thứ 3.

Bài 8: Một người đi xe đạp từ A đến B có chiều dài là 24 km. Nếu đi liên tục không nghỉ thì sau 2h người đó sẽ đến B nhưng khi đi được 30 phút, người đó dừng lại 15 phút rồi mới đi tiếp. Hỏi ở quãng đường sau người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến B kịp lúc?

Bài 9: Một người đi xe máy trên đoạn đường dài 80km. Lúc đầu người này dự định đi với vận tốc v1 = 40km/h. Nhưng sau khi đi được ¼ tổng quãng đường, thì người này đổi ý muốn đến sớm hơn 30 phút nên đã đi với vận tốc v2. Hỏi v2 có giá trị bao nhiêu?

Bài 10: Lúc 7h một người đi xe đạp với vận tốc 10km/h xuất phát từ A. Đến 8h một người đi xe máy với vận tốc 30km/h xuất phát từ A. Đến 9h một ô tô đi với vận tốc 40km/h xuất phát từ A. Tìm thời điểm và vị trí để 3 xe cách đều nhau lần đầu tiên (biết họ đi cùng chiều)

Bài 11: Một người đi xe đạp vận tốc 10km/h xuất phát từ A, 1 giờ sau, một người đi xe máy vận tốc 30km/h xuất phát từ A. Sau khi xe máy đi được 1 giờ lại có một ô tô đi vận tốc 40km/h xuất phát từ A. Xác định thời gian và vị trí để 3 xe cách đều nhau lần thứ hai (kể từ khi ô tô xuất phát. Biết 3 xe đều đi về cùng một hướng.)

Bài 12: Một cậu bé đi lên núi với vận tốc 1m/s. Khi còn cách đỉnh núi 100m cậu bé thả một con chó và nó bắt đầu chạy đi chạy lại giữa đỉnh núi và cậu bé. Con chó chạy lên đỉnh núi với vận tốc 2m/s và chạy lại phía cậu bé với vận tốc 4m/s. Tính tổng thời gian những lần chó chạy lên (kể từ khi thả chó cho đến khi cậu bé và chó cùng gặp nhau trên đỉnh núi).

Bài 13: Trên quãng đường dài 100km có 2 xe 1 và 2 cùng xuất phát và chuyển động gặp nhau với vận tốc tương ứng là 30km/h và 20km/h. Cùng lúc hai xe chuyển động thì có một con chim bắt đầu xuất phát từ xe 1 bay tới xe 2, sau khi gặp xe 2 nó quay lại và gặp xe 1…và lại bay tới xe 2. Con chim chuyển động lặp đi lặp lại tới khi hai xe gặp nhau. Biết vận tốc của con chim là 60km/h. Tính quãng đường chim bay?

Bài 14: Một xạ thủ bắn một phát đạn vào bia ở cách xa 510m. Từ lúc bắn đến lúc nghe thấy tiếng đạn trúng mục tiêu là 2 giây. Vận tốc của âm thanh truyền trong không khí là 340m/s. Tính vận tốc của đạn?

Bài 15: Một chiếc xe tải chở một thùng hang dạng hình hộp chữ nhật. Xe đang chuyển động với vận tốc 15m/s thì bị một viên đạn bắn xuyên qua thùng hàng theo phương vuông góc với phương chuyển động của xe. Xác định vận tốc của đạn biết khoảng cách giữa hai mặt thùng có lỗ đạn xuyên qua cách nhau 2 mét và hai vết đạn cách nhau 5cm tính theo phương chuyển động.

Bài 16: Hai xe khởi hành từ A và B cùng lúc. Biết nếu đi ngược chiều thì sau 15 phút khoảng cách 2 xe giảm 15km. Nếu cùng chiều thì khoảng cách 2 xe giảm 5km. Tìm v1 và v2.

Bài 17: Hai người khởi hành cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 20 km. Nếu hai người đi ngược chiều nhau thì sau t1 = 12 phút họ gặp nhau. Nếu đi cùng chiều thì sau t2 = 1 giờ người thứ nhất đuổi kịp người thứ hai. Tính vận tốc của mỗi người.

Bài 18: Hai ô tô qua ngã tư cùng một lúc theo đường vuông góc với nhau. Vận tốc của ô tô thứ nhất và thứ hai lần lượt là v1 = 8m/s và v2 = 6m/s. Coi chuyển động của mỗi xe là thẳng đều. Lúc xe 2 cách ngã tư 120 m thì hai xe cách nhau bao nhiêu mét?

 

A

D

M

N

C

B

Bài 19: Có hai bố con bơi thi trên bể bơi hình chữ nhật có chiều dài AB = 50m và chiều rộng BC = 30m. Họ qui ước là chỉ được bơi theo mép bể. Bố xuất phát từ M với MA = 10m và bơi về B với vận tốc không đổi v1 = 4m/s. Con xuất phát từ N với NB = 18 m và bơi về C với vận tốc không đổi v2 = 3m/s (hình bên). Cả hai xuất phát cùng lúc                                                                     

 

a.)    Tìm khoảng cách giữa hai người sau khi xuất phát 2s.

b.)    Tìm khoảng cách ngắn nhất giữa hai người (trước khi chạm thành bể dối diện)

A

B

M

Bài 20: Hai xe máy khởi hành cùng lúc tại hai điểm A và B cách nhau 60km. Xe thứ nhất xuất phát từ A, xe thứ hai xuất phát từ B. Nếu chúng đi cùng chiều về phía M (hình vẽ) thì sau 40 phút hai xe cách nhau 80km lần đầu tiên. Nếu đi

 

 ngược chiều nhau thì sau 10 phút hai xe cách nhau 40km

lần đầu tiên. Tính vận tốc mỗi xe?

Bài 21: Ba thành phố A, B, C nằm theo thứ tự đó trên một đường thẳng. Biết AB = 75km. Vào lúc 8 giờ sáng có hai người cùng xuất phát từ A và B đi về phía thành phố C, đến lúc 10 giờ 30 phút sáng cùng ngày thì họ cùng lúc tới C. Trong quá trình chuyển động người đi từ B gặp một ô tô đi ngược chiều vào lúc 8 giờ 30 phút sáng, người đi từ A cũng gặp ô tô đó nhưng vào lúc 9 giờ 6 phút sáng tại điểm M (M thuộc đoạn AB). Biết vận tốc của ô to bằng 2/3 vận tốc của người đi từ A. Coi các chuyển động là thẳng đều.

a.)    Tính vận tốc của người đi từ A và B

b.)    Tính khoảng cách giữa hai thành phố A và C

Bài 22: Một con tàu đi từ A đến C phải đi qua B (B nằm giữa A, C) AB = 140km, BC = 100km. Biết rằng 3 giờ sau khi tàu khởi hành, một chiếc xuồng đi từ A đuổi theo nó. Khi gặp nhau, tàu lại tăng vận tốc thêm 5km/h nữa. Kết quả là tàu đến B sớm hơn nửa giờ và đến C sớm hơn 1,5 giờ. Tính vận tốc ban đầu của tàu và vận tốc của xuồng.

Bài 23: Một ngày An đến trường bằng xe đạp mất 20 phút. Sáng nay, An xuất phát chậm 4 phút so với mọi ngày. Để đến lớp đúng giờ An tính rằng mỗi phút phải đi nhanh hơn 50m so với mọi ngày.

Tính vận tốc mỗi ngày An đi xe đạp đến trường và quãng đường từ nhà đến trường. Coi các chuyển động là thẳng đều.

Bài 24: Một người đi xe máy từ A đến B mất 3 giờ. Lúc trở về do ngược gió nên mỗi giờ người ấy đi chậm hơn 10km so với lúc đi nên thời gian về lâu hơn 1 giờ. Tính vận tốc lúc đi và quãng đường AB. Coi các chuyển động là thẳng đều.

 

 

Bài 25: Một vận động viên điền kinh chạy cự li dài đuổi theo một con rùa cách anh ấy là L = 10km. Vận động viên vượt qua quãng đường đó trong thời gian t1 thì con rùa kịp bỏ được đoạn bằng x1. Khi vận động viên vượt qua đoạn x1 trên thì con rùa lại bỏ được một khoảng bằng x2 và cứ tiếp tục như vậy. Trọng tài cuộc đua chỉ kịp đo được đoạn đường x2 = 4m, khoảng thời gian t3 = 0,8 giây.

Cho rằng vận động viên và con rùa chuyền động cùng một đường thẳng và tốc độ của cà 2 là không đổi.
a) Tính tốc độ của vận động viên và con rùa.
b) Khi vận động viên đuổi kịp con rùa thì con rùa đã đi được quãng đường bằng bao nhiêu?

Bài 26: Hình vẽ bên mô tả 1 ngã tư giao thông, ở đó có hai đường thẳng  người xuất phát cùng lúc ở , cùng đi đều về phía  với vận tôcc như nhau là   . Mỗi người đi tới  thì lại rẽ phải và đi đều trên  với vận tốc có độ lớn như trước. Biết .
a) Tính quãng đường mỗi người đã đi và khoảng cách giữa họ sau thời điểm xuất phát
.
b) Hãy xác định thời điểm mà khoảng cách giữa hai người đạt giá trị nhỏ mhất? Giá tri nhỏ nhất đó bằng bao nhiêu?

Bài 27: Trên một đường thằng có hai người chạy lại gần nhau. Khi còn cách nhau  mét, một người ném một quả bóng về phía người kia; sau khi nhận được bóng người kia lại ném trở lại...cứ như vậy cho đến khi hai người cùng quả bóng dừng lại ở vị trí gặp nhau. Giả sử vận tốc của mỗi người là   , quả bóng thì luôn được ném bay đi với vận tốc .Tính quãng đường quả bóng đã chuyển động trong khoảng thời gian từ lúc quả bóng bắt đầu được ném đi đến lúc dừng.
Bài 28: Ba người đi xe đạp đều xuất phát từ A đi về
. Người thứ nhất khởi hành lúc 6 giờ đi với vận tốc , người thứ hai khởi hành lúc 6 giờ 15 phút đi với vận tốc h, người thứ ba xuất phát sau người thứ hai 30 phút. Sau khi người thứ ba găp người thứ nhất, người thứ ba đi thêm 30 phút nũa thì  cách đều người thứ nhất và người thứ hai. Tìm vận tốc của người thứ ba.

Bài 29: Một nguời đứng tại  cách con đường  một khoảng , ở trên đường có một ô tô đang tiến lại với vận tốc . Khi người ấy đang tiến lại với vận tốc . Khi người ấy thấy ô tô còn cách mình  thì bắt đầu ra thấy  tô còn cách mình  thì bắt đầu ra đường để đón ô tô theo hướng vuông góc với mặt đường. Hỏi người ấy phải đi với vận tốc bao nhiêu để có thể gặp được ôtô?

Bài 30: (Thi vào chuyên PTNK 2001) Minh và Nam đứng ở hai điểm  cách nhau  trên một bãi sông. Khoảng cách từ  đến sông , từ  đến sông . Tính thời gian ít nhất để Minh chạy ra sông múc một thùng nước mang đến chỗ Nam. Cho biết đoạn sông thẳng. vận tốc chạy của Minh không đổi ; bỏ qua thời gian múc nước.

 Một người xuất phát từ  tới bờ sông để lấy nước rồi từ đó mang nước đến B. A cách bờ sông một khoảng ; B cách bờ sông một khoảng . Khúc sông  dài  và coi là thẳng. Từ    tới bất  điểm nào của bờ sông  đều có thể đi theo các đường thẳng (hình vẽ). Hỏi muốn quãng đường cần đi là ngắn nhất thì người đó phải đi theo con đường như thế nào và tính chiều dài quãng đường ấy? Nếu người ấy chạy với vận tốc  thì thời gian phải chạy hết bao nhiêu?

Bài 32: Một người đứng ở A cách đường quốc lộ  một đoạn  nhin thấy 1 xe ô-tô vưa đến  cách mình  đang chạ trên đường với vận tốc    (hinh vẽ). Đúng lúc nhìn thấy xe thì nguời ấy chạy theo hướng  với vận tốc .
a) Biết
, tính .
b) Góc
 bằng bao nhiêu thì  có giá trị cực tiểu. Tính vận tốc cực tiểu đó.

Bài 33: Ba người chỉ có một chiếc xe đạp cần đi từ  đến  cách nhau  trong thời gian ngắn nhất, thời gian chuyển động tính từ lúc xuất phát đến lúc cả ba người đều có mặt ở B. Xe đạp chỉ đi được hai người nên một người phải đi bộ. Đầu tiên người thứ nhất đèo người thứ hai còn người thứ ba đi bộ, đến một vị trí nào đó thì người thứ nhất để người thứ hai đi bộ tiếp đến  còn mình quay xe lại đón người thứ ba. Tính thời gian chuyển đông biết vận tốc đi bộ là  còn vận tốc của xe đạp là .

Bài 34: Bảy bạn cùng trọ một nơi cách trường 5 km, họ có cùng chung một xe. Xe có thể chở được ba người kề cả lái xe. Họ xuất phát cùng lúc từ nhà đến trường: ba bạn lên xe, các bạn còn lại đi bô. Đến trường, hai bạn xuống , lái xe quay về đón thêm hai bạn nữa các bạn khác tiếp tục đi bộ. Cứ như vậy cho đến khi tất cả đến được trường, coi chuyền động là đều, thời gian dừng xe để đón, thả người không đáng kể, vận tốc đi bộ là , vận tốc xe là . Tìm quãng đường đi bô của người đi bộ nhiều nhất và quãng đường đi tổng cộng của xe.

Bài 35: Hai người ban đầu ở các vị tri    trên hai con đường thẳng song song nhau và cách nhau đoạn  vuông góc với hai con đường. Giữa hai con đường là một cánh đồng. Người I chuyển động trên đường từ  với vận tốc . Người II khởi hành từ B cùng lúc với người 1 và muốn chuyển động đến gặp người này. Vận tốc chuyển động của người II khi đi trên cánh đồng là  và khi đi trên đường là

a) Người II đi trên cánh đồng từ B đến C va gặp người  tại  như hình a. Tìm thời gian chuyển động của hai người khi đến  và khoảng cách .
b) Người II đi trên đường từ
 đến  rồi đi trên cánh đồng từ  đến  và gặp người 1 tại D như hình , sao cho thời gian chuyển động của hai người lúc gặp nhau là ngắn nhất. Tìm thời gian chuyển động này và các khoảng cách .

Bài 36: Một ô tô xuất phát từ  đi đến , nửa quãng đường đầu đi vớı vận tốc , quãng đường còn lại đi với vận tốc . Một ô tô khác xuất phát từ  đi đến , trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc  và thời gian còn lại đi với vận tốc . Nếu xe đi từ  xuất phát muộn hơn 0,5 giờ so với xe đi từ  thi hai xe đến địa điểm đã định cùng một lúc. Biết   .
a) Tính quãng đường
.
b) Nếu hai xe xuất phát cùng một lúc thi chúng gặp nhau tại vị trí cách
 bao xa.

Bà 37: Hai vật    chuyển động cùng chiều trên một đường thẳng với vận tốc không đổi lần lượt là   , vật  chuyển động hướng về vật B. Một vật  chuyển động qua lại giữa hai vật    với vận tốc có độ lớn không đổi . Ban đầu hai vật    ở cùng vị trí cách vật  một đoạn
a) Sau khoảng thời gian bao lâu kể từ thời điểm ban đầu, vật  sẽ đuổi kịp  Tính quãng đường mà vật  đi được trong thời gian đó.
b) Xác định thời điểm vật
 cách đều vật    lần thứ nhất.

c) Tính quãng đường mà vật  đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm gặp vật  lầl thứ nhất.

A

B

C

D

Bài 38: Có hai xe cùng xuất phát từ A và chuyển

 

 động đều. Xe thứ nhất chuyển động theo hướng

ABCD với vận tốc v1 = 40 km/h. Ở tại mỗi địa

điểm B và C xe đều nghỉ 15 phút. Hỏi :

a) Xe thứ hai chuyển động theo hướng ACD phải đi với vận tốc v2 bằng bao nhiêu để có thể gặp xe thứ nhất tại C.

b) Nếu xe thứ hai nghỉ tại C với thời gian 30 phút thì phải đi với vận tốc là bao nhiêu để về D cùng lúc với xe thứ nhất? Biết AB = CD = 30 km, BC = 40 km.

D

A

M

B

N

O

A

y

x

a

B

b

Bài 39: Một ô tô xuất phát từ điểm A trên cánh

 

đồng để đến điểm B trên sân vận động. cánh đồng

 và sân vận động được ngăn cách nhau bởi con

đường thẳng D, khoảng cách từ A đến đường D

 là a = 400m, khoảng cách từ B đến đường D là

b = 300m, khoảng cách AB = 2,8km. Biết tốc

 độ của ô tô trên cánh đồng là v = 3km/h, trên đường D

, trên sân vận động là . Hỏi ô tô phải đi đến điểm M

 trên đường cách A một khoảng x và rời đường tại N cách B một khoảng bằng y bằng bao nhiêu để thời gian chuyển động là nhỏ nhất? Xác định khoảng thời gian nhỏ nhất đó?

Bài 40: Một người đứng quan sát chuyển động của đám mây đen từ một khoảng cách an toàn. Từ lúc người đó nhìn thấy tia chớp đầu tiên phát ra từ đám mây, phải sau thời gian t1 = 20s mới nghe thấy tiếng sấm tương ứng của nó. Tia chớp thứ hai xuất hiện sau tia chớp thứ nhất khoảng thời gian T1 = 3 phút và sau khoảng thời gian t2 = 5s kể từ lúc nhìn thấy tia chớp thứ hai, mới nghe thấy tiếng sấm của nó. Tia chớp thứ ba xuất hiện sau tia chớp thứ hai khoảng thời gian T2 = 4 phút và sau khoảng thời gian t3 = 30s kể từ lúc nhìn thấy tia chớp thứ ba, mới nghe thấy tiếng sấm của nó. Cho rằng đám mây đen chuyển động không đổi chiều trên một đường thẳng nằm ngang với vận tốc không đổi. Biết vận tốc âm thanh trong không khí là u = 330m/s, vận tốc ánh sáng c = 3.108m/s. Tính khoảng cách ngắn nhất từ đám mây đen đến người quan sát và tính vận tốc của đám mây đen.

Bài 41: (THPT Chuyên Hạ Long Quảng

V

C

B

A

20m

10m

Ninh năm 2015) Trong một buổi tập luyện

 

trước Seagame 28, hai cầu thủ Công Phượng

và Văn Toàn đứng tại vị trí C và V trước một

bức tường thẳng đứng như hình vẽ (hình 1).

Công Phượng đứng cách tường 20m, văn Toàn đứng cách tường 10m. Công Phượng đá quả bóng lăn trên sân về phía bức tường. Sau khi phản xạ, bóng sẽ chuyển động đến chỗ Văn Toàn đang đứng. Coi sự phản xạ của quả bóng khi va chạm vào bức tường giống như hiện tượng phản xạ của tia sáng trên gương phẳng. Cho AB = 30m, vận tốc của bóng không đổi và bằng 6m/s. Em hãy xác định:

a) Góc tạo bởi phương chuyển động của quả bóng và bức tường.

b) Thời gian bóng lăn từ Công Phượng đến chân Văn Toàn.

Bài 42: Tại hai địa điểm A và B trên một đường thẳng, lúc 6 giờ có hai xe chuyển động, một xe xuất phát tại A và một xe xuất phát tại B theo hướng AB với vận tốc không đổi. Nếu xuất phát cùng lúc thì hai xe gặp nhau tại điểm C sau 3 giờ chuyển động, nếu xe tại A xuất phát chậm 10 phút thì hai xe gặp nhau tại D. Biết AB = 30km, CD = 20km. Hãy xác định:

a) Vận tốc của mỗi xe.

b) Thời điểm hai xe gặp nhau tại C và D.

H

v1

A

B

Hình 1

Bài 43: Lúc 6 giờ, một xe buýt chuyển động

 

 thẳng đều qua điểm A theo hướng AH với

vận tốc v1 = 18 km/h và một học sinh chuyển

 động thẳng đều qua điểm B với vận tốc v2 để

 đón xe đi thi vào lớp 10 THPT chuyên Thái Bình. Biết BH = 40m, AB = 80m (hình vẽ 1).

a) Học sinh phải chạy theo hướng nào, với vận tốc nhỏ nhất bằng bao nhiêu để đón được xe buýt?

b) Nếu chạy với vận tốc nhỏ nhất thì lúc mấy giờ học sinh đó gặp được xe buýt.

Đề này mn giúp mình với

Thank you

0