K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CL
Cô Linh Trang
Manager VIP
17 tháng 6 2024

Thế kỉ XV là giai đoạn có hai triều đại phong kiến cùng tồn tại, thứ nhất là nhà Hồ (1400 - 1407) và sau đó là nhà Lê sơ hay còn gọi là Hậu Lê (1428 - 1527). Để chứng minh nhận định trên, em cần khai thác các nội dung sau: 
- Chính trị, pháp luật. 
- Kinh tế.
- Văn hoá - xã hội. 
- Đặc biệt đây là giai đoạn có 2 cuộc cải cách lớn: cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV và cải cách của Lê Thánh Tông thế kỉ XV. 

1 tháng 5 2024

Bạn cần giúp gì?

CL
Cô Linh Trang
Manager VIP
17 tháng 6 2024

Em có thể lựa chọn 1 trong số các công trình sau đây và tham khảo thông tin để giới thiệu: 
- Hoàng thành Thăng Long. 
- Đại nội Huế. 
- Thành nhà Hồ. 
...

4
456
CTVHS
30 tháng 4 2024

TK:

Những thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng của văn minh Đại Việt.

Lĩnh vực

Thành tựu

Tư tưởng

- Phật giáo có ảnh hưởng về mặt chính trị, xã hội mạnh mẽ dưới thời Lí, Trần

- Tư tưởng Nho giáo: gắn với hoạt động học tập, thi cử từ thời Lý, Trần, Lê Sơ

- Dưới thời Lê Sơ, Nho giáo có vị trí độc tôn.

Tôn giáo

- Phật giáo thịnh trị dưới thời Lí, Trần, sức ảnh hưởng mạnh ở tầng lớp thống trị và dân gian.

- Đạo giáo: dung hòa cùng tín ngưỡng bản địa

Tín ngưỡng

Thờ cúng tổ tiên, thờ thành Hoàng làng, thờ mẫu, thờ các vị anh hùng dân tộc, thờ tổ nghề
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/bai-15-mot-so-thanh-tuu-cua-van-minh-dai-viet-sgk-lich-su-10-canh-dieu-a107530.html

CL
Cô Linh Trang
Manager VIP
17 tháng 6 2024

a. Thành tựu về tư tưởng

- Tư tưởng yêu nước thương dân: Phát triển theo hai xu hướng: dân tộc và thân dân.

+ Xu hướng dân tộc: đề cao trung quân ái quốc, đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đề cao sức mạnh toàn dân đánh giặc.

+ Xu hướng thân dân: gần dân, yêu dân; vua quan cùng nhân dân quan tâm đến mùa màng, sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.

- Nho giáo: dần phát triển cùng với sự phát triển của giáo dục và thi cử.

+ Thế kỉ XV, Nho giáo giữ địa vị độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

+ Nho giáo đã góp phần to lớn trong việc đào tạo đội ngũ trí thức, những người hiền tài cho đất nước.

b. Thành tựu về tín ngưỡng, tôn giáo

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên: tiếp tục phát triển qua việc xây lăng, miếu, đền đài thờ tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, các Thành hoàng làng, các vị tổ nghề,…, tạo nên tinh thần cởi mở, hoà đồng tôn giáo của người Việt.

- Phật giáo: 

+ Phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý – Trần: dưới thời vua Lý Thánh Tông, thiền phái Thảo Đường được sáng lập; thời Trần, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời, vua Trần Nhân Tông được vinh danh là Phật hoàng.

+ Từ thế kỉ XV, Phật giáo mất vai trò quốc giáo, song vẫn có sự phát triển mạnh mẽ, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

- Đạo giáo: phổ biến trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng, có vị trí nhất định trong xã hội. 
- Trong các thế kỉ XV - XVI, Hồi giáo, Công giáo du nhập vào Đại Việt.

27 tháng 4 2024

Lễ hội Cầu mùa là một trong những lễ hội lớn của người Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Là nghi thức cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho một năm làm ăn khấm khá, nương rẫy được mùa bội thu.

26 tháng 4 2024

tham khảo nhe

+ Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc, văn minh Đại Việt từng bước hình thành.

 
22 tháng 4 2024

Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp trong thập niên 1919-1929 ở Việt Nam có tác động lớn :

1. **Khai thác tài nguyên**: Pháp tiếp tục khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên của Việt Nam, như mỏ đá quý, cao su, và gỗ. Việc này góp phần vào sự giàu có của Pháp nhưng cản trở sự phát triển kinh tế tự chủ của Việt Nam.

2. **Giai cấp hóa**: Chính sách thuế và lệ phí gây ra áp lực tài chính đặc biệt đối với nông dân và những người lao động nghèo. Điều này góp phần tăng cường sự bất bình đẳng và giai cấp hóa trong xã hội Việt Nam.

3. **Sự phản đối và kháng chiến**: Chính sách khai thác thuộc địa và áp bức của Pháp gây ra sự phản đối và kháng chiến từ phía dân cư Việt Nam, đặc biệt là từ các nhóm yêu nước và cách mạng.

4. **Phong trào dân tộc**: Trong thời kỳ này, các phong trào dân tộc và cách mạng tăng cường hoạt động, mục tiêu chính là giành độc lập và tự do cho Việt Nam khỏi sự chi phối của Pháp.

5. **Sự chia rẽ và thất bại của chính sách hòa giải**: Pháp thất bại trong việc thực hiện các chính sách hòa giải và hòa nhập với dân cư địa phương, dẫn đến sự chia rẽ và sự phản đối mạnh mẽ hơn.

Tóm lại, trong thập kỷ 1919-1929, chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đã gây ra sự chống đối và tăng cường phong trào dân tộc ở Việt Nam, tạo nền tảng cho sự đấu tranh cho độc lập và tự do vào những năm sau này.

8 tháng 4 2024

Trong quá trình đổi mới đất nước, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta và ở vùng dân tộc thiểu số có nhiều bước phát triển, chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững. Quyền và lợi ích chính đáng của người dân các dân tộc được đảm bảo. Đời sống văn hóa, xã hội của người dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ đói nghèo giảm, chất lượng giáo dục, đời sống được nâng lên. Công tác nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, chính sách dân tộc nói riêng từng bước được hoàn thiện.Theo Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trên thế giới, từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, vấn đề dân tộc, tôn giáo trở thành “điểm nóng” ở nhiều nơi, nhất là những quốc gia, vùng lãnh thổ có đặc điểm đa dân tộc, đa tôn giáo, đa biên giới. Mâu thuẫn và xung đột tộc người, phong trào tôn giáo cực đoan, chủ nghĩa dân tộc hẹp hỏi, tư tưởng tự trị, ly khai nổi lên với xu hướng lan rộng dưới nhiều hình thức, cách thức khác nhau. Cùng với đó, dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, phức tạp. Các thế lực thù địch ra sức chống phá trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo;... Những yếu tố này đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến các tộc người và vấn đề dân tộc ở nước ta. 

 

Biên giới quốc gia thường là các khu vực nhạy cảm, có vị trí đặc biệt quan trọng trong an ninh quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ. Các khu vực biên giới thường là nơi cư trú của nhiều tộc người có chung nguồn gốc và văn hóa. Luồng truyền thông từ các quốc gia đến khu vực biên giới đều tạo nên những ảnh hưởng đối với các tộc người cư trú ở vùng biên giới, có thể tạo nên những dòng chảy văn hóa và ý thức dân tộc xuyên quốc gia. Chính vì thế, việc xây dựng, củng cố ý thức quốc gia của các tộc người cư trú ở vùng biên giới có liên quan chặt chẽ đến chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng của đất nước.

Khuyến nghị tập trung vào việc xây dựng một chính sách truyền thông nằm trong chiến lược phát triển dành riêng cho vùng biên giới dựa trên những đặc thù vùng và tộc người, Tiến sỹ Trần Hồng Thu, Viện Dân tộc học đề xuất việc xem xét lại một số chính sách ưu đãi văn hóa không còn phù hợp, chưa phát huy được các hiệu quả của truyền thông và đề xuất chính sách phát triển nguồn nhân lực trong truyền thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng biên giới.

8 tháng 4 2024

Thuận lợi:

- Toàn cầu hóa:
+ Tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, phát triển kinh tế - xã hội.
+ Mở rộng thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ.
- Cách mạng công nghiệp 4.0:
+ Mở ra cơ hội mới cho phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
+ Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Cộng đồng ASEAN:
+ Tạo môi trường hòa bình, ổn định cho khu vực, thuận lợi cho phát triển kinh tế.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước ASEAN.
Khó khăn:

- Cạnh tranh gay gắt trong môi trường toàn cầu:
+ Nền kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao.
+ Nguy cơ bị tụt hậu, lỡ nhịp phát triển so với các nước khác.
- Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiên tai:
+ Gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Tăng gánh nặng ngân sách nhà nước, đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn dân.
- Tình trạng bất bình đẳng trong xã hội:
+ Khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch thu nhập còn lớn.
+ Dễ dẫn đến mâu thuẫn, bất ổn xã hội.

2 tháng 4 2024

Vào giai đoạn nào hay thời điểm nào em?

2 tháng 4 2024

la trung quốc đó  bn