K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 6

Đối với mỗi người, tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc. Tình yêu ấy không phải là những lời nói sáo rỗng mà được thể hiện bằng những hành động cụ thể để góp phần xây dựng Tổ quốc thêm giàu đẹp. Là một "mầm lá nhỏ" của đất nước Việt Nam kiêu hùng, tình yêu trong em bắt nguồn từ những điều giản dị nhất: là cánh đồng lúa chín vàng nơi em lớn lên, là con đường làng rợp bóng cây xanh, là lời ru của bà, của mẹ. Em yêu lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông, tự hào về những danh lam thắng cảnh tươi đẹp trải dài khắp dải đất hình chữ S. Để tình yêu ấy không chỉ nằm trong suy nghĩ, em tự nhủ phải biến nó thành hành động. Việc làm thiết thực nhất của em lúc này là ra sức học tập, rèn luyện đạo đức để trở thành một công dân tốt. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để mai sau có thể dùng kiến thức của mình làm cho đất nước ngày càng phát triển, văn minh. Bên cạnh đó, em sẽ làm những việc nhỏ bé nhưng ý nghĩa như không vứt rác bừa bãi để bảo vệ môi trường, lễ phép với người lớn, yêu thương bạn bè và luôn tự hào khi giới thiệu về văn hóa, con người Việt Nam. Em tin rằng, mỗi việc làm tốt của chúng ta hôm nay sẽ là một viên gạch nhỏ, góp phần xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

29 tháng 6

@ Nhật quang Trần, nếu bạn không có câu trả lời thì vui lòng đừng nhắn linh tinh trên diễn đàn nhé!

29 tháng 6

Olm chào em, bài văn đó như nào thì em cần đăng nội dung bài văn đó thì cộng đồng Olm mới có thể hỗ trợ cho em được tốt nhất, em nhé.

LG
29 tháng 6

Đúng rồi!

29 tháng 6

I. Mở Bài

- Giới thiệu

+ Thực trạng: Nhiều bạn trong lớp em thường hay chần chừ làm bài, hay mải chơi hơn học.

+ Tầm quan trọng: Học tập là nền tảng để phát triển kiến thức, rèn kỹ năng, mở ra tương lai tươi sáng.

- Nêu vấn đề

+ Hiện tượng lười học diễn ra ở nhiều độ tuổi, từ tiểu học đến trung học.

+ Em cũng từng gặp khó khăn trong việc duy trì thói quen học tập mỗi ngày.

II. Thân Bài

- Biểu hiện của lười học

+ Không hoàn thành bài tập về nhà

+ Em thường thấy bạn bè để bài tập dồn lại đến sát ngày kiểm tra mới làm.

+ Thiếu tập trung trên lớp

+ Nhiều bạn ngáp ngủ, nhìn đồng hồ, nói chuyện rôm rả thay vì nghe giảng.

+ Thích giải trí hơn học

+ Mê game, mạng xã hội (Facebook, TikTok) khiến thời gian học bị cắt xén.

+ Không chủ động tìm hiểu

+ Khi không hiểu, không hỏi thầy cô hoặc bạn tốt hơn, mà để lỡ bài.

- Nguyên nhân dẫn đến lười học

a) Khách quan

+ Áp lực bài tập quá nhiều: Học sinh phải hoàn thành nhiều môn, gây mệt mỏi.

+ Thiếu không gian học tập: Ở nhà ồn ào, xiêu vẹo, không có chỗ yên tĩnh.

+ Phương pháp dạy – học đơn điệu: Giáo viên chỉ giảng lý thuyết, ít hoạt động tương tác.

b) Chủ quan

+ Quản lý thời gian kém: Không biết phân chia giữa học và chơi.

+ Thiếu động lực: Chưa thấy lợi ích trước mắt, không có mục tiêu cụ thể.

+ Ý thức kỷ luật thấp: Ngại khó, ngại sai, dễ bỏ cuộc.

- Hậu quả của việc lười học

+ Kiến thức hổng

+ Điểm số thấp

+ Rèn luyện tự giác kém

+ Tương lai hạn chế

- Giải pháp khắc phục

a) Từ phía học sinh

+ Xác định mục tiêu rõ ràng: Tự đặt mục tiêu về điểm số, kỹ năng, và tương lai.

+ Lập thời gian biểu: Phân chia giờ học, nghỉ ngơi, giải trí, và tự thưởng khi hoàn thành.

+ Rèn ý thức tự giác: Bắt đầu từ các việc nhỏ—dậy sớm, tự học trước khi vào lớp.

+ Tìm phương pháp học phù hợp: Vẽ sơ đồ tư duy, hỏi bạn, tự soạn câu hỏi – trả lời.

b) Từ phía giáo viên

+ Giảng dạy sinh động: Kết hợp trò chơi, nhóm thảo luận, bài tập thực hành.

+ Động viên kịp thời: Khen ngợi tiến bộ nhỏ, giúp bạn mất niềm tin quay lại.

+ Kiểm tra thường xuyên: Bài tập ngắn hàng ngày để duy trì thói quen ôn lại kiến thức.

c) Từ phía phụ huynh

+ Tạo góc học tập yên tĩnh: Trang bị đủ bàn ghế, đèn, sách vở.

+ Giám sát nhưng không làm thay: Hỏi han tiến độ, khích lệ, chứ không làm hộ bài tập.

+ Tạo động lực tích cực: Khen thưởng kịp thời, khuyến khích con tham gia hoạt động ngoại khóa liên quan học tập.

III. Kết Bài

- Khẳng định lại: Lười học là thói quen xấu cần sửa, ảnh hưởng lớn đến tương lai.

- Lời kêu gọi: Mỗi bạn, kể cả em, hãy từ bỏ lười biếng, nỗ lực học tập mỗi ngày.

- Niềm tin: Khi chúng ta tự giác học đều, tương lai sẽ rộng mở và tươi sáng.

LG
28 tháng 6

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề:
Hiện nay, hiện tượng lười học ở học sinh đang trở nên phổ biến và đáng lo ngại.

- Nêu ý định:
Em xin trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề này.

II. Thân bài

1. Giải thích hiện tượng

- Lười học là tình trạng học sinh không có tinh thần học tập, thiếu chủ động, hay trì hoãn việc học.

- Biểu hiện: học đối phó, bỏ bê bài vở, học lệch, thiếu tập trung trong lớp,...

2. Nguyên nhân

- Bản thân học sinh: thiếu ý thức, ham chơi, nghiện điện thoại, mạng xã hội, game,...

- Gia đình: buông lỏng quản lý, không quan tâm đến việc học của con.

- Nhà trường: phương pháp dạy chưa hấp dẫn, thiếu truyền cảm hứng.

- Xã hội: ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường mạng, bạn bè xấu,...

3. Hậu quả

- Học lực giảm sút, mất kiến thức nền tảng.

- Dễ chán nản, mất phương hướng, ảnh hưởng tương lai.

- Làm giảm chất lượng giáo dục chung.

4. Giải pháp

- Học sinh cần tự giác, xác định mục tiêu học tập rõ ràng.

- Phụ huynh quan tâm, động viên, tạo môi trường học tập tốt.

- Thầy cô đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Xã hội cần định hướng giá trị đúng đắn, hạn chế tác động tiêu cực từ internet.

III. Kết bài

- Khẳng định lại: Lười học là một hiện tượng đáng báo động cần được quan tâm.

- Kêu gọi: Mỗi học sinh cần tự ý thức, vượt qua sự lười biếng để vươn tới thành công.

28 tháng 6

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

28 tháng 6

Câu chuyện đã nêu lên bài học về tình cảm thầy trò vượt qua trở ngại về vị trí trong xã hội. Người học trò năm xưa dù giờ đây đã thành danh tiếng nổi tiếng nhưng vẫn luôn kính trọng, biết ơn người thầy năm xưa đã từng dạy dỗ mình.  Vai trò của những người thầy, người cô trong xã hội là vô cùng lớn lao và quan trọng đối với tương lai của mỗi học trò. Các thầy, các cô chính là những người đặt những viên gạch để xây nên nền tảng tương lai vững chắc. Không những vậy, nhờ có thầy cô mà những học sinh bé nhỏ năm nào sẽ được chắp cánh ước mơ để bay đến chân trời mơ ước của mình. Kiến thức và kỹ năng mà học hỏi từ thầy cô sẽ mãi là hành trang cho học sinh dù đi đâu về đâu. Chính vì vậy, học sinh cần giữ được tinh thần tôn sư trọng đạo, luôn biết ơn thầy cô có ơn dạy dỗ mình.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
28 tháng 6

Câu chuyện về vị danh tướng trở về thăm trường xưa và người thầy cũ là một bài học sâu sắc, gói trọn những giá trị cốt lõi về lòng biết ơn và sự khiêm tốn. Dù đã đạt tới đỉnh cao danh vọng và quyền lực, vị tướng vẫn không quên cội nguồn, kính cẩn gọi thầy là "thầy" và tự nhận mình là "đứa học trò cũ". Lời khẳng định "Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào" không chỉ thể hiện sự tri ân sâu sắc mà còn tôn vinh vai trò cao cả của người thầy trong việc vun đắp tri thức và nhân cách. Câu chuyện là lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa về việc luôn trân trọng những người đã dìu dắt ta, bởi chính những giá trị đạo đức ấy mới làm nên một con người thực sự vĩ đại và bền vững.

Thông báo quan trọng về công tác thanh tra xét duyệt các cộng tác viên nhiệm kỳ hè năm 2025 Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của Olm. Vậy là mùa hè đã bắt đầu với bao nhiêu cảm xúc bồi hồi, phấn chấn, khắc khoải hoặc có đôi chút tiếc nuối vì những thứ mà các em chưa kịp vươn tới. Nhưng trên đường đời phải trải qua đủ cung bậc của cảm xúc mới...
Đọc tiếp

Thông báo quan trọng về công tác thanh tra xét duyệt các cộng tác viên nhiệm kỳ hè năm 2025

Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của Olm. Vậy là mùa hè đã bắt đầu với bao nhiêu cảm xúc bồi hồi, phấn chấn, khắc khoải hoặc có đôi chút tiếc nuối vì những thứ mà các em chưa kịp vươn tới. Nhưng trên đường đời phải trải qua đủ cung bậc của cảm xúc mới thực sự là cuộc sống. Hãy luôn nỗ lực và cố gắng mỗi ngày để thực hiện hoài bão, các em sẽ thành công. Hẳn rằng giờ đây rất nhiều bạn đang mong ngóng, ước mơ trở thành cộng tác viên của hệ thống giáo dục hàng đầu Việt Nam.

Thực hiện chỉ thị văn bản hồi 22h 53 phút, ngày 27 tháng 06 năm 2025 của giám đốc Olm thầy Hà Đức Thọ. Cô sẽ bắt đầu thanh tra, xét duyệt toàn bộ các ứng viên đã đăng ký ứng tuyển ctv viên hè năm 2025 vừa qua trên Olm. Mọi thành viên có các vấn đề như:

+ Thiếu trung thực khi đăng ký về số câu trả lời,

+ Gian lận điểm số gp, sp.

+ Sử dụng chat gpt để trả lời trên cộng đồng hỏi đáp.

+ Thái độ ứng xử trên cộng đồng tri thức thiếu hòa nhã, kém cởi mở, ít thân thiện và ngôn ngữ chưa được lịch sự văn minh.

+ Có lời nói, bình luận, nhắn tin, đe dọa, dụ dỗ, lôi kéo vào những hành vi thiếu lành mạnh sẽ bị loại khỏi danh sách trúng tuyển cộng tác viên.

Các bạn có đủ tố chất, năng lực, có nhiệt huyết, đam mê, trung thực.. sẽ được trúng tuyển. Chúc các em sẽ có tên trong danh sách trúng tuyển.

17
28 tháng 6

Cô ơi cho em đăng kí làm CTV OLM được không ạ?

28 tháng 6

Cô ơi cho em làm CTV OLM được không cô ạ?

27 tháng 6
  1. Mở đầu: Giới thiệu bối cảnh, nhân vật, thời gian, địa điểm (dù khá mơ hồ).
  2. Phát triển: Trình bày các sự kiện xảy ra theo trình tự từ đầu đến cuối, thường có các tình tiết kì ảo hoặc kỳ diệu.
  3. Cao trào: Sự kiện quan trọng nhất, đỉnh điểm của câu chuyện.
  4. Kết thúc: Giải quyết vấn đề, kết quả cuối cùng, thường kèm theo bài học hoặc ý nghĩa nhân văn.

Tuy nhiên, cũng có một số truyền thuyết kể theo kiểu phi tuyến tính (ví dụ: kể lại sự kiện từ giữa hoặc từ cuối rồi mới quay lại trước đó), nhưng cách kể tuyến tính vẫn phổ biến nhất để giúp người nghe dễ hiểu và nhớ.

30 tháng 6

Thời gian


27 tháng 6

Giải:

Số đường cô Mai dùng làm bánh là:

2 x \(\frac14\) = \(\frac12\) (kg)

Cô Mai còn lại số đường là:

2 - \(\frac12\) = \(\frac32\) (kg)

Đáp số: \(\frac32kg\) đường


27 tháng 6

Cô Mai còn lại 3/2 kg đường


27 tháng 6

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

26 tháng 6

Tham khảo:

Tính trung thực là một phẩm chất đạo đức quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt trong môi trường học đường và trong thi cử. Trung thực trong thi cử không chỉ thể hiện bản lĩnh và sự tôn trọng của mỗi học sinh đối với kiến thức mà còn là biểu hiện của nhân cách và lòng tự trọng.

Trong các kỳ thi, trung thực nghĩa là làm bài bằng năng lực thật sự của bản thân, không gian lận, không quay cóp, không nhờ người khác làm thay. Một bài thi trung thực dù điểm số không cao vẫn đáng được trân trọng hơn nhiều so với một bài thi đạt điểm giỏi nhờ gian lận. Bởi vì điểm số chỉ phản ánh tạm thời, còn trung thực là nền tảng xây dựng niềm tin lâu dài.

Hành vi gian lận trong thi cử không chỉ làm mất đi ý nghĩa thực sự của việc học, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, gây bất công với những người học nghiêm túc. Về lâu dài, thói quen gian lận có thể làm suy giảm đạo đức và tác động tiêu cực đến nhân cách người học.

Do đó, mỗi học sinh, sinh viên cần rèn luyện ý thức trung thực trong học tập và thi cử. Hãy coi mỗi kỳ thi là cơ hội để đánh giá lại bản thân, để biết mình đang ở đâu và cần cố gắng thêm điều gì. Trung thực trong thi cử chính là con đường đúng đắn và bền vững nhất để đi đến thành công thật sự.

26 tháng 6

Trung thực trong thi cử là một giá trị cốt lõi, thể hiện việc bạn tôn trọng bản thân và sự công bằng. Nó không chỉ là việc không sao chép hay sử dụng tài liệu trái phép, mà còn là sự thẳng thắn thừa nhận năng lực thật của mình.

Việc này giúp đánh giá đúng trình độ của bạn, từ đó bạn có thể biết rõ mình mạnh ở đâu, yếu ở đâu để cải thiện. Khi kết quả phản ánh đúng năng lực, việc học tập mới thật sự có ý nghĩa và thúc đẩy bạn tiến bộ.

Hơn nữa, trung thực xây dựng một môi trường học tập lành mạnh và minh bạch. Sự cạnh tranh trở nên công bằng, tạo niềm tin giữa thầy cô và bạn bè. Một xã hội coi trọng thực lực sẽ tôn vinh những người trung thực.

Ngược lại, gian lận không chỉ hủy hoại kết quả mà còn làm bào mòn nhân cách. Nó có thể hình thành thói quen dối trá, thiếu trách nhiệm, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sau này.

Tóm lại, trung thực trong thi cử là nền tảng quan trọng để rèn luyện nhân cách, xây dựng giá trị đạo đức và tạo ra một môi trường giáo dục văn minh. Hãy luôn là người trung thực, bởi đó chính là con đường vững chắc nhất để đạt được thành công bền vững.