K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH(Trích)Nguyễn Minh Châu(1)     (Tóm tắt: “Dấu chân người lính” là tiểu thuyết kể về cuộc chiến vô cùng ác liệt của quân đội ta với kẻ thù ở thung lũng Khe Sanh, Quảng Trị. Tác phẩm gồm 03 phần: Hành quân - Chiến dịch bao vây - Đất giải phóng, nhằm tái hiện lại hành trình chiến đấu từ...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH

(Trích)

Nguyễn Minh Châu(1)

     (Tóm tắt: “Dấu chân người lính” là tiểu thuyết kể về cuộc chiến vô cùng ác liệt của quân đội ta với kẻ thù ở thung lũng Khe Sanh, Quảng Trị. Tác phẩm gồm 03 phần: Hành quân - Chiến dịch bao vây - Đất giải phóng, nhằm tái hiện lại hành trình chiến đấu từ những ngày bắt đầu chuẩn bị đến chặng đường hành quân và cuối cùng là cuộc tấn công giành chiến thắng. Trong hành trình ấy là những câu chuyện về cuộc sống chiến đấu và đời sống tâm hồn của chính ủy Kinh, chiến sĩ cần vụ Khuê, trinh sát Lượng, lính thông tin Lữ,... Đoạn trích dưới đây thuộc chương 12, kể về Nết - chị của Khuê, một nữ thanh niên xung phong, được điều đến làm công việc của y tá trạm phẫu thuật ở Tây Nam Khe Sanh.)

    Nết đã đi làm đường trong đội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước hai năm, hai năm làm cấp dưỡng nữa, cô đã đi gần suốt dãy Trường Sơn mà vẫn không sao sửa chữa được cái bệnh nhớ nhà.

    […]

    Làm sao nói hết mọi điều đáng nói về một cái bếp lửa trên chon von Trường Sơn? Những cái bếp bằng đất vắt nặn nên bởi bàn tay khéo léo, khói chỉ lan lờ mờ trong cỏ như sương ban mai rồi tan dần, lửa thì đậu lại. Ngọn lửa được ấp ủ trong lòng người con gái đồng bằng. Những chiến sĩ hành quân trên Trường Sơn chợt trông thấy một ánh lửa hồng, một mái nhà, cái bờ giậu bằng cây sắn có rặng mồng tơi leo, đàn gà lợn trong chuồng, bên đường một mái tóc cặp buông lơi, một kiểu chít khăn mỏ quạ, một nước da con gái đang sốt rét, một ánh mắt đằm thắm vồn vã: “Các anh người quê ở đâu ta?”. Có biết bao nhiêu là nỗi nhớ đồng bằng gửi vào trong một câu hỏi ấy? Có đêm khuya khoắt ngồi trước khuôn bếp, Nết lắng nghe thấy đủ các thứ tiếng động của rừng: tiếng suối chảy, tiếng gà rừng gáy, tiếng con tắc kè và tiếng chim “bắt cô trói cột”. Mỗi lúc như vậy, nỗi nhớ nhà và nhớ vùng xuôi cứ cồn cào trong gan ruột, Nết nghe rõ tiếng cá chép đớp mồi bên bờ ao ấu, cùng tiếng mẹ khỏa nước rửa chân ngoài cầu ao... Suốt những năm ở nhà cùng với mẹ, chẳng mấy khi Nết trông thấy mẹ mặc một cái quần chùng, hai ống quần ướt sũng bao giờ cũng vo quá gối, đôi bắp chân đen thui khẳng khiu bao giờ cũng in một ngấn bùn trắng. Mỗi buổi trưa hè đi làm ngoài đồng trở về, bước chân bao giờ cũng lật đật, mẹ vứt xóc cua đồng trước thềm nhà và liền nằm úp sấp bụng trên cái thềm đất, vừa cười ngượng nghịu vừa vẫy Nết lại. Nết chạy tới nhẹ nhàng giậm bàn chân trên dọc sống lưng mẹ, giận dữ rầy la mẹ sau các kỳ sinh nở không biết kiêng cữ. Và những lúc như vậy, mẹ chỉ nín lặng nhẫn nhục rên khe khẽ và đưa mắt nhìn lũ con cãi cọ tranh nhau đuổi theo những con cua đồng “- U ơi!”. Ngày hôm đó, Nết đã cầm chặt lá thư ngắn ngủi của Khuê trong những ngón tay cứng đờ như không còn biết cảm giác, cô kêu lên một tiếng rên rỉ đầy đau khổ và phẫn nộ. Nết nhớ ngày ở nhà, cô thường giả vờ xắn ống tay áo dọa đùa thằng em bé nhất: “Hiên ra đây chị gội đầu nào?”. Thằng bé sợ nhất là bị bế đi gội đầu liền khóc thét om cả nhà và lần nào Nết cũng bị mẹ mắng: “Cái con quỷ này lớn xác chỉ khỏe trêu em!”.

    Các mẩu kỷ niệm vui buồn vụn vặt gần như chẳng có ý nghĩa gì hết ở trong cái gia đình nghèo và lam lũ, Nết cứ theo bộ đội đi một bước lại nhớ thêm một chuyện. Không biết bao nhiêu chuyện vui buồn nho nhỏ trong gia đình. Mỗi mẩu chuyện là một lưỡi dao cắt vào gan vào ruột. “Nết ơi, tao lạy mày, mày khóc đi một cái!”. - Không bao giờ tao chịu khóc đâu Dự ạ, lúc xong việc ở đây rồi thì tao sẽ khóc. Nhưng bây giờ anh chị em trong đội đang vội vàng chuẩn bị đón thương binh về, mỗi người xé ra làm hai ba mà chưa làm hết việc, lẽ nào ngồi khóc? Làm sao sinh ra người con gái giàu nước mắt vậy, nhưng Nết không rõ một giọt nước mắt nào cho mẹ và em ở nhà đã chết vì bom Mỹ. Hãy nghiến răng lại mà làm việc đừng quản ngày đêm. Hãy nghiễn răng lại mà chiến đấu và làm việc để trả thù cho những người thân đã mất!

(Trích Nguyễn Minh Châu, Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Văn học, 2007, tr.538 - 540)

Chú thích: (1) Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định dấu hiệu hình thức cho biết ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra 02 chi tiết miêu tả hình ảnh bếp lửa ở đoạn trích.

Câu 3 (1,0 điểm). Tác giả đã sử dụng cách kể chuyện đan xen giữa những sự kiện diễn ra ở hiện tại và trong dòng hồi ức của nhân vật Nết. Nhận xét về tác dụng của cách kể chuyện này.

Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ thân mật trong các câu văn sau: Nết nhớ ngày ở nhà, cô thường giả vờ xắn ống tay áo dọa đùa thằng em bé nhất: “Hiên ra đây chị gội đầu nào?”. Thằng bé sợ nhất là bị bế đi gội đầu liền khóc thét om cả nhà và lần nào Nết cũng bị mẹ mắng: “Cái con quỷ này lớn xác chỉ khỏe trêu em!”.

Câu 5 (1,0 điểm). Câu nói của Nết Không bao giờ tao chịu khóc đâu Dự ạ, lúc xong việc ở đây rồi thì tao sẽ khóc. gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về cách mỗi người đối diện với nghịch cảnh trong cuộc sống (trình bày trong khoảng 10 dòng)?

2

Dưới đây là phần trả lời cho các câu hỏi của bạn về đoạn trích "Dấu chân người lính":

Câu 1: Xác định dấu hiệu hình thức cho biết ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

  • Dấu hiệu hình thức cho biết ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích là ngôi thứ ba, người kể chuyện không trực tiếp tham gia vào câu chuyện, nhưng có khả năng thấu hiểu và miêu tả tâm lý nhân vật.

Câu 2: Chỉ ra 02 chi tiết miêu tả hình ảnh bếp lửa ở đoạn trích.

  • "Những cái bếp bằng đất vắt nặn nên bởi bàn tay khéo léo, khói chỉ lan lờ mờ trong cỏ như sương ban mai rồi tan dần, lửa thì đậu lại."
  • "Ngọn lửa được ấp ủ trong lòng người con gái đồng bằng."

Câu 3: Tác giả đã sử dụng cách kể chuyện đan xen giữa những sự kiện diễn ra ở hiện tại và trong dòng hồi ức của nhân vật Nết. Nhận xét về tác dụng của cách kể chuyện này.

  • Cách kể chuyện đan xen giữa hiện tại và hồi ức của nhân vật Nết có tác dụng:
    • Tái hiện sinh động đời sống nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
    • Làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật: lòng yêu thương gia đình, quê hương, tinh thần dũng cảm, kiên cường, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù.
    • Góp phần thể hiện chiều sâu tư tưởng và tính nhân văn của tác phẩm.

Câu 4: Phân tích hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ thân mật trong các câu văn sau: Nết nhớ ngày ở nhà, cô thường giả vờ xắn ống tay áo dọa đùa thằng em bé nhất: “Hiên ra đây chị gội đầu nào?”. Thằng bé sợ nhất là bị bế đi gội đầu liền khóc thét om cả nhà và lần nào Nết cũng bị mẹ mắng: “Cái con quý này lớn xác chỉ khỏe trêu em!”.

  • Việc sử dụng ngôn ngữ thân mật trong các câu văn trên có hiệu quả:
    • Tái hiện sinh động không khí gia đình ấm áp, gần gũi, đầy ắp tiếng cười.
    • Thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó của Nết với gia đình.
    • Góp phần làm nổi bật sự đối lập giữa khung cảnh thanh bình của gia đình và sự khốc liệt của chiến tranh.
    • Làm hiện lên nổi nhớ nhà da diết trong lòng nhân vật Nết.

Câu 5: Câu nói của Nết: "Không bao giờ tao chịu khóc đâu Dự ạ, lúc xong việc ở đây rồi thì tao sẽ khóc." gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về cách mỗi người đối diện với nghịch cảnh trong cuộc sống (trình bày trong khoảng 10 dòng)?

  • Câu nói của Nết gợi cho tôi những suy nghĩ về cách mỗi người đối diện với nghịch cảnh trong cuộc sống:
    • Trong hoàn cảnh khó khăn, con người cần có ý chí mạnh mẽ, tinh thần kiên cường để vượt qua thử thách.
    • Cần biết nén đau thương, dồn nén cảm xúc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.
    • Hãy biến đau thương thành sức mạnh để chiến đấu và làm việc.
    • Mỗi người có một cách riêng để đối diện với khó khăn, nhưng điều quan trọng là không được gục ngã.
    • Nên có sự kiên định, và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    • Hãy luôn hướng về phía trước, và có niềm tin vào tương lai.
    • Trong những lúc khó khăn nhất, sự mạnh mẽ sẽ giúp ta vượt qua tất cả.
14 giờ trước (13:25)

Dưới đây là phần trả lời cho các câu hỏi của bạn về đoạn trích "Dấu chân người lính":

Câu 1: Xác định dấu hiệu hình thức cho biết ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

  • Dấu hiệu hình thức cho biết ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích là ngôi thứ ba, người kể chuyện không trực tiếp tham gia vào câu chuyện, nhưng có khả năng thấu hiểu và miêu tả tâm lý nhân vật.

Câu 2: Chỉ ra 02 chi tiết miêu tả hình ảnh bếp lửa ở đoạn trích.

  • "Những cái bếp bằng đất vắt nặn nên bởi bàn tay khéo léo, khói chỉ lan lờ mờ trong cỏ như sương ban mai rồi tan dần, lửa thì đậu lại."
  • "Ngọn lửa được ấp ủ trong lòng người con gái đồng bằng."

Câu 3: Tác giả đã sử dụng cách kể chuyện đan xen giữa những sự kiện diễn ra ở hiện tại và trong dòng hồi ức của nhân vật Nết. Nhận xét về tác dụng của cách kể chuyện này.

  • Cách kể chuyện đan xen giữa hiện tại và hồi ức của nhân vật Nết có tác dụng:
    • Tái hiện sinh động đời sống nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
    • Làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật: lòng yêu thương gia đình, quê hương, tinh thần dũng cảm, kiên cường, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù.
    • Góp phần thể hiện chiều sâu tư tưởng và tính nhân văn của tác phẩm.

Câu 4: Phân tích hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ thân mật trong các câu văn sau: Nết nhớ ngày ở nhà, cô thường giả vờ xắn ống tay áo dọa đùa thằng em bé nhất: “Hiên ra đây chị gội đầu nào?”. Thằng bé sợ nhất là bị bế đi gội đầu liền khóc thét om cả nhà và lần nào Nết cũng bị mẹ mắng: “Cái con quý này lớn xác chỉ khỏe trêu em!”.

  • Việc sử dụng ngôn ngữ thân mật trong các câu văn trên có hiệu quả:
    • Tái hiện sinh động không khí gia đình ấm áp, gần gũi, đầy ắp tiếng cười.
    • Thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó của Nết với gia đình.
    • Góp phần làm nổi bật sự đối lập giữa khung cảnh thanh bình của gia đình và sự khốc liệt của chiến tranh.
    • Làm hiện lên nổi nhớ nhà da diết trong lòng nhân vật Nết.

Câu 5: Câu nói của Nết: "Không bao giờ tao chịu khóc đâu Dự ạ, lúc xong việc ở đây rồi thì tao sẽ khóc." gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về cách mỗi người đối diện với nghịch cảnh trong cuộc sống (trình bày trong khoảng 10 dòng)?

  • Câu nói của Nết gợi cho tôi những suy nghĩ về cách mỗi người đối diện với nghịch cảnh trong cuộc sống:
    • Trong hoàn cảnh khó khăn, con người cần có ý chí mạnh mẽ, tinh thần kiên cường để vượt qua thử thách.
    • Cần biết nén đau thương, dồn nén cảm xúc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.
    • Hãy biến đau thương thành sức mạnh để chiến đấu và làm việc.
    • Mỗi người có một cách riêng để đối diện với khó khăn, nhưng điều quan trọng là không được gục ngã.
    • Nên có sự kiên định, và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    • Hãy luôn hướng về phía trước, và có niềm tin vào tương lai.
    • Trong những lúc khó khăn nhất, sự mạnh mẽ sẽ giúp ta vượt qua tất cả.
Câu 1 (2.0 điểm). Sống xanh ngày nay không chỉ là một lối sống mà dần trở thành yêu cầu của xã hội. Trong tác phẩm “Sống Xanh”, tác giả Jen Chillingsworth đã nhấn mạnh sự liên kết mật thiết giữa con người và môi trường tự nhiên: “Ăn sạch - Uống lành - Sống bền vững”. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về những giải pháp hướng con người đến lựa chọn...
Đọc tiếp

Câu 1 (2.0 điểm). Sống xanh ngày nay không chỉ là một lối sống mà dần trở thành yêu cầu của xã hội. Trong tác phẩm “Sống Xanh”, tác giả Jen Chillingsworth đã nhấn mạnh sự liên kết mật thiết giữa con người và môi trường tự nhiên: “Ăn sạch - Uống lành - Sống bền vững”. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về những giải pháp hướng con người đến lựa chọn lối sống xanh nhằm bảo vệ tương lai của bản thân và hành tinh mà chúng ta đang sống.

Câu 2 (4.0 điểm). Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn sau:

BÀ LÁI ĐÒ

    Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy. Chà, chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái: Chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi trên thuyền. Một người đàn bà ngoại bốn mươi, ngồi cạnh một thằng bé chừng tám chín tuổi, hướng mặt ra sông, đang vót tre bằng con dao nhọn.

    Thấy tiếng động, người ấy quay nhìn chúng tôi và có ý hớt hải, thu xếp các thứ rồi một tay cầm dao, một tay dắt con, nhảy xuống thuyền. Bà ta lay nhổ vội vàng cái sào cắm chặt vào bùn, rồi đẩy mạnh chiếc thuyền nan.

    Con thuyền chổng mũi lên trời, vỗ sóng đành đạch, nhảy chồm ra xa. Nhưng không hiểu sao tự nhiên nó quay lại ghé vào bờ.

    Đồng chí Việt Nam muốn chừng hiểu ý, nói:

    - Bà cho chúng tôi sang sông với chứ. Sáu người chở không nặng lắm đâu.

    - Vâng, cháu ghé vào chỗ khô để các ông khỏi lấm giầy.

    Chúng tôi xuống thuyền, ngồi thăng bằng thì thuyền quay mũi. Chúng tôi duỗi chân cho đỡ mỏi, rồi lấy thuốc lá ra hút. Chúng tôi nói chuyện với nhau về các khúc sông bên châu Âu. Gió hiu hiu lướt trên da chúng tôi mát rượi. Sóng phản ánh vàng, mặt nước chói như gương. Quá nửa bên này, yên lặng, thuyền tới chỗ chảy xiết.

    Chúng tôi phải vịn vào nhau để ngồi cho vững. Bỗng tự nhiên con thuyền chòng chành, đảo lộn đi, hắt thằng bé con xuống nước. Đồng thời chúng tôi nghe tiếng bùng bục: người đàn bà tay cầm con dao nhọn đang xỉa đâm nát cả phía lái.

    Nước ùa vào và trong khoảnh khắc, cả chúng tôi băng ra giữa dòng. Trước thế nguy, chúng tôi giữ bình tĩnh.

    - Anh em! Phải cứu lấy đàn bà và trẻ con!

    Lệnh đưa ra, chúng tôi hết sức.

    Chúng tôi chống nhau với sóng, với xoáy, để đuổi kịp những cái đầu lúc nhô lên, lúc thụt xuống, theo đà nước đỏ ngầu.

    Anh Bảo - tên Việt Nam của đồng chí Đức - đã nhanh tay ôm được thằng bé và cõng nó vào bờ.

    Còn chúng tôi đuổi theo người mẹ. Nhưng hễ nắm được cánh tay, thì người đàn bà quái gở ấy lại giãy giụa, hình như muốn chạy trốn.

    Nhưng không thể. Chúng tôi phải cứu. Và sau hết, bà ta cũng được dìu vào bờ. Chúng tôi đặt hai mẹ con nằm trên cỏ, xúm lại chữa. Cả hai người đã nôn ra được nhiều nước và đã thở được đều.

    Chừng nửa giờ sau, bà lái đò mới mở đôi mắt mệt nhọc nhìn chúng tôi, thở dài, nhắm mắt lại. Biết rằng bà ta đã tỉnh, đồng chí Việt Nam hỏi:

    - Tại làm sao bà nỡ xử với chúng tôi như thế?

    - Họ là người Pháp, chúng tôi không chở cho giặc!

    Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam mỉm cười:

    - Các đồng chí này không phải là người Pháp mà người châu Âu, giúp Chính phủ ta đánh Pháp đấy bà!

    Bà lái đò uể oải nhìn chúng tôi một lượt, rồi không hiểu bà ta có tin hay không, lại thấy bà ta nhắm mắt như trước.

    - Thế nếu các đồng chí này là người Pháp, sao bà còn để xuống thuyền?

    - Tôi cũng tính chạy, nhưng sau sực nghĩ ra là các ông có súng, không để các ông xuống cũng chết. Đằng nào cũng chết, thà tôi chết mà giết được tất cả có hơn không?

    Chúng tôi kinh ngạc nhìn nhau. Đồng chí Việt Nam lắc đầu hồi hỏi:

    - Nhà bà ở đâu?

    - Tôi không có nhà, chỉ có chiếc thuyền ấy.

    - Thế gia đình bà có những ai? Chúng tôi muốn vào thăm.

    - Tôi goá, chỉ có một thằng bé.

    Bà thở mắt ra nhìn con, rồi quờ tay sờ trán và ngực nó.

(Tuyển tập Nguyễn Công Hoan, Sách điện tử ebook.com)

* Chú thích: Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) sinh ra trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế ở Hưng Yên. Ông là một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã để lại hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

0
Câu 1. (2.0 điểm) Mark Twain từng nói: “Hai mươi năm sau bạn sẽ hối hận vì những gì bạn đã không làm, hơn là những gì bạn đã làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo và ra khỏi bến đỗ an toàn.”. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về nhận định trên. Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nhân vật người mẹ trong đoạn trích sau:   ...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Mark Twain từng nói: “Hai mươi năm sau bạn sẽ hối hận vì những gì bạn đã không làm, hơn là những gì bạn đã làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo và ra khỏi bến đỗ an toàn.”. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về nhận định trên. 

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nhân vật người mẹ trong đoạn trích sau:

     [Lược một đoạn: Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính tên Tâm, được người mẹ tần tảo sớm khuya nuôi dạy nên người. Tuy nhiên, khi được ra thành phố học tập và làm việc, trong suốt sáu năm, anh chỉ gửi tiền hàng tháng về cho mẹ, không báo tin mình đã lấy vợ và tuyệt nhiên không một lời hỏi thăm, không để tâm đến những bức thư mẹ gửi từ quê ra. Khi bất đắc dĩ có việc phải về nhà, anh mới có dịp gặp lại mẹ…].

     Khi vào đến sân nhà, Tâm thấy bốn bề yên lặng, không có bóng người. Cái nhà cũ vẫn như trước, không thay đổi, chỉ có sụp thấp hơn một chút và mái gianh xơ xác hơn. Tâm bước qua sân rồi đẩy cái liếp bước vào. Vẫn cái gian nhà mà chàng đã sống từ thuở nhỏ. Tâm cất tiếng gọi. Chàng nghe thấy tiếng guốc đi, vẫn cái tiếng guốc ấy, thong thả và chậm hơn trước, rồi mẹ Tâm bước vào. Bà cụ đã già đi nhiều, nhưng vẫn mặc cái bộ áo cũ kỹ như mấy năm về trước.

     Khi nhận ra con, bà cụ ứa nước mắt:

     - Con đã về đấy ư?

     - Vâng, chính tôi đây, bà vẫn được mạnh khỏe đấy chứ? - Câu nói như khó khăn mới ra khỏi miệng được.

     - Bà ở đây một mình thôi à?

     Bà cụ cảm động đến nỗi không nói được. Một lát bà mới ấp úng:

     - Vẫn có con Trinh nó ở đây với tôi.

     - Cô Trinh nào? Có phải cô Trinh con bác Cả không? - Tâm nhớ mang máng cái cô con gái bé nhỏ ngày trước vẫn hay chơi với chàng.

     - Tôi tưởng cô ta đi lấy chồng rồi.

     Bà cụ ngồi xuống chiếc phản gỗ, đáp:

     - Đã lấy ai đâu. Con bé dở hơi chết đi ấy mà. Cũng đã có mấy đám hỏi, mà nó không chịu lấy. - Bà cụ yên lặng một lát.

     - Thỉnh thoảng nó vẫn nhắc đến cậu đấy.

     Tâm nhún vai, không trả lời. Tuy ngoài trời nắng, mà Tâm thấy bên trong cái ẩm thấp hình như ở khắp tường lan xuống, thấm vào người.

     Bà cụ âu yếm nhìn con, săn sóc hỏi:

     - Năm ngoái bác Cả lên tỉnh về bảo cậu ốm. Tôi lo quá, nhưng quê mùa chả biết tỉnh thế nào mà đi, thành ra không dám lên thăm. Bây giờ cậu đã khỏe hẳn chưa?

     Tâm nhìn ra ngoài đáp:

     - Như thường rồi. Rồi muốn nói sang chuyện khác, Tâm hỏi:

     - Ở làng có việc gì lạ không? - Bà cụ trả lời:

     - Chả việc gì lạ sất, ngày nào cũng như ngày nào, nhưng được có con Trinh sang đây với tôi nên cũng đỡ buồn. Nó thường vẫn làm giúp tôi nhiều công việc, con bé thế mà đảm đang đáo để, đã chịu khó lại hay làm. […]

     Tâm lơ đãng nghe lời mẹ kể những công việc và cách làm ăn ngày một khó khăn ở làng. Chàng dửng dưng không để ý đến. Con bác Cả Sinh lấy vợ, hay chú bác ta chết thì có can hệ gì đến chàng? Cái đời ở thôn quê với đời của chàng, chắc chắn, giàu sang, không có liên lạc gì với nhau cả. Câu chuyện nhạt dần. Những câu hỏi và sự săn sóc của bà cụ về công việc của chàng chỉ làm cho Tâm khó chịu. Chàng trả lời qua loa lấy lệ. Nghĩ đến vợ đợi, Tâm vội vàng đứng dậy.

     Bà cụ nhìn theo khẩn khoản:

     - Cậu hãy ở đây ăn cơm đã. Đến chiều hãy ra.

     - Thôi, bà để tôi về. Độ này bận công việc lắm. - Tâm lại an ủi:

     - Nhưng thế nào có dịp tôi cũng về.

     Rồi Tâm mở ví lấy ra bốn tấm giấy bạc 5 đồng đưa cho mẹ. Tâm hơi kiêu ngạo, trước mặt cô Trinh, chàng nói:

     - Đúng hai chục, bà cầm lấy mà tiêu, có thiếu tôi lại gửi về cho. - Bà cụ run run đỡ lấy gói bạc, rơm rớm nước mắt.

     Tâm làm như không thấy gì, vội vàng bước ra. […] Ra đến ngoài Tâm nhẹ hẳn mình. Chàng tự cho là đã làm xong bổn phận.

                            (Trích Trở về, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2004, tr.24-27.)

* Chú thích:

- Nhà văn Thạch Lam là cây bút xuất sắc trong nhóm Tự lực văn đoàn. Ông sinh năm 1910 tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi tên là Nguyễn Tường Lân, bút danh Thạch Lam.

- Tác phẩm hướng về đời sống bình dị, tình cảm nghiêng về người nghèo, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ. Lối viết trữ tình hướng nội, khơi sâu vào đời sống bên trong với những rung động và cảm giác tế vi.

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Đèn và trăng     Đây là một câu ca dao, cũng là một cuộc đối thoại tay ba nhiều kịch tính.     Thoạt đầu, đây là một cuộc tranh tài, khoe khôn, khoe giỏi của đèn và trăng (chắc là chẳng ai chịu kém cạnh, chẳng ai muốn thừa nhận bên kia). Nhân vật thứ ba, có thể gọi là trí khôn của nhân dân, phân xử bằng cách...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Đèn và trăng

     Đây là một câu ca dao, cũng là một cuộc đối thoại tay ba nhiều kịch tính.

     Thoạt đầu, đây là một cuộc tranh tài, khoe khôn, khoe giỏi của đèn và trăng (chắc là chẳng ai chịu kém cạnh, chẳng ai muốn thừa nhận bên kia). Nhân vật thứ ba, có thể gọi là trí khôn của nhân dân, phân xử bằng cách đặt ra cho mỗi bên một câu hỏi. Hỏi để được trả lời. Và có thể không trả lời cũng vẫn phải ngẫm nghĩ về câu hỏi ấy, rồi tự rút ra kết luận... Cái khéo của câu ca dao có kịch tính và triết lí chính ở chỗ này.

        Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
   Đèn ra trước gió được chăng hỡi đèn?
       Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
  Sao trăng lại phải chịu luồn đám mây?

     Thế là ai cũng giỏi và ai cũng có những mặt kém. Chuyện trăng và đèn, cũng là chuyện con người thôi! Các cụ ngày xưa cũng dạy: Không ai vẹn mười cả (nhân vô thập toàn). Hiện đại hay cổ xưa, ở nơi này hay nơi khác, nhìn nhận và đánh giá con người, luôn là khó khăn. Nhìn nhận, quan trọng nhất là sắc sảo. Đánh giá, cần thiết là sự bao dung, có tình có lí. Chúng ta đều biết câu tục ngữ: "Năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn.". Hình ảnh rõ và quá gần gũi. Triết lí thì sâu sắc. Ngay ngón tay trên bàn tay một con người còn rất khác nhau, nữa là con người trong xã hội. Xoè bàn tay nhìn, ta đã có một lời khuyên đầy nhân hậu, bao dung và cụ thể. Tuy nhiên, đôi với câu chuyện đèn và trăng thì sự gợi mở cho những suy nghĩ về bản thân là sâu sắc hơn cả. Sự tự nhìn nhận và đánh giá mình là yêu cầu thường xuyên, nhưng cũng là khó khăn nhất. Nếu bạn là trăng thì đâu là các loại mây có thể che mờ ánh sáng? Nếu là đèn (Ta nghĩ lại, cái đèn ở trong câu này là thứ đèn rất cổ. Có thể chỉ là một đĩa dầu - dầu lạc, dầu vừng,... với một sợi bấc đặt trong đĩa. Như câu này trong Kiều: "Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao".) thì gió sẽ tự phía nào? Tránh gió chăng, hay che chắn cách nào?

      Suy rộng ra, chuyện đèn và trăng chính là việc cần biết người, biết mình; mà quan trọng hơn là biết mình. Biết mình để làm gì? Chủ yếu để sửa mình. Đó là con đường chắc chắn nhất để phát triển, dù là một cá nhân, hay một nhóm, hay cả cộng đồng. Không tự biết mình, biết sai mà không sửa, đó chắc chắn là mầm sống của lụi tàn, thua kém, diệt vong,...

(Theo Phạm Đức, qdnd.vn, 28-2-2008)

Câu 1. Xác định kiểu văn bản của văn bản trên.

Câu 2. Vấn đề được đề cập đến trong văn bản là gì? 

Câu 3. Để làm sáng tỏ cho vấn đề, tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào?

Câu 4. Mục đích và nội dung của văn bản trên là gì?

Câu 5. Nhận xét cách lập luận của tác giả trong văn bản.

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Viết ra những ý tưởng có thể giúp bạn trở nên thông minh hơn     Một người trưởng thành trung bình có 50.000 suy nghĩ mỗi ngày. Bây giờ bạn hãy cố gắng nhớ lại 100 ý tưởng trong số đó xem nào. Quá khó phải không?     Chúng ta quên đi hầu hết các suy nghĩ đó là điều bình thường vì não của chúng ta phải loại...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Viết ra những ý tưởng có thể giúp bạn trở nên thông minh hơn

     Một người trưởng thành trung bình có 50.000 suy nghĩ mỗi ngày. Bây giờ bạn hãy cố gắng nhớ lại 100 ý tưởng trong số đó xem nào. Quá khó phải không?

     Chúng ta quên đi hầu hết các suy nghĩ đó là điều bình thường vì não của chúng ta phải loại ra những thông tin không cần thiết để tránh cho thần kinh của chúng ta bị rối loạn. Vấn đề là chúng ta thường quên đi rất nhiều ý tưởng tuyệt vời trong ngày.

     Những ý tưởng tuyệt vời thường xuất hiện khi chúng ta không có sự chuẩn bị trước

     Hầu hết các ý tưởng tuyệt vời sẽ xảy đến khi não của bạn đang ở trong “chế độ phân tán” (diffused mode): Những ý tưởng đến với bạn trong trạng thái này khi bạn không cố ý tập trung, chẳng hạn như khi bạn đang mơ tưởng điều gì đó hay khi tâm hồn lơ lửng trong lúc tắm.

     Những ý tưởng sáng tạo thường đến với chúng ta trong trạng thái tâm trí này bởi vì đây là lúc tâm trí của chúng ta thoải mái nhất. Đây là khi não chúng ta liên kết những bó dây thần kinh (neural pathways) khác nhau lại để đưa ra những ý tưởng mới mẻ (giống như sự sáng tạo cho phép chúng ta kết nối các chấm nhỏ lại với nhau như thế nào thì não của chúng ta cũng diễn ra quá trình này một cách tự nhiên ở trạng thái phân tán này). Vấn đề là vì lúc đó bộ não của chúng ta đang hoàn toàn thư giãn nên nó không có chủ đích ghi nhớ lại những ý tưởng phát ra.

     Đừng bao giờ tin tưởng vào não bộ của bạn: bộ nhớ của nó không hoàn hảo đâu

     Thông thường thì những ý tưởng xuất hiện trong đầu chúng ta suốt chế độ phân tán có thể khá trừu tượng. Vượt quá giới hạn suy nghĩ thông thường, nếu bạn có thể. Đây là những ý tưởng hay nhất của bạn. Những ý tưởng mới lạ, sáng tạo và ở đẳng cấp cao sẽ khuynh đảo cả thế giới này.

     Bạn có nhớ ý tưởng đột phá, thiên tài bạn nghĩ ra khi đang tắm? Bạn có nhớ ý tưởng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng cho thế giới như chúng ta có thể nghĩ đến? Tất nhiên bạn không thể nhớ. Ý tưởng phi thường của bạn sẽ trôi tuột khỏi bộ nhớ của bạn, không bao giờ có thể nhớ lại được vì bạn đã không viết nó ra. 

    Trong cuộc chạy đua với thời gian ngày nay, chúng ta không thể bớt chút thời gian để ghi lại những ý tưởng liên tục xuất hiện trong đầu của mình. Một số người có thể cho rằng đó là một sự lãng phí thời gian. Chúng ta nghĩ rằng nếu suy nghĩ đó thật sự quan trọng đến thế, thì sau này chúng ta sẽ nhớ nó và hiện thực hóa nó. Nhưng chúng ta không nhớ gì cả. Và chúng ta bị bỏ lại với sự mơ hồ rỗng tuếch - “Tôi biết tôi dự tính làm gì đó, nó là gì nhỉ?”

     Đừng lười biếng, hãy ghi lại ý tưởng tuyệt vời dù bạn có tự tin rằng bạn sẽ nhớ nó đến mức nào đi chăng nữa

     Luôn giữ các công cụ có thể lưu trữ trong tầm tay, nhưng không để chúng trong tầm mắt. Nếu bạn để một cuốn sổ tay và một cây bút ngay trước mặt bạn, bạn sẽ không còn ở chế độ phân tán nữa và những suy nghĩ sẽ không tuôn ra một cách dồi dào nữa. Nhưng bạn cần để quyển sổ tay đủ gần, để khi những suy nghĩ tuôn ra, bạn sẽ không phải vất vả cả thể chất lẫn tinh thần để với lấy nó.

     Các ứng dụng trên điện thoại thông minh như Evernote là sự lựa chọn tuyệt vời cho việc này. Một số ứng dụng khác là những ứng dụng ghi âm, sổ tay chống nước dùng trong phòng tắm, máy tính xách tay, hoặc đơn giản chỉ là một quyển sổ tay và một cây bút (đây là món đồ yêu thích của cá nhân tôi, đáng tin hơn).

     Ngăn chặn sự nóng vội sắp xếp thông tin

     Bạn sẽ rất dễ rơi vào cái bẫy cần tổ chức suy nghĩ của bạn ngay lập tức khi chúng xuất hiện trong bạn. Đừng làm thế. Tổ chức lại các ý tưởng là một nhiệm vụ riêng biệt sẽ thực hiện sau, khi bạn chuyển sang chế độ tập trung (trái ngược với chế độ phân tán).

     Hãy duy trì quá trình suy nghĩ tự do và viết ra những ý tưởng và để chúng yên một chỗ cho đến khi nào bạn hoàn thành. Nếu bạn cố gắng sắp xếp chúng khi chúng mới nảy sinh, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều ý tưởng bởi vì bạn quá tập trung vào một ý tưởng duy nhất. Bạn cũng sẽ bị mất động lực bởi vì bạn đang tự đặt gánh nặng lên chính mình và phức tạp hóa quá trình lên.

     Xem lại ý tưởng của bạn thường xuyên

     Bây giờ thì bạn đã viết ra những ý tưởng, bạn cần củng cố lại những ý tưởng này để biến chúng thành một thứ gì đó to lớn hơn. Bạn nên xem lại ý tưởng của mình khoảng 3 lần một tuần.

     Trong khi xem xét các ý tưởng, bạn có thể lọc ra một số ý tưởng có tính hữu ích thấp hơn, sắp xếp chúng riêng ra và bắt đầu phát triển những ý tưởng có tiềm năng thành công.

     Hãy nhớ rằng, hầu hết mọi người đều có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời, nhưng chỉ có rất ít người trong số đó quan tâm đến chuyện viết chúng ta. Và những người viết ra được chính là những người thành công.

(Theo nghethuatsong.com)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Vấn đề được đặt ra trong văn bản là gì?

Câu 3. Vì sao tác giả bài viết lại khuyến cáo chúng ta không nên tin tưởng vào não bộ của chúng ta?

Câu 4. Trong văn bản, để có thể trở thành một người thành công, tác giả bài viết đã đưa ra những lời khuyên nào cho chúng ta?

Câu 5. Nhận xét về cách lập luận của tác giả.

1
12 tháng 3

Bạn tham khảo thôi nhé, mình có làm sai thì thông cảm nha!
Câu 1: PTBĐ chính dc sử dụng trong văn bản: Nghị luận
Câu 2. Vấn đề dc đặt ra trong VB là tầm quan trọng của việc ghi chép lại ý tưởng, tránh lãng phí những suy nghĩ sáng tạo.
Câu 3. Tác giả bài viết khuyến cáo cta kh nên tin tưởng vào não bộ chúng ta vì:
+ nó kh thể ghi nhớ tất cả mọi thứ một cách hoàn hảo.
+ những ý tưởng đột nhiên loé lên trong đầu, dù là có tuyệt vời đến mấy thì ta cũng kh thể nhớ hết chúng dc nếu kh dc ghi chép lại.
Câu 4. Trong VB, để có thể trở thành một người thành công, tác giả bài viết đã đưa ra những lời khuyên:
+ Luôn ghi lại ý tưởng ngay khi chúng xuất hiện, dù bạn nghĩ rằng mình có thể nhớ.
+ Kh vội vàng sắp xếp thông tin mà hãy để ý tưởng phát triển tự nhiên.
+ Xem lại và chọn lọc ý tưởng thường xuyên để tìm ra những điều hữu ích nhất.
+ Sử dụng công cụ hỗ trợ như sổ tay, ứng dụng ghi chú để lưu trữ ý tưởng một cách hiệu quả.
Câu 5. Cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ, logic và dễ hiểu. Tác giả bài viết đã sử dụng nhiều ví dụ thực tế giúp cho bài đọc rất thuyết phục đối với ng đọc, ng nghe và cách diễn đạt gần gũi khiến nội dung trở nên hấp dẫn hơn.
#ngophuongloan(chipcuti)


(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Đô thị cổ Hội An được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới     Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua Cửa Đại, phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía tây giáp Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20km về phía bắc. Từ thế kỷ XVII về trước, Hội An thông thương với Đà Nẵng qua đường sông Cổ Cò. Sau này,...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Đô thị cổ Hội An được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

     Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua Cửa Đại, phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía tây giáp Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20km về phía bắc. Từ thế kỷ XVII về trước, Hội An thông thương với Đà Nẵng qua đường sông Cổ Cò. Sau này, dòng sông bị bồi lấp. Đi ngược về phía tây, cả đường sông và đường bộ là những làng mạc trù phú tiếp nối với rừng Trường Sơn giàu lâm thổ sản.

     Thương cảng Hội An hình thành từ thế kỷ XVI, thịnh đạt nhất trong thế kỷ XVII-XVIII, suy giảm dần từ thế kỷ XIX, để rồi chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời. Đứng về tuổi thọ, Hội An tồn tại trong thời gian không dài. Về quy mô của một đô thị trong thời thịnh vượng của nó cũng chưa phải là to lớn. Tuy nhiên về những phương diện khác, Hội An có vị trí, vai trò đáng chú ý và mang những đặc điểm riêng, tạo nên dáng vẻ và những giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo. Trong khi hầu hết các đô thị cổ khác, trải qua những biến thiên của lịch sử và những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên đều bị hủy hoại, hoặc được cải tạo hoàn toàn theo kiểu hiện đại, chỉ để lại trên mặt đất vài di tích rời rạc, thì Hội An được bảo tồn khá nguyên vẹn. Có thể coi đây là trường hợp duy nhất của Việt Nam và cũng là trường hợp hiếm thấy trên thế giới.

OLM, Ngữ văn 9, Đọc hiểu văn bản thông tin

 Ảnh: Phố cổ Hội An

     Chính vì những giá trị đó, mà năm 1985, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định công nhận đây là Di tích Văn hóa cấp quốc gia và khoanh vùng bảo vệ di tích phố cổ Hội An.

     […] Trong hội thảo quốc tế về Đô thị cổ Hội An trong các ngày 22, 23-3-1990, đã có 38 tham luận (trong đó có 12 tham luận của các nhà khoa học nước ngoài) đã đề cập đến nhiều vấn đề của Hội An trong lịch sử và hiện trạng. Các báo cáo cũng gợi mở nhiều vấn đề để tranh luận, đặt ra những hướng tìm tòi mới có ý nghĩa.

     Đặc biệt, trong hội thảo quốc tế này, một số báo cáo đã đặt ra vấn đề nghiên cứu sâu hơn thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chămpa. Nơi đây còn ẩn tàng dấu vết một thương cảng cổ của vương quốc Chămpa, một “Lâm Ấp Phố” bên cửa sông lớn Thu Bồn. Và Hội An một mặt kế thừa những thành quả khai phá của Chiêm cảng xưa, mặt khác được trực tiếp chuẩn bị từ thế XV, khi người Việt đến tụ cư tại đây và tạo thành một cửa ngõ giao thương của Đàng Trong Việt Nam với thế giới bên ngoài. Hội An còn là một trung tâm giao lưu văn hóa Đông - Tây, là cái nôi hình thành chữ quốc ngữ, và trung tâm truyền bá đạo Thiên Chúa, đạo Phật ở Đàng Trong.

     Vẫn còn khá nguyên vẹn những di tích bến cảng, các phố cổ, các nhà liền kế, nhà thờ tộc họ, đình chùa, đền miếu, hội quán của người Hoa, lăng mộ của người Nhật, người Hoa, và độc đáo nhất cây cầu mang tên Cầu Nhật Bản. Những loại hình kiến trúc đa dạng cùng các phong tục tập quán, lễ hội đã phản ánh một chặng đường phát triển, hội nhập và giao thoa để tạo nên một sắc thái văn hóa riêng của Hội An, kết hợp hài hòa giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

     Ngày 4-12-1999, tổ chức UNESCO đã ra quyết định công nhận phố cổ Hội An là Di tích Văn hóa thế giới. Như vậy là trên đất Quảng Nam, có hai Di tích Văn hóa thế giới là: Phố cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn. 

(Theo danang.gov.vn)

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. Đối tượng thông tin được đề cập đến trong văn bản là gì? 

Câu 3. Phân tích cách trình bày thông tin trong câu văn: “Thương cảng Hội An hình thành từ thế kỷ XVI, thịnh đạt nhất trong thế kỷ XVII-XVIII, suy giảm dần từ thế kỷ XIX, để rồi chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời.”.

Câu 4. Phương tiện phi ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản? Hãy nêu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ đó trong việc biểu đạt thông tin trong văn bản.

Câu 5. Mục đích và nội dung của vản bản trên là gì?  

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:                      YêuYêu, là chết ở trong lòng một ít,Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!- Yêu, là chết ở trong lòng một...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

                      Yêu

Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
Những người si theo dõi dấu chân yêu;
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

                                - Xuân Diệu -

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Nhận xét về nhịp thơ của bài thơ.

Câu 3. Phát biểu đề tài, chủ đề của bài thơ.

Câu 4. Phân tích ý nghĩa của một hình ảnh tượng trưng mà em thấy ấn tượng trong văn bản.

Câu 5. Văn bản gợi cho em những cảm nhận và suy nghĩ gì?

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:                      YêuYêu, là chết ở trong lòng một ít,Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!- Yêu, là chết ở trong lòng một...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

                      Yêu

Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
Những người si theo dõi dấu chân yêu;
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

                                - Xuân Diệu -

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Nhận xét về nhịp thơ của bài thơ.

Câu 3. Phát biểu đề tài, chủ đề của bài thơ.

Câu 4. Phân tích ý nghĩa của một hình ảnh tượng trưng mà em thấy ấn tượng trong văn bản.

Câu 5. Văn bản gợi cho em những cảm nhận và suy nghĩ gì?

0
Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc bảo tồn những di tích lịch sử của dân tộc hiện nay.Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.      ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN                                             Nguyễn Trọng Tạo có cánh rừng chết vẫn...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc bảo tồn những di tích lịch sử của dân tộc hiện nay.

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

      ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN
                                             Nguyễn Trọng Tạo
 có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
 có con người sống mà như qua đời

 có câu trả lời biến thành câu hỏi
 có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới

 có cha có mẹ có trẻ mồ côi
 có ông trăng tròn nào phải mâm xôi

 có cả đất trời mà không nhà cửa
 có vui nho nhỏ có buồn mênh mông

 mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
 mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió

 có thương có nhớ có khóc có cười
 có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.

                                             1992

                               (Theo nhavanhanoi.vn)

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:Những sự thật về Vạn Lý Trường Thành, “bức tường” bí ẩn nhất nhân loại      Được xây dựng bởi hàng triệu nhân công cũng như chứng kiến hàng trăm trận chiến, Vạn Lý Trường Thành vẫn ở đó, sừng sững cho tới ngày nay và xứng đáng là một trong những kỳ quan vĩ đại nhất của thế giới.      Mặc dù,...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Những sự thật về Vạn Lý Trường Thành, “bức tường” bí ẩn nhất nhân loại

      Được xây dựng bởi hàng triệu nhân công cũng như chứng kiến hàng trăm trận chiến, Vạn Lý Trường Thành vẫn ở đó, sừng sững cho tới ngày nay và xứng đáng là một trong những kỳ quan vĩ đại nhất của thế giới.

      Mặc dù, thu hút rất nhiều du khách tới tham quan mỗi năm, nhưng cho tới nay, nguồn gốc và lý do ra đời thực sự của Vạn Lý Trường Thành vẫn còn đó những nghi hoặc. Bằng cách đi ngược lại lịch sử, nghiên cứu những cấu tạo và tìm kiếm các bằng chứng, ghi chép, các nhà khoa học đã và đang cố gắng giải đáp những bí ẩn xung quanh công trình kỳ vĩ này.

      Trong bài viết dưới đây, hãy cùng điểm lại những điều mà không phải ai cũng biết về Vạn Lý Trường Thành.

      1. Xây Trường Thành là hình phạt cho phạm nhân

      Trong thời nhà Tần, việc xây dựng, bảo trì, giám sát các hoạt động ở Vạn Lý Trường Thành là hình phạt thường xuyên của tù nhân bị kết án. Thời điểm đó không có máy móc nên toàn bộ việc thi công đều phải dùng đến sức người.

      Với các tội danh như trốn thuế có thể bị trừng phạt bằng việc xây tường và khuôn vác nguyên vật liệu vô cùng gian khổ cũng như nguy hiểm. Cùng với những tù nhân phạm tôi, Vạn Lý Trường Thành còn được xây dựng bởi các binh lính và dân thường.

      2. Vạn Lý Trường Thành đang dần "biến mất"

      So với nhiều công trình trên thế giới, quy mô của Vạn Lý Trường Thành là vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, sự kiên cố của công trình này đang gặp phải nhiều mối đe dọa. Theo Travel China Guide, Vạn Lý Trường Thành đang "biến mất dần theo năm tháng". Thống kê của UNESCO cho thấy gần một phần ba công trình này đã biến mất. Nguyên nhân chính được cho là do những tác động của tự nhiên, thời tiết cũng như sự xói mòn do con người. Tuy nhiên, vẫn có những phần của công trình này được bảo tồn và duy tu tốt.

      3. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng qua hàng nghìn năm

      Vạn Lý Trường Thành không phải công trình được xây dựng dứt điểm trong một lần mà trải qua rất nhiều năm để có được cấu trúc như chúng ta thấy ngày nay. Bức tường thành kiên cố này được xây dựng qua nhiều triều đại của phong kiến Trung Quốc trong suốt hơn 22 thế kỷ. Phần di tích còn lại cho tới ngày nay chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh. Triều đại này đã xây dựng và tu sửa công trình kỳ vĩ này trong suốt hơn 200 năm.

OLM, Ngữ văn 12, Đọc hiểu văn bản thông tin 

Ảnh: Vạn Lý Trường Thành

      4. Vạn Lý Trường Thành có tuổi đời hơn 2.300 năm

      Được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên dưới thời Tần Thủy Hoàng, cho tới nay, công trình kỳ vĩ nhất Trung Quốc này đã có tuổi đời hơn 2.300 năm.

      5. Số lượng du khách có thể lên tới 30.000 người mỗi ngày

      Trước thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát, tại những khu vực phổ biến trên Vạn Lý Trường Thành có thể đón tới 30.000 du khách tới tham quan mỗi ngày và hơn 10 triệu lượt khách mỗi năm.

      Bát Đạt Lĩnh là nơi có đoạn Trường Thành được du khách tới tham quan nhiều nhất, nằm cách trung tâm đô thị của Bắc Kinh 50 dặm về phía tây bắc. Nơi này thuộc địa giới của huyện Diên Khánh, Bắc Kinh.

      6. Vạn Lý Trường Thành là một cấu trúc gián đoạn

      Điều này có thể sẽ gây bất ngờ với nhiều người nhưng theo Travel China Guide giải thích: "Vạn Lý Trường Thành là một mạng lưới phòng thủ bao gồm nhiều bức tường và pháo đài được xây dựng trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, với một số phân đoạn nằm rải rác trong khi một số khác chạy song song. Ở một số nơi, bức tường thành này có thể cao gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba lần so với các khu vực khác".

      7. Thơ cổ tiên đoán về việc xây dựng Trường Thành

      Trong “Kinh Thi”, tập thơ cổ được viết từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 7 trước Công nguyên, đã đưa ra tiên đoán về một công trình kiến trúc vĩ đại nhất trên thế giới được xây dựng ở quốc gia này. Các bài thơ trong “Kinh Thi” đề cập tới nhu cầu phòng vệ của Trung Quốc trước những kẻ xâm lược bằng cấu trúc tường vây che chắn. Đây cũng là tập thơ cổ nhất được tìm thấy ở quốc gia tỷ dân này.

      8. Vẫn còn đó dấu tích của những vết đạn pháo

      Nhìn vào lịch sử trường kỳ của Vạn Lý Trường Thành không khó để nhận ra công trình này vẫn in hằn những dấu tích của quá khứ. Phần Trường Thành qua Gubeikou nằm ở quận Miyun, cách Bắc Kinh khoảng 140 km là nơi mà du khách có thể tận mắt chứng kiến những bức tường thủng lỗ chỗ đạn pháo. Đây là nơi diễn ra những trận chiến ác liệt giữa quân đội Trung Quốc và Nhật Bản vào những năm 1930.

      9. Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc dài nhất mà con người từng xây dựng

      Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến ​​trúc dài nhất mà con người từng xây dựng. Trên thực tế, theo Daily mail, tổng chiều dài của Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, được xây dựng trong các triều đại khác nhau là 21.196,18 km.

      10. Gạo nếp được dùng làm vữa

      Phần lớn Vạn Lý Trường Thành được tạo ra từ những vật liệu xây dựng không có gì nổi bật như đất đá. Tuy nhiên, gạo nếp được đưa vào công thức làm vữa nhờ sự kết dính ưu việt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất amylopectin (hợp chất tạo sự kết dính) có trong gạo nếp giúp tường thành vững chắc và bền bỉ hơn.

      […]

(Theo Đỗ An (tổng hợp), vietnamnet.vn, 5-3-2022)

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. Đối tượng thông tin được đề cập đến trong văn bản là gì? 

Câu 3. Những dữ liệu mà tác giả đưa ra trong văn bản là dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp? Chỉ ra một ví dụ để chứng minh.

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản.

Câu 5. Văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về đối tượng thông tin?

0