K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CÂY GẠO NGOÀI BẾN SÔNG   Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông, Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến...
Đọc tiếp

CÂY GẠO NGOÀI BẾN SÔNG

 

Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông, Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.

Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.

Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông…. Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn.

Thương và các bạn hồi hộp chờ đến sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về từng đàn . . . Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực rỡ lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế.

                                                                                                            Theo Mai Phương

            Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:

1. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu?

A. Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

B. Cây gạo xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.

C. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

D. Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo.

2. Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi?

A. Cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

B. Cây gạo nở thêm một mùa hoa.

C. Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn.

D. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy.

3. Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê?

A. Vì sông cạn nước, thuyền bè không có.

B. Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo làm rễ cây trơ ra?

C. Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới.

D. Vì buổi sáng Thương và các bạn đi học không ra chơi với cây gạo.

4. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu sống cây gạo?

A. Báo cho ủy ban nhân xã biết về hành động lấy cát của kẻ xấu.

B. Lấy cát đổ vào gốc cây gạo.

C. Lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra.

D. Tưới nước cho cây.

5. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì?

A.  Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.

B. Thể hiện tinh thần đoàn kết.

C. Thể hiện thái độ dũng cảm đấu tranh với kẻ xấu.

D. Thể hiện sự chăm chỉ làm việc

6. Câu nào dưới đây là câu ghép?

A. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.

B. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

C. Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông.

D. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.

7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế của câu ghép sau:

Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mỡn non tươi, dập dờn đùa với gió.

 

 

8. Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn vui đùa với gió” được nối với nhau bằng cách nào?

A. Nối với nhau bằng từ “vậy mà”                 B. Nối với nhau bằng từ “thì”

C. Nối với nhau bằng từ “mà”                                    D. Nối trực tiếp

9. Qua việc làm của Thương và các bạn nhỏ trong bài, em học tập được điều gì?

 

10. Tìm một câu có hình ảnh nhân hóa trong bài ?

11. Đặt câu: a). Câu ghép có cặp quan hệ từ :  Vì .... nên...  

  b). Câu ghép có cặp từ hô ứng : ...càng.......càng......

 

0
25 tháng 4 2023

Thân nó là Chủ ngữ 1 - Xù xì, gai góc, mốc meo là Vị ngữ 1
Lá là Chử ngữ 2 - (thì) xanh mỡn non tươi, dập dờn đùa với gió là Vị ngữ 2

27 tháng 4 2023

File: undefined 

Em bấm vào file xem bài giải nha . Chị trình bày trên đây không có dễ hiểu được . ( Do chị mù công nghệ , xin lỗi nhiều TT ) 

24 tháng 4 2023

D.Lụa

 

26 tháng 4 2023

lụa

24 tháng 4 2023

Đáp án A nha,cũng chưa chắc😅😅😅😅😅😅😅

 

23 tháng 4 2023

CN :  tôi

VN : còn lại

TN : Mãi đến năm nay , khi đã lên lớp 5

 

23 tháng 4 2023


Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp 5, tôi mới để ý 1 loài hoa.

23 tháng 4 2023

“Hà Nội mùa thu

Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”

              Khi lời bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vang lên,em cảm thấy nhớ đến cây bàng hơn, loài cây gắn liền với tuổi học trò.Cây bàng trong trường em được cô hiệu trưởng trồng cách đây rất lâu rồi. Mỗi ngày khi bước vào tới cổng trường, nó luôn rung rinh những tán lá như đang chào đón em.

            Cây bàng sừng sững tựa chiếc ô xanh khổng lồ đang rung rinh những chiếc lá,hoa trong gió.Đôi lúc em thấy rễ của nó giống như những con rắn đang nằm ngủ say sưa dưới gốc cây già.Thân cây to khoác một chiếc áo sần sùi,có phần gai góc một chút.Cành cây vươn dài,loằng ngoằng như những bím tóc của trẻ con.Tán lá rộng như mái che khổng lồ. Hoa bàng mọc theo từng cụm, li ti, gió thổi qua thôi đã đủ làm hoa rụng đầy sân tạo thành một bức thảm trắng vàng xinh đẹp. Có vẻ bạn bàng chỉ thích tiết trời ấm áp của mùa xuân và mùa hạ,đó là lúc cây đẹp nhất,tỏa ra những sức sống căng tràn với những trồi non xanh mơn mởn rồi đến những tán lá xum xuê. Nhưng khi mùa đông đến,tiết trời lạnh lẽo này hình như đã khiến bàng trút bỏ đi những chiếc áo xanh mơn mởn để chìm vào giấc ngủ đông và đón chờ mùa xuân đến.               

Cây bàng có rất nhiều lợi ích, các bạn học sinh thường dùng lá bàng để quạt mát vào những ngày hè nóng nực. Ngoài ra,lá bàng được lau sạch có thể dùng để gói xôi. Còn hạt trong quả bàng là món ăn vặt của tụi học trò nghịch ngợm vào mỗi giờ ra chơi. Vào những ngày hè oi ả, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng em ngồi chơi lúc nghỉ giữa giờ, xua tan đi phần nào cái nóng oi ả của nắng hè.

 Em rất thích cây bàng vì những lợi ích mà cây đã mang lại. Em mong sau này có thể trồng được một cây bàng thật to lớn.