K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC lớp 3Đọc bài đọc hiểu và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách chọn đáp án đúng nhất. Câu 1. Ngày Dế Mèn và Dế Trũi lên đường, cảnh vật thế nào? *   Trời nắng gắt, cây cỏ khô héo.   Nước đầm trong xanh, cỏ mướt rời rợi, trời đầy mây trắng, gió hiu hiu thổi.   Ngày đông lạnh buốt đầy sương mù.Câu 2. Vì sao Dế Mèn bàn với Dế...
Đọc tiếp
BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC lớp 3
Đọc bài đọc hiểu và trả lời các câu hỏi bên dưới bằng cách chọn đáp án đúng nhất.
 
Câu 1. Ngày Dế Mèn và Dế Trũi lên đường, cảnh vật thế nào? *
 
 
 
Trời nắng gắt, cây cỏ khô héo.
 
 
 
Nước đầm trong xanh, cỏ mướt rời rợi, trời đầy mây trắng, gió hiu hiu thổi.
 
 
 
Ngày đông lạnh buốt đầy sương mù.
Câu 2. Vì sao Dế Mèn bàn với Dế Trũi cứ đi, không cần ngủ đỗ? *
 
 
 
Vì ở đường đi không có chỗ để ngủ.
 
 
 
Vì trăng sáng, thời tiết lại đẹp nên hai bạn quyết tâm đi luôn, không cần ngủ.
 
 
 
Vì ngủ trên đường rất nguy hiểm.
Câu 3. Sáng hôm sau, đôi bạn đã quyết định làm gì để đi tiếp? *
 
 
 
Mỗi người tạo một chiếc thuyền bằng lá bèo sen Nhật khô để đi.
 
 
 
Cưỡi lên đám hoa súng để đi.
 
 
 
Ghép ba bốn cánh bèo sen lại làm một chiếc bè để đi chung.
Câu 4. Từ "ẩn" trong câu: "Chúng tôi ẩn lại dưới tàu lá chuối..." có nghĩa là gì? *
 
 
 
Dế Mèn và Dế Trũi giấu mình dưới tàu lá chuối để tránh bị ướt.
 
 
 
Dễ Mèn và Dễ trũi biết chơi ảo thuật biến mất.
 
 
 
Dế Mèn đẩy Dế Trũi xuống dưới tàu lá chuối để tránh bị ướt.
Câu 5. Theo em, vì sao hai bạn lại chọn lá bèo sen Nhật để đi đường thủy? *
 
 
 
Vì bèo sen Nhật mỏng tang lại rất cứng.
 
 
 
Vì bèo sen Nhật sống ẩn mình dưới nước, giúp hai bạn tránh được kẻ thù.
 
 
 
Vì bèo sen Nhật sống nổi trên mặt nước, có một bầu phao khô to, cưỡi lên thì nhẹ và êm.
Câu 6. Câu chuyện của hai bạn Dế Mèn và Dế Trũi muốn nói với chúng ta điều gì? *
 
 
 
Lá bèo sen Nhật không có tác dụng gì cho đôi bạn.
 
 
 
Đi đường thủy thì nên đi nhiều người cho an toàn.
 
 
 
Hãy trải nghiệm những điều tốt đẹp xung quanh ta để rút ra được nhiều bài học hơn cho cuộc sống.
Câu 7. Bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong câu: “Sáng hôm sau, bừng mắt dậy, trời đã tạnh hẳn.” là: *
 
 
 
trời đã tạnh hẳn
 
 
 
Sáng hôm sau
 
 
 
Sáng hôm sau, bừng mắt dậy
Câu 8. Điền dấu câu thích hợp lần lượt vào ô trống. *
Hình ảnh không có chú thích
 
 
 
 
Dấu chấm, dấu chấm than.
 
 
 
Dấu chấm hỏi, dấu chấm hỏi.
 
 
 
Dấu phẩy, dấu chấm.
Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa ở trong câu: "Trũi bàn mỗi đứa nên đi một chiếc thuyền bằng lá bèo sen Nhật khô."? *
 
 
 
mỗi đứa
 
 
 
Trũi
 
 
 
Lá bèo sen Nhật khô
Câu 10. Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa là: *
 
 
 
Hôm ấy nước đầm trong xanh.
 
 
 
Trời đầy mây trắng.
 
 
 
Ông trời nổi cơn mưa lớn.
0
CHIỀU NGOẠI ÔChiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh, nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân...
Đọc tiếp

CHIỀU NGOẠI Ô

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh, nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.

Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.

Theo Nguyễn Thụy Kha

Câu 3: Chọn ý trả lời đúng:

Vẻ đẹp của buổi chiều ngoại ô được thể hiện qua những hình ảnh nào?

A. Dải cỏ xanh êm hai bên bờ kênh, ruộng rau muống xanh mơn mởn, những rặng tre thì thầm trong gió, đồng lúa chín, tiếng chim sơn ca.

B. Ruộng rau muống xanh ngát, những rặng dừa thì thầm trong gió, đồng lúa mênh mông, tiếng xe cộ đi lại nườm nượp.

C. Những rặng tre thì thầm trong gió, đồng lúa chín, tiếng chim sơn ca, đồng cỏ xanh tươi, đàn trâu đang gặm cỏ.

D. Dải cỏ xanh êm hai bên bờ kênh, những rặng dừa thì thầm trong gió, đồng lúa chín vàng, tiếng trẻ con hò hét bên sông.

Giúp mình nha. Ai trả lời đúng nhất mình sẽ tick.

0
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNGCuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối...
Đọc tiếp

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn, tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

Sưu tầm

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: (0,5 điểm) Cuộc thi chạy hàng năm diễn ra vào thời gian nào?

A. Mùa hè

B. Mùa đông

C. Mùa xuân

D. Mùa thu

Câu 2: (0,5 điểm) Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:

A. Đi thi chạy.

B. Đi cổ vũ.

C. Đi diễu hành.

D. Chăm sóc y tế cho vận động viên.

Câu 3: (0,5 điểm) Sau cuộc thi chạy, tác giả nghĩ đến ai khi gặp khó khăn?

A. Mẹ của tác giả

B. Bố của tác giả

C. Người chạy cuối cùng

D. Giáo viên dạy thể dục của tác giả

Câu 4: (0,5 điểm) “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?

A. Là một em bé với đôi chân tật nguyền

B. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.

C. Là một cụ già yếu ớt cần sự giúp đỡ

D. Là một người đàn ông mập mạp

Câu 5: (1 điểm) Nội dung chính của câu chuyện là gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: (1 điểm) Q
ua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân?

0