Đọc đoạn văn sau: “Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt… mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau:
“Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt… mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ… Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các cống rãnh đổ xuống ao chuôm. Mưa xối nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm, tiếng sấm của mưa mới đầu mùa… Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.”
(trích Mưa rào, theo Tô Hoài, Tiếng Việt 5, tập một)
a. Tìm các từ láy trong đoạn trích trên. Nhận xét cách sử dụng từ láy của nhà văn?
- Các từ láy của nhà văn sử dụng lặp lại từ trước
b. Xác định biện pháp nghệ thuật trong câu sau: “Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.”
- Câu trên sử dụng biện pháp nhân hóa
c. Đặt một câu văn có từ đồng âm với từ được in đậm “trong vắt”:
d.
e. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cơn mưa rào qua đoạn trích trích trên?
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................