I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hệ số của đơn thức -5\(x^2\) \(y^7\) là:
A. -5 B.-70 C.5 D.-5/14
Câu 2:Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
A. Đơn thức \(3x^2y\) và \(-3xy^2\) đồng dạng.
B.Đơn thức \(-3x^2y\) và \(3xy^2\) đồng dạng.
C.Đơn thức \(3x^2y\) và \(-3x^2y\) đồng dạng.
D.Đơn thức \(3x^2y\) và \(3xy^2\) đồng dạng.
Câu 3: Bậc của đa thức +\(x^3y^4-3x^6+2y^5\):
A.18 B.5 C.6 D.7
Câu 4: Nếu \(\Delta ABC\) có AB=6cm; BC=7cm;AC=5cm thì:
A.góc A< góc C< góc B B. góc A> góc C> góc B C. góc C< góc A< góc B D.góc A> góc B> góc C
Câu 5: \(\Delta ABC\) có 3 đường trung tuyến AD;BE;CF và G là trọng tâm. Khi đó:
A. 3GB=GA B.CF=3GC C.BG=CE D.AD=3/2GA
II.TỰ LUẬN
Câu 6:Điểm kiểm tra toán học kỳ II của một số học sinh lớp 7A được ghi lại trong bảng sau:
8 7 5 6 7 8 9 8 6 10 6 8 7 8 4 5 6 10 7 8 |
a, Lập bảng tần số
b, Tính số TBC (làm tròn đến chứ số thập phân thứ nhất)
Câu 7: Cho hai đa thức \(A(x)=-3x^3+2x-3x^3+1;B(x)=2x^2+3x^3-2x-5\)
a, Sắp xếp các hạng tử của hai đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến.
b, Tính Q(x) =A(x)+B(x)
c, Chứng tỏ rằng đa thức Q(x) không có nghiệm.
Câu 8: Cho \(\Delta ABC \) vuông tại A , có AB=9cm;AC=12cm.
a, Tính BC
b, Tia phân giác của góc B cắt cạnh AC tại D, kẻ \(DM \bot BC \) tại M .Chứng minh \(\Delta ABD= \Delta MBD\)
c, Gọi gia điểm của DM và AB là E. Chứng minh \(\Delta BEC\) cân.
_____Gấp____
I,Trắc nghiệm
Câu 1 ; A
Câu 2 ; C
Câu 3 ; D
Câu 4 ; B
Câu 5 ; D
II,Tự luận
Câu 6
a]
b] \(\frac{4.1+5.2+6.4+7.4+8.6+9.1+10.2}{20}=1,2\)
Câu 7
a.
\(A(x)=-3x^3+2x-3x^3+1\)
\(=-6x^3+2x+1\)
\(B(x)=2x^2+3x^3-2x-5\)
\(=3x^3+2x^2-2x-5\)
b.\(Q(x)=A(x)+B(x)\)
\(\Rightarrow Q(x)=(-6x^3+2x+1)+(3x^3+2x^2-2x-5)\)
\(=(-6x^3+3x^3)+2x^2+(2x-2x)+(1-5)\)
\(=-3x^3+2x^2-4\)
c.Ta có ;
\(Q(x)=-3x^3+2x^2-4=0\)
\(\Rightarrow-3x^3+2x^2=4\)
\(\Rightarrow x^2(-3x+2)=4\)
\(\Rightarrow\)Đa thức Q[x] ko có nghiệm
Câu 8
a.Áp dụng tính chất Py-ta-go vào tam giác vuông ABC có
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
\(\Rightarrow BC^2=9^2+12^2\)
\(\Rightarrow BC^2=225\)
\(\Rightarrow BC=15\)cm
Vậy BC = 15cm
b.Xét hai tam giác vuông ABD và tam giác vuông MBD có
góc BAD = góc BMD = 90độ
cạnh BD chung
góc ABD = góc MBD [ vì BD là phân giác góc B ]
Do đó ; tam giác ABD = tam giác MBD [ cạnh huyền - góc nhọn ]
c.Xét hai tam giác vuông ADE và tam giác vuông MDC có
góc DAE = góc DMC = 90độ
AD = MD [ vì tam giác ABD = tam giác MBD theo câu b ]
góc ADE = góc MDC [ đối đỉnh ]
Do đó ; tam giác ADE = tam giác MDC [ cạnh góc vuông - góc nhọn ]
\(\Rightarrow\)AE = MC [ cạnh tương ứng ]
mà AB = MB [ vì tam giác ABD = tam giác MBD theo câu b ]
\(\Rightarrow\)AE + AB = MC + MB
\(\Rightarrow\)BE = BC
Vậy tam giác BEC là tam giác cân tại B
Chúc bạn học tốt nhé
nhớ kết bạn với mk nha