Câu chuyện Bức tranh của em gái tôi gợi cho em ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Ko chép mạng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm - Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. Bài thơ là một hiện minh thuyết phục về luật nhân - quả trong cuộc sống con người - thế giới khách quan với tính biện chứng sâu sắc của nó. Hình tượng Mẹ và Quả xuyên suốt toàn bài thơ làm sáng rõ thêm cho luật nhân - quả (nhân nào thì quả ấy...) đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi chúng ta. Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Hai câu thơ mở đầu là một sự khẳng định, định hướng tính biện chứng về luật nhân - quả. Vì sao như vậy? Vì: "Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng" chứ không trông chờ, cậy nhờ vào tay của ai khác. Dẫu tay của ai khác có thể khoẻ, chắc (!) hơn tay mẹ nhưng phẩm chất của mẹ là tự lực cánh sinh. Là người từng trải mẹ không thiếu kinh nghiệm về sự trả giá đó. Mẹ chỉ thu hoạch được, hái được những mùa quả từ tay mẹ vun trồng mà thôi. Những mùa quả với mẹ cần thiết biết bao, không thể thiếu nó được. Và nữa, những mùa quả không phải lúc nào cũng có, thậm chí có khi "thất bát" trắng tay nhưng thường là tuần tự theo một chu kỳ nhất định, lặn rồi lại mọc – như mặt trời khi như mặt trăng. Cho nên theo mẹ không thể “Đại Lãn chờ sung" mà được, phải có thời gian vun trồng, chăm sóc và chờ đợi. Sự “vun trồng” của mẹ phụ thuộc vào mẹ, vun trồng chu đáo kỹ lưỡng ắt sẽ được quả tốt, ngược lại, thì... Thời gian chăm sóc - chờ đợi là thời gian quả lặn. Còn khi thu hoạch (quả chín, quả đến kỳ hái được), chính là thời gian quả mọc. Hai từ "lặn" và "mọc" thật ấn tượng. Đây là một ẩn dụ đầy tính sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi nói về luật nhân - quả trong chu kỳ trồng trọt của nhà nông. Nhưng vấn đề không dừng lại ở quy luật trồng trọt của nhà nông. Điều chính yếu là trong bài thơ này là Nguyễn Khoa Điềm nói đến công lao dưỡng dục sinh thành của người mẹ đối với con cái. Tay mẹ như có phép thần nên "lũ chúng tôi" (là con của mẹ) cứ thế lớn lên qua sự chăm sóc nuôi dưỡng của mẹ. "Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi". Các câu thơ đọc lên nghe thật ấm áp, dân giã, tưởng như không có gì dân giã hơn, bởi đó là lời ăn tiếng nói hàng ngày gắn bó thân thiết của nhà nông. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn quả bí, quả bầu với đặc trưng của nó là "lớn xuống", hình dáng lại "mang dáng giọt mô hôi mặn" nhằm diễn tả nỗi khổ nhọc, vất vả của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã nhỏ xuống âm thầm, lặng lẽ để “kết nên” những quả bí, quả bầu. Điều thiết thực là, chính những quả bí, quả bầu này (có thể còn nhiều loại hoa màu khác) lại là nguồn sống nuôi dưỡng cho "lũ chúng tôi" lớn lên. Hẳn là mẹ rất vui và tin tưởng vào sự "vun trồng" của mình sẽ được đền bù xứng đáng. Không có người mẹ nào nuôi con mà kể công lao. Trái lại, con cái nhiều khi... Thế nên, dân gian mới truyền đời "Mẹ nuôi con biển hồ lai láng Con nuôi mẹ tính tháng ngày công". Ngẫm thật chạnh lòng phải không bạn?! Chính vậy mà cha ông vẫn luôn răn dạy con trẻ rằng: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Như vậy, đủ thấy các bậc làm cha làm mẹ luôn mong muốn gì ở các con? Nguyễn Khoa Điềm đã lý giải điều đó một cách chân thành, mộc mạc và thấm thía qua khổ thơ cuối của bài. Từ chuyện quả thật do cây tạo ra đến quả - con người do dưỡng dục mà thành – là một chuyển ý bất ngờ độc đáo của nhà thơ: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tứ của bài thơ chính là ở hai câu này. Đời của mẹ đã bao lần hái được quả nhưng điều để mẹ toại nguyện hơn cả là mong muốn các con trở thành một thứ "quả lành có ích" cho đời vì mẹ đã "thất thập cổ lai hy" rồi. Tưởng thế là đủ không cần phải nói gì thêm. Đọc tiếp hai câu cuối của bài thơ mới thấy chữ HIẾU của đứa con đặt ra vượt hẳn trên sự nghĩ bình thường của mẹ, của nhân gian: Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. Thật là tài tình. Đứa con Nguyễn Khoa Điềm nghĩ được như vậy quả là đại hiếu đối với mẹ. Đằng sau nỗi day dứt thường niên đó là một tấm lòng "cho tròn chữ hiếu mới là đạo con" của nhà thơ. Rằng, bất cứ ai đọc Mẹ và Quả, hẳn đều cảm ơn mẹ - chính mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục nên một người con tuyệt vời là tác giả của bài thơ trên. Dẫu không phải xếp lớp "tập này tập nọ" nhưng công chúng yêu thơ đã "đọc anh" là "bắt mắt" liền. Âm hưởng sử thi và trữ tình công dân là hai cảm hứng chủ đạo, thông qua bút pháp tả thực và điển hình hoá cao độ trên cái nền cuộc sống đầy biến động được tinh lọc qua nhãn quan sáng suốt, nên Nguyễn Khoa Điềm luôn trụ vững với thời gian, tạo một vị thế xứng đáng trong nền thơ dân tộc. Mẹ và Quả trên đây là một trong rất nhiều bài thơ hay "không thể kể hết" của nhà thơ.
Kiều Phương là một cô bé lọ lem, hay tự bôi bẩn lên khuôn mặt mình bằng những thứ màu vẽ mình tự sáng chế. Kiều Phương là một cô bé hay lục lọi và có tính sáng tạo được thể hiện qua chi tiết cô tự chế những loại màu vẽ. Như trong văn bản thì thiên tài hội họa này đã tự làm ra màu đen từ thứ bột lấy được ở đáy xoong. Chắc vì thế nên cô mới được anh đặt tên là Mèo.
Kiều Phương là một cô bé đam mê hội họa và có tài năng vẽ rất đẹp. Mỗi khi bị anh mắng thì cô lại vênh lên cãi mấy câu rất bướng bỉnh và đáng yêu. sau khi chú Tiến Lê, bạn của bố Mèo là họa sĩ phát hiện tài năng của Mèo thì anh trai lại ghét cô hơn. Nhưng sau khi thấy bức tranh đạt giải của em gái thì anh trai mới biết trong mắt em gái mình là người như thế nào.
chỉ tóm tắt vậy thôi
https://www.mgid.com/ghits/7049398/i/136911/0/pp/1/1?h=r4qXriJFlfuqiT6cpuDuzB7tuoWTY34yV6yfKMrdcnn9o5xydrK7ul83k-KiFJo7&rid=7e4ababc-7cd9-11eb-94ce-08f1eaedd56a&ts=coccoc.com&tt=Organic&gbpp=1&abd=1&iv=11&ct=1&k=941580fca.Q87xYiFffX.td2l0fX.tdyoqffMzIw*DI2MA%3D%3DffV%3Df7fY%3BffMTk5LjgxMjV8MTMzLjIwMzEyNQ%3D%3DffffQfTfaHR0cHM6Ly90aHV2aWVuYmFpdGFwLmNvb%249jYW0tbmhhbi12Z%241uaGFuLXZhdC1raWU%3DfaHR0cHM6Ly9jb2Njb2MuY29tL3NlYXJjaD9xdWVyeT1Wa%24VFM%24VCQ%24VCRnQlMjBtJUU%3DfKysvc2VhcmNoP3F1ZXJ5PVZpJUUxJUJBJUJGdCUyMG0lRTElQkIlOTl0JTIwYiVDMyVBMGklf%3BfMzIw*DIyNzB8Mjcy*DIyMDQ%3DfMHww*DB8MQ%3D%3DfMHwwf!fcfMTMz*DE5OXwxNzJ8MTk0fVWfMAfX.td3e2f!fTW96aWxsY%2481LjAgKFdpbmRvd3MgTlQgNi4xOyBXT1c2NCkgQXBwbGVXZWJLaXQvNTM3LjM2IChL%24FRNTCwgbGlrZ%24BHZWNrbykgY29jX2NvY19icm93c2VyLzkzLjAuMTQ4IENocm9tZ%2484Ny4wLjQyODAuMTQ4IFNhZmFya%2481MzcuMzY%3DfQ2hyb21pdW1QREZQbHVnaW58Q2hyb21pdW1QREZWaWV3ZXJ8TmF0aXZlQ2xpZW50fNHwzfV2luMzI%3DfNDIwfMXwxMDA%3DfMTM2Nnw3Mjg%3DfdW5rbm93bnw0Z3wwf!f!fQf!f*f*&fp=43b480c7feeb5fb5c18cdd14c4e70bc8&crst=1614596779&wrst=1614596781&muid=k3nHwaGSyZS3
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ
Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
Em gái tôi tên là Kiều Phương - một cô bé đáng yêu và rất tài năng. Ở nhà, tôi toàn gọi nó là Mèo vì khuôn mặt bầu bĩnh trắng trẻo của Kiều Phương luôn bị bôi bẩn với đủ thứ màu. Có lần tôi nhìn thấy em nhào một thứ bột gì đó. Thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị cạo trắng cả. Tôi rất thích véo đôi má trắng hồng và bầu bĩnh của Kiều Phương. Đôi mắt của Phương đen láy như hạt nhãn trông dịu hiền nhưng pha chút tinh nghịch. Chiếc mũi dọc dừa cao cao rất hợp với khuôn mặt của em. Mỗi lần như thế, nó lại cười toe toét khoe hàm răng sún quá nhiều vì ham ăn kẹo và bánh bích quy. Tôi rất thích đôi môi đỏ thắm, mái tóc đen dài và làn da mịn màng trắng trẻo của Phương. Cùng với những ngón tay thon nhỏ và nõn nà. Chính đôi bàn tay đó đã vẽ nên bức tranh “Anh trai tôi” - một bức đã đạt giải nhất trong trại thi vẽ tranh quốc tế. Chính nhờ bức tranh đó mà tôi có đã nhận ra sai lầm của chính mình.
Nhưng sách của cậu như thế nào? Màu, các chi tiết ngoài bìa sách
Học kì một của lớp 5 đã kết thúc. Bước sang học kì hai, em thay một số sách giáo khoa, trong đó có quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai. Từ lúc nhìn vào bìa cuốn sách, em đã thấy thích thú và càng tìm hiểu nội dung bên trong quyển sách, em càng bị hấp dẫn.
Quyển sách được thiết kế hình chữ nhật, khổ 17x 24 cm, trông mới xinh xắn làm sao! Mặt bìa trước và bìa sau quyển sách láng bóng, được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Ngoài bìa phía trên in chữ TIỂNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các bạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau ngồi trên triền đồi nói chuyên vui vẻ. Trước mặt các bạn, những người nông dân đang hăng say cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tưoi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng. Quả là một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, thể hiện cuộc sống thanh bình của đất nước Việt Nam.
Ngoài ra, bìa trước còn ghi dòng chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục. Bìa sau giới thiệu các cuốn sách khách trong bộ sách giáo khoa lớp 5 tập hai và có ghi rõ giá tiền.
Lật từng trang sách, em thấy mỗi bài học mang lại một vốn kiến thức mới lạ, đầy cuốn hút. Những trang sách mới còn thơm mùi của giấy và mực in đã mở ra kho tàng kiến thức lí thú và bổ ích với chúng em.
Quyển sách khá dày, gồm hơn môt trăm bảy mươi trang - những trang sách mới còn thơm mùi của giấy và mực in. Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIÊNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dãn và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ lá phiếu vào thùng phiếu in hình huy hiệu đội viên, có dòng chữ "Sẵn sàng", thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ "Tuần 19" và bài tập đọc Người công dân số một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong hành trình đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều sử dụng màu chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo mỗi tuần đều có các phân môn như Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyên và Tập làm văn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp chúng em hứng thú hơn trong học tập. Đặc biệt, phần ghi nhớ sau mỗi bài học Luyện từ và câu được đóng khung với nền màu cam, tạo nên sự chú ý cho người đọc.
Quyển sách TIẾNG VIỆT 5 tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Em bọc sách và dán nhãn vở cẩn thận, sau đó nắn nót ghi họ tên mình lên nhãn vở. Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách, luôn vuốt phang các góc cuốn sách và nâng niu, giữ gìn người bạn ấy.
Trong vườn, hoa đã nở rộ.
Hình như câu này đảo ngược sao ý !!!
ý nghĩa .ta ko nên ghen tị và xa lánh ai mà chỉ về tài năng của mình muốn mình cao hơn họ, mà ko biết rằng họ chưa làm gì sai .chỉ nghĩ đến tài năng để xa lánh họ và quát họ. chỉ ngĩ đến họ là trò cười cho mình