Em hãy tả cô giáo của em
help !!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1
-khổ thơ được sử dụng nhiều từ láy,các biện pháp so sánh
câu 2
-Lượm là 1 chú bé hồn nhiên, yêu đời, yêu cách mạng
câu 1
-từ láy trong đoạn văn là: vèo vèo
-qua đó cho thấy sự nguy hiểm của chiến tranh mà Lượm phải đối mặt trong công việc của mình
câu 2
thể thơ là thơ 4 chữ
Tả 1 cảnh đẹp ở địa phương em, tôi chỉ có thể tả duy nhất một nơi được xem là tiêu biểu, nổi tiếng mỗi dịp hè về. Cảnh đẹp đó chính là đảo Cát Bà.
Cát Bà có 3 bãi tắm tập trung đông khách du lịch nhất là Cát Cò 1, 2 và 3, do nước trong vắt và nằm gần trung tâm thị trấn. Trong đó, bãi tắm Cát Cò 1 rộng hơn cả, có ba mặt gần như được bao bọc bởi núi đá. Bãi tắm Cát Cò 2 và 3 nhỏ hơn nhưng khá yên bình. Các bãi tắm được nối với nhau bằng một con đường nhỏ men theo triền núi. Bãi Cát Cò 1 thu hút được nhiều khách nhất. Pháo đài thần công, nó là đỉnh của một ngọn đồi cao nhìn bao quát cả thị trấn, Vịnh Lan Hạ, rừng quốc gia Cát Bà, bãi Bèo, đảo Khỉ… Ở đây có một chiếc kính viễn vọng và bạn sẽ thấy rất rõ quang cảnh Cát Bà qua lăng kính của nó. Nơi này là địa điểm lý tưởng cho các bạn đi săn ảnh. Đứng ở đây bạn sẽ chọn được địa điểm tiếp theo cho hành trình của mình.
Nơi mà bạn nên ghé thăm tiếp theo là rừng quốc gia Cát Bà. Đây là nhà của loài voọc cực kỳ quý hiếm trên thế giới, cùng với hàng trăm loại động vật khác. Băng qua những con đường mòn và leo lên điểm cao nhất của rừng quốc gia. Bạn sẽ thấy được khung cảnh hùng vỹ nơi biển đảo này. Những dãy núi nhấp nhô, sắc nhọn giống như hàng chiếc răng cá mập cắm ngược. Khắp nơi được phủ kín một màu xanh.
Có lẽ bài viết tả một cảnh đẹp ở địa phương em không thể kể hết những cảnh đẹp, những điều thú vị ở đảo Cát Bà nhưng nó cũng mang đến phần nào vẻ đẹp nguyên sơ và hoang dã của đảo đến bạn đọc. Hãy thử một lần đến với Cát Bà, quê hương tôi. Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên.
* Mạng :)) *
#Ninh Nguyễn
Nếu như Hạ Long được hình thành bởi những ngọn núi hình thù thú vị nổi bật trên nền nước biển trong xanh, núi và nước hòa quyện vào nhau tạo ra một bức tranh phong cảnh hữu tình tuyệt tác thì Cát Bà cũng được thiên nhiên vô cùng ưu ái. Ai đó đã dành tặng cho Cát Bà những lời có cánh “Vào mùa xuân, Cát Bà như cô gái tuổi trăng tròn, tinh nghịch và mộng mơ với những cơn mưa xuân nhè nhẹ và mùi thơm nồng nàn từ các loài hoa ở vườn Quốc gia. Vào mùa hè, Cát Bà sôi động như thiếu nữ tuổi mười tám đôi mươi với các bãi tắm đầy ắp người, gió biển ào ào thổi. Đến mùa thu, Cát Bà kiêu sa như những cô gái đẹp ngoài ba mươi mà vẫn kén chồng. Mặt biển trong xanh, nắng như dát vàng trên các triền núi, trên các hòn đảo vịnh Lan Hạ. Tới mùa đông, đằm thắm, dịu dàng với những buổi sáng sương mù lãng đãng bay.”
Đại nam nhất thống chí đã ghi:…"Một vùng núi non dựng lên như ngọc, cá tôm nhiều như đất, dân đua nhau thu lượm, lúa má không có, thuế đánh không nhiều. Sóng vỗ dập dồn vách núi, thuyền xuyên vỉa đá mà đi. Nhân dân vui hưởng thái bình, đã hơn bốn chục năm không biết đến binh đao…".
Đến với Cát Bà không thể bỏ qua các bãi biển nhỏ xinh, thơ mộng với cát trắng muốt, mềm mại, nước biển trong xanh, bãi biển được hình thành dưới chân những hòn đảo đá nhô lên từ mặt biển. Đây được coi là ưu thế nổi bật của du lịch biển Cát Bà. Bãi tắm Cát Cò 3 là điểm du lịch mới nhất của đảo Cát Bà. Bãi tắm Cát Cò 3 được xây dựng khá đẹp và hiện đại, dịch vụ du lịch ở đây khá hoàn hảo từ tắm biển, nghỉ ngơi, ăn uống…
Đến với biển Cát Bà, Bãi tắm ở đây thật đẹp thu hút khá đông du khách vào mùa hè. Vào hai ngày cuối tuần, bãi tắm đông nghịt người. Đứng nhìn ra xa, về phía cuối của bãi tắm, chiếc cầu nhỏ nối bãi Cát Cò 1 sang bãi tắm Cát Tiên như dải lụa vắt qua núi. Đi trên cầu sang bãi tắm Cát Tiên, vượt qua đoạn cua che khuất của núi, một khoảng trời mới như đang rộng mở và một bãi tắm xinh đẹp pha lẫn hoang sơ hiện ra trước mắt.
Cuộc hành trình đến với biển Cát Bà của em dù chỉ diễn ra trong vài ngày ngắn ngủi nhưng những ấn tượng mà vùng biển này mang lại sẽ luôn còn mãi trong tâm trí em.
Quê em vốn là một miền quê giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Thuở ấu thơ là những lần được ngồi trên cầu hay bờ đê, ngắm nhìn cánh đồng lúa bát ngát, cây đa đầu làng, mái đình cổ kính, còn nghe thấy tiếng chuông nhà thờ từ xa xa vọng lại từ phía bên kia của song. Quê em cũng nổi tiếng với nền văn minh lúa nước sông Hồng. Đất đai màu mỡ, lúa tốt bởi có con sông phù sa bồi đắp đất. Đó chính là nhờ con sông quê thân thuộc vẫn luôn chảy bao bọc lấy những giá trị văn hoá.
Nhìn từ trên cao, con sông uốn lượn mềm mại, nối khúc như dải lụa vắt qua những cánh đồng lúa xanh rì. Nước sông trong veo quanh năm. Mỗi khi mùa xuân đến, con sông cũng gợi những xúc cảm ấm áp, giống như một bác nông dân cần cù đem phù sa bồi đắp đất, đem nguồn nước tưới cho cánh đồng thêm xanh tốt, đem những nụ cười hạnh phúc, yên lòng trên khuôn mặt của những người nông dân ngày ngày chăm sóc. Hai bên bờ đê thoai thoải, mỗi mùa hè là mỗi lầm cả bọn rủ nhau đạp xe lên đê, cởi dép nô đùa. Những tiếng cười rộn rã vang khắp cả con đường, có lúc tinh nghịch lại bày trò chơi cãi nhau chí choé, thế nhưng đến lúc nô đùa mệt, cả lũ ngồi cạnh nhau trò chuyện. Giống như biết được, con sông lại mang những cơn gió mát thổi cho chúng em, đem những câu chuyện con nít gắn với tuổi thơ, bầu trời xanh phản chiếu mờ mờ trên mặt nước. Những tia nắng nhẹ chiếu xuống trông xa con sông như một tấm thảm lấp la lấp lánh, tia nắng như ông mặt trời nhỏ tung tăng chạy nhảm trên chiếc thảm đỏ. Những chiếc thuyền nan, thuyền đánh cá ngược xuôi. Từng chiếc lưới được tung ra giũ xuống kéo theo những mẻ cá tươi và đa dạng. Mùa thu, con sông lại nhẹ nhàng, lững lờ trôi. Có phải vì hương lúa, hương vị đồng quê nhuốm theo nước sông vừa thơm lại vừa trong mát. Ngày nào cũng vậy, cứ đi học xong là cả lũ lại rủ nhau ra đây bơi, sông không sâu lắm, lúc xuống nước giống như được dòng nước ôm ấp, vỗ về.
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”
Dòng sông có lẽ là một trong những cảnh đẹp không thể thiếu của những vùng quê, đặc biệt là những vùng quê nông thôn yên bình, để lại nhiều kỉ niệm đẹp thuở ấu thơ. Vậy còn dòng sông đi qua thành phố tấp nập và nhộn nhịp thì sao? Mỗi người có lẽ sẽ có những câu trả lời khác nhau, còn với em, dòng sông Hồng chảy qua thành phố lại có một vị trí quan trọng trong trái tim.
Sông Hồng là một con sông dài và rộng. Em từng nghe bố em nói, sông Hồng chảy qua đa phần các tỉnh thành miền Bắc nên những tỉnh thành ấy được gọi chung là vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sông Hồng có từ lúc nào và bắt nguồn từ đâu em cũng không biết rõ, chỉ biết rằng đoạn chảy qua thành phố nơi em sống dài lắm, có lẽ đến vài chục ki lô mét, còn chiều rộng của nó, em cũng không thể đoán được, nhưng nó đủ cho tàu thuyền qua lại dễ dàng.
Em nghe cô giáo nói rằng, cái tên sông Hồng là bắt nguồn từ việc nước sông quanh năm đều có màu hồng đào bắt mắt do chứa nhiều phù sa màu mỡ tốt cho đất đai và cây trồng. Hai bên bờ sông không phải là những hàng liễu xanh thẫm rủ bóng xuống như đang làm dáng làm duyên, soi gương chải chuốt mà là con đê dài chạy dọc dòng sông cùng nhà cửa hai bên san sát. Những ngày hè nóng nực mà được ngồi dưới một cái ô lớn, thưởng thức những ly chè được bán trên bờ đê mà khoan khoái cảm nhận những cơn gió mát đang luồn vào mát tóc hay thư thả làm ngắm cảnh tàu thuyền tấp nập đi lại cũng là một trong những cách để đếm thời gian trôi.
Nước sông Hồng không trong vắt như những con sông khác bởi nó có chứa rất nhiều phù sa, hơn nữa mỗi ngày trên dòng sông này đều có rất nhiều tàu thuyền đi lại. Những chiếc tàu chở hàng cao lớn, những chiếc bè gỗ từ thượng nguồn xuôi dòng hay những con thuyền bé hơn là những vật thường thấy trên dòng sông rộng lớn này. Vì vậy, sông Hồng vốn là một con đường vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện cho những tỉnh thành châu thổ sông Hồng.
Vào mùa xuân, nước sông dâng lên đầy ắp, màu nước vào mùa này cũng đậm hơn màu nước vào những mùa khác trong năm. Mùa hạ về, mặt sông lại yên bình trôi mang theo những cơn gió nam còn thơm mùa hoa cỏ vào tận trong làng. Mùa thu đến, cảnh sắc hai bên bờ sông lại càng thêm thơ mộng, những cây liễu thả rơi những "chiếc thuyền" bằng lá liễu nhỏ xinh xuống làm lay động mặt nước. Mùa đông tràn về, mặt hồ phủ một tầng hơi nước mỏng, chập chờn như đang nhảy múa trên mặt sông, nước sông vào thời điểm đó rất lạnh và buốt.
Sông Hồng có giá trị rất lớn về mặt kinh tế, nước sông có rất nhiều phù sa màu mỡ giúp cho đất đai và cây trồng luôn luôn xanh tốt tạo điều kiện cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Không chỉ thế, sông Hồng còn là một con đường giao thông vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện và còn cung cấp cho chúng ta một lượng thủy sản phong phú và cũng bồi đắp và mở rộng vùng đồng bằng màu mỡ.
Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh sơn màu phong thủy hữu tình. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Đây là vùng đất vô cùng đẹp mà bất cứ chúng ta ai cũng muốn được đặt chân đến
Khi đọc “Sông nước Cà Mau”, nhà văn đã khắc họa cả vùng sông nước Cà Mau thật sinh động trước mắt người đọc. Cảnh vật vùng Cà Mau toàn một màu xanh biến hóa kỳ ảo: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... Những dòng sông ở đây cũng có những cái tên thật đặc biệt: kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía, xã Năm Căn… Cảnh vật xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Không chỉ thiên nhiên, mà con người Cà Mau cũng hiện lên với nét mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Quả là, khi đọc trang văn của Đoàn Giỏi, chúng ta có cảm giác giống như mình đang được đi du lịch ở vùng sông nước Cà Mau tuyệt đẹp.
Thầy hamen là người có tấm lòng yêu nghề tận tâm. Đặc biệt thầy là người yêu nước qua tình yêu tiếng nói dân tộc. Câu nói của thầy đã truyền đến cho thê hệ học sinh tình yêu tiếng Pháp, tình yêu tổ quốc
Lòng yêu nước đâu chỉ bắt nguồn từ tình yêu một cái cây trồng trước nhà, một triền đê lộng gió hay một dòng suối tuơi mát… mà nó còn bắt nguồn từ một tình yêu tuởng chừng giản dị song lại vô cùng cao đẹp, có sức mạnh to lớn vượt qua mọi xiềng xích, gông cùm, đó là tình yêu tiếng nói dân tộc. Nói như thầy giáo Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù”( trích Buổi học cuối cùng, An-phông-xơ Đô-để). Câu nói đã khiến cho mỗi chúng ta phải suy nghĩ về tình yêu tiếng nói dân tộc trong mọi hoàn cảnh…
Buổi học cuối cùng là câu chuyện kể về hành trình nhận thức của cậu bé Phơ-răng, một cậu bé ham chơi, lười học, bị cám đỗ khi thấy lính Phổ tập tành mà không biết chúng là kẻ thù dân tộc. Một cậu bé có tính cách và nhận thức như thế, nhưng không khí đặc biệt của buổi học Pháp văn cuối cùng đã cảm hoá và cải biến em, làm thay đổi cơ bản tư tưởng, tình cảm của em đối với quê hương, đất nước đặc biệt là thái độ học tập tiếng mẹ đẻ.
Đoạn kết của truyện thể hiện tâm trạng xúc động ko nói thành lời của người anh khi nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của cô em gái Kiều Phương. Lời độc thoại của người anh như một lời thú tội đau đớn khi nhận ra phần hạn chế của chính mình. Đồng thời người anh cũng thức tỉnh trước tình cảm trog sáng , chân thành , tài năng hội họa và tấm lòng bao dung của người em gái. Đoạn kết câu chuyện mở ra cho người đọc sự suy ngẫm riêng : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trog tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy đc người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ , người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
Bài này mik copy mạng, bn tham khảo:
Trong năm năm học dưới mái trường tiểu học thân thương, tôi đã có biết bao kỷ niệm tuổi thơ không thể quên, có những người bạn thân thiết cùng nhau chia sẻ tình cảm buồn vui, nhưng hình ảnh in đậm nhất trong tâm trí tôi vẫn là cô giáo Thuận – người dạy tôi năm cuối của bậc tiểu học.
Cô Thuận kém tuổi mẹ tôi, trông cô rất trẻ. Dáng người cô hơi thấp nhưng khuôn mặt cô rất xinh. Cô có làn da rám nắng, mái tóc đen nhánh luôn được cặp gọn sau gáy bằng một chiếc cặp tóc nhỏ. Cô có đôi mặt sắc sảo, to và sáng, pha lẫn những ánh mắt ấm áp dịu hiền. Mũi cô cao, thanh tú. Cô luôn nở nụ cười thân thiện với mọi người. Mỗi khi cô cười lại để lộ hàm răng trắng muốt.
Cô coi chúng tôi như chính những đứa con cưng của mình. Cô tận tình chăm sóc chúng tôi từng li từng tí. Cô cố gắng rèn luyện cho những bạn học kém, động viên, giúp các bạn ấy vươn lên trong học tập. Đối với chúng tôi học đội tuyển, cô luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Nhiều bài toán khó cô luôn tìm ra phương pháp giảng ngắn gọn dễ hiểu nhất để chúng tôi tiếp thu tốt và nhớ lâu.
Cô đã làm cho chúng tôi say mê học toán, làm văn. Nhờ vậy, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm ấy, sáu đứa chúng tôi đi thì thì cả sáu đều đạt giải rất cao: ba giải nhất, ba giải nhì.
Chúng tôi vui lắm và tôi biết cô đã thỏa lòng với đám học trò chúng tôi. Cả lớp ai cũng kính trọng cô. Nhờ cô mà chúng tôi mới có được như ngày hôm nay. Tôi thầm hứa lên cấp hai rồi sẽ học tốt để cô vui lòng. Và mái trường Trần Quốc Toản thân yêu và thầy cô yêu dấu sẽ luôn ở trong tim tôi.
Từ mẫu giáo đến bây giờ em được học rất nhiều thầy cô giáo. Các thầy cô đều tận tình chỉ dạy cho các em. Nhưng người để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là cô Đỗ Thị Thủy.
Cô Thủy có dáng người thon thả nên cô mặc cái gì cũng đẹp. Cô có mái tóc mượt mà dài đến thắt lưng. Ẩn hiện dưới đôi lông mày lá liễu là cặp mắt nhân từ, đôn hậu. Đôi môi như đóa hồng buổi sớm mai như được cô tô son. Chiếc mũi dọc dừa cao rất hợp với khuôn mặt trái xoan của cô. Đôi tay cô đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò. Những ngón tay búp măng dài và thon của cô đã hướng dẫn chúng em viết từng nét chữ. Dọng nói của cô êm như dòng suối mát. Mỗi khi cô giảng bài cho chúng em đều chú ý lắng nghe. Em nhớ có lần em và các bạn đùa nghịch là vỡ bình hoa của lớp. Cô không mắng mà chỉ nhắc chúng em lần sau nhớ cẩn thận hơn.
Em rất yêu cô Thủy, em coi cô như người mẹ thứ 2 của em. Những giây phút được cô chỉ dạy sẽ in mãi trong trái tim em.