K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2021

Trần Quốc Tuấn tức hiệu là Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất, văn võ song toàn, có công lớn với dân tộc ta. Vào năm 1285, trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai, ông đã viết "Hịch tướng sĩ" nhằm khích lệ, kêu gọi các tướng sĩ đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Qua bài hịch, ta thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết của vị chủ tướng tài ba.

Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài hịch được thể hiện qua những cung bậc tình cảm, cảm xúc khác nhau.

Ngay từ câu văn đầu tiên, Trần Quốc Tuấn đã đưa ra các tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ. Trong đó có những người là tướng lĩnh, là bề tôi gần như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng; lại có cả những người bình thường, những kẻ bề tôi xa như Thần Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh. Cách nêu gương như vậy thật toàn diện! Nó có tác dụng khích lệ được nhiều đối tượng, ai cũng có thể làm người trung nghĩa "lưu danh sử sách, cùng trời đất, muôn đời bất hủ". Lịch sử nước Nam không thiếu anh hùng nhưng trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn chỉ nêu những tấm gương trong Bắc sử. Điều đó thể hiện một cái nhìn rất phóng khoáng của ông: không cần phân biệt dân tộc, tất cả những người trung nghĩa dám xả thân vì chủ, vì vua, vì nước đều đáng được ca ngợi.

Sau khi nêu những tấm gương sử sách, Trần Quốc Tuấn quay lại với thực tế "thời loạn lạc", buổi "gian nan của đất nước" cũng là lúc lòng yêu nước của ông thể hiện cao độ. Đọc tác phẩm, ta cảm nhận được những lời lẽ đanh thép, vạch trần tố cáo bộ mặt của kẻ thù. Với bản chất ngang tàn, hống hách chúng không chỉ coi thường dân ta mà còn sỉ nhục, lăng mạ triều điều từ vua đến quan: "đi lại nghênh ngang ngoài đường", "sỉ mắng triều đình", "bắt nạt tề phụ", "đòi ngọc lụa", "thu ngọc vàng", "vét của kho có hạn". Nỗi căm giận và lòng khinh bỉ của Hưng Đạo Vương thể hiện rõ trong những ẩn dụ chỉ "sứ giặc" như "lưỡi cú diều","thân dê chó", "hổ đói"; ông đặt chúng ngang với lũ súc sinh, không còn liêm sỉ. Từ đó Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục quốc thể bị chà đạp cũng như đánh vào lòng tự ái dân tộc và khơi sâu nỗi căm thù giặc ở các tướng sĩ.

Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục của đất nước, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ nỗi lòng của mình "Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" và tột cùng là "chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Những hành động mạnh mẽ ấy không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn là ý chí quyết chiến quyết thắng, một phen sống chết với quân thù. Cao hơn nữa, ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho Tổ quốc: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm! Đoạn văn như trào ra từ trái tim thiết tha yêu nước và sôi sục căm thù như được viết nên từ máu và nước mắt. Để rồi nó trở thành nỗi ám ảnh thường trực ngày cũng như đêm; dồn nén thì khát khao hành động giết giặc, tình yêu nước đốt cháy lên lòng quyết tâm hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Câu văn chính luận mà giàu cảm xúc và hình ảnh đã khắc họa được hình ảnh người anh hùng yêu nước, tác động sâu sắc vào tình cảm người tướng sĩ.

Chưa dừng lại ở đó, Trần Quốc Tuấn còn luôn quan tâm, sẻ chia, theo dõi những tướng sĩ dưới quyền khi xông pha trận bão cũng như khi thái bình: "không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng,...". Từng đây thôi cũng đủ hiểu ông là một vị tướng như thế nào! Trên cơ sở, mối quan hệ đầy ân tình ấy, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ vô trách nhiệm trước vận mệnh nước, lơ là cảnh giác trước kẻ thù "nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái dương để đãi yến ngụy sự mà không biết căm". Cái sai tiếp theo là hành động hưởng lạc: ham mê chọi gà, đánh bạc, vui thú vườn ruộng, lo làm giàu, quyến luyến vợ con,... Đồng thời ông cũng chỉ rõ hậu quả của tất cả những việc đó: tất cả sẽ mất hết, từ cái chung đến cái riêng, từ chủ soái đến tướng sĩ hay thiêng liêng hơn là danh tiếng, xã tắc tổ tông, mộ phần cha mẹ... Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhằm để đánh bại những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng và đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Cuối cùng ông nêu ra hai viễn cảnh: nước còn và nước mất, họa và phúc. Họa có thể đến nơi mà phúc như một thứ nhỡn tiền, nhìn thấy, chỉ có điều chúng khác nhau một trời một vực. Điều quyết định nằm ở thái độ, trong sự dứt khoát chọn con đường: ăn chơi hay gác lại thú ăn chơi? Nhận thức được phải trái, đúng sai nhưng thước đo cuối cùng phải là hành động. Hành động ấy rốt cuộc là "chuyên tập sách này" - cuốn Binh thư yếu lược hay là khinh bỉ nó. Chăm chỉ học hành, tập luyện "mới chỉ là đạo thần chủ" còn nếu không, nếu trái lời dạy bảo của người uy quyền thống lĩnh toàn quân "tức là kẻ nghịch thù". Một cách lập luận tuyệt vời của Trần Quốc Tuấn! Những lời văn đó đã tác động vào tình cảm ân nghĩa thủy chung của các tướng sĩ, động viên những người còn do dự hãy chỉnh tề đứng vào hàng ngũ của những người quyết chiến quyết thắng.

Lịch sử đã chứng minh, ngay sau khi bài Hịch được công bố, cả đêm hôm đó ba quân tướng sĩ không ngủ, họ mài gươm cho thật sắc, họ thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát", họ hoa chân múa tay đòi gấp gấp lên đường đánh giặc, trong tim họ như có một ngọn lửa đang rừng rực cháy.

"Hịch tướng sĩ " của Trần Quốc Tuấn là một áng văn bất hủ. Nó không chỉ là tác phẩm kết tinh lòng yêu nước của dân tộc Đại Việt thời Trần mà còn là một mẫu mực về văn nghị luận trung đại: sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu hình tượng và cảm xúc, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Trần Quốc Tuấn cùng với áng văn Thiên Cổ Hùng Văn sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian.

Đề thi đánh giá năng lực

11 tháng 10 2021

8,888,938,888,882,911

nha bn 

HT

11 tháng 10 2021

ok bạn

10 tháng 10 2021

Trong cuộc đời, kỉ niệm là những điều thật đẹp đẽ và đáng trân trọng. Mỗi người đều có những kỉ niệm đáng nhớ, tôi cũng vậy. Một trong đó đó là kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên.

Tối hôm trước, mẹ giúp tôi chuẩn bị đầy đủ quần áo, sách vở. Sáng hôm sau, tôi thức dậy thật. Đúng bảy giờ, ông nội chở tôi đến trường trên chiếc xe đạp. Cảnh vật hai bên đường đã quen thuộc mà hôm nay sao thật khác. Đường phố có vẻ đông đúc hơn mọi ngày. Rất nhiều bạn học sinh trong bộ quần áo mới. Khuôn mặt của các bạn vừa có chút lo âu, vừa có chút háo hức.

Dù đã đến trường nhận lớp và được làm quen với thầy cô, bạn bè trước đó. Nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng háo hức. Tôi mặc bộ đồng phục mới, đi đôi dép mà mẹ đã tặng cho tôi và cùng ông nội bước vào trường. Cô giáo đã đứng chờ ở đầu hàng của lớp tôi để đón các bạn học sinh. Tôi chào tạm biệt ông và ngồi vào chỗ theo sự sắp xếp của cô. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật trịnh trọng với lời phát biểu của thầy hiệu trưởng, lời phát biểu của anh chị học sinh cuối cấp và của một bạn học sinh lớp Một. Cuối buổi lễ, thầy hiệu trưởng đã thay mặt thầy cô đánh tiếng trống khai trường. Khi nghe tiếng trống ấy, tôi cảm thấy bồi hồi và thật xúc động.

Buổi lễ khai giảng kết thúc trong niềm hân hoan của học sinh. Còn tôi cùng các bạn đi theo hàng vào lớp. Buổi học đầu tiên diễn ra với bài tập đọc. Chúng tôi chăm chú lắng nghe tiếng cô giáo giảng bài. Sau đó, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh theo cô. Giọng đọc của cả lớp nghe thật to và rõ ràng. Những tiết học tiếp theo diễn ra cũng rất vui vẻ và thú vị. Tôi còn hăng hái giơ tay phát biểu và được cô giáo khen nữa. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc. Đến chiều về, khi gặp lại ông nội sau một ngày học, tôi hân hoan kể cho ông nghe những câu chuyện ở lớp học. Ông còn khen và thưởng cho tôi một que kem thật to vì sự cố gắng của mình.

Kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên thật đẹp đẽ. Đó là hành trang giúp tôi vững bước trên con đường sắp tới.

mat ca buoi lun doa hoc gioi nghe

10 tháng 10 2021
Cảm ơn nha

Câu 1 (trang 53 sgk Tiếng Việt 4) :
Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm dưới đây.

Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng thương người... Chính vì thấy nước mất, nhà tan... mà Người đã ra đi học tập kinh nghiệm của cách mạng thế giới để về giúp đồng bào.

Theo TRƯỜNG CHINH

Trả lời:
Danh từ chỉ khái niệm trong đoạn văn đã cho là: điểm, đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng.

9 tháng 10 2021

nhanh

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xa Có thể còn những điều con quên Nhưng có điều này con phải nhớ Rằng biển quê mình Dẫu còn lắm phong ba bão tố Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ Những cơn bão có tên và không tên Nhưng như phép mầu của đức tin Người dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xa

Có thể còn những điều con quên

Nhưng có điều này con phải nhớ

Rằng biển quê mình

Dẫu còn lắm phong ba bão tố

Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ

Những cơn bão có tên và không tên

Nhưng như phép mầu của đức tin

Người dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt trời lên

Vẫn hiên ngang ngẩng mặt chào biển rộng

Đất quê cằn, nhọc nhằn gió cát

Phải bắt đầu từ biển, đi lên từ biển

Ông cha nghìn đời

Bắp tay cuộn dưới mặt trời

Da nhuộm hồng nước biển

Lẽ nào cháu con quên lưới vây, lưới cản

Lẽ nào bỏ nghề đi lộng đi khơi

Bão giông là việc của Trời

Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão

Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm

Lạy trời cho cả gió nồm

Ghe ra biển lớn mươi hôm ghe về

(Trích Vọng Hải Đài, Bùi Công Minh, baodanang.vn,

Chủ nhật, 22/04/2021,21:27{GMT+7})

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ:

Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ

Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hình ảnh con người trước biển?

Bão giông là việc của Trời

            Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão

                           Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm

Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối với biển cả quê hương được thể hiện trong đoạn trích?

23

câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật là so sánh

Câu 3: Những câu thơ trên miêu tả rõ hình ảnh con người trước biển: dù bão dông, thiên nhiên khắc nghiệt như nào thì con người vẫn luôn lạc quan hướng về phía trước, con người vẫn bình thản, chịu đựng những đau thương, khó khăn thử thách 

Câu 4: tình yêu quê hương biển cả được tác giả thể hiện qua đoạn trích: tác giả đã dành tình yêu tha thiết với que hương mình, dù có bão giông, gió lốc thì biển vẫn là nơi tìm về của những đứa con làng chài. Biển còn là nơi ông cha ta làm lên tất cả vì vậy tình yêu biển vả còn là sự biết ơn, chân trọng quá khứ.

17 tháng 5 2021

Câu 1 : Đoạn trính trên được viết theo thể thơ : Tự do

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng : So sánh

Câu3 : 

- Hình tượng biển ( thiên nhiên ) dù bão giông,khắc nghiệt thì những con người lao động không vì thế mà sợ hãi - đó là cách con người làm chủ được thiên nhiên,coi đó chỉ như một thử thách,một lẽ thường tình của mẹ thiên nhiên,họ vẫn bình thản,bản lĩnh,kiên cường trước những đau thương mà thiiên nhiên gây ra.

- Người lao động Việt Nam mạnh mẽ,cần cù,luôn lạc quan,kiên cường vượt qua khó khăn vững bước trên mặt biển

Câu 4 : 

 Qua đoạn trích,có thể thấy được rõ nét nhất 2 thứ : Tình cảm sâu nặng mà tác giả dành cho  biển cả quê hương và sư trân trọng công lao của ông cha ta trong quá khứ.Tình cảm của tác giả dành cho biển cả quê hương rất sâu sắc,dẫu có khắc nghiệt, khó khăn nhưng biển vẫn là nơi nuôi sống những con người Việt Nam,là nhà,là nơi ta tìm về.Đặc biệt,tình yêu không chỉ thể hiện qua sự trân trọng quá khứ, biết ơn công lao cha ông ta,phát huy lại truyền thống dân tộc,tao nên sức mạnh đoàn kết giữa người với người

Nước ta là nước ngàn năm văn hiến, luôn luôn đề cao vai trò của việc học. Song mỗi người lại có những phương pháp, mục đích học tập khác nhau. Nói về cách xác định đúng đắn mục đích của việc học, UNESCO đã từng đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Lời nhận định trên của UNESCO đã một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn đối với mỗi cá nhân.

Học là quá trình con người lĩnh hội kiến thức về khoa học kĩ thuật, văn hóa xã hội và nhất là học để con người học cách chung sống cùng cộng đồng. Quá trình học của con người diễn ra một cách liên tục, người ta học ở mọi lúc và mọi nơi. Như nhà cách mạng vĩ đại nước Nga đã từng nói: "Học, học nữa, học mãi" (Lê-nin). "Học để biết" là quá trình con người tiếp nhận tri thức để mở mang hiểu biết cá nhân. "Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" là cách con người ta áp dụng những lí thuyết vào trong thực tế lao động và sản xuất, học cách đối nhân, xử thế trong cuộc sống thường nhật. Và từ việc học để biết, học để làm, học để chung sống sẽ tạo cho mỗi cá nhân một vị thế, một chỗ đứng riêng trong xã hội để tự khẳng định mình.

UNESCO đã khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn của mỗi cá nhân. Chỉ khi có được mục tiêu học tập đúng đắn con người mới xác định rõ phương pháp học tập để mang lại kết quả tốt nhất. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với những thế hệ thanh, thiếu niên, những chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn thế nữa điều này còn phù hợp với đất nước ta khi đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục đích đầu tiên của việc học mà UNESCO đề cập tới là "học để biết". Mục tiêu này được đặt lên hàng đầu là bởi: Kho tàng trí tuệ của nhân loại là vô tận mà con người chỉ như một hạt cát giữa sa mạc hay một giọt nước giữa đại dương mênh mông. Con người phải không ngừng học tập để tiếp nhận và bắt kịp với những tri thức đang ngày càng mở rộng của nhân loại. Học mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Học đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất. Học đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tới ngày mai, và để hiểu sâu sắc hơn về thực tại. Quan trọng hơn cả việc học để biết sẽ tạo nền tảng cho việc thực hiện và áp dụng vào công việc sau này. Vậy nên con người phải không ngừng lĩnh hội những tri thức của nhân loại để làm giàu thêm hiểu biết cá nhân.

Chỉ khi con người đã lĩnh hội tri thức và vận dụng nó một cách thuần thục vào đời sống thì việc học tập đó mới thực sự là có ý nghĩa: "học để làm". Thực hành bằng chính sức lực của mình sẽ giúp con người kiểm tra được mức độ hiểu biết của bản thân. Không phải bất kì ai học giỏi là sẽ làm tốt. Khi các đề án, dự thảo của những giáo sư, tiến sĩ không được áp dụng vào thực tế thì đó chỉ là những lí thuyết suông. Những thứ ấy trở nên vô giá trị khi chỉ được lưu giữ trong bảo tàng, trong thư viện như một kỉ niệm lịch sử. Bởi việc học và hành phải đi liền với nhau mới mang lại kết quả cao. "Học để biết" sẽ giúp cho "học để làm" được thuần thục và tránh được những sai sót không đáng có trong việc áp dụng lí thuyết vào thực tế.

Mặc dù không được học tập một cách bài bản như những giáo sư hay tiến sĩ, song những người nông dân lại biết vận dụng một cách sáng tạo những gì họ chứng kiến và họ hiểu rõ mục đích , cái mà họ thực sự cần trong đời sống sản xuất. Họ học trên chính ruộng đồng, trên những luống cày, họ học bằng chính mồ hôi và nước mắt. Họ đúc rút từ quá trình lao động và tự đi tìm kiếm những giải pháp giúp cho cuộc sống đỡ vất vả, khó khăn, để sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả cao mà lại ít tốn công sức hơn. Nhà khoa học Lương Định Của đã tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt cho những người nông dân. Không những vậy ông còn là người biết áp dụng những gì đã nghiên cứu vào đời sống thực tại. Trong một lần đi trên đường, ông nhìn thấy bà con cấy dưới ruộng ông đã khuyên mọi người cấy ngửa tay cho nhanh và cây lúa sẽ nhanh bén rễ. Mọi người tưởng rằng đó chỉ là những lí thuyết suông nên đã mời ông xuống cấy thi. Nhà khoa học nhận lời, bước xuống ô tô rồi ông xuống ruộng và cấy. Ông cấy thi với một chị cấy nhanh nhất ở đó. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn ông đã bỏ xa chị kia, ông không chỉ cấy rất nhanh mà còn rất thẳng. Từ đó bà con đều khâm phục ông bởi ông không chỉ là nhà khoa học giỏi mà hơn thế nữa ông còn biết áp dụng những điều đó vào trong thực tế một cách thành thạo. Ông thực sự đã trở thành tấm gương cho việc "học để làm" để người khác học tập.

Khi đã học để biết và áp dụng được những điều đó vào trong thực tế cũng là lúc con người phải học cách chung sống với cộng đồng. "Học để chung sống" là cách con người điều hòa các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày và điều đó chỉ thực hiện được khi mỗi cá nhân biết lắng nghe và thấu hiểu cùng mọi người. "Học để chung sống" thực sự thành công khi bạn có khả năng làm cho người khác hiểu, tôn trọng mình. Chắc hẳn bạn đọc vẫn chưa quên hình ảnh của nhân vật Giăng Van-giăng trong tiểu thuyết "Những người cùng khổ" với câu nói nổi tiếng: "Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau". Chính tình yêu thương, sự hi sinh cao cả của Giăng Van-giăng dành cho Cô-dét và Ma-ri-úyt đã khiến cho Gia-ve - một gã thanh tra cảnh sát độc đoán, lần đầu tiên cảm thấy mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử. Không chỉ vậy, tình cảm cao quý ấy của ông đã giúp cho Phăng-tin, một người mẹ nghèo thất lạc con, được ra đi trong sự yên bình và thanh thản. Bằng ánh sáng của tình yêu thương Giăng Van-giăng đã đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. Giăng Van-giăng là hiện thân cao đẹp nhất của lẽ sống tình thương, của sự chung sống hết mình vì cộng đồng, vì người khác. Chính vì vậy, tác giả Huy-gô đã tạo cho tiểu thuyết sức sống mạnh mẽ vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.

Quá trình học tập diễn ra một cách liên tục và lâu dài vì thế đòi hỏi người học phải không ngừng tích lũy kiến thức, làm mới bản thân, và đặc biệt là không bao giờ được bằng lòng với những gì mà mình đã biết. "Học để tự khẳng định mình" là cách con người khẳng định bản thân với chính mình, mới có thể khẳng định mình với mọi người. Khi con người tự khẳng định được mình thì mới được mọi người công nhận, ngưỡng mộ, tôn trọng nhân cách của mình. Năm 2010, giáo sư Ngô Bảo Châu đã mang về vinh quang cho đất nước Việt Nam khi nhận giải thưởng Field về toán học tại Ấn Độ. Đây là giải thưởng cao quý nhất dành cho toán học thế giới. Trước khi giành được giải thưởng này, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng là một trong những nhà toán học hàng đầu thế giới. Song để khẳng định chính mình với bản thân, với cộng đồng giáo sư vẫn không ngừng học tập và để mang về vinh quang cho Tổ quốc như ngày hôm nay. Mục đích là ngọn đèn chỉ đường cho những việc làm, hành động cho con người. Chỉ khi có mục đích rõ ràng mọi người mới có thể tránh được những thiếu sót, sai lầm, điều chỉnh hành vi của thân. Việc học cũng như vậy, khi con người xác định được mục tiêu học tập đúng đắn là bước đầu cho sự thành công của con đường học vấn.

Ở trên đời có nhiều người đi học, nhưng ít người biết học cho thành tài là do họ thiếu hoặc vẫn chưa xác định được mục đích học tập đúng đắn. Do không xác định được mục tiêu học tập nên những người này dễ cảm thấy mệt mỏi, chán ngán với việc học, với họ học chỉ mang tính chất chống đối. Tác hại của việc không xác định được mục tiêu học tập đã dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Đó là hành vi quay cóp, sử dụng tài liệu trong thi cử hay cách sống buông thả của một bộ phận học sinh, sinh viên gây ra những tệ nạn xã hội hiện nay. Đây thực sự là tình trạng đáng báo động, khi đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất cần đến những thanh niên tri thức, giàu hiểu biết về khoa học-kĩ thuật. Họ đang không làm đúng với bổn phận của công dân. Qua đó, ta lại càng thấy được vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn mà UNESCO đã đề xướng.

Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường tôi càng thấu hiểu vai trò của cách xác định mục đích học tập đúng đắn. Chỉ khi có được điều này ta mới có thể xác định phương pháp và cách thức học tốt nhất để mang lại hiệu quả học tập cao. Những bạn chưa xác định được mục đích học tập thì thường chán nản, bỏ bê việc học điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của họ sau này.

Tục ngữ Nga có câu: "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Con người được đi học sẽ mở mang thêm hiểu biết làm giàu thêm tri thức nhân loại. Nên để cho việc học có hiệu quả cao thì mỗi người cần xác định cho mình một mục đích học tập đúng đắn có thể như UNESCO đã đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

7 tháng 10 2021

Học tập là một nhu cầu, một hoạt động không thể thiếu được của con người từ xưa đến nay. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, quan niệm về việc học của con người cũng có nhiều thay đổi để tiếp cận chân lí, tiến dần đến bản chất của việc học. Trong thời đại ngày nay, UNESCO đã đề xướng mục đích của học tập như sau: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Mục đích của học tập đã được UNESCO tống kết trong bốn nội dung rõ ràng, đầy đủ, đúng đắm và khoa học: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Biết, làm, chung sống, tự khẳng định mình nói lên như bốn mục đích mà việc học ngày nay phải hướng tới, là bốn trụ cột vững chắc cho việc học trong thời đại hiện nay. Biết bao giờ cũng là mục đích đầu tiên của việc học, trước đây đã thế, bây giờ càng phải thế, vì tri thức của nhân loại càng ngày càng phong phú mà hiểu biết của con người thì có hạn. Đây là khâu thu nhận kiến thức của con người, là trụ cột đầu tiên làm cơ sở cho ba trụ cột tiếp theo của việc học. Mạnh Tử nói: “Không lên núi cao sao biết cái lo nghiêng ngã, không xuống vực sâu sao biết cái lo đắm đuối, không ra bể lớn sao biết cái gì lo sóng gió”. Học để biết chính là như vậy. Nhưng không phải biết chỉ để biết, để thành một kiểu “nhà thông thái” đọc thiên kinh vạn quyển theo quan niệm học cũ trước đây, mà trong thời đại ngày nay, tiêu chí quan trọng là học để làm, để thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Biết và làm là hai mặt không thể thiếu trong việc học của con người ngày nay, nó gắn bó hữu cơ và tương hỗ với nhau: biết để làm, và làm để nâng cái biết lên một tầm cao hơn, vững chắc hơn, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Học để hành, hành để học”. Nhấn mạnh đến yêu cầu làm bằng việc tách nó ra, để nó đứng ở vị trí thứ hai ngay sau yêu cầu biết là đúng, là phù hợp với việc học của con người ngày nay: con người hành động, con người sáng tạo. Yêu cầu thứ ba là học để chung sống - một mục đích rất mới mẻ mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Con người ngày nay không còn sống riêng biệt theo kiểu “tự cung tự cấp”, “ta về ta tắm ao ta” mà đã hòa nhập trong xu thế toàn cầu hóa để hiểu biết nhau đến với nhau, học tập và giúp đỡ lẫn nhau... Chung sống trở thành một nhu cầu tự nhiên, một yêu cầu phải có, một kĩ năng, phẩm chất của con người trong thời hiện nay, nó phải được đưa vào như một mục đích hẳn hoi của việc học tập, có vai trò và vị trí như các mục đích khác. Khái niệm chung sống ở đây cần được hiểu theo nghĩa “tinh thần” của nó là cách sống, xu thế sống của thời đại. Trong mục đích học để chung sống thì kĩ năng chung sống của con người trong thế kl XXI là rất quan trọng. Cuối cùng là học để tự khẳng định mình. Đây là yêu cầu của việc hoàn thiện nhân cách trong học tập, cũng là kết quả và thước đo trong việc học của mỗi người.

Tự khẳng định mình là cái đích phải đạt được của con người ngày nay trong học tập: đó là lúc con người đã từng bước hoàn thiện nhân cách của mình, có đủ năng lực và phẩm chất để chung sống với mọi người và góp phần xây dựng cho dân tộc cũng như cộng đồng nhân loại. Nếu học tập mà không tự khẳng định được mình thì coi như việc học không đạt kết quả.

Bốn mục đích của việc học do UNESCO đề xướng vừa đúng đắn, khoa học, lại mới mẻ và mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Cách sắp xếp trình tự các mục đích cũng rất lô-gích, hợp lí: biết ⟶ làm ⟶ chung sống ⟶ tự khẳng định mình. Lôgic là ở chỗ: có biết thì mới làm được, biết và làm là điều kiện để chung sống, và trên cơ sở biết, làm, chung sống thì mới khẳng định được mình. Tuy đề xướng thành bốn mục đích cụ thể của việc học, nhưng bốn mục đích đó lại có thể quy về hai mặt, hai yêu cầu cơ bản của việc học: “Học để biết” là yêu cầu tiếp thu kiến thức; “học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách của người học. Đó là những tư tưởng đúng đắn, mới mẻ và tiến bộ về việc học của con người trong thời đại ngày nay.

2 tháng 10 2021

anh gì ứi, em thấy sai rùi anh ơi, chắc anh ko biết là bí mật đằng sau câu chuyện tấm cám là cô tấm ác độc nhất à, đây em kể cho mà nghe:

sau khi trở thành hoàng hậu, tấm đã có cuộc sống sung sướng, còn mẹ con cám chốn đi biệt sứ, có lần, cám thấy tấm có làn da trắng nõn nà, cám định gặng hỏi, tấm bảo cám đào 1 cái hố và nước sông sẽ dẫn vào tắm, đảm bảo da trắng hơn cả ngọc trinh. Cám vừa nhảy xuống hố, tấm đã sai quân lính dội nước sôi vào, vừa dội vào, cám đã chết 1 cách tuyệt vọng. tấm gói xác cám vào những chiếc hộp thủy tinh đựng mắm, gửi cho mụ gì ghẻ nói là quà của con gái mụ gửi, mụ gì ghẻ biết quà con gái gửi cho, mụ vui sướng lắm, ngày nào mụ cũng dở mắm ra ăn, khen nấy khen nể. bỗng dưng từ đâu có 1 con quạ đen thui bay đến, nó kêu: ''Ngon gì mà ngon, mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng.'' nghe vậy, mụ chửi lũ quạ, lụ quạ sợ hãi bay đi, đến ngày gần hết mắm, mụ gì ghẻ mò mẫm bên chỗ tấm giết cám, mụ rất kinh hãi khi thấy đầu lâu của con mình. thế là mụ gì ghẻ lăn ra chết ngay tại chỗ!

2 tháng 10 2021

đâu, em ko có gõ, mà người hầu em gõ

30 tháng 9 2021

hăh hăh hăh

em k10

kb ko cj