K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2021

Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy ... Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.

Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.

Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gằm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!

Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố ...) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kĩ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.

Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:

- Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm ... Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!

Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn ...

Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá ... Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.

Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.

Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.

14 tháng 3 2021

Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 1

Cứ mỗi lần đến nhà nội, em thích nhất là được ra khu vườn ăn quả của nội mà đùa nghịch, mà hái những trái thơm ngon ngọt. Trong số tất cả các loại cây ăn quả trong vườn thì em thích nhất là những trái bưởi, cây bưởi.

Quan sát em nhận thấy được cây bưởi này khá lớn, thân cây xù xì màu nâu sậm, trên thân hằn rõ những dấu vết mà thời gian, mưa gió bão bùng để lại. Rễ cây cắm sâu nơi lòng đất rất khó nhìn thấy. Bà em cũng đã nói với em rằng phần rễ của cây bưởi là rễ cọc, xung quanh mấy cái rễ nhỏ tua rua là một cái rễ chính rất to được cây bưởi cắm sâu trong lòng đất, có nhiệm vụ lớn nhất. Nhất là trên thân cây thi thoảng còn có thể thấy những đàn kiến miệt mài dường như cứ nối nhau bò lên trông rất thích mắt biết bao nhiêu.

Trên những cành cây khẳng khiu vươn ra giữa trời xanh và có những cái lá xanh mướt một màu. Hình ảnh những chiếc lá bưởi xanh như to bằng bàn tay em, từng gân lá nổi lên rõ ràng. Nếu như sờ lên mặt trên của lá cảm thấy rất mềm mượt, phía dưới có một lớp lông mỏng. Hàng năm cây cho rất nhiều trái chín thơm ngon, những múi bưởi mọng nước ăn ngọt lành. Qủa bưởi thường được bà cắt và để thờ cúng trông rất đẹp. Em vô cùng yêu thích hình ảnh của cây bưởi này.

Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 2

Trong khu vườn của ông em, có rất nhiều cây ăn quả. Nào là cây mít, cây hồng xiêm, cây ổi, cây xoài,… Cây nào cũng cho những hoa thơm trái ngọt nhưng có lẽ cây bưởi là loài cây để lại trong em nhiều ấn tượng nhất.

Cây bưởi đã được chính tay ông em trồng từ khi ông còn trẻ. Trải qua hàng chục năm sinh sống, cây đã trở nên cứng cáp, to lớn hơn rất nhiều và hàng năm lại làm hoa cho quả thơm ngát cả khu vườn. Thân cây có màu rêu mốc với lớp vỏ thô ráp. Cây bưởi cao chừng bốn đến năm mét, ông nói rễ cây là rễ cọc và ăn sâu xuống lòng đất chứ không nổi lên trên như một số loài cây khác.

Cây bưởi có nhiều cành lá xum xuê, lá bưởi có bản to, được thắt lại ở giữa và chia làm hai phần lớn nhỏ. Hoa bưởi thường nở theo chùm, cánh hoa có màu trắng bao quanh nhụy vàng ở giữa, trông rất thanh thoát, mang một chút vẻ đẹp tinh khôi, dịu dàng, đậm chất nông thôn Việt Nam. Mỗi mùa hoa bưởi đến, gió đưa hương lan tỏa khắp vườn nhà, làm không khí như trở nên trong trẻo hơn, tinh khiết hơn. Qủa bưởi cũng từ ấy mà hình thành. Trái bưởi ban đầu có màu xanh non, các chị gái của em thường lựa đôi ba quả cứng cáp mà chơi chắt, chơi chuyền. Theo thời gian, trái bưởi to lên, căng tràn, tròn trịa, ngả dần sang cái sắc xanh vàng. Ông em nói rằng, trái bưởi tròn là để tượng trưng cho cái vẹn đầy, viên mãn.

Trái bưởi có một lớp cùi rất dày và thơm, bà em thường phơi khô để dùng làm nước gội đầu cho cả gia đình, làm tóc thêm mềm và thêm thơm. Bên trong lớp cùi bưởi là lõi quả bưởi, được chia làm nhiều múi, mỗi múi lại có một lớp áo khoác trắng mỏng bên ngoài. Phía trong lớp áo ấy là những tép bưởi mọng nước xếp đều bên nhau dưới một hàng hạt dày. Khi ăn, bưởi thường có vị chua hoặc ngọt, tùy vào loại giống cây và thời gian mà chúng ta lựa chọn để thưởng thức. Trái bưởi là thức quả không thể thiếu trong các ngày cúng rằm, các ngày lễ tết, là thứ thành quả viên mãn mà bố mẹ, ông bà chúng ta dành tặng để cúng lễ với tổ tiên.

Từ lâu, cây bưởi đã là một hình ảnh quen thuộc, gắn bó với làng quê Việt Nam, hoa bưởi và trái bưởi đã là hương thơm và hương vị không thể thiếu của nông thôn Việt Nam. Em rất thích cây bưởi trong khu vườn nhà em, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong kí ức của em và những người con của quê hương Việt Nam.

Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 3

Trước sân nhà em có một cây bưởi, khi em lớn thì thấy nó đã cao và cho quả rồi. Em nghe bà kể lại thì cây bưởi này được ông em trồng từ lúc em vẫn chưa được sinh ra.

Cây bưởi nhà em khá cao, thân cây không được thẳng đứng như một số loài cây khác như cây xoan, cây hồng mà cong cong. Tại vì được trồng từ khá lâu và chỗ đất trồng rất cứng nên phần rễ cây rất phát triển, nổi cả lên mặt đất. Phần thân cây có những lớp vỏ sần sùi và thỉnh thoảng có một lớp nhựa trong khá dính, dọc thân cây có những cái mấu chìa ra, nhờ những cái mấu này mà việc trèo cây hái quả rất dễ.

Trên cây chia ra thành nhiều các cành lớn, nhỏ khác nhau, mỗi cành lại có những cành con với những chiếc gai sắc nhọn, nếu gai còn non có thể bẻ gãy nhưng với những chiếc gai già có thể làm bị thương những ai không cẩn thận để gai bưởi đâm vào. Lá bưởi có nhiều hình dáng khác nhau, nhưng chủ yếu là dài và có vẻ như trên chiếc lá bị chia thành hai phần, giữa hai phần là một chỗ bị lõm lại, lá bưởi cũng có công dụng riêng của nó. Bà em hay lấy lá bưởi hơ vào bếp lửa cho nóng để nặn vào những chỗ bị đau ở chân, tay hay những ai bị bong gân hoặc trẹo tay, trẹo chân.

Mặc dù tác dụng của nó có lẽ không tốt bằng các loại thuốc khác nhưng nó cũng góp phần làm giảm đau được phần nào. Đến mùa, cây bưởi ra hoa trắng cả cây, những chùm hoa bưởi trắng muốt rụng kín cả sân nhà em, mùi thơm bay khắp nhà. Hồi bé em thường hay nhặt hoa bưởi chơi, đến khi những bông hoa ấy kết thành quả, rồi to bằng quả bóng bàn, em hay nhặt những quả bưởi rụng để chơi chuyền cùng các bạn, nhiều khi không có quả rụng thì lấy cây chọc cho rụng, những lúc như thế thì thường bị bà hoặc mẹ mắng.

Rồi đến khi quả bưởi to bằng cái bát to, cây bưởi sai quả, bố em phải lấy một cái cây để chống cành bưởi tránh để nó gãy. Đến lúc được ăn, mẹ em mang biếu bà ngoại và các cô bác hàng xóm, em mời các bạn trong lớp đến ăn cũng không hết. Cây bưởi nhà em là cây bưởi chua nhưng ăn vẫn rất ngon, ai cũng khen như vậy. Những quả ở trên cao không lấy được để lâu rồi chín và có màu vàng tươi, có mùi thơm đặc trưng riêng. Nhà em có thói quen để một số quả to đẹp buộc túi bóng vào để đến Tết, khi đã chín thì trẩy về đặt lên bàn thờ làm thành trung tâm của mâm ngũ quả ngày Tết.

Cây bưởi trồng được khá lâu vì vậy nó đã gắn bó rất nhiều với nhà em, mang đến cho nhà em một bóng mát ở góc sân và những quả bưởi tươi mát trong những ngày hè nắng nóng.

Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 4

Nhà em có rất nhiều cây ăn quả khác nhau, nó được ông em trồng, trong đó em thấy có cây bưởi được ông chăm sóc nhiều nhất và em cũng rất thích ăn bưởi.

Cây bưởi được ông em trồng ở trước cổng, em chứng kiến nó từ khi nó mới được trồng đến khi nó lớn lên và ra quả, khi được trồng nó mới chỉ bé đến đầu gối em, cây của nó nhỏ xíu, lá to, và mơn mởn ngày nào ông em cũng tưới nước cho nó, nó lớn lên và xanh mướt, mỗi ngày em đều quan sát nó và em thấy nó lớn nhanh như thổi, ông em còn bón phân cho nó nữa, hình ảnh của cây bưởi luôn trong tâm trí của em, cây bưởi lớn và tươi non, mỗi khi cây bưởi có sâu là ông em lại chăm chút ngồi bắt sâu cho nó, cứ đà như vậy nó phát triển nhanh lắm, ông em còn thường xuyên tưới vôi vào để trị những con sâu to, khi nó lớn lên thân của nó to ra, có màu nâu, thân hình hơi xù xì, bởi màu nâu của thân cây nên tạo nên những cành to và cũng có màu nâu, lá của nó to, có mùi thơm, hoa của nó có màu trắng, những nụ hoa bưởi khi gặp những cơn gió là nó nở ra những vị thơm mát và tràn đầy sức sống, khi cây bưởi lớn lên nó bắt đầu ra lộc và đâm hoa nảy lộc.

Hình ảnh của cây bưởi luôn hiện lên trước cổng nhà em, những ngọn bưởi vươn lên và phát triển trong những làn gió, ông em thường tỉa cành cho nó, những ngọn của nó vươn lên hướng vào ánh nắng mặt trời ông em tỉa đi để cho nó ra nhiều cành, mỗi cành lớn lên thì sẽ có rất nhiều quả, quả bưởi nhà em rất to, nó tròn và khi ra quả thì nó màu xanh khi chín nó có màu vàng, lõi của quả bưởi màu hồng, mỗi khi gọt bưởi mùi vị thơm dịu mát của nó lại hiện lên, nó làm cho không khí thoang thoảng hương thơm, những mùi vị đó tạo nên những cảm giác nhẹ nhàng và có hương vị dễ chịu, mỗi khi có mưa to là rễ của nó lại lộ ra, rễ của nó dài có màu xám, cả cây nhìn tổng quan thì rất lớn, quả sai xum xuê, cùng với rất nhiều nụ hoa sắp nở ra hoa, hình ảnh của cây bưởi đẹp và mang những nét đậm đà của quê hương, ngày tết thường thì sẽ thờ bằng chuối và bồng, nó có tác dụng rất lớn trong ẩm thực và trang trí.

Em rất thích cây bưởi trước cổng nhà em bởi nó mang một vẻ đẹp bình dị và em rất thích mùi hương bưởi nó thơm và dịu mát, cây bưởi to lên làm chỗ che mát cho em vui chơi.

Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 5

Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.

Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Vào mùa Xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa Xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi. Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả trông rất đẹp mắt.

Mùa Thu, là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước. Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn, không như các giống bưởi khác, khoảng tháng 8 đã chín. Nên vào dịp Trung Thu, người ta thường ăn các loại bưởi khác. Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu. Khi trẩy hết bưởi, ông nội thường rủ em ra vườn quét vôi cho từng gốc cây. Ông bảo, để năm sau bưởi ra nhiều quả hơn, và không bị sâu gốc.

Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.

Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 6

Mùa thu – mùa bưởi đào đơm quả. Trong khoảnh vườn nhỏ của ông em, cây bưởi đã trĩu trịt những quả tròn trông thật thích mắt.

Mới ngày nào cây còn bé tí mà nay đã cao gần năm mét. Rễ cọc ăn sâu vào lòng đất nên cây chông vững chãi. Gốc cây to, thân cây nghiêng nghiêng và tỏa nhiều cành. Bao bọc lấy thân cành là lớp vỏ mỏng, da xù xì. Bên trong lớp vỏ ấy là dòng nhựa trong suốt, luôn vận chuyển chất màu để nuôi cây. Nhờ vậy, cây mỗi ngày một lớn, tán lá xum xuê. Lá non mỏng manh, màu xanh tươi như mạ non, hơi nhọn ở hai đầu. Lá lớn dần có màu đậm hơn, dày hơn, hình bầu dục. Lá bưởi có mùi thơm như lá chanh, lá quýt.

Đến mùa, bưởi đơm hoa. Hoa bưởi màu trắng tinh như hoa huệ. Cánh hoa mịn màng, năm cánh hoa cuốn quanh cái nhụy vàng tươi. Hoa bưởi thơm lừng lẫn khuất trong vòm lá. Đúng như lời thơ của Trần Đăng Khoa đã nhận định:

“Hoa rơi trắng mảnh sân con
Ôi hoa đã rụng vẫn còn ngát hương”.

Hoa bưởi rụng để nhường chỗ cho quả non chào đời. Quả bưởi mới nhú chỉ bằng ngón tay út, rồi bằng hòn bi ve, bằng quả mù u. Một dạo, không để ý những quả bưởi như cái gáo dừa lẳng trên cành. Quả lớn, quả bé trĩu trịt từng chùm. Quả bưởi tròn lông lốc. Lớp vỏ ngoài màu xanh, lớp vỏ trong màu hồng nhạt. Chúng luôn ôm ấp trong lòng những múi bưởi mọng nước, mát lành. Múi bưởi cong cong như vầng trăng khuyết, vừa đẹp vừa ngon ai cũng thích.

Cây bưởi đã đem lại lợi ích cho gia đình em. Em mong bưởi có mặt khắp nơi để cải thiện đời sống cho người dân quê em.

Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 7

Trong vườn nhà em trồng rất nhiều loài cây ăn quả nhưng em thích nhất là cây bưởi.

Cây bưởi do ông em trồng cách đây năm năm rồi. Nhìn từ xa, cây bưởi như một người khổng lồ với những cánh tay dài ngoằng tỏa ra khắp phía. Từ mặt đất lên khoảng hai mét là phần thân chính của cây. Phần thân chính khá to, là chiếc cột đỡ vững chãi cho những cành cây ở phía trên. Từ phần thân chính tỏa ra những nhánh thân phụ, hay chính là cành cây. Cành cây mảnh dẻ, nhỏ và dài hơn phần thân chính. Vỏ cây màu nâu đất, thô và ráp. Lá bưởi màu xanh thẫm, rất thơm. Lá gồm có hai phần, phần thân và phần đuôi lá. Phần thân lá có kích thước lớn hơn, có một đường gân rất nổi ở giữa, chia lá thành hai phần cân xứng. Hoa bưởi màu trắng ngà, hương thơm ngan ngát. Thích nhất là vào những ngày mùa thu, hương hoa bưởi theo chị gió bay đi khắp không gian, như lưu lại chút hương vị của cây và của đất. Những bông hoa bé xíu xiu , mềm mại đu đưa trong gió đã hấp dẫn biết bao nhiêu ong bướm tụ hội lại trong vườn nhà. Bưởi nhà em là giống bưởi Diễn, quả bưởi càng lên cao càng thon lại chứ không tròn vo như bưởi Mỹ. Những quả bưởi như những đứa con tinh nghịch đu đưa nặng trĩu trong gió thu. Mỗi lần trời trở giông bão, gió cuồn cuộn, cây bưởi như người mẹ bất khuất dẻo dai, oằn lưng gánh những cơn bão táp của đất trời để bảo vệ đàn con. Đến độ Rằm tháng Bảy là khắp sân nhà, hiên nhà đâu đâu cũng thấy hương bưởi chín. Hương thơm mới ngào ngạt làm sao! Trong mâm ngũ quả đón chị Hằng của chị em em, bao giờ cũng có một quả bưởi thơm ngon nhất được bà chọn lọc rất kĩ càng. Giống bưởi Diễn nhà em không chỉ ngọt, vị ngọt mát và múi còn rất to và mọng nước. Vở bưởi được bà hay mẹ đem phơi khô, nấu nước gội đầu, tạo nên một hương thơm đặc trưng và thân thương biết mấy trên mái tóc của bà, của mẹ.

Yêu biết mấy cây bưởi trong vườn nhà em!

Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 8

Sau vườn nhà tôi có trồng một cây bưởi ổi. Cây bưởi này có trái cả ba mùa và năm nào cũng sai trái.

Bưởi có nhiều giống: bưởi đỏ, bưởi sẻ, bưởi ổi, nhưng tôi thích giống bưởi ổi hơn cả. Cây bưởi ổi thấp hơn các loại bưởi khác. Thân cây màu hơi mốc, xây bàn thắng thành nhiều nhánh, các nhánh nhỏ đều có gai.

Trời vừa đổ mưa là bưởi ra lá non. Lá bưởi non lớn bằng bàn tay, màu xanh dịu, đến già thì màu xanh đậm. Lúc bấy giờ bưởi cũng ra hoa. Hoa bưởi kết đầy cành, trông như hoa mù u có từng chùm nhỏ, đôi khi thấy hoa mà không thấy lá. Hoa nở màu trinh bạch, nhị vàng. Hương bưởi thơm dịu mà ngọt thoang thoảng khắp vườn. Không gì thích thú bằng một đêm trăng ngồi dưới gốc bưởi để thưởng thức mùi hương hoa êm dịu. Cành hoa bưởi đong đưa trước gió, vài cành hoa rung nhẹ bên hồ làm cho tôi có cái cảm giác như lạc vào cõi thần tiên nào.

Bưởi kết trái vào khoảng tháng tư. Trái bưởi ổi tròn, trên đầu có núm trông như trái ổi lớn, vỏ bưởi xanh non. Đến khoảng tháng tám thì vỏ ửng vàng, bưởi sắp chín.

Hoa bưởi là loại hoa có giá trị hoàn toàn. Hoa rụng cánh để cho ta những trái bưởi ngon. Lột bưởi ra, tôi thấy có nhiều múi. Bưởi ổi ngọt lại không có chất the như các giống bưởi khác.

Nhìn cánh hoa bưởi, tôi nhớ lại câu hát:

Hoa lài, hoa lí, hoa ngâu,
Không bằng hoa bưởi thơm lâu dịu dàng.

Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 9

Là đứa trẻ sống ở nông thôn, làm quen với cây cối và sinh vật đồng quê từ nhỏ, tôi có thể tự tin rằng mình biết rất nhiều về chúng. Nhưng nói về những loài cây tôi thích, thì chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Mà ngón đầu tiên khi đến, đó chính là cây bưởi.

Cây bưởi trong vườn nhà tôi giờ đã hơn mười năm tuổi rồi, từ lúc ông trồng khi tôi còn nhỏ xíu. Lũ trẻ chúng tôi thường gọi cây với cái tên thân thương: bác bưởi. Bác bưởi giờ đã cao hơn ba mét rồi, hai đứa trẻ chúng tôi ôm là có thể ôm hết thân của bác. Quanh năm suốt tháng bác chỉ mặc chiếc áo màu nâu đen sần sùi, thô ráp. Nhưng tôi biết ở sau lớp áo ấy là từng giọt nhựa sống đang chảy đi nuôi khắp cơ thể, và bác rất hài lòng về điều đó. Những đôi chân của bác nhô lên, bám chắc vào mặt đất dường như không ai có thể di chuyển bác đi bất cứ chỗ nào khác. Tình yêu của bác với nơi này đã thành những chiếc rễ vững chắc nhất. Bác bưởi có cho mình bộ tóc rất đặc biệt: mãi tóc màu xanh tươi, xum xuê như mái tóc của những chú hề ở rạp xiếc vậy. Những cánh tay rắn chắc là nơi những chú chim xây tổ ấm cho mình. Những chiếc lá bưởi chỉ to cỡ bàn tay, gân lá hiện lên rõ rệt đang đua nhau phô ra để che chở cho mẹ đất, là chiếc ô khổng lồ cho lũ trẻ chúng tôi.

Vào mùa xuân ấm áp, bưởi ra hoa. Mái tóc xanh hằng ngày được cài thêm những bông hoa bưởi mới thật đẹp làm sao! Những mầm non xanh mơn mởn từ lúc nào đã biến thành những nụ hoa e ấp xinh đẹp. Rồi một sáng mùa xuân trong cái lất phất của mưa phùn, những cánh hoa e lệ mở mắt nhìn cuộc đời. Đầu tiên là những cánh hoa nhỏ xíu, màu vàng nhạt. Rồi nghe tiếng gọi của mưa xuân, những cánh hoa dần mở ra gặp người tình của nó. Những cánh hoa e ấp dẫu đã nở vẫn hơi cong cong. Màu trắng tinh khiết của cánh với màu vàng tươi sáng của nụ tạo nên vẻ đẹp thanh lịch cho hoa. Không nồng như hoa sữa, hương hoa thoang thoảng khắp không gian cho người ta cảm giác dễ chịu, tâm hồn như được thanh lọc khỏi những thứ phiền toái âu lo. Và như thế, dân dã, giản dị nhưng hoa bưởi cũng mang một vẻ đẹp không ngờ. Những cánh hoa cứ nở rồi tàn, và phải rụng. Khi ấy, mặt đất là cả một thiên đường đầy hoa. Màu trắng của những cánh hoa phủ kín mặt đất nâu đen, đem cho mẹ đất một màu sắc mới. Những làn gió nhẹ nhàng đưa cánh hoa đáp cánh xuống mặt ao gần đó. Những làn nước rung rinh, những cánh hoa như những con thuyền đang đi phiêu du, thưởng ngoạn.

Đến mùa thu, những cánh hoa nhỏ bé ngày nào giờ đã thành những trái bưởi thơm ngon rồi. Những quả bưởi cứ lặng lẽ lớn lên từng ngày. Chúng như những đứa trẻ với cái đầu trọc lốc, quả này nhìn quả kia thi xem ai sẽ lớn nhanh hơn. Rồi những ngày mưa, những hàng cây đu đưa bảo vệ lũ con của mình. Rồi những quả những quả bưởi cũng lớn nhanh như thổi, rắn chắc, khỏe mạnh. Để có được những múi bưởi thơm ngon, căng mọng là cả một quá trình lâu dài và vất vả.

Tuổi thơ tôi một phần là hình bóng của hàng bưởi sân vườn. Những kí ức tuổi thơ cùng ông đi chăm cây, chỉ cho ông những bông bưởi, được ông hái cho những quả bưởi đầu tiên vẫn còn tươi roi rói như vừa mới đây. Rồi những trưa hè cùng lũ bạn ngủ dưới gốc bưởi, đếm hoa, những buổi lấy lá bưởi làm hình con trâu. Cứ như thế, tôi lớn dần, bác bưởi thì già đi nhiều.

Trong cuộc sống này còn nhiều những thứ quả ngon và lạ nhưng với tôi, không gì có thể thay thế thứ quả này.

Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 10

Trong vườn bà nội em có rất nhiều loại cây. Nào là cây na với quả ngọt, nào là cây chuối thơm, nào là cây cam với quả ăn ngọt lịm, nào là cây hồng xiêm ngày ngày tỏa bóng mát rợp một vùng đất. Nhưng loài cây mà em thích nhất là cây bưởi.

Cây bưởi đứng ngay ở đầu vườn, trông xa nó sừng sững như một chàng vệ sĩ khổng lồ ngày ngày canh gác cho mảnh vườn nhà bà em. Thân cây thẳng đứng, xù xì những nếp thời gian, điểm xuyết vài mảng mốc trắng càng làm tăng thêm vẻ cổ kính cho cây. Những lớp vỏ ráp chỉ chực chờ đến mùa đông là rụng xuống. Cành bưởi tỏa ra xung quanh trông như những cánh tay đang dang rộng giữa trời. Lá bưởi thuôn dài, dày và xanh mướt một cách kì lạ, đến gần đầu thì thắt lại trông giống như những trái tim. Lá bưởi thoảng một mùi hương đặc biệt, bà em thường hái chúng, đem nấu với bồ kết để gội đầu, hương bưởi cứ như vương mãi trên mái tóc. Mỗi khi đến mùa hoa bưởi là cả khu vườn ướp đầy hương thơm ngan ngát. Hoa bưởi trắng muốt, có năm cánh uốn lại rất mềm mại, duyên dáng, và hương hoa bưởi thì thật là nồng nàn và quyến rũ biết bao. Hương hoa bưởi lan tỏa khắp một vùng không chỉ quyến rũ những loài ong, loài bướm đến làm mật mà còn khiến cho em cũng phải thấy ngây ngất.

Em thích nhất là những quả bưởi khi vào mùa. Chúng tròn như những quả bóng, da xanh mướt mà lại xù xì, ram ráp. Tách vỏ bưởi, ăn từng múi bưởi trắng đục mới cảm thấy được vị ngọt hơi tê tê nơi cuống họng. Mỗi khi đến rằm Trung Thu, bà lại dành ra một quả bưởi to nhất, đẹp nhất để em bày cỗ cúng trăng. Cùi bưởi được mẹ em tận dụng để nấu chè, hương vị ngọt ngào ấy vẫn ngày ngày thoang thoảng trong kí ức em.

Cây bưởi đã gắn bó với em từ ngày còn ngây dại. Đến nay khi em đã lớn, nó vẫn là một người bạn thân thiết, một kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ mà em mãi mãi vẫn nhớ về. Dù đi đâu xa, em vẫn sẽ nhớ mãi về hương vị ngọt ngào của bưởi và tình cảm mà ông bà dành cho em.

Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 11

Quê em ở miền Tây nên có rất nhiều cây ăn quả như cây xoài, măng cụt, cây mít, cây chôm chôm, cây bưởi mỗi loại quả có một hương vị, màu sắc khác nhau nhưng quả nào cũng ngon hết sẩy. Trong đó em thích nhất là quả bưởi.

Bưởi có hình tròn, thường có màu xanh hoặc màu vàng. Vỏ bưởi có mùi thơm nhẹ nhưng rất lại thanh mát vô cùng. Mẹ em bảo vỏ bưởi có thể được dùng để nấu nước tắm và gội đầu. Bưởi thường có hai loại đó là bưởi chua và bưởi ngọt. Em rất thích ăn bưởi ngọt, nhưng không phải quá ngọt, mà vị ngọt của bưởi thường vừa phải và mát dịu. Ở giữa phần vỏ và phần thịt bưởi có một lớp cùi màu trắng, rất mềm, mẹ em thường dùng phần cùi này để nấu món chè bưởi thơm ngon và bổ dưỡng. Phần thịt bưởi là những múi gần giống múi cam nhưng lại được bọc bởi lớp trắng dày, chắc hơn, múi bưởi thường cong cong trông giống hình lưỡi liềm. Mỗi khi ăn, mẹ em thường tách từng múi bưởi ra để vào đĩa xếp tròng trông rất đẹp. Những múi bưởi thường có nhiều tép nhỏ, căng mọng chứa nước bên trong và một hoặc hai hạt có màu vàng.

Quả bưởi thường sai quả nhất vào mùa thu. Bưởi là một thức quà được trưng trên bàn thờ vào những ngày rằm, đầu tháng, đặc biệt vào ngày Tết trên mâm ngũ quả không thể nào thiếu đi trái bưởi xanh tròn hoặc màu vàng nhằm thể hiện cho một năm mới tròn trịa viên mãn, tràn ngập may mắn. Bưởi là một loại quả rất tốt lành, chứa rất nhiều vitamin C tốt cho cơ thể và làm đẹp da đó các bạn.

Nhà em có hai cây bưởi trồng trước nhà rất sai quả, em rất thích hai cây bưởi nhà mình vì nó cho em những quả bưởi thơm ngọt. Mong rằng, bố mẹ em sẽ trồng thêm thật nhiều cây bưởi, để em có thể có nhiều bưởi để thưởng thức.

Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 12

Ở vườn nhà ngoại trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Cây xoài lúc lỉu quả chín. Cây hoa hồng tỏa hương thơm ngát. Cây nhãn nặng những chùm quả chín, nhưng em thích nhất là cây bưởi.

Cây bưởi được ông trồng hơn 20 năm. Cây cao gần 2m. Thân cây không to lắm chỉ bằng bắp chân người lớn. Thân cây màu rêu xám, không sần sùi và nhiều u bướu như cây bàng. Rễ cây to, bám chắc vào đất, hút dinh dưỡng từ đất nuôi cây. Từ thân cây chia ra thành ba cành lớn chắc chắn như những cánh tay của lực sĩ cử tạ. Ba cành lớn ấy lại phân ra thành nhiều cành nhỏ khác nhau. Lá cây to bằng bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Hoa bưởi nhỏ, màu trắng ngọc, mọc thành từng chùm. Mùa xuân hoa nở thơm ngát cả khu vườn. Khi hoa bưởi rụng đi, những quả bưởi sẽ thay thế. Quả bưởi tròn, da trơn nhẵn được nâng đỡ cẩn thận. Những quả bưởi ấy như những đứa con đầu tròn trọc lốc được cây mẹ chắt chiu dinh dưỡng nuôi nấng. Mùa thu là mùa bưởi chín. Khi ấy những quả bưởi chín vàng, ăn những múi bưởi sẽ thấy vị ngọt dịu mát đọng lại.

Cây bưởi có rất nhiều ích lợi khác nhau. Hoa bưởi thơm ngát thường được dùng để ướp chè. Ông ngoại em hay ướp chè với hoa bưởi ủ trong lá sen. Nước chè được ướp bằng hoa bưởi uống vừa thơm vừa ngọt. Vào những ngày Rằm Tháng Tám, quả bưởi được mang đi thắp hương cúng lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên. Hay những dịp Tết thì quả bưởi không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc. Các bà các mẹ lấy vỏ bưởi phơi khô để gội đầu. Tóc sau khi được gội bằng vỏ bưởi vừa óng mượt, chắc khoẻ lại vừa thơm thoang thoảng mùi bưởi.

Bưởi có nhiều loại giống cây khác nhau. Có bưởi đào, bưởi ổi, bưởi năm roi, bưởi Diễn. Mỗi loại có một cách trồng và chăm sóc khác nhau. Nhưng người trồng cây muốn có được mùa quả bội thu đều phải khéo léo, cẩn thận và chăm sóc cây bằng tất cả tình yêu dành cho nó.

Mỗi mùa hoa nở em lại có dịp cùng ông ngoại đi hái hoa về ướp chè, được cảm nhận mùi hương thơm ngát của hoa bưởi. Em rất thích cảm giác ấy và thấy yêu cây bưởi vô cùng.

Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 13

Mỗi loài cây trong vườn đều có một đặc điểm và công dụng riêng. Cây khế cho hoa tím bên bờ giếng. Cây chanh tỏa hương thơm dịu nhẹ, cho cốc nước mát lành vào ngày hè oi bức. Cây chuối lại tặng cho con người những buồng quả chín vàng mùi thơm ngào ngạt. Bên cạnh những loài cây ấy, cây bưởi cũng đang góp phần làm cho vườn nhà thêm phong phú và nhiều màu sắc.

Mới ngày nào chỉ là một cây con nhỏ xíu, được bàn tay của con người chăm sóc, tưới tắm, giờ đây cây bưởi đã cao quá đầu người. Thân cây to bằng cổ tay và vô cùng chắc khỏe, từ thân ấy tủa ra vô số những cành nhỏ khác nhau. Rễ cây ăn sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Có những cây to và lâu năm, rễ cây trồi cả lên mặt đất trông như những con rắn. Lá cây to bằng bàn tay và thắt lại ở giữa. Hoa bưởi nở thành từng chùm. Hoa bưởi có màu trắng tinh khôi, tuy không mang sắc đỏ rực rỡ như hoa hồng nhưng lại chẳng kém phần thu hút. Ở giữa năm cánh hoa là nhụy hoa vàng tươi. Những nụ hoa chúm chím xinh xinh như những chiếc cúc áo. Khi hoa bưởi nở, hương thơm dịu nhẹ và ngọt ngào lan tỏa khắp không gian. Hương hoa tạo cảm giác rất dễ chịu, dịu dàng mà thanh khiết. Quả bưởi tròn và nhẵn, lúc còn non thì có màu xanh. Cái nắng chói chang của mùa hạ nhuộm vàng cho vỏ bưởi, làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt.

Bưởi thường ra trái vào mùa thu. Quả bưởi trên cao chờ tay người hái về. Những múi bưởi thơm ngon căng mọng nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Vào những ngày rằm trung thu, làm sao thiếu được một quả bưởi trong mâm phá cỗ. Quả bưởi tròn trịa tượng trưng cho sự đầy đặn, vĩnh hằng của tạo hóa. Bưởi còn là một loại quả quan trọng xuất hiện trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc, thể hiện mong muốn có một năm mới an khang thịnh vượng. Vỏ bưởi còn được sấy khô làm chè bưởi- đây là một món ăn quen thuộc mỗi khi hè tới. Các bà, các mẹ thì lấy lá bưởi, vỏ bưởi đun nước để gội đầu, mùi hương thoang thoảng theo gió bay xa. Ông ướp chè với hoa bưởi, hương bưởi hòa quyện với làn khói nghi ngút bốc lên từ ấm trà tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhõm lạ kì.

Hiện nay, người ta lai tạo được nhiều giống bưởi mới cho quả ngon và năng suất cao hơn như bưởi Diễn, bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng. Mỗi loại bưởi đã trở thành đặc sản và nét văn hóa riêng của mỗi vùng đất. Chẳng riêng gì bưởi, loài cây nào cũng vậy, con người phải có công chăm bón và tình yêu đối với nó thì cây mới ra hoa kết trái, tặng cho con người những món quà từ thiên nhiên.

Cây bưởi là loại cây bình dị, quen thuộc đối với bất kì một người Việt Nam nào. Cây bưởi đã trở thành một phần của làng quê Việt Nam, là kí ức tuổi thơ dịu ngọt của mỗi chúng ta.

Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 14

“Chợt giật mình đã thấy tới tháng ba
Mùa xuân về bưởi ra hoa trắng xoá
Tháng ba về như quen mà như lạ
Hương bưởi ngạt ngào nhớ quá đi thôi”

Mỗi khi nghe lời bài thơ “lời thề hoa bưởi ” của Nguyễn Đình Huân cất lên,trong tâm trí em lại hiện lên hình ảnh của cây bưởi- một loại cây đã rất quen thuộc với con người Việt Nam.

Nhà bà em có một trồng một cây bưởi. Thân của cây bưởi to, có màu nâu, thân hình hơi xù xì, bởi màu nâu của thân cây nên tạo nên những cành to và cũng có màu nâu, lá của nó to, có mùi thơm, hoa của nó có màu trắng, những nụ hoa bưởi khi gặp những cơn gió là nó nở ra những vị thơm mát và tràn đầy sức sống, khi cây bưởi lớn lên nó bắt đầu ra lộc và đâm hoa nảy lộc. Hằng năm cây cho ra những trái bưởi ngọt,mát lành và căng mọng. Khi ăn xong vỏ bưởi còn dược giữu lại phơi khô có rất nhiều tác dụng ví dụ như: dùng để đun lấy nước gội đầu. Mùa đông rét buốt mà được tắm gội bằng nước nóng thoang thoảng hương bưởi thì thật lfa dễ chịu. Nó xua tan mọi cái khí lạnh của mùa đông giải tỏa những căng thẳng muộn phiền. Để có được một trái bưởi thơm ngon đến tay người dùng, công sức chăm bẵm của người trồng là không ít. Bưởi có nhiều loại giống cây khác nhau. Có bưởi đào, bưởi ổi, bưởi năm roi, bưởi Diễn,… Mỗi loại có một cách trồng và chăm sóc khác nhau. Nhưng người trồng muốn có được mùa quả bội thu đều phải khéo léo, cẩn thận và chăm sóc cây bằng tất cả tình yêu dành cho nó. Mỗi sáng sớm thức dậy là bà em lại ra vườn chăm sóc cây bưởi. Bà tỉ mỉ chu đáo giống như chăm sóc một đứa trẻ vậy. Mỗi khi mưa gió đến bà thường lo lắng mất ăn mất ngủ vì sợ cây bưởi bị gió quật đổ thì bao công sức sẽ uổng phí.

Em rất yêu quý cây bưởi bà em trồng. Em mong cây sẽ phát triển khỏe mạnh để em có thể hưởng những trái bưởi thơm ngon từ chính bàn tay bà em săn sóc.

Tả cây bưởi trong vườn - Mẫu 15

Vườn nhà nội không thiếu những loài cây ăn quả. Nào là táo, là cam, là quýt hay hồng hay lựu nhưng loài cây mà em thích nhất vẫn là cây bưởi.

Cây bưởi đứng e lệ ở một góc vườn nhà. Dáng cây cao lớn, xum xuê trông rất khỏe khoắn dẻo dai. Thân cây nghiêng nghiêng như đang nhoài người vươn ra không gian đón nắng đón gió đất trời. Rễ cây to, dài cắm sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng cho thân mẹ. Chốc chốc lại thấy những nhánh rễ trồi lên khỏi mặt đất như những con rắn nhỏ ngoằn ngoèo uốn lượn. Lá bưởi to hơn lá cam một chút, xanh tươi mơn mởn. Vào mùa hoa, cây ra hoa thơm nức vừa ngọt ngào vừa dịu mát, mấy người chị họ của em thường lấy hoa bưởi cài lên mái tóc trông vô cùng duyên dáng. Hoa tàn cũng là lúc bưởi kết trái, ban đầu chỉ là những quả nhỏ xíu lấp ló sau phiến lá nhỏ, càng lớn da bưởi càng căng mọng, quả lớn hơn, xang rì. Bưởi nhà em là bưởi da xanh, ngon nhất trong các loại bưởi. Khi bóc vỏ, hương bưởi thơm dịu dàng làm lòng người cũng nhẹ nhàng hơn. Từng múi bưởi căng mọng những nước, ăn vào ngọt thanh, ngon lành. Bưởi cũng là thứ quả em thích ăn nhất. Không chỉ để ăn như một cây ăn quả, người ra còn chiết xuất hương hoa bưởi, tinh dầu bưởi rất tốt.

Em mong cây bưởi lúc nào cũng khỏe mạnh, ngày càng ra nhiều hia kết nhiều trái cho nhà em hơn.

14 tháng 3 2021

Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.

Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Vào mùa Xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa Xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi. Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, lúc lỉu trông rất đẹp mắt. Mùa Thu, là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước. Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn, không như các giống bưởi khác, khoảng tháng 8 đã chín. Nên vào dịp Trung Thu, người ta thường ăn các loại bưởi khác. Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu. Khi trẩy hết bưởi, ông nội thường rủ em ra vườn quét vôi cho từng gốc cây. Ông bảo, để năm sau bưởi ra nhiều quả hơn, và không bị sâu gốc.

Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.

14 tháng 3 2021

Đáp án:

1. Trạng ngữ chỉ thời gian

2. Dòng chỉ gồm từ láy: B

14 tháng 3 2021

Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, sinh năm 1929 Ở Thôn Nà Mạ, Xã Xuân Hòa , Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Cha anh bị thực dân Pháp Bắt đi Phu và bị chết. Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong 5 đội viên đầu tiên của đội.Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy các đồng chí cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh tại một địa điểm gần ngay ở suối Lê Nin. Hôm ấy là ngày 15/2/1943, anh vừa tròn 14 tuổi. Anh được nhà nước ta phong tặng danh hiệu “ Anh hùng lực lượng vũ trang”. 

Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, sinh năm 1929 Ở Thôn Nà Mạ, Xã Xuân Hòa , Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Cha anh bị thực dân Pháp Bắt đi Phu và bị chết. Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong 5 đội viên đầu tiên của đội.Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy các đồng chí cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh tại một địa điểm gần ngay ở suối Lê Nin. Hôm ấy là ngày 15/2/1943, anh vừa tròn 14 tuổi. Anh được nhà nước ta phong tặng danh hiệu “ Anh hùng lực lượng vũ trang”. 

Tết là một dịp quốc lễ. Đây là dịp để mọi người Việt Nam có một khoảng thời gian vui vẻ để suy nghĩ về năm cũ và năm tiếp theo. Vào dịp Tết, các hội chợ xuân được tổ chức, đường phố và các công trình công cộng được trang trí rực rỡ và hầu hết các cửa hàng đều đông đúc người mua sắm Tết. Tại nhà, mọi thứ đều được dọn dẹp sạch sẽ, các món ăn truyền thống, các món ăn khác, nước ngọt, hoa và trầu cau được đặt trên bàn thờ tổ tiên cùng với những nén hương đã được thắp. Xông đất được thực hiện khi có vị khách may mắn đến thăm và đám trẻ được nhận tiền mừng tuổi đựng trong những phong bao đỏ. Tết cũng là thời gian cho hòa bình và tình yêu. Trong dịp Tết, trẻ em thường cư xử tốt và bạn bè, người thân và hàng xóm trao cho nhau những lời chúc tốt nhất cho năm mới.

14 tháng 3 2021

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dịp để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài

14 tháng 3 2021

Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc ,  Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn

14 tháng 3 2021

Dương Đức Hà ơi!Sai sai ở đâu ý.Xác định và giải nghĩa mà sao lại đặt câu?

14 tháng 3 2021

Gia đình là nơi duy trì nòi giống con người, luôn tái tạo ra các thế hệ và ngày càng hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Gia đình còn là môi trường đầu tiên, là nơi để mỗi cá nhân được hình thành, học hỏi và trưởng thành. Mỗi con người được sinh ra đều được nuôi dưỡng, được giáo dục và từng bước hình thành  nhân cách, đạo đức. Qua các thời kỳ hình thành và phát triển, các gia đình Việt Nam luôn hoàn thiện và từng bước phát triển. Ở thời kỳ nào cũng vậy, vai trò của gia đình luôn đóng vai trò quan trọng trong mỗi con người, bởi gia đình là tổ ấm, là tình thương, nơi chia sẻ cay đắng, ngọt bùi, đó cũng là truyền thống quý báu xuyên suốt của Gia đình Việt Nam qua các thế hệ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, coi trọng gia đình, người khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Vậy, để xây dựng gia đình bền vững, nâng cao chất lượng gia đình, bồi dưỡng đạo đức, lối sống, nhân cách con người chúng ta phải thực hiện những gì để đạt được mục tiêu đó.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí, Minh, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

 Câu: 8 #377610  Báo lỗi  

Phân tích cấu tạo câu sau và cho biết cụm chủ - vị nào dùng để mở rộng câu, mở rộng thành phần gì trong câu sau?
"Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày."

0
14 tháng 3 2021

có tác dụng nối các vế câu lại với nhau 

k mình nhé

Trả lời : Trong câu "Nhiều năm trôi qua ,cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng " dấu phẩy có tác dụng ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ .

#hoctot