K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2017

Đừng tự tin=> hãy tự tin bạn nhé

5 tháng 10 2017

Câu 3,4 sai.

3)Sửa cố thủ lại thành cổ hủ.

4)Sửa tự tin thành tự ti.

5 tháng 10 2017

Đọc bài thơ trên, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng. Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.

5 tháng 10 2017

Trả Lời

Đọc bài thơ trên, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng.Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.

Tham khảo nhá:

Ngày xửa ngày xưa, thưở ấy ở nước ta đang cần người hiền tài giúp nước, các quan trong triều cũng đã già cả rồi, sức không còn nhiều, nhà Vua bèn sai một viên quan đi dò la khắp nước để tìm ra người tài giỏi cùng vua lo toan việc nước. Viên quan đã đi khắp nơi, ngựa cũng đi nhiều cũng đã gầy róc đi, nhưng vẫn chưa tìm được người ưng ý. Đi đến đâu ông cũng ra những câu đố hóc búa để tìm người tài nhưng chưa ai giải được câu đố của ông.

Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, ngựa đi lâu cũng đã mệt, ông ngồi nghỉ ngơi bên vệ đường, tiện cho ngựa ăn ít cỏ. Thấy hai cha con đang làm ruộng, người cha gầy gò đang đánh trâu cày, đứa con chừng 7 – 8 tuổi đang đập đất. Ông bèn hỏi:

– Này ông kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Người cha ngơ ngác suy nghĩ không biết trả lời quan sao cho phải, thì đứa con đã nhanh nhảu:

– Quan cho con hỏi quan trước đã: Nếu quan trả lời được ngựa của quan đi một ngày được mấy bước thì con sẽ cho quan biết trâu nhà con một ngày cày được mấy đường.

Viên quan nghe thấy cậu bé đáp thế thì ngạc nhiên lắm, lúng túng không biết phải làm sao, trong bụng quan thì mừng thầm “Chắc chắn cậu bé này lớn lên sẽ là người tài rồi, ta việc chi phải tìm kiếm gì cho mệt nữa”. Thế rồi quan hỏi tên họ quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.

Thấy viên quan hào hứng trở về, lại tâu đã tìm được người tài thì mua mừng lắm, nhưng để biết cậu có thật thông minh, vưa bèn sai người mang cho làng đó ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, ra lệnh năm sau làng phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con. Nếu không nộp đủ thì làng phải chịu tội.

Dân làng nghe chiếu vua ban thì mừng ít mà lo thì nhiều, mừng vì làng cũng được vua để tâm tới, ắt sau này sẽ được hỗ trợ, nhưng ba trâu đực kia đẻ sao được chín trâu cái đây? Bao nhiêu cuộc họp làng mở ra, bao nhiêu ý kiến vẫn không giải quyết được vấn đề nhà vua ban, chưa bao giờ làng lại hối hả và sục sạo như thế, tất cả cho đó như là một tai vạ sắp xảy ra. Việc đến tai em bé con người thợ cày. Em liền bảo cha:

– Cha ơi, chẳng mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng ngả thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một trận cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng bán đi làm lệ phí cho hai cha con ta lên đường trẩy kinh.

– Trâu vua ban mà dám ăn thịt thì chẳng phải một năm nữa mà mai cả làng sẽ phải chịu tội luôn đấy con ạ. Con đừng có dại.

Cậu bé cười và quả quyết:

– Cha cứ tin ở con, con biết tự lo liệu mà, thế nào cũng xong xuôi.

Người cha tặc lưỡi ra trình làng, cả làng ngờ vực: “bao nhiêu các bô lão ở đây còn không tìm ra cách giải quyết, không lẽ nào thằng bé đó biết được?”. Làng bắt cha con phải làm giấy cam đoan, xong đâu đấy mới vui vẻ ngả trâu ra thịt.

Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói lên đường tiến kinh. Đến hoàng cung, cậu bé bảo cha đứng ở ngoài đợi cậu. Nhân lúc mấy tên lính canh vô ích cậu lẻn vào sân rồng khóc ỏm tỏi. Nhà Vua và các đại thần đang chầu triều nghe thấy tiếng khóc thì lấy làm lạ. Vua sai lính điệu vào phán hỏi:

– Thằng bé kia mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

Em bé khúm núm đáp:

– Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con nên con buồn lắm. Dám mong đức vua phán bảo cha con sinh em cho con được nhờ.

Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:

– Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố mày, chứ bố mày là giống đực làm sao mà đẻ được!

Em bé bỗng tươi tỉnh:

– Vâng, thế mà vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!

Vua lúc này mới nhớ ra, cười bảo:

– Cái đó là ta thử thôi mà? Thế làng các ngươi không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?

– Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp biết là lộc của vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Vua và các đại thần gật gù tán thưởng: “Thằng bé quả thật thông minh”, chưa dừng ở đó, vua vẫn muốn thử cậu thêm. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, vua cho người mang tới một con chim sẻ, lệnh cho hai cha con phải dọn thành ba mâm cỗ, cậu bé đứng dậy lấy một chiếc kim khâu đưa cho sứ giả và bảo:

– Phiền ngài cầm chiếc kim này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

Vua nghe sứ giả tâu lại thế thì vui mừng khôn xiết, phục hẳn cậu. Vua cho người mời hai cha con vào cung ban thưởng hậu hĩnh.

Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi của nước ta. Vua nước nọ mới bàn tính sang thăm dò nước ta xem có nhân tài hay không, bèn cho sứ giả sang tặng vật phẩm cho nước ta, cũng đưa ra một câu đố cho ta giải. Họ đưa sang một con ốc vặn dài thật dài, nhưng bị rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc được.

Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau. Nếu như không trả lời được câu đố oái oăm ấy thì tức là nước ta đã tỏ ra thua kém nước họ, ắt hẳn họ sẽ cho người cho quân sang gây chiến. Các đại thần ai nấy đều vò đầu suy nghĩ, người thì dùng miệng hút mong cho chỉ lọt qua, người lại bôi sáp vào chỉ cho cứng để dễ xâu,…nhưng tất cả mọi cách đều vô dụng. Cuối cùng, triều đình đành tìm cách mời sứ thần tạm nghỉ ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Lúc đó em bé đang chơi với bạn ở sau nhà, thấy sứ thần trình bày ngọn ngành câu đố của sứ giả ngoại quốc thì hát lên một câu:

Tang tính tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…

Rồi bảo: Ông cứ về tâu với đức vua như thế, ắt sẽ được.

Viên quan sung sướng lật đật trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói như mở cờ trong bụng. Ai nấy đều vui mừng, sứ giả thấy ta xâu được chỉ qua con ốc dễ dàng thì lấy làm nể trọng lắm, bèn ngậm ngùi xin về.

Sau đó, vua phong cho cậu bé làm trạng nguyên. Vua xây dinh thự cho cậu ở một bên hoàng cung cho em ở để tiện hỏi han.

5 tháng 10 2017

cậu bé thông minh

5 tháng 10 2017

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

5 tháng 10 2017

Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

5 tháng 10 2017

eo:leo nheo

êu :lêu nghêu 

5 tháng 10 2017

tuan anh yeu han 

18 tháng 11 2017

tra mang nha

29 tháng 8 2018

Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời. Thánh Gióng đó là người trời sai xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.

5 tháng 10 2017

Tự sự hay kể chuyện là bất kỳ sự tường thuật nào để kết nối các sự kiện, trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi câu viết hoặc nói, hoặc một chuỗi hình ảnh.

                                                                        Bài làm 

Có lẽ ai đã đọc truyện đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện “Thạch Sanh”, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên... đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
 
Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
 
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lẫn theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện roc nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.
 
Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đốn mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cô tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.

5 tháng 10 2017

- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.

- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.

ừ khi mẹ mất, Thạch Sanh sống tự lập một mình trong một túp lều tranh dưới một cây cổ thụ lớn. Tài sản duy nhất mà Thạch Sanh có là chiếc rìu để đốn củi và một chiếc khố để che thân. Năm Thạch Sanh lên 13 tuổi thì Ngọc Hoàng đã cử một vị thần xuống dưới trần gian để dạy cho Thạch Sanh võ nghệ và nhiều phép thần thông biến hóa.

Một hôm có một người bán rượu tên là Lý Thông trên đường bán rượu về ghé chân vào gốc đa để nghỉ ngơi, Lý Thông thấy Thạch Sanh rất khỏe mạnh, rất hiền lành chất phác nhưng lại mồ côi cha mẹ. Lý Thông nghĩ bụng “Nếu mà lợi dụng được thằng này thì sẽ được khối việc cho ta”. Chính vì vậy Lý Thông đã ngỏ lời muốn kết giao huynh đệ với Thạch Sanh, thấy Lý Thông muốn kết nghĩa anh em nên tưởng hắn có ý tốt nên Thạch Sanh đồng ý ngay. Sau khi kết nghĩa huynh đệ, Lý Thông đã đưa Thạch Sanh về nhà mình ở để dễ bề lợi dụng.


Vào thời gian đó, trong vùng có một con trăn tinh chuyên bắt người để ăn thịt, nhà vua cũng đã nhiều lần cử quan quân xuống đánh nhưng không thể địch nổi vì con trăn có quá nhiều phép biến hóa. Về sau nhà vua phải cho người thỏa thuận với nó rằng sẽ xây miếu thờ và hàng năm sẽ hiến tế một mạng người cho nó. Đúng vào năm ấy thì tới lượt Lý Thông đi hiến mạng cho trăn tinh, mẹ con nhà Lý Thông rất lo sợ và không biết phải xoay xở ra sao. Đang cùng bí thì hắn nghĩ ra một kế thâm hiểm, đó là cho Thạch Sanh đi thế mạng cho hắn.

Đợi lúc Thạch Sanh đi đốn củi về, Lý Thông mời Thạch Sanh uống rượu cùng mình và tâm sự:

– Đêm nay là đến lượt anh phải đi canh gác và quét dọn cái miếu thờ ở trong rừng, nhưng lúc chiều anh quên béng mất nên đã lỡ tay cất mẻ rượu. Giờ anh mà đi canh miếu thì lại hỏng mất mẻ rượu mới cất, hay là đêm nay em chịu khó đi canh miếu giúp anh. Cũng không có gì vất vả cả, em chỉ đến đó quét dọn một chút rồi nghỉ ngơi tới sáng trở về nhà thôi.

Thạch Sanh vốn dĩ hiền lành tốt bụng nên thấy Lý Thông nhờ vậy Thạch Sanh đồng ý ngay.

Đến nửa đêm, Trăn tinh bò vào miếu để tìm kiếm con mồi hiến tế, thấy Thạch Sanh con trăn tinh lao vào miệng há ra bộ nanh sắc nhọn phun nọc độc định giết chết Thạch Sanh để ăn thịt. Vì mang trong mình nhiều võ nghệ và nhiều phép thần thông nên Thạch Sanh đã bình tĩnh chiến đấu với con trăn tinh một trận chiến một mất một còn. Cuối cùng sau bao nhiêu phát chém, Thạch Sanh cũng đã lấy được đầu của Trăn tinh, xác nó Thạch Sanh đem đốt thành tro thì thấy xuất hiện một bộ cung tên bằng vàng sáng rực một góc miếu.

Thạch Sanh dắt búa vào người, đeo cung rồi chạy về nhà với chiếc đầu của trăn tinh. Nghe thấy Thạch Sanh gọi cửa, mẹ con Lý Thông hoảng hốt tưởng hồn Thạch Sanh về báo thù nên quỳ khấn van xin: “Em có sống khôn thác thiêng thì em hãy tạm đi, đừng quay về tìm anh nữa, mai hai mẹ con anh sẽ sắm vàng hương, cơm canh, rượu thịt cúng em chu tất”. Thạch Sanh vẫn không hiểu chuyện gì nên vẫn gọi cửa, mẹ con Lý Thông mở cửa thì thấy đúng là Thạch Sanh vẫn còn sống và đã giết được trăn tinh. Trở vào nhà Thạch Sanh kể lại toàn bộ chuyện giết trăn cho mẹ con Lý Thông nghe. Lý Thông bèn nảy ra một tâm địa thâm độc mới để cướp công trạng của Thạch Sanh. Hắn nói:

– Thôi nguy to rồi, đây là con trăn là báu vật của nhà vua. Ai mà giết nó sẽ không tránh khỏi tội chết, thôi giờ em hãy vào rừng chốn đi, mọi việc ở đây cứ để anh và mẹ lo liệu. Khi nào thấy yên ổn anh sẽ trở vào tìm em.

Thạch Sanh tin lời Lý Thông nên đã lập tức chạy vào rừng, quay trở lại túp lều dưới gốc đa xưa. Sau khi Thạch Sanh đi khỏi, Lý Thông lập tức lên kinh bẩm báo công trạng với nhà vua là đã giết được trăn tinh trừ họa cho dân làng. Nhà vua vui mừng lắm vì cuối cùng có người đã giết được trăn tinh nên trọng thưởng rất hậu cho Lý Thông, không những thế nhà vua còn phong ngay hắn làm quan đô đốc.

Để tiếp nối sự vui mừng nhà vua đã mở hội kén chồng cho công chúa Quỳnh Nga. Hội được mở linh đình suốt tháng nhưng mãi công chúa vẫn không tìm được người tâm đầu ý hợp. Một hôm, trong lúc đang dạo chơi ở vườn đào thì công chúa đã bị một con đại bàng khổng lồ xà xuống cắp đi. Thấy có một con đại bàng lớn bay qua, Thạch Sanh đã giương cung bắn một mũi tên trúng cánh trái đại bàng. Bị trúng tên thương nặng, con đại bàng dùng mỏ ngậm mũi tên rút ra rồi vội bay về hang ổ. Lần theo vết máu rơi, Thạch Sanh đã tìm được ra chiếc hang đại bàng ẩn nấp. Chàng đánh dấu cửa hang của con ác điểu rồi quay trở lại túp lều.

Nhà vua rất lo lắng nên đã sai gấp Lý Thông đi tìm bằng được công chúa trở về, nếu tìm được sẽ gả công chúa, cho làm phò mã nối ngôi vua, nhưng nếu không tìm được thì sẽ bị chém đầu. Lý Thông vừa mừng vừa lo, mừng vì nếu cứu được công chúa thì sẽ được làm phò mã, lo vì hắn chả có tài cán gì thì làm sao cứu được công chúa. Để dò la tin tức, Lý Thông đã cho mở hội hát xướng để nghe ngóng. Đến ngày thứ mười, biết Lý Thông mở hội Thạch Sanh đã đến thăm anh và kể lại chuyện bắn đại bàng cho Lý Thông nghe. Lý Thông vui mừng khôn xiết, mở tiệc tiếp đãi Thạch Sanh rồi bảo chàng dẫn đường đến hang ổ của đại bàng.

Đến hang, Thạch Sanh dùng dây đu xuống dưới hang tìm công chúa và đưa cho công chúa thuốc mê dặn nàng dùng kế dụ cho đại bàng uống. Con đại bàng bị trúng kế nên đã mê man không biết gì, Thạch Sanh buộc công chúa vào dây cho Lý Thông ở trên kéo lên, trước khi trở lên công chúa đã thề hẹn sẽ kết duyên cùng chàng. Kéo được công chúa lên cửa hang, Lý Thông sai quân lính kiệu ngay công chúa về cung, còn hắn giả ở lại đánh nhau với đại bàng tinh.

Ngay sau đó, Lý Thông đã lệnh cho tất cả quân lính phải nhanh chóng dùng đá lấp kín toàn bộ cửa hang. Để cho chắc ăn rằng Thạch Sanh không thể còn cơ hội sống sót, hắn và mẹ hắn tiếp tục chất đầy rơm định thiêu sống Thạch Sanh. Xong xuôi tất cả mọi việc, hắn quay trở về gặp nhà vua để mạo nhận công trạng.

Vì không thấy Thạch Sanh quay trở về, công chúa vì quá buồn rầu ủ rũ nên đã mắc bệnh hóa câm. Nhà vua vô cùng lo lắng bèn cho mời tất cả các thần y trong triều đến chữa trị bằng mọi giá cho công chúa. Nhưng tất cả đều thất bại. Việc gả cưới cho Lý Thông cũng bị đình hoãn.

Ở dưới hang, liều thuốc mê công chúa lừa đại bàng uống đã hoàn toàn hết tác dụng. Con đại bàng tinh tỉnh dậy trông thấy Thạch Sanh, không thấy công chúa đâu nó gầm rú điên cuồng làm cho bốn bên vách đá ầm ầm rung chuyển. Không cần suy nghĩ, nó lao ngay vào Thạch Sanh hòng giết chết chàng để trả mối thù này.

Cũng một phần do Đại Bàng tinh còn đang trọng thương rất nặng bởi mũi tên của Thạch Sanh bắn trúng nên chỉ sau một hồi giao chiến, Thạch Sanh đã giết chết được đại bàng tinh. Cửa hang đã bị lấp kín, giờ chỉ còn cách tìm lối ra khác trong hang, Thạch Sanh lần mò khắp hang tìm lối thoát. Không ngờ rằng chàng gặp con trai của vua thủy tề vốn đang bị Đại Bàng tinh bắt và giam hãm hàng năm nay. Thạch Sanh vung búa đập tan cũi sắt giải cứu thái tử. Để tạ ơn cứu mạng, thái tử mời Thạch Sanh xuống thủy cung dạo chơi một chuyến để có dịp tạ ơn cứu mạng.

Dưới thủy cung, vua thủy tề đã tiếp đón chàng rất chu đáo, trước khi Thạch Sanh cáo từ để trở về gốc đa cũ, vua thủy tề đã tặng cho chàng rất nhiều vàng bạc và châu báu. Nhưng Thạch Sanh không nhận món đồ quý giá nào hết, duy nhất chàng chỉ xin được nhận một cây đàn để có đàn bầu bạn lúc cô đơn.

Bấy giờ, hồn đại bàng tinh và trằn tinh đang lang thang vất vưởng trong cảnh đói khát. Không ngờ chúng lại gặp nhau và bàn mưu tính kế trả thù Thạch Sanh. Chúng lẻn vào kho cất chứa châu báu của triều đình để đánh cắp vàng bạc đem ném ở gốc đa nơi Thạch Sanh ở. Vì bị vu oan nên Thạch Sanh đã bị nhà vua ra lệnh bắt vào ngục tối chờ ngày xét xử.

Nhà vua đã ra lệnh cho Lý Thông đích thân xử lý vụ án này, Lý Thông thấy cơ hội “nhổ cỏ nhổ tận gốc” của mình đã đến, hắn không ngần ngại khép Thạch Sanh vào tội chém đầu, sai quân lính tống giam Thạch Sanh vào ngục để chờ ngày hành hình. Ở trong ngục tối Thạch Sanh lấy đàn ra gẩy, tiếng đàn như ai oán cung sầu, cung thì kể tội Lý Thông là kẻ vong ơn bạc nghĩa, cung thì oán trách công chúa đã không theo lời hẹn ước dưới hang.

Nghe thấy tiếng đàn, công chúa liền khỏi hẳn bệnh và xin nhà vua được cho gặp người gảy đàn. Khi gặp nhà vua và công chúa, Thạch Sanh đã kể lại toàn bộ mọi chuyện từ việc giết trằn tinh, giết đại bàng tinh, và tất cả tội ác của mẹ con Lý Thông. Nghe xong chuyện, nhà vua nổi giận ra lệnh tống giam ngay mẹ con Lý Thông vào ngục và cho Thạch Sanh xét xử vụ này. Vì thương tình hai mẹ con Lý Thông nên Thạch Sanh đã tha cho hai mẹ con hắn được quay trở về nhà. Nhưng dọc đường về, hai mẹ con hắn đã bị sét đánh chết.

Nhà vua đã cho Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa Quỳnh Nga. Tin này lan đi rất nhanh chóng, tới tận 18 nước chư hầu. Các thái tử của 18 nước này rất cay cú vì nhiều lần tới ngỏ lời xin nhà vua gả công chúa Quỳnh Nga nhưng bị từ chối thẳng thừng. Vì quá cay cú nên tất cả 18 nước chư hầu đã kéo binh tới để đánh chiếm trả thù.

Nhà vua lệnh cho Thạch Sanh cầm binh đánh đuổi giặc. Trong lúc giáp chiến Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy, tiếng đàn khi khoan khi nhặt, êm ấm lạ thường khiến cho toàn bộ quân lính của kẻ địch mất hết nhuệ khí chiến đấu, kẻ thì nhớ con, kẻ thì thương vợ, kẻ thì bâng khuâng nhớ tới mẹ già. Không ai còn nghĩ tới chiến đấu nữa. Thái tử 18 nước chư hầu thấy quân lính không còn tinh thần chiến đấu nên đã xin hàng. Thạch Sanh dùng chiếc niêu thần để nấu cơm cho quân lính của kẻ địch ăn, họ ăn mãi ăn mãi mà niêu cơm vẫn không vơi tẹo nào. Thấy thế quân lính 18 nước chư hầu càng nể phục. Chúng rập đầu lậy tạ rồi rút quân trở về nước.

Nhà vua làm lễ nhường lại ngai vàng cho Thạch Sanh. Khi lên ngôi, việc đầu tiên chàng làm là xóa thuế và phóng thích tù nhân, khuyến khích muôn dân trăm họ chăm chỉ việc đồng áng. Kể từ khi đó đất nước muôn dân thiên hạ được hưởng thái bình, ai cũng cơm no áo mặc.

26 tháng 8 2020

a) Thoạt đầu , khi mới đọc, chúng ta liền thấy từ " đẫm" dùng ở đây là không hợp lí.Nhưng , ngẫm thật kĩ lại , ta thấy được việc tác giả sử dụng từ đẫm ở đây là vô cùng hay và hợp lí.Từ "đẫm" theo nghĩa đen chỉ trạng thái ướt sũng.Ở dòng thơ trên , tác giả đã sử dụng từ đẫm để chỉ cảnh ánh nắng chiếu vào khiến cho đôi cánh của bầy ong lai láng nắng trời.Đồng thời , nó còn gợi sự vất vả của những chú ong chăm chỉ trong công việc đi " kiếm mật hoa".Cách dùng từ này vô cùng độc đáo , sáng tạo .Nó gợi cho người đọc một hình tượng đẹp.

b)Câu "rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa" muốn diễn tả sự chăm chỉ , cần cù làm việc của bầy ong .Bầy ong làm việc liên tục , vất vả , không ngừng nghỉ từ mùa hoa này sang mùa hoa khác , ong vẫn cứ mãi chăm chỉ , mãi cần cù , siêng năng .

4 tháng 10 2017

Mik hoc chuyen NTP thanh pho HUe nen chac chan 100% cau tra loi dung

Độc đáo là vì em bé thông minh sử dụng những kinh nghiệm thực tế trong dân gian chứ ko phải thông qua các loại sách vở như các nhà bác học khác, thể hiện sự tài năng riêng của dân tộc VN.

4 tháng 10 2017

cách giải đố của em bé rất ngắn gon em bé trả lời câu hỏi của quan bằng 1 câu hỏi tương tự còn các câu khác như của sứ giả láng giềng em trả lời bằng 1 bài thơ