K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2021

1. chung 1 giàn

2.nghĩa mẹ,chảy ra

3. lời,đậu rồi lại bay( của PPA nè)

4.sạch,thơm

5. bắc cầu kiều,yêu lấy thầy

25 tháng 3 2021

1. chung một giàn

2.Nghĩa mẹ - chảy ra

3.lời - đậu rồi lại bay

4.Sạch - Thơm

Em chỉ biết thế thôi 😅

25 tháng 3 2021

Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi lũy tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc.

Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghỉ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.

Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo... Thế là đã có một "con trâu lá đa", cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiên. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ... nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao.

Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ nhặt về có thể làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu "toe" lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong trẻo vang xa.

Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương chạy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.

Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phấp phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ở đây... Rồi chuyện làm ăn hàng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.

25 tháng 3 2021

Trường em có trồng nhiều loại cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây tràm ở gần cổng trường.

Nhìn từ xa, cây tràm giống như một cây dù khổng lồ. Cây phát triển nhanh, vượt cao khỏi cổng trường. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất trông giống như một đàn rắn đang bò. Thân tràm to đến hai vòng tay em ôm lại, vỏ sần sùi đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất độ hai thước, thân tràm chẻ thành nhánh. Mỗi nhánh đều có nhiều cành con chĩa ra bốn phía, mang đầy những chiếc lá vàng lại lìa cành. Chúng dạo chơi trên mặt đất. Một vài chiếc lá bay đến cái ao cạnh trường, thả thuyền trôi trên mặt nước. Xen lẫn giữa đám lá xanh um, ẩn hiện những cánh hoa vàng lấp lánh ánh nắng như những chùm kim tuyến. Đôi lúc, những cành hoa nhỏ xinh xắn ấy rơi xuống, bay nhè nhẹ trong không gian, tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Quả tràm màu xanh, xoắn tròn như trái keo non. Về già, quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chà trong nước, sẽ nổi lên những bọt trắng xóa như xà phòng...

Giờ chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm vui đùa, trò chuyện. Thỉnh thoảng, vài chiếc hoa vàng rơi lác đác trên mái tóc như làm duyên cho chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn lại đến ôm gốc cây xoay một vòng, trông có vẻ thích thú lắm. Vào buổi bình minh, ông Mặt Trời nhô lên chiếu những tia nắng hồng xuyên qua kẽ lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cánh hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng cơn gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.

Em thích cây tràm lắm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.

BN THAM KHẢO NHA.

25 tháng 3 2021

 thắng cảnh -_-

25 tháng 3 2021

thắng cảnh : )))

25 tháng 3 2021

mik chỉ tìm đc nhân tạo thui so sorry

25 tháng 3 2021

nhân tạo

mik ko tìm đc nữa

mik search google rùi sorry :((((

25 tháng 3 2021

goku và chi chi

25 tháng 3 2021

Trả lời :

“Viếng lăng Bác” được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978. Bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính,niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác. Tình cảm ấy được thể hiện chân thành và cảm động ở khổ thơ 3 và 4 của bài thơ.

Bài thơ biểu đạt trọn vẹn dòng chảy cảm xúc chân thành và cảm động của nhà thơ Viễn Phương khi đến viếng lăng Bác. Từ xa, tác giả trông thấy “hàng tre bát ngát”, đến lúc lại gần, nhìn thấy từng dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ vừa tự hào, mừng rỡ, xen lẫn cảm xúc nghẹn ngào, xót đau. Khi bước vào bên trong lăng, khung cảnh và không khí thành kính, thiêng liêng như ngưng kết cả thời gian, không gian, đưa tác giả trở về hoài niệm xa xăm. Đứng trước linh cửu thiêng liêng của Người, nhà thơ cảm thấy không khỏi ngậm ngùi:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Hình ảnh thơ đã diễn tả sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Nhà thơ cảm nhận Người đang trong giấc ngủ. “Giấc ngủ bình yên” là cách nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.

Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Người bạn “trăng” đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quý những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy.

Càng kính yêu Bác, nhà thơ càng đau xót trước sự ra đi của Người. Tâm trạng xúc động, hụt hẫng của nhà thơ được biểu hiện qua hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”. Theo nghĩa thực, “trời xanh” là hình ảnh của sự vĩ đại, bất tận và vĩnh hằng. Mặt khác, “trời xanh” còn là sự khẳng định và tin tưởng Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng.

Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác: “mà sao nghe nhói ở trong tim”. “Nhói” bộc lộ trực tiếp nỗi đau thương, quặn thắt trong lòng. Tác giả tự cảm thấy đớn đau, mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả muôn triệu trái tim con người Việt Nam.

Cuộc viếng thăm ngắn ngủi không thỏa lòng nhớ mong, thế nên, nhà thơ mãi luyến lưu, bịn rịn, thảng thốt “thương trào nước mắt” khi nghĩ đến giây phút rời xa: “Mai về miền Nam”.

Bốn tiếng “mai về miền Nam” vang lên nghẹn ngào, tha thiết như một lời giã biệt. “Thương trào nước mắt” thể hiện tình yêu thương bao la dành cho lãnh tụ kính yêu. Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim khác trên khắp mọi miền đất nước. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.

Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm” thể hiện niềm khát khao, mong mỏi được hoá thân thành một phần thiêng liêng, mãi ở lại bên Bác của nhà thơ.

Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng. “Cây tre trung hiếu” hay cũng chính là tấm lòng chung thủy, sắt son của nhà thơ đối với dân tộc, là lời hứa với Bác, nguyện đem sức lực và tính mệnh để gìn giữ nền hoà bình của dân tộc như lúc sinh thời Bá đã dặn dò. Chủ thể “con” ở đầu bài thơ đến đây không xuất hiện thẻ hiện nữa. Điều đó khẳng định ước nguyện này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác

Liên hệ:

Trước sự ra đi của Bác, nhà thơ Tố Hữu cũng đã nghẹn ngào viết nên những dòng thơ thấm đẫm nước mắt:

“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!”

(Bác ơi!)

Lý tưởng của Người như mặt trời tỏa sáng trên bầu trời cao, tấm lòng của người dành cho nhân dân như vầng trăng hiền diệu lung linh trong đêm tối của dân tộc, trái tim ấm áp tình yêu thương của Người dành trọn cho dân tộc, cả cuộc đời chưa từng mong cầu cho bản thân. Sự ra đi của bác bởi thế, là sự mất mát lớn lao, không gì bù đắp nổi của cả dân tộc. Lời thơ của Tố Hữu vang vọng như là tiếng khóc tiễn biệt, mang ý nghĩa như một bài điếu văn rất cảm động, vừa ca ngợi lòng yêu nước thương dân bao la của Bác Hồ, vừa biểu lộ lòng tiếc thương, ghi nhớ công ơn to lớn của lãnh tụ.

Với giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ linh hoạt, nhịp thơ chậm rãi, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng, hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng, khổ thơ 3 và 4 của bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện sâu sắc tinh cảm thiết tha của nhà thơ đối với Bác trong lần viếng thăm hiếm hoi.

25 tháng 3 2021

So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:

– Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

– vế B. (tên sự vật, con người được so sánh với vế A).

– Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.

– Từ so sánh.

     Chọn một trong các từ : nhưng , như thế , như vậy , và thế là , đã thế , nhưng điền vào từng chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn của một bạn học sinh :     Tôi không ưa cái Liên . Nhà nó giàu hơn nhà tôi nên lúc nào nó cũng lủng liểng trong túi những táo , lê , mận . Nó có nhiều ..............(1) mà không cho tôi nổi một quả gì . Liên rất sợ mất bạn nên mỗi lần tôi dọa sẽ " éc " nó...
Đọc tiếp

     Chọn một trong các từ : nhưng , như thế , như vậy , và thế là , đã thế , nhưng điền vào từng chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn của một bạn học sinh :

     Tôi không ưa cái Liên . Nhà nó giàu hơn nhà tôi nên lúc nào nó cũng lủng liểng trong túi những táo , lê , mận . Nó có nhiều ..............

(1) mà không cho tôi nổi một quả gì . Liên rất sợ mất bạn nên mỗi lần tôi dọa sẽ " éc " nó , nó vội đưa cho tôi ngay ................ (2) nó chỉ cho tôi cắn một miếng thôi . ......................... (3) , nó bao giờ cũng lặp lại cái điệp khúc  : " Ấy cắn nhỏ thôi ! " . Nhiều lúc ..................... (4) tôi tức lắm , ngoạm một miếng rõ to . ........................... (5) nó lại dỗi . ............................ (6) chưa đầy một buổi , hai ngón tay chúng tôi đã lại ngoắc vào nhau .

0
25 tháng 3 2021

mình không biết sông bứa như thế nào nên mình gửi cho bạn dàn ý nha

Cách viết đoạn văn miêu tả cảnh sông nước

1. Nhớ về dấu hiệu đoạn văn:

  • Câu mở đoạn viết thụt vào đầu dòng, giới thiệu đoạn sẽ tả, câu kết đoạn kết thúc vấn đề nêu ra ở câu mở đoạn, thường nêu suy nghĩ của người viết, các câu còn lại xoay quanh, làm rõ nghĩa cái đang nêu ở câu mở đoạn.

Câu mở đoạn giới thiệu đoạn văn của em tả phần nào của dòng sông, cái hồ nước,...

  • Ví dụ: Ôi chao, dòng sông quê em về buổi chiều mới tấp nập làm sao! (buổi chiều trên sông có những sự vật nào tham gia cảnh làm cho sông tấp nập thì các em viết ra ở những câu sau em minh họa thêm ở những câu văn sau)

Mặt ao làng buổi sáng sao mà đẹp thế! (đẹp như thế nào những câu sau em minh họa thêm ở những câu sau)

2. Nhớ viết các câu phải xoay quanh một ý mình đang diễn đạt, các câu liên hệ với nhau về mặt nghĩa.

3. Chú ý sử dụng mẫu câu kể ai thế nào nhiều hơn để viết văn miêu tả, sử dụng nhiều từ láy gợi hình , gợi tả .

  • Ví dụ: mặt ao lấp lánh, dòng sông hiền hòa, sóng gợn lăn tăn

4. Chú ý nhiều đến thiên nhiên tạo nên cảnh: nắng, gió, chim, mây trời....

5. Thứ tự miêu tả cảnh theo trật tự nào? Không gian hay thời gian?

6. Chú ý con người tham gia cảnh chỉ nêu ít thôi, chỉ điểm xuyết, không tập chung

7. Câu kết đoạn cần nêu suy nghĩ của em về dòng sông, hồ nước, ao làng,... bằng một câu thật nhẹ nhàng.

25 tháng 3 2021

tao chưa được học mày bắt tao học thì tao làm sao biết tao mới học lớp 3 mày cha nên gu gồ ế sao mày ngu thế