K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2021

Dàn ý Tả bác nông dân đang làm việc

1. Mở bài:

- Bác Tư ở xóm em là một người nông dân chất phác, luôn cặm cụi làm những công việc đồng áng.

- Em được quan sát bác cày ruộng vào một buổi trưa hè.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

- Dáng người cao lớn.

- Nước da ngăm đen.

- Đầu đội nón lá.

- Mặc bộ bà ba màu nâu đã sờn bạc.

b) Tính tình, hoạt động:

- Cần mẫn làm việc.

- Chăm chú cày trên thửa ruộng.

- Tay trái cầm roi tre.

- Tay phải cầm cán cày.

- Mắt đăm đắm hướng về trước.

- Chân bước dài, chắc nịch.

- Thao tác nhanh nhẹn, đưa cày để trâu đi vòng rất thành thạo.

- Cày xong thửa ruộng bác cho trâu tắm dưới kênh.

- Bác ngồi trên bò' nghỉ tay hút thuốc.

- Bác rất hài lòng với kết quả lao động của mình.

3. Kết bài:

- Em rất kính yêu bác Tư.

- Bác Tư là người đã làm ra những hạt gạo thơm ngon để nuôi sống con người.

7 tháng 10 2021

Tả bác nông dân đang làm việc - Mẫu 1

Quê hương em trải dài bát ngát với những cánh đồng lúa mênh mông bao la. Có lẽ vì vậy mà nghề trồng lúa nước đã là một trong những nghề nghiệp chính của người dân nơi đây. Cứ mỗi sáng chủ nhật, em đều cùng mẹ ra ruộng để ngắm nhìn các bác nông dân làm việc. Hình ảnh bác nông dân cày ruộng đã in đậm trong tâm trí em.

Vì vừa gặt lúa xong nên bây giờ mọi người đều tranh thủ để làm đất, cày ruộng và gieo mạ. Lần nào cũng vậy, ngay từ sáng sớm mà các bác nông dân đã ra đồng để chuẩn bị công việc bắt đầu một ngày mới. Các bác mặc trên mình những bộ quần áo vô cùng giản dị đôi khi chỉ là chiếc áo nâu đã sờn vải và nhạt màu theo thời gian cùng với một chiếc quần dài và kèm theo đó là một đôi sục cao cổ và cả chiếc nón quen thuộc để tránh nóng. Khi ông mặt trời thức giấc, từng tia nắng bắt đầu nhảy múa trên cánh đồng lúa thì cũng là lúc mọi người bắt tay vào làm việc. Các bác trai sẽ dùng một chiếc cuốc để cà xới đất ở ruộng lên cho tơi xốp. Từng đường cày dứt khoát khỏe khoắn biết bao nhiêu. Không chỉ sử dụng cày cuốc mà bác còn dùng trâu để cày ruộng, những con trâu ngoan ngoãn nghe lời chủ cày ruộng thành hàng lối ngay ngắn biết bao. Còn các bác gái sẽ làm công việc gieo mạ để trồng lúa. Dưới đôi bàn tay khéo léo nhanh nhẹn của các bác mà từng cây lúa đã được gieo trồng theo hàng lối thẳng tăm tắp trải dài đến hết từng mẫu ruộng. Ai cũng chăm chỉ làm việc cho xong nhiệm vụ của mình. Các bác còn vừa làm việc vừa trò chuyện cười nói rất vui vẻ. Thỉnh thoảng có lẽ do mệt quá nên các bác sẽ dừng lại để lau giọt mồ hôi đã chảy dài trên má hoặc lấy chiếc nón trên đầu để làm quạt cho mát hơn một chút. Tuy ai cũng mệt, vất vả nhưng không ai than thở một câu nào cả mà đều chăm chỉ miệt mài làm việc. Một số bác còn động viên nhau làm nhanh rồi nghỉ một lúc. Cứ như vậy biết bao nhiêu ruộng lúa đã được tạo nên dưới đôi bàn tay tảo tần của các bác nông dân. Nhìn các bác làm việc chăm chỉ, em thầm cảm thấy ngưỡng mộ và biết ơn các bác rất nhiều vì nhờ các bác mà chúng em có những hạt gạo dẻo thơm ngon trong mỗi bữa cơm gia đình.

Hình ảnh bác nông dân đang cày ruộng sẽ mãi là một hình ảnh đẹp và ý nghĩa đối với em. Chính các bác đã góp phần xây dựng nên quê hương ngày một giàu đẹp hơn. Em tự nhủ sẽ noi gương thật tốt sự chăm chỉ nhiệt tình của các bác.

Tả bác nông dân đang làm việc - Mẫu 2

Quê hương em là một vùng nông thôn thanh bình, với những cánh đồng rộng bao la nhân dân sống chủ yếu làm nghề nông. Hình ảnh làng quê đẹp nhất trong em chính là hình ảnh bác nông dân đang cày ruộng.

Đó là một buổi trưa hè, cái nắng gay gắt vẫn đang chiếu trên đồng ruộng và các bác nông dân vẫn đang cặm cụi làm. Xa xa, những tà áo nâu cùng những chiếc nón trắng nhấp nhô trên đồng. Em tò mò, muốn ngắm nhìn các bác khi đang làm việc nên đi tới gần cánh đồng hơn. Đứng cách em khoảng năm mét, những cô những bác nông dân đang chăm chỉ làm đồng. Người bón phân, người cuốc đất, người bắt ốc..., tiếng cười nói râm ran xua đi cái nóng của buổi ban trưa. Em chú ý nhất là một bác nông dân đang cày ruộng. Thân hình bác tầm thước, bộ đồ màu nâu đã dính đầy bùn. Chiếc quần xắn lên tới đầu gối làm lộ ra đôi chân chắc khỏe, các cơ nổi lên rõ rệt. Từng bước đi của bác đều vững chãi, nhanh nhẹn. Bác tầm khoảng năm mươi tuổi, có lẽ do việc nhà nông vất vả nên trông bác già hơn tuổi, nét lam lũ hằn lên những vết chai sạn trên bàn tay. Khuôn mặt bác hiền hậu, vầng trán lấm tấm mồ hôi. Có những giọt lăn dài trên má rồi rơi ngay xuống thớ đất bác vừa cày.

Bác điều khiển một chú trâu to, da đen bóng thật khỏe mạnh. Đôi tay rám nắng với những vết chai rắn rỏi cầm chắc vào tay cày. Trời nắng như đổ lửa khiến mồ hôi chảy trên cả cánh tay, khiến màu da của bác trông càng khỏe mạnh. Bác không bận tâm tới lưng áo ướt đẫm, tới cái oi ả của trưa hè. Những bước đi cứ đều đều, những tiếng hô "đi" cùng những tiếng "vút" phát ra từ cây roi của bác cứ vang lên đều đặn. Mỗi bước đi, bác lại vung roi lên và ra lệnh cho chú trâu của mình. Chú trâu như hiểu được mệnh lệnh của chủ, bước những bước dài trên đồng. Khi thì quẹo trái, khi thì sang phải. Chiếc lưỡi cày sắc lẹm đi sâu vào lòng đất, là lên những khối đất có kích thước đều nhau. Đất tròn đồng cứ lần lượt được xới lên thành hàng thành luống, trông thâu thích mắt. Thỉnh thoảng bác lại ca lên vài câu hòa cùng những người xung quanh hay kể vài câu chuyện vui cho mọi người, tiếng cười giòn càng rộn vang lên. Mọi người như quên đi cái nóng của ngày hè, quên đi cái vất vả của công việc. Người và trâu cứ thế chầm chậm, cần mẫn đi hết cánh đồng, quên đi thời gian, quên đi mệt nhọc. Nhìn khung cảnh ấy em lại nhớ đến bài ca dao:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Em rất thích ngắm bác nông dân đang cày ruộng, vì khi ấy em thấy thấm thía hơn nỗi vất vả khó nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo. Em sẽ trân trọng, biết ơn các bác nông dân hơn nữa- người biến những giọt mồ hôi thành hạt ngọc quý.

Tả bác nông dân đang làm việc - Mẫu 3

Sáng chủ nhật, em được theo mẹ ra đồng màu Lạc Thổ đưa nước cho thợ cày. Các ruộng lúa mới gặt xong độ một tuần đã bắt đầu cày vỡ, làm đất trồng màu vụ đông.

Trong làng, một số gia đình đã có máy cày, máy bừa, nhưng phần đông các hộ vẫn nuôi trâu, bò vừa để cày bừa, vừa lấy phân chuồng bón ruộng. Gia đình em chỉ có 6 sào ruộng, mẹ chỉ dùng hình thức đổi công.

Bác Huấn vẫn cày bừa, làm đất cho nhà em. Nhìn thấy hai mẹ con em đứng trên bờ, bác giơ nón vẫy rồi lại xăm xăm cày. Bác Huấn ngót 50 tuổi, bác nói tuổi bác là tuổi Sửu, "cái tuổi làm hùng hục như trâu bò". Tính bác vui, cởi mở, vừa nói vừa cười rất dễ mến. Bác to khỏe, quần nâu xắn cao, áo lính bạc màu, sau lưng giắt cái điếu cày mà bác gọi là "đại bác". Người lực lưỡng, bắp chân bắp tay cuồn cuộn. Nước da màu nâu sẫm, đúng là vóc dáng của một con người quanh năm chân lấm tay bùn, quen dầm mưa dãi nắng.

Con trâu mộng to béo, da đen nhánh kéo cày đi trước. Bác Huấn tay trái nắm thừng để điều khiển, tay phải cầm đốc cày, theo sau. Đường cày thẳng, bác nhoai người về phía trước. Đến hai đầu bờ, bác nhấp cày lên, cho trâu quay lại cày tiếp. Bác nhấp cày nhẹ nhàng như không. Lâu lâu, bác lại cất tiếng "tắc, rì… họ", lần đầu tiên em mới nghe thấy những tiếng ấy của thợ cày. Bác chia ruộng thành nhiều khoảnh, mỗi khoảnh là một luống cày; mỗi luống cày có nhiều đường cày. Ruộng đồng màu, đất xốp vừa độ ẩm, nhưng luống cày lượn sóng úp vào nhau, trông thật đẹp.

Xong một luống cày, bác cho trâu đứng nghỉ. Bác lên bờ đến chỗ hai mẹ con em đứng đợi. Mẹ em lấy ra bốn củ khoai lang bày ra trên đĩa, rót chè xanh ra bát mời bác. Bác lấy chiếc nón đang đội trên đầu quạt một lúc rồi đặt xuống làm "ghế" ngồi rất thoải mái. Vừa nói chuyện với hai mẹ con em, bác vừa bật lửa rít thuốc lào. Tiếng rít thuốc giòn tan. Cặp mắt lờ đờ, bác phun khói ra cả mũi, cả miệng, làm em ngạc nhiên quá. Cả con người bác toát ra một vẻ sảng khoái kì lạ. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo, hai vai áo. Trán lấm tấm mồ hôi. Cặp lông mày sâu róm nhíu lai. Bác xoa hai tay vào nhau, vỗ vỗ mấy cái, cầm lấy củ khoai mẹ em mời, bác bóc vỏ ăn một cách ngon lành. Bác uống liền một lúc hai bát nước, rồi nói:

– Chè chị mua ở chợ Đồng à? Thơm và đậm lắm. Cứ để tất cả mọi thứ lại, hai mẹ con chị cứ ra về kẻo nắng. Tôi sẽ lo liệu hết.

Bác lại xăm xăm bước đến chỗ con trâu. Tiếng "tắc… rì…" nghe rất rõ. Trâu kéo cày băng băng. Lúc thì bác Huấn khom lưng, lúc thì nhoài người ra phía trước, tay phải nắm đốc cày một cách thiện nghệ. Những đường cày thẳng tăm tắp, những luống cày lượn sóng. Đi theo sau người và trâu là đàn sáo mỏ vàng năm, sáu con, lúc bay lúc nhảy để tìm mồi.

Cả cánh đồng màu chuyển động. Những luống cày màu nâu óng ánh dưới nắng tháng mười. Trâu và người cặm cụi, mải miết làm việc. Đi được một quãng, ngoái lại nhìn, em vẫn còn nhìn thấy bóng nón trắng của bác Huấn đang nhấp nhô trên thửa ruộng gia đình em.

Mẹ vừa đi vừa nói: "Bác Huân chỉ học hết lớp 7, rồi đi thanh niên xung phong. Bác chất phác, cày bừa giỏi, cả làng ai cũng quý. Cuối tuần, bác lại bừa và làm luống giúp để nhà ta trồng đậu cô-ve giống mới. Bố bác Huấn ngày xưa là lão nông tri điền, 70 tuổi mà còn đi cày quanh năm…".

Tả bác nông dân đang làm việc - Mẫu 4

Nhắc đến bác nông dân, em nhớ đến bác Sáu ở gần nhà Ngoại. Bác là một nông dân cần cù, chất phác. Chuyên đi cày thuê kiếm cơm, nên bác là người sử dụng cày rất thành thạo. Em biết được bác là nhờ hôm Trung thu về thăm Ngoại.

Hôm ấy, trên đường về, em đi qua một cánh đồng rộng mênh mông. Em đang ngồi trên xe mà lòng nôn nao mong chóng về gặp Ngoại. Nhưng oái oăm thay, giữa đường xe bị hỏng nên em phải đi bộ qua con đường khá dài. Chính trên đoạn đường này, em được làm quen với bác Sáu. Bác trạc năm mươi tuổi, thân hình cường tráng, vạm vỡ, rắn chắc. Gương mặt bác nông dân hơi khắc khổ, nước da sạm nắng, tay chân chắc nịch, quần xắn tận đầu gối, đôi tay đang nhanh nhẹn điều khiển cặp trâu. Một tay bác nắm sợi dây thừng và chuôi cày, còn tay kia nắm cái roi mây dài đánh vào mông trâu. Trời nắng to, mồ hôi ra đầm đìa. Miệng bác kêu “Ví thá, ví thá…” làm em thấy lạ tai quá. Hai con trâu đi chầm chậm vì phải kéo cả lưỡi cày lật bao nhiêu lớp bùn đất. Những đường cày thẳng tắp như kẻ sẵn, chạy dài từ bờ này sang bờ kia trông thật đẹp mắt.

Khi cày được gần một nửa đám ruộng, bác nghỉ giải lao bước đến dưới cây phi lao nằm gác chân lên tảng đá nhỏ, lim dim đôi mắt nhìn trời. Hai con trâu được bác cởi ách ra đang tự do gặm cỏ ở góc ruộng. Nhìn bác nằm nghỉ thoải mái dưới bóng râm, lòng em dấy lên một niềm cảm phục. Một nắng hai sương bác và bao nhiêu những người nông dân như bác quanh năm phơi mình trên đồng ruộng để làm ra hạt gạo nuôi sống con người.

Hình ảnh người nông dân vất vả trên luống cày, thửa ruộng của mình thật là đẹp.

Tả bác nông dân đang làm việc - Mẫu 5

Bác Tùng là một nông dân cần cù, chất phác. Bác là người họ hàng của gia đình em. Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại. Gặp bác khi bác đang cày ruộng.

Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng. Xa xa là dãy núi tím ngắt. Con mương nhỏ dẫn nước chạy men theo con đường trải đá răm. Đang vui vẻ nói chuyện cùng bố. Bố em dừng lại chào to: “Chào bác Hải, trưa rồi mà vẫn không nghỉ tay à?”

Bác Tài đang cày ruộng. Bác ngừng trâu. Dừng lại, nở nụ cười thật tươi chào lại bố con em. Năm nay bác chừng ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác sám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất. Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi gặm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hòa khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhại mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy quý và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luống trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".

Em và bố tiếp tục lên xe vào nhà nội, mỗi lúc một xa, bóng bác Hải khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân, những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.

Tả bác nông dân đang làm việc - Mẫu 6

Cánh đồng lúa quê em đã vào mùa thu hoạch các bác nông dân ngày ngày ra đồng gặt lúa, mang về những hạt thóc vàng ươm sau những ngày tháng vất vả.

Từ sáng tinh mơ, các bác nông dân đã ra đồng. Ra đồng các bác rẽ theo các hướng khác nhau, ai về thửa ruộng nhà nấy. Nhìn xa xa, ai cũng giống nhau. Vì mùa này trời rất nắng nên các bác mặc áo dày, đội nón trắng, khuôn mặt trùm kín bằng một chiếc khăn chỉ để lộ đôi mắt. Dụng cụ đã chuẩn bị xong, các bác bắt đầu công việc gặt lúa. Đàn bà lom khom cắt lúa còn đàn ông thì tuốt lúa. Tay trái các bác nâng từng bông lúa, tay phải cầm liềm cắt lúa xoèn xoẹt, đôi bàn tay mềm mại, thoăn thoắt tưởng như các bác đang múa. Từng bước chân nhịp nhàng di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.

Lúa cắt xong được các bác xếp ngay ngắn thành từng đống rất gọn gàng. Lúa được cắt mỗi lúc một nhiều. Tiếng tuốt lúa vang lên rộn ràng cùng nhịp thở của các bác. Các bác đứng dậy vươn vai, quay lại nhìn thành quả lao động của mình. Nét mặt ai cũng vui. Mặt trời lên cao dần, Khi đã thấm mệt, các bác đứng lên nghỉ giải lao, ngồi uống nước đá, ăn vội cái bánh mì mà người nhà mới mang đến. Đâu đó vang lên những lời hát ngọt ngào của các cô gái làm xua đi những mệt nhọc. Sau ít phút giải lao, mọi người lại bắt tay vào việc. Càng về trưa nắng càng gay gắt mọi người ai cũng thấm mệt nhưng tranh thủ làm cho xong công việc. Mồ hôi rơi xuống nghe thánh thót, lưng áo ướt đẫm. Thỉnh thoảng, các bác lấy nón quạt phành phạch xua tan đi cái nắng nóng cứ vô tình chiếu xuống cánh đồng trống trải. Lúa trên ruộng cũng được gặt xong.

Vào mùa gặt, ai cũng bận rộn. Những hạt lúa chắc nịch, vàng ươm đã được đưa về nhà. Các bác nông dân phấn khởi vì vụ mùa bội thu.

Tả bác nông dân đang làm việc - Mẫu 7

Hè vừa rồi, khi về quê thăm nội, tôi làm quen với bác Tám và được xem bác cày ruộng.

Hôm ấy, sau một đêm mưa nước ngập đồng, từ mờ sáng tôi đã theo bác Tám ra đồng. Bác có vóc người khỏe mạnh, tuổi khoảng trên bốn mươi. Nước da ngăm đen, đầu đội chiếc nón lá cũ. Bác mặc áo bà ba, quần cụt đen, để lộ cánh tay và bắp chân thật rắn chắc. Gương mặt bác trông đã già trước tuổi nhưng biểu hiện nét phúc hậu và thật thà, miệng bác ngậm điếu thuốc, tay dắt trâu, vai vác cày ra đồng. Cánh đồng lúc này đã ngập nước trắng xóa mênh mông nó chia ngang, chia dọc những bờ đê nhỏ. Các bác nông dân ở các thửa ruộng đã có mặt tự bao giờ.

Đến nơi, bác bảo tôi ngồi dưới bóng cây mát. Bác bắt cày vào ách đôi trâu. Rồi tay phải bác nắm chặt cày, tay trái bác cầm roi đánh vào lưng trâu để ra hiệu cho cặp trâu xuống ruộng. Bác bắt đầu cày ở vòng ngoài rồi lẫn vào trong, cặp trâu quẹo trái quay phải theo tiếng "Ví, thá” của bác. Tiếng lội bì bõm của người và vật hòa lẫn tiếng điều khiển trâu của các bác nông dân tạo nên một âm thanh nhộn nhịp, phá tan bầu không khí yên tĩnh của cánh đồng. Lưỡi cày từ từ lướt đi rẽ nước và đất bùn ra hai bên. Trâu lặng lẽ kéo cày, chân nó bị lún sâu xuống bùn, bước chậm chạp, miệng thở phì phò, bọt miệng đầy nước dãi, mắt nó đỏ gay. Tuy thế nó vẫn ra sức kéo cày, cổ nó rướn thẳng bước nặng nhọc, nó vẫn tiến tới theo sự điều khiển của bác Tám. Đôi lúc nó chừng như mệt quá, nó muốn dừng lại, nhưng bác Tám gõ chiếc roi lên sừng là nó cố sức tiến lên. Bác Tám khéo léo điều khiển lưỡi cày ăn sâu xuống đất, lưng bác cũng ướt đẫm mồ hôi. Cày được một lúc bác dừng lại nghỉ mệt lấy thuốc ra hút và trò chuyện với tôi. Rồi bác tiếp tục công việc cho đến khi mặt trời lên đỉnh đầu, cũng là lúc cày xong thửa ruộng. Bác tháo cày và dắt trâu về nhà.

Nhìn những luống cày mới úp lên nhau, tôi thầm nghĩ mai đây cánh đồng lúa này sẽ mọc bời bời và cho ta những hạt thóc quý thơm ngon nuôi sống mọi người… Em thầm cảm ơn các bác nông dân cần cù như bác Tám đã đổ bao nhiêu giọt mồ hôi cho chúng em những bát cơm thơm dẻo…

Tả bác nông dân đang làm việc - Mẫu 8

Nắng hè oi ả đã gọi một mùa hè tràn về trên khắp làng quê. Nắng như rót mật trên từng cành cây kẽ lá, nắng len lỏi qua từng con ngõ nhỏ và dát vàng lên từng con đường quê. Lúc này là lúc vào mùa, các bác nông dân đã hoàn thành công việc thu hoạch lúa gạo. Bác Dũng – người hàng xóm của em lại bắt tay vào một mùa mới.

Sáng sớm bác đã chuẩn bị máy cày và những công cụ khác để sẵn sàng cày thửa ruộng vừa mới gặt. Tay bác thoăn thoắt tra dầu vào máy, bác kiểm tra máy móc thật kĩ càng rồi mới đánh lái đưa máy cày ra đến cổng. Bác đeo găng tay, đội mũ để cho khỏi nắng, nom bác đã sẵn sàng để bắt đầu một ngày làm việc vất vả.

Ra đến đồng, bác cẩn thận đưa máy xuống đồng rồi mới bắt đầu cày ruộng. Những thửa ruộng vừa gặt còn vương đầy gốc rạ và những vụn rơm mới. Bác Dũng làm việc rất khoa học, không phải cứ đưa máy tới đâu là gặt tới đó, bác lần lượt cày từ mép thửa ruộng này rồi cứ cày từng hàng thẳng tắp. Nắng đã lên. Ánh nắng chói chang của ngày hè chiếu xuống khiến thửa ruộng bừng sáng, lấp lánh nom đẹp như một bức tranh mà người nghệ sĩ tài hoa nào đã chấm phá vài nét. Nước ở ruộng óng ánh những sắc vàng chói lóa. Nắng đã khiến cảnh vật trở nên rực rỡ hơn nhưng bác Dũng vẫn tập trung vào công việc mình làm. Tay bác nhanh nhẹn lái máy cày xới trên mảnh ruộng vừa thu hoạch lúa. Máy cày đi tới đâu, từng hàng đất bị xới lên theo đến đó. Bác nói rằng sau khi thu hoạch, phải xới đất như này để đất nghỉ ngơi, nó hấp thụ được nhiều khoáng chất hơn để trở nên tơi xốp hơn, màu mỡ hơn để lại bắt đầu một vụ mùa mới. Thế nên bác cày từng hàng rất kĩ, đất như vỡ vụn ra dưới chân bác.

Cày được một thửa, bác ngừng tay để lau những giọt mồ hôi đã bắt đầu thánh thót rơi trên gương mặt rám nắng của bác. Lưng bác ướt đầm mồ hôi vì nóng, bác đưa tay quệt những vệt mồ hôi chảy dài trên trán, tay với nhanh lấy chai nước bác đã chuẩn bị rồi uống. Bác dừng lại một chút ngắm lại mảnh ruộng bác vừa cày : thật kì diệu biết bao, lúc nãy đâu nó vẫn chỉ là mảnh ruộng còn vương đầy gốc rạ, thế mà giờ đã được cày xới, tơi xốp lạ kì. Bác mỉm cười rồi lại nhanh chóng bắt tay vào công việc. Tiếng mãy cày nổ vang khắp cả một vùng trời, hòa vào tiếng chim hót trên cành cây tạo thành thứ âm thanh xao động cả một vùng. Bác vẫn lái máy cày trên thửa ruộng, bác đi tới đâu là mảnh ruộng như nở hoa đến đó. Rồi nay mai thôi, trên mảnh đất tơi xốp này sẽ lại trải dài màu vàng của cây lúa làm cho quê hương giàu đẹp hơn. Nghĩ tới thành quả tương lai mà lòng bác vui sướng lạ kì.

Mặt trời đã đứng bóng. Trời càng chuyển về trưa lại càng nắng gắt hơn. Bác nghỉ tay một lát rồi lái máy cày về nhà, không quên ngoái lại nhìn thửa ruộng mình vừa cày xong. Nhìn thấy bác làm việc, em càng thêm yêu mến công việc của những người nông dân, càng thêm trân trọng hạt gạo – hạt ngọc trời đã ghi dấu biết bao nhiêu công sức của người nông dân.

Tả bác nông dân đang làm việc - Mẫu 9

"Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

Hạt gạo từ bao đời nay được coi là hạt ngọc trời nuôi sống con người. Để làm ra những hạt gạo trắng ngần, thơm mùi nắng mới, dẻo thơm chính là nhờ công lao to lớn của các bác nông dân. Buổi chiều hôm trước theo chân bà ra ngoài ruộng xem các bác nông dân làm việc, đến khi ra tận nơi, em mới cảm nhận rõ được phần nào sự vất vả nhọc nhằn, hy sinh mà người nông dân phải chịu để làm ra những hạt gạo thơm ngon ấy.

Sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời vẫn còn ngái ngủ, chưa chịu nhích người ra khỏi lớp chăn bông ấm, các bác nông dân đã tíu tít ra ngoài ruộng. Tờ mờ sáng, lác đác đâu đây đã có bóng người, tiếng cười nói râm ran cả một góc xóm, nào khoe chuyện con cái, nào là chia sẻ chuyện cấy cày, nào lo chuyện mùa màng,… Đến ruộng, ai nấy lại bắt tay vào công việc của mình, người thì cầm lưỡi liềm để gặt lúa, người thì dùng máy để gặt lúa cho nhanh, người thì bó từng bó lúa lại để hai bên đường làng để chốc lát cho vào máy tuốt lúa. Mỗi người một việc, mỗi người một nỗi lo, áp lực của cuộc sống cứ đè nặng lên đôi vai họ nhưng nào có thể làm tắt đi nụ cười cùng ánh mắt ánh lên hạnh phúc trước những thành quả công việc của mình sau bao ngày dãi nắng dầm sương, đội mưa ra cấy lúa. Cả cánh đồng chìm trong màu vàng rực, chả còn phân biệt được đâu là nắng đâu là lúa, cả hai như hòa vào một, thiên nhiên và con người như đồng điệu với nhau. Nắng lên, những giọt mồ hôi lăn dài trên trán những người nông dân hiền lành, chăm chỉ, chất phác, vất vả nhưng nghĩ đến miếng cơm manh áo, nghĩ đến mọi người cần phải có cơm, có gạo để tồn tại, để sống cuộc sống ý nghĩ này, họ lại không quản ngày đêm, không quản nắng mưa, làm việc hết mình. Nhìn thấy hình ảnh của những bác nông dân làm việc, em lại càng hiểu hơn về giá trị to lớn của hạt gạo, bởi trong đó là bao mồ hôi, nước mắt, là tâm huyết của những con người chân thật ấy.

Em rất yêu quý những người nông dân, bởi chính những hy sinh, những vất vả mà họ âm thầm chịu đựng chính là để tạo ra những hạt ngọc tinh khiết nuôi sống con người, đó chính là những con người sống mãi với thời gian, sống mãi trong trai tim chúng ta với sự biết ơn và kính trọng.

Tả bác nông dân đang làm việc - Mẫu 10

Quê hương em là một vùng đất nông nghiệp, cuộc sống gắn bó với cây cỏ ruộng đồng, người dân sống bằng nghề lao động chân tay, cần cù mà chất phác. Hôm nay em ra đồng cùng cha, tình cờ đứng ngắm nhìn bác Hai- bác ruột của em, đang cày ruộng.

Bác Hai không cao lắm, và khá gầy. Nhưng trông bác rất khỏe mạnh, nước da ngăm ngăm sau bao năm dãi nắng dầm mưa. Bác mặc một chiếc áo lao động màu xanh lam vải đã sờn và bạc màu, chiếc quần ống rộng màu nâu xám và một đôi ủng cao để để tránh bị đỉa cắn. Cả một bộ quần áo lấm lem bùn. Độ này dân cũng khấm khá hơn, dùng máy cày tiện hơn dùng trâu, bác đẩy chiếc máy cày từ từ theo đường thẳng, tiếng máy kêu khá lớn, lưỡi cày đặt sát mặt ruộng, những lớp đất cứ thế mà bung lên, lật các gốc rạ còn sót lại của vụ mùa năm ngoái. Lớp bùn trũng sâu gần bằng đôi ủng của bác, mỗi lần nhấc chân lên để đi bước tiếp theo cũng khá nặng nhọc. Nắng trên cao tỏa xuống khá gắt, chiếc mũ cối vành nhỏ không đủ che hết khuôn mặt bác, từng giọt mồ hôi lăn dài trên gò má và lưng áo cũng ướt đẫm. Công việc lao động chân tay chưa bao giờ là dễ dàng. Mặc dù mệt, em thấy mặt bác vẫn rất hứng khởi, đây là công việc gắn bó một đời, công việc nuôi sống gia đình nhỏ, dẫu có vất vả đến đâu người nông dân cũng yêu lấy ruộng đồng, yêu lấy mảnh đất của mình. Từ từ và cẩn thận, bác đẩy chiếc máy cày đi từng vòng một, thẳng tắp và đều đặn. Khi đã thấm mệt, bác ra bên bờ ruộng, ngồi dưới giác cây đa già uống lấy ngụm nước, bỏ chiếc phũ phe phẩy cho đỡ mệt, có làn gió thổi qua nhìn bác quan khoái lắm. Sau đó bác nhanh chóng quay lại với công việc của mình, mới đó mà đã gần xong cả một thửa khá rộng. Trời về trưa, nắng trời khá gắt cũng là lúc bác cày xong, một buổi sáng làm việc vất vả và hiệu quả của một người nông dân hiền lành, chất phác và mộc mạc như bác. Nhìn bác, em càng thêm trân trọng vẻ đẹp lao động cần cù của người dân quê mình.

Em rất thích ngắm các cô các bác làm đồng, cấy lúa, cày ruộng,nhìn ai cũng thật chăm chỉ. Em mong mình sẽ học thật giỏi để phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.

Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.

Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.

Từ sự nhận thức về công lao sinh thành của cha mẹ, tác giả dân gian cũng nhắc nhở đến những người con, phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, có ý thức đáp đền, phụng dưỡng cha mẹ để báo ơn công lao trời bể ấy, làm được như vậy mới xứng đạo làm con.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Nếu như ở bài ca dao trên nói về tình cảm sâu nặng của cha mẹ và nhắc nhở ý thức báo hiếu ở người con thì trong hai câu ca dao này lại thể hiện được tấm lòng của một người con lấy chồng xa xứ hướng về bố mẹ. Câu ca dao gợi ra hình ảnh của một người con gái lấy chồng xa quê, không thể thường xuyên trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên chỉ có thể trông về quê mẹ bằng cái nhìn đầy đau đớn, xót xa. Khung cảnh chiều tà trong ca dao luôn gợi nhắc những nỗi buồn, khung cảnh ấy xuất hiện trong câu ca dao này thể hiện được sự bất lực trong đau đớn của người con khi không thể trở về cũng như tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ.

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Hai câu ca dao vừa thể hiện được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, vừa nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của các bậc sinh thành ấy để nuôi dưỡng những đứa con thành người. Cha là trụ cột của gia đình, bởi vậy mà bao gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc sống đều đặt lên đôi vai cha, nỗi khổ ấy là vì con cái, vì những người con mà cha không tiếc hi sinh thân mình, lao động hi sinh thầm lặng chỉ mong các con khôn lớn. Mẹ lại là người phụ nữ đối xử tốt nhất với mình, mẹ là người luôn ở bên quan tâm đến các con, bênh vực, chở che và tin tưởng các con không điều kiện.

7 tháng 10 2021

Ca dao - dân ca là "tiếng hát đi từ trái tim lên miệng", là thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao - dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người lao động Việt Nam. Rất tự nhiên, tâm hồn, tình cảm con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm, ân nghĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Truyền thống văn hoá Việt Nam rất đề cao gia đình và tình nghĩa gia đình. Bài ca tình nghĩa gia đình trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam vô cùng phong phú. Trong đó, bốn bài ca của văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình là tiêu biểu, vừa sâu sắc về nội dung, vừa sinh động, tinh tế về ngôn ngữ nghệ thuật:

- Công cha như núi ngất trời...

- Chiều chiều ra đứng ngố sau...

- Ngó lên nuộc lạt mái nhà...

- Anh em nào phải người xa...

Lời của những bài ca dao trên là lời của ai, nói với ai thế? Qua âm điệu, ý nghĩa các từ ngữ và hình ảnh những nhân vật trữ tình của chùm ca dao, chúng ta hiểu rằng: đây là lời ru con của mẹ, nói với con; là lời người con gái lấy chồng xa quê hướng về quê mẹ, nói với mẹ; là lời của cháu nói với ông và cuối cùng, ở bài thứ tư thì lời nói nghĩa tình ngân lên một khúc hát nhiều bè, có thể là lời của ông bà, hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ răn bảo con, hoặc của anh em ruột thịt tâm sự, bảo ban nhau. Những câu hát về tình cảm gia đình trong ca dao - dân ca Việt Nam chúng ta đẹp như một bản hợp ca vừa chân thành, thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng, trang trọng, xuyên thấm từ đời này sang đời khác. Trong bốn bài ca dao trên, có lẽ lay động sâu sắc tâm hồn, trí tuệ chúng ta nhất là bài 1 và bài 4.

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài hiển Đông.

Núi cao hiển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Sáu tiếng mở đầu ngân theo ba nhịp như khúc dạo nhạc nhẹ nhàng, thủ thí của một bài hát ru. Đây là lời ru của mẹ, ru cho đứa con thơ bé ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Mẹ sinh ra con, dành tất cả những dòng sữa thơm ngọt nuôi phần xác của con và hằng đêm cất tiếng ru êm dịu rót thêm những dòng sữa âm thanh nuôi lớn phần hồn của con. Là những người con, mỗi chúng ta ai mà chẳng đã từng dược nghe lời ru của mẹ để rồi cùng với sữa mẹ, những bài hát ru ấy đã nuôi lớn chúng ta, hoàn thiện cho ta những bước trưởng thành cả tâm hồn và thể xác. Ở bài hát ru này, người mẹ đã ví công lao sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ đối với con cái cao như "núi ngất trời", rộng như "nước biển Đồng". Đây là cách nói ví quen thuộc của ca dao Việt Nam dể ca ngợi công ơn cha mẹ đối với con cái. "Công cha", "nghĩa mẹ" là những ý niệm trừu tượng dược so sánh bời hình ảnh tạo vật cụ thể "núi cao", "biển rộng", biểu tượng cho sự vĩnh hằng bất diệt của thiên nhiên. Những hình ảnh ấy được miêu tá bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời: núi rất cao, ngọn núi lẫn trong mây trời ; biển rộng mênh mông: biển rộng không sao đo được). Một hình ảnh vẽ chiều đứng, hài hoà với hình ảnh vẽ chiều ngang dựng một không gian bát ngát, mênh mang, rất gợi cảm. Thêm nữa, hai từ "núi" và "biển" được nhắc lại hai lần (điệp từ) bổ sung thêm nét điệp trùng, nối tiếp của núi, của biển khiến cho chiều cao của núi càng thêm cao, chiều rộng của biển càng thêm rộng... Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả nổi công ơn sinh thành, nuôi dạy con cái của cha mẹ. "Núi ngất trời", "biển rộng mênh mông" không thể nào đo được, cũng như công ơn cha mẹ đối với con cái không thể nào tính được. Qua nghệ thuật so sánh, dùng từ đặc tả, từ láy và điệp từ, kết hợp giọng thơ lục bát ngọt ngào của điệu hát ru, ba câu đẩu của bài ca dao đã khẳng định và ngợi ca công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là lời giáo huấn khó khăn về chữ hiếu mà là những tiếng nói tâm tình truyền cảm, lay động trái tim chúng ta.

Do đó, đến câu cuối "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!", tuy lời ru chỉ rõ công ơn cha mẹ bằng một thành ngữ "chín chữ cù lao" hơi khó hiểu, nhưng chúng ta vần thấm thía những tình nghĩa cha mẹ đối với con cái. Có thể nói, công ơn cha mẹ đối với con cái không chỉ gói lại ở con số chín (sinh: đẻ, cúc: nâng đỡ, phủ: vuốt ve, súc: cho bú, trưởng: nuôi lớn, dục: dạy dỗ, cố: trông nom, phục: theo dõi, phúc: che chở) mà mở rộng đến vô cùng. Câu thơ tám tiếng chia đều hai nhịp: bốn tiếng đầu "cù lao chín chữ" nhấn mạnh công ơn cha mẹ, bốn tiếng sau "ghi lòng con ơi" nhắc nhở thái độ và hành động của con cái đền đáp công ơn ấy. Về mật bố cục và mạch lạc văn bản, bài hát ru này khá chặt chẽ. Nhiều bài ca dao khác của dân tộc ta cũng thường bố cục tương tự: miêu tả sự vật, kể sự việc, rồi nhắc nhở, răn dạy ; nội dung hiện thực, hài hoà mang tính giáo huấn ; lay động người nghe bằng tình cảm, sau đó mới nhắc nhở bằng lí trí, ý thức.

Ngoài bài ca dao mà sách giáo khoa giới thiệu, nhiều người Việt Nam còn nhớ một số bài khác có nội dung tương tự như:

Ơn cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

Hoặc:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...

Cùng với bài hát ru về công cha, nghĩa mẹ, cha ông ta cũng thường hát ru con cháu về tình cảm anh em thân thương ruột thịt. Bài ca dao thứ tư là lời răn dạy về tình cảm ấy và cũng có bố cục gần giống bài thứ nhất. Phần thứ nhất: Người ru, người hát vừa kể vừa tả quan hộ anh em trong một nhà:

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Quan hệ anh em khác biệt rõ ràng với quan hệ láng giềng, xã hội. Lời ca dùng phép đối chiếu, dùng hai tiếng "người xa" mớ đầu mang âm diệu bình thản như vô cảm, rồi đối lai bằng một dòng tám tiếng liền mạch "Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân" nghe vừa như thân mật, tha thiết vừa thiêng liêng, trang trọng. Những hình ảnh "bác" (cha), "mẹ", "một nhà" kết hợp các từ "cùng" đã nhấn mạnh quan hệ anh em, thân thương, ruột thịt. Lời ca nhẹ nhàng, tự nhiên, ý nghĩa, nội dung sâu sắc mà khơi gợi biết bao tình cảm mặn nồng, tha thiết. Phần tiếp sau là lời răn bảo cụ thể:

Yên nhau như thể tay chân,

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

Lời răn bảo dùng cách so sánh khéo léo. Tình anh em, yêu thương, hoà thuận, trên kính dưới nhường như tay gắn bó với chân, sự gắn bó bằng đường gân, mạch máu. Đây cũng là cách dùng một ý niệm trừu tượng "tình thương yêu" đối chiếu, so sánh với hình ảnh cụ thể "tay, chân", mở ra trong suy nghĩ của người nghe nhiều liên tưởng, tưởng tượng rộng và sâu. Nói khác đi, ông bà, cha mẹ luôn mong muôn con cái trong một nhà thương yêu, giúp dỡ lẫn nhau, gắn bó với nhau như tay với chân trong một cơ thể. Cái cơ thể ấy chính là gia đình. Người tiêu biểu cho gia đình chính là cha mẹ. Tình cảm anh em nằm trong tình thương yêu của cha mẹ. Vì thế, anh em hoà thuận sẽ đem lại niểm vui, hạnh phúc cho cha mẹ "Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy". Lời ca kết lại, nhưng cảm xúc và ước vọng vẫn tiếp tục mở ra. Những từ ghép "yêu nhau", "hoà thuận", "vui vầy" thuộc nhóm từ biểu cảm cứ ngân lên, lan toả mãi trong lòng người... Có thể nói ca dao - dân ca là "tiếng hát di từ trái tim lên miệng". Trong những "tiếng hát trái tim" ấy, những lời ru, những bài ca về tình nghĩa gia đình bao giờ cùng dịu dàng, chân thành, đằm thắm nhất. Từ tình cảm cha mẹ, con cái, tình anh em đến tình cảm ông bà, con cháu, tình ruột thịt, huyết thống,... tất cả đều đáng trân trọng và cần phải vun trồng mãi mãi tươi tốt. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", tục ngữ xưa cũng từng đúc kết kinh nghiệm ứng xử như thế. Song đạo lí Việt Nam lại luôn nhắc nhở "tình" phải gắn liền với "nghĩa". Tinh yêu thương, lòng nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình thân đoàn kết anh em ruột thịt chỉ có giá trị khi con người biết làm những việc nhân nghĩa, có những hành động cụ thể thiết thực đề ơn đáp nghĩa những bậc sinh thành, những người gần gũi ruột thịt từng hi sinh cả cuộc đời cho sự sống của mình. Và thiêng liêng cao cả hơn nữa là có thực hiện được tình nghĩa gia đình tốt đẹp thì chúng ta mới rèn giũa được những tình cảm rộng lớn khác như tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng bào, lòng nhân ái, tình thương con người,...

6 tháng 10 2021

ủa ? rùi đề đou ? =_=

6 tháng 10 2021

Câu 2: Tìm các từláy, từghép trong đoạn văn sau và nhận xét tác dụng của những từghép ấy:

“ U tôi đã đi ngủtừlâu. Nhưng tôi buông bút nhìn ra bốn bên, chỗnào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen đủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽlên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộmmột màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồyêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi, đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp thỏm đợi chờdài dặc mang ngấn nước mắt và tiếng thởdài.”

Đây mới là câu hỏi, giúp mik với T_T