K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2021

hữu danh vô thực

19 tháng 11 2021

Hữu danh vô thực

19 tháng 11 2021

Một ngày luôn có điểm khởi đầu và có điểm kết thúc. Sự bắt đầu luôn đem đến cho người ta biết bao sự chờ đợi và hi vọng. Khoảnh khắc một ngày mới bắt đầu trên quê em cũng đem lại những cảm giác như thế.

Từ tờ mờ sáng, em lên sân thượng để tập thể dục. Những làn gió đem theo hơi sương khiến em hơi se lạnh. Em vươn vai, dang rộng cánh tay, hít một hơi thật sâu để tận hưởng trọn vẹn bầu không khí đầy trong lành và thơm mát này. Cánh đồng, dòng sông, ngôi trường... vẫn còn đang cuộn mình trong chiếc khăn voan mỏng của bà mẹ thiên nhiên. Ánh điện đường leo lắt vàng vọt, thỉnh thoảng phản chiếu bóng người lướt qua- những người có việc phải ra ngoài sớm. Tiếng gà trống dõng dạc, vang vọng, ngân mãi trong không gian. Những làn khói mỏng manh bay lên từ các mái nhà quyện vào trong sương sớm tạo nên không gian nhạt nhòa, huyền ảo. Từ đường chân trời, vùng trời xám xịt dần dần chuyển màu, một màu hồng hồng, vàng rực lên và rồi từ tấm chăn bông, ông mặt trời chui ra, ban phát những tia nắng đầu tiên xuống xứ sở của em. Quê hương như một người thiếu nữ bừng thức, để lộ ra vẻ đẹp tràn đầy sức sống. Cánh đồng lúa chín hòa trong màu nắng tạo nên một khung cảnh rực rỡ, chói chang. Màu vàng gợi sự ấm no và hạnh phúc. Trên cánh đồng, đã thấp thoáng chiếc nón lá của bác nông dân thăm lúa thoắt ẩn thoắt hiện. Dòng sông trở nên lấp lánh khi phản chiếu cả hàng liễu hai bên bờ và khoảng trời cao, rộng và xanh. Các nhà đã thôi thắp đèn và xôn xao những tiếng gọi vọng từ gian bếp lên. Khu vườn nhà em cũng thấm tháp sương đêm còn sót lại, ánh lên những tia ngũ sắc huyền diệu. Con đường làng đã tấp nập người qua lại hơn, tiếng xe máy ì ạch, tiếng những con bò khụt khịt ra đồng. Tất cả là những thanh âm bình dị của cuộc sống mà em cảm thấy may mắn khi mình lắng nghe được. Mẹ em chuẩn bị xong đồ ăn sáng và gọi cả nhà xuống ăn. Một lúc sau, bố mẹ em đi làm, những người dân trong làng cũng bắt tay vào công việc. Mặt trời lên cao dần, bầu trời cũng trong xanh và chót vót. Quê em trở lại vẻ bình yên sau những chuyển động khởi đầu. Chỉ còn mấy đứa trẻ trong xóm hồ hởi gọi nhau tụ tập để chơi đuổi bắt và một vài cụ già ngồi trên chiếc ghế ngoài ngõ nói chuyện với nhau.

Bình minh trên mảnh đất em đã sinh ra và lớn lên gieo vào tâm hồn em những cảm xúc trong trẻo, an nhiên để em biết sống chậm lại và trân trọng mọi thứ quanh mình.

TL:

Tham khảo ạ:

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy /Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.” Có thêm một ngày mới chính là món quà kì diệu mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta. Được ngắm nhìn cảnh một ngày mới bắt đầu trên quê hương thì chính là một điều tuyệt vời.

Khi mọi vật còn đang chìm trong giấc ngủ say nồng thì bỗng nhiên tiếng “ Ò…ó…o” của chú gà trống vang lên rộn rã như chiếc đồng hồ báo thức báo hiệu một ngày mới đã sang. Trời tờ mờ sáng. Màn sương giăng mắc nơi đầu thôn ngõ xóm. Sương đọng lại trên những vòm lá xanh, long lanh như hạt ngọc. Thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua làm lay động cả những hàng tre đầu làng. Tiếng xào xạc, vi vu của những chiếc lá như tấu lên những bản nhạc ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Những chú chim cũng cất tiếng hót đầu tiên sau một giấc ngủ dài. Khí trời mát mẻ, không gian thoáng đãng. Từ các mái bếp, những làn khói nghi ngút bay lên hòa quyện với sương sớm tạo thành những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời.

Bầu trời phía Đông đổi dần từ màu xám nhạt sang hồng phớt. Mặt trời như quả cầu lửa từ từ nhô lên, ban phát những tia nắng đầu tiên xuống trần gian, đánh thức vạn vật. Ngoài đồng những bông lúa nghiêng mình thì thầm trò chuyện sau một giấc ngủ dài. Những con bướm sặc sỡ như khoe sắc đẹp tuyệt vời của mình bay dập dìu trong không gian. Thi thoảng có một vài chú chim hót líu lo trên cành cây gần đó. Điểm thêm vào bức tranh tuyệt diệu này là hình ảnh những người nông dân cần cù chịu khó chăm sóc cho đồng ruộng của mình. Con người cũng bắt đầu chuẩn bị bắt đầu công việc của mình cho một ngày làm việc hiệu quả. Từ các ngõ xóm, trên đường làng, các bà các chị gánh những gánh hàng, rau tươi su hào, cải bắp … mang ra chợ bánh hay những bác rao bán những ổ bánh mì nóng giòn. Tiếng xe cộ đi lại ngày một tấp nập hơn, tiếng gọi nhau í ới của những bạn học sinh làm vang động cả một vùng không gian. Các bạn học sinh trong bộ đồng phục gọn gàng màu trắng cùng chiếc khăn quàng đỏ thắm đang tung tăng dạo bước, vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ trao đổi với nhau về bài tập về nhà. Các quán hàng tạp hóa bên đường cũng đang được mở ra để phục vụ cho mọi người. Trên dòng sông thì những bác thuyền chài đang trở về với những mẻ cá đầy ăm ắp không phụ lòng công sức của con người đã bỏ ra.

Đó là một ngày mới bắt đầu trên quê hương tôi. Càng ngắm tôi càng thấy yêu quê mình hơn. Tôi hứa sẽ học thật giỏi để mai này xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp.

_HT_

19 tháng 11 2021

Bài thi giữa kì em được chín điểm./ Chị em học lớp chín.

19 tháng 11 2021

Vườn cam chín đỏ

19 tháng 11 2021

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề “vứt rác bừa bãi”

Thế giới đang đang trước những nhu cầu cấp bách và cần thiết. Các vấn đề như ô nhiễm môi trường, thủng tầng ôzôn, bức xạ tia cực tím, đó là những vấn đề vô cùng bức thiết của xã hội. Một trong những nguyên nhân gây nên những vấn đề đó là do ý thức của con người, họ đã vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và dẫn đến tình trạng cấp thiết như ngày nay. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vấn đề “vứt rác bừa bãi” hiện nay.

II. Thân bài

1. Nêu vấn đề

- Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường.

- Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc.

- Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào.

2. Thực trạng

- Bởi hành động vứt rác bừa bãi và cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng

- Những khu du lịch, du khách tiện đâu vứt đó, không quan tâm đến địa điểm hay mức độ của nó.

- Ngay cả trên xe buýt, thùng rác ngay bên cạnh cũng không thèm vứt vào

3. Nguyên nhân

- Do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống

- Thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác.

- Việc xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên.

4. Tác hại

- Hành động này sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn có thể phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người.

- Vứt rác bừa bãi làm mất cảnh quan sinh thái, các khu du lịch hay danh lam thắng cảnh.

- Gây tổn hại tiền của cho nhà nước.

- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.

5. Biện pháp

- Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng.

- Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh,...

- Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp xả rác bừa bãi.

III. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân về “vứt rác bừa bãi”

- Tuyên truyền và động viên mọi người trong việc bảo vệ môi trường.

19 tháng 11 2021

đây nhé

~HT~

8 chữ cái

Điếc = hư tai => hai tư => 24

Bắp ngô

Everest

1 chữ C

@Nghệ Mạt

#cua

19 tháng 11 2021

1. 24 con chuột

2. bắp ngô

3. 1 chữ C

- HT

Trầu - Trâu - Râu

@Nghệ Mạt

#cua

19 tháng 11 2021

trầu - trâu-râu

18 tháng 11 2021

Trong đời học sinh của mình, tôi nhận được sự dạy dỗ của rất nhiều thầy cô giáo, nhưng người thầy cô để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất đó là cô Oanh, cô giáo chủ nhiệm của tôi năm lớp 4.

Cô giáo chủ nhiệm của tôi là một người rất giản dị, cách ăn mặc của cô khác hẳn với những thầy cô khác. Hàng ngày đến lớp cô thường diện chiếc áo sơ mi và chiếc quần âu đen, nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp dịu hiện của cô. Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Với mái tóc ấy, khi thì cô tết tóc hai bên, khi cô búi cao trên đỉnh đầu, khi thì buộc cao lên. Dù tạo theo kiểu nào, nhìn cô vẫn rất trẻ trung và duyên dáng. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Dù chúng tôi có mắc khuyết điểm cô vẫn luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn.

Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Khi giảng bài cô thường pha trò thêm để tạo không khí vui vẻ cho chúng tôi học bài, vì vậy tiết học của cô khiến chúng tôi rất thích thú. Những khi cần nghiêm khắc cô cũng rất nghiêm khắc với chúng tôi.

Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Trước giờ lên lớp cô luôn soạn giáo án rất cẩn thận và giảng bài rất nhiệt tình với học sinh.

Cả lớp chúng tôi ai cũng yêu thích tiết học của cô.

18 tháng 11 2021

TL : Người phụ nữ đẹp nhất đối với em có lẽ chính là mẹ, mẹ không chỉ là người đẹp nhất mà còn là người phụ nữ đảm đang nhất, tuyệt vời nhất trong suy nghĩ của em. Mẹ em là một giáo viên tiểu học, năm nay mẹ đã bước sang tuổi 35, mẹ công tác trong chính ngôi trường mà em đang học, chính vì vậy sáng nào em cũng được mẹ chở đi làm và đi học. Mẹ em có mái tóc dài, đen nhánh và thẳng suôn mượt, mẹ không thích nhuộm tóc hay làm xoăn như các cô giáo khác. Dù là đi dạy hay ở nhà mẹ vẫn rất giản dị, không tô son, đánh phấn, nhưng như thế mẹ vẫn rất xinh đẹp. Mẹ em là một giáo viên dạy giỏi ở trường, em rất tự hào khi có một người mẹ như mẹ của em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ của mẹ.

18 tháng 11 2021

Không hiểu sao mỗi khi nhắc đến hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, tôi lại nghĩ ngay đến mẹ. Hình ảnh mẹ tôi mỗi sáng đội chiếc nón lá đi chợ đã khắc sâu trong tâm trí tôi tự thuở nào. Ngày nay tôi ít thấy có ai đội nón lá ra đường. Các bà các cô thường đội những chiếc nón kiểu đầy hoa văn và màu sắc, nhất là các cô gái trẻ thì càng không muốn đội chiếc nón lá quê mùa này. Ấy vậy mà ngày ngày mẹ tôi đều đội nó ra chợ, thậm chí cho đến cả bây giờ. Hồi nhỏ, tôi hay nghịch nón của mẹ và rất thích cái dây quai nón. Mẹ có tổng cộng 3 cái dây để thay đổi. Quai nón là do mẹ tự may lấy, những sợi dây mảnh có hoa văn rất đẹp.

Tôi không biết phải bắt đầu tả mẹ từ đâu. Có lẽ là khuôn mặt. Mẹ tôi không xấu nhưng cũng chẳng đẹp, nói chung là không có nét gì nổi bật. Bây giờ mẹ tôi đã già nên khuôn mặt có nếp nhăn. Nhìn hình của mẹ lúc còn trẻ, tôi bỗng giật mình. Mẹ thay đổi nhiều quá! Không phải thời gian đã làm thay đổi mẹ tôi đâu. Mà chính sự cực nhọc đã khiến mẹ gầy mòn. Nhìn vào đôi mắt của mẹ, tôi thấy sự mệt mỏi đằng sau đôi mắt ấy, và cảm nhận rằng mẹ có nhiều nỗi buồn hơn là niềm vui.

Tôi còn nhớ hồi lớp 5 có thi tập đọc. Có 4 đề và tôi bốc trúng đề “Đôi bàn tay của mẹ”. Tôi không nhớ mình được bao nhiêu điểm, chỉ nhớ rằng tôi đã đọc bằng cả tấm lòng. “Em yêu nhất là đôi bàn tay mẹ, những ngón tay gầy gầy xương xương”. Khi tôi cầm tay mẹ, có cảm giác như cầm một khúc gỗ. Tay mẹ thô quá, cứng quá, dường như chỉ có da bọc xương. Và tay mẹ cũng không hề ấm áp chút nào, lúc nào cũng mát rười rượi. Bởi vậy mà tôi rất thích khi mẹ đặt tay lên trán lúc tôi bị nóng sốt. Bàn tay của mẹ lúc nào cũng mạnh mẽ. Bất cứ thứ gì tôi không mở được chỉ cần đưa mẹ là mở được ngay. Những lúc đó mẹ hay cười, chọc tôi sao yếu quá.

Tôi cao 1m60, một chiều cao trung bình nhưng khi đứng với mẹ, tôi vẫn cao hơn mẹ một chút. Thế mà chưa bao giờ tôi thấy mẹ thấp cả. Trong mắt tôi, mẹ lúc nào cũng là người hoàn hảo nhất.

Có một hôm đi học về, thấy mẹ đang nằm ngủ. Tôi lặng lẽ tới gần và ngồi xuống. Tôi cứ nhìn mẹ chăm chú suốt 15 phút cho đến khi mẹ thức dậy và nhìn tôi mỉm cười. Cô giáo tôi từng bảo “Các em thử nhìn gương mặt cha mẹ mình lúc ngủ, sẽ thấy được nỗi nhọc nhằn trên khuôn mặt họ”. Tôi nhìn mẹ nhưng chỉ có một cảm giác duy nhất: đó là sự yên bình.

Khi nhìn đôi chân của mẹ, tôi cảm thấy xót xa vô cùng. Có quá nhiều vết nứt, và vết nứt nào cũng sâu, sâu lắm. Tôi chưa từng thấy ai bị nứt chân sâu như vậy, dù là quảng cáo trên tivi. Bước chân của mẹ cũng thật là nặng nhọc. Vì thế mà đôi dép của mẹ rất mau mòn. Phần gót của đôi dép cao su mòn gần sát đất và dép trái mòn hơn dép phải chứng tỏ khi đi mẹ đặt trọng tâm về phía sau và nghiêng về bên trái. Hễ có người gọi thì lúc nào mẹ cũng hối hả chạy ra, có lúc còn xém bị vấp ngã. Người ta nói những người đi nhanh và bước chân nặng nhọc thì sống không được sung sướng. Có lẽ là vậy nhỉ.

Ngay chỗ xương vai của mẹ có 2 cái hốc thật sâu. Và da của mẹ thì bủng beo, không săn chắc như người khác. Thương mẹ quá.

Mẹ tôi bị viêm xoang. Đó là do ngày xưa mẹ hít bụi than quá nhiều. Bây giờ, căn bệnh này cứ hành mẹ tôi mãi. Mẹ hay bị nhức đầu, còn sổ mũi là chuyện như cơm bữa. Thế nhưng không ngày nào mẹ tôi nghỉ ngơi. Trong khi tôi hễ bệnh một chút là chẳng làm gì cả, chỉ nằm đó để mẹ chăm sóc.

Tôi nhớ có một kỷ niệm rất trẻ con: anh tôi khóc. Trong suốt 23 năm sinh sống, đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất anh tôi khóc. Tôi không nhớ chuyện bắt đầu như thế nào, chỉ nhớ rằng anh tôi vừa khóc vừa nói “Sao mẹ lúc nào cũng bênh nó, cưng chiều nó? Thậm chí nó lớp 5 rồi mà rót nước mẹ cũng rót cho nó”. Lí do là vậy đó. Anh tôi ghen tị vì mẹ thương tôi hơn. Trẻ con ai cũng muốn dành tình thương của mẹ nhỉ. Lúc nhỏ mẹ thương tôi nhất nhưng lớn lên mẹ lại thương chị cả nhất. Tôi hiểu mẹ không hề thiên vị mà rất công bằng. Mẹ dành tình thương cho ai cần nó nhất. Lúc nhỏ, tôi bé nhất nên mẹ quan tâm chăm sóc tôi nhiều nhất. Nhưng giờ lớn rồi, anh chị tôi đều đã đi làm thì mẹ thương chị nhất. Đơn giản vì chị tôi làm việc rất cực khổ nhưng lương lại thấp và mẹ nghĩ rằng cần bù đắp cho chị bằng tình thương của mẹ. Có những việc không cần phải nói ra nhưng ta cũng hiểu, phải không nào?

Những chuyện về mẹ có kể hoài cũng không hết. Nếu được quay ngược thời gian thì bài tập làm văn “Hãy tả mẹ của em” chắc chắn tôi sẽ viết khác.

18 tháng 11 2021

Người yêu cầu thế hệ trẻ, nhất là thanh niên dù đang học tập tại hệ thống các nhà trường, đang chiến đấu ở tiền tuyến hay lao động sản xuất tại hậu phương cũng đều phải được học tập và nỗ lực học tập, tu dưỡng để “làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đảng, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”.

TL:

Trồng người”  chiến lược hàng đầu của cách mạng Việt Nam, nhằm để đáp ứng yêu cầu của cách mạng, và chuẩn bị cho tương lai.

_HT_

18 tháng 11 2021

Giúp tui với , đi mà mn