chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong bài lao xao của duy khán đến đoạn từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi giúp mình pls
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ thay thế cho từ quê hương trong đoạn :
"Tôi đã đi nhiều nơi ,đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều,nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết ,nhưng sao sức quyến rũ , nhớ thương vẫn không bằng mảnh đất cọc cằn này"
A. Làng quê B. Đây C. Phong cảnh D. Mảnh đất cọc cằn
câu ' Làng quê tôi đã khuấn hẳn , nhưng tôi vẫn đăm đắm nhiền theo " thể hiện mối quan hệ gì ?
A. Tăng tiến B. Tương phản C. Giả thiết - kết quả D. Nguyên nhân - kết quả
Cái tủ sách mà mẹ em vẫn dùng lâu nay là của ông ngoại để lại. Cùng với cái tủ là 12 quyển sách tiếng Pháp, quyển nào ở trang đầu, ông cũng ghi rõ ngày tháng năm mua và kèm theo chữ kí của ông.
Cái tủ được làm bằng gỗ lim, đánh véc-ni màu nâu sẫm rất bóng. Nó rất nặng, phải 4 người lớn mới khiêng được cái tủ không. Tủ được kê sát tường, cạnh bàn làm việc của mẹ. Rất ít khi nó được di chuyển. Cái tủ sách rộng 1,2m; cao 1,8m; bề sâu là 0,6m. Phần trên có 4 lớp, lớp nào cũng chia làm 2 ngăn. Phía trước là cửa kính. Phần dưới cũng chia làm 2 ngăn, có 2 cánh cửa gỗ, có thể đựng được nhiều thứ lặt vặt khác. Các ngăn 4 lớp trên đều được xếp sách. Gáy hướng ra ngoài. 12 quyển sách của ông ngoại để lại, và một ít sách tiếng Nga của bố được mẹ xếp vào lớp trên cùng. Hai lớp giữa là sách và tài liệu giảng dạy của mẹ. Mẹ là giáo viên Ngữ Văn trường Trung học cơ sở, nên sách của mẹ toàn là sách văn học. Các cuốn thơ Hồ Chí Minh, các tuyển tập của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tố Hữu... mẹ đều có cả. Lớp cuối cùng, mẹ xếp sách của Nhà xuất bản Kim Đồng, là sách đọc của hai chị em. Mẹ quy định hai chị em không được lục lọi sách của ông, của bố, của mẹ; cần quyển nào ở ngăn sách của mẹ phải xin phép mẹ. Sách của hai chị em, sau khi đọc xong phải xếp gọn vào tủ, không được mang sách đến trường. Cái tủ sách này tháng năm vẫn đứng trầm mặc ở một góc phòng. Mỗi lần đứng trước tủ sách, ngước nhìn và nhẩm đọc các tên sách, em tưởng như mình đang được trò chuyện với người xưa, những danh nhân văn hóa, những nhà văn nhà thơ lỗi lạc của đất nước.
Cái tủ sách luôn luôn nhắc nhở hai chị em ghi nhớ lời dạy của người xưa: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng. Sách là thầy, là bạn của tuổi thơ".
Cái tủ sách này tháng năm vẫn đứng trầm mặc ở một góc phòng.Tả một chiếc giá sách
Bài làm
Trong phòng riêng của em có rất nhiều đồ dùng dễ thương nhưng em thích nhất là cái giá sách.
Giá sách của em được làm bằng gỗ cây mít nhưng rất vững chắc. Cách đây hai năm, sau chuyến đi công tác, bố em đã tự tay đóng nó làm quà tặng sinh nhật cho em. Giá sách được đặt ngay ngắn trước bàn học ở góc phòng. Nhìn từ xa, nó như một khung cửa sổ mở ra nhiều mơ ước. Giá sách mặc trên mình tấm áo choàng màu nâu bóng loáng. Xung quanh đường diềm, em thắt những chiếc nơ đủ màu sắc khiến nó như cô công chúa điệu đà. Giá sách ấy có ba tầng: Hai tầng dưới, mỗi tầng có ba ngăn hình chữ nhật đều nhau, nằm so le rất cân đối; tầng dưới, em để sách giáo khoa và vở viết; ngăn nhỏ ngoài cùng là nơi những lọ bút xinh xắn trú ngụ. Tầng hai là nơi ở của những cuốn sách tham khảo hay nâng cao. Ngoài ra, em còn sưu tầm rất nhiều truyện tranh, tác phẩm văn học thiếu nhi và đặt chúng gọn gàng ở tầng hai. Duy nhất tầng trên cùng không chia thành các ngăn, chính vì vậy, em trang trí rất nhiều đồ vật ngộ nghĩnh: Nào thú bông, lọ hoa, những món đồ nhỏ em tự tay làm... Mỗi khi học bài căng thẳng, em lại nhìn lên đó để giải trí, đầu óc bỗng thấy thoải mái và nhẹ nhõm hơn.
Hai năm qua, giá sách luôn là người bạn thân thiết của em, em luôn thầm nhủ sẽ luôn giữ gìn giá sách thật cẩn thận để giá sách dùng được lâu bền hơn.
Nguồn: https://thuthuat.taimienphi.vn/ta-gia-sach-cua-em-34330n.aspx
Em rất thích vẽ, nên mỗi lần đi đâu xa về là bố lại mua cho em vài cây bút chì. Cây bút chì lần này bố mới mua cho thật đẹp.
Cây bút chì này cũng bình thường như mọi cây bút chì khác. Chiều dài của nó khoảng một gang tay. Thân bút tròn, cỡ bằng ngón tay út của em, dài khoảng một gang tay người lớn. Vỏ ngoài thân bút làm bằng gỗ, sơn những vạch xanh đỏ xen kẽ nhau, nước sơn bóng loáng rất đẹp. Trên lớp sơn có một dòng chữ in bằng nhũ vàng óng ánh: “Hanson”. Cây bút mới, hai đầu đều bằng phẳng, nom rất sắc sảo. Nhìn đầu nào cũng thấy chính giữa thân gỗ là một lõi chì màu đen nhánh. Em dùng cái gọt bút chì để gọt đi phần thân gỗ. Cái gọt khẽ xoay, em nghe những tiếng “xoạt … xoạt…” khe khẽ. Từng lớp vỏ gỗ tuôn ra theo lưỡi gọt và xoắn tròn, mịn như lụa. Em gọt cho đến khi lộ ra ngòi chì dài đủ dùng, bởi ngòi bút chì dài quá thì dễ bị gãy. Em thử những nét bút đầu tiên. Cây bút vẽ thật sướng tay. Ruột chì không quá mền mà cũng không quá cứng, nét chì đen nhánh, rất sắc.
Em thầm cảm ơn bố. Với cây bút chì ấy, em đã vẽ rất đẹp những hình vẽ của bài toán, những bức tranh em yêu thích. Em giữ gìn, nâng niu cây bút như một vật quý.
Với học sinh chúng em, kiến thức không chỉ nhận được từ những người thầy, người cô mà còn là từ sách vở, trước hết chính là những cuốn sách giáo khoa. Với em, sách giáo khoa có một vai trò vô cùng quan trọng trong chặng đường tiếp thu kiến thức của em, đồng thời cũng là một người thầy thứ hai của em.
Em có rất nhiều cuốn sách giáo khoa khác nhau: sách giáo khoa tiếng việt với những bài văn, những câu chuyện không chỉ có tính nhân văn mà còn chứa đựng những bài học giúp ta nên người; cuốn sách toán dạy ta những phép tính toán, dạy ta suy nghĩ logic; cuốn sách khoa học tự nhiên và xã hội dạy ta về những kiến thức đời sống để ta biết, để ta sống tốt hơn…cùng rất nhiều những cuốn sách giáo khoa khác. Những cuốn sách giáo khoa thường lớn lớn vở viết một chút, có những cuốn thậm chí còn to hơn.
Bìa sách được thiết kế phù hợp với nội dung từng môn học. Với sách giáo khoa tiếng việt, bìa sách là sự kết hợp hài hòa của nhiều hình ảnh nên thơ, thơ mộng khác nhau. Sách giáo khoa toán là hình ảnh những phép tính, những đoạn thẳng, đường thẳng, những hình tam giác, hình chữ nhật… Còn sách âm nhạc chính là hình ảnh những bạn học sinh đang đeo khăn quàng đỏ, đứng cạnh nhau cùng ngân vang hòa âm. Bên trên cùng là tên sách được in hoa cùng số lớp. Mỗi cuốn sách giáo khoa của em đều được dán nhãn vở cẩn thận ở góc bên trái để khi có mất sách, nếu ai thấy sẽ biết mà trả về cho em.
Những bài học trong sách được thiết kế rất khoa học và dễ hiểu. Trang đầu tiên là lời nói đầu của những người biên soạn sách gửi đến học sinh. Trang cuối cùng là mục lục và những thông tin chi tiết về cuốn sách, giúp em hiểu rõ hơn và biết cách tìm bài học nhanh hơn. Cuốn sách giáo khoa như chứa đựng cả một phần của bầu trời tri thức, giúp em hiểu sâu hơn bài học mà cô giáo dạy.
Em rất yêu thích những cuốn sách giáo khoa của mình. Vậy nên em sẽ giữ gìn sách cẩn thận để nó luôn phẳng phiu và luôn mới.
8. Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích số 8
Bắt đầu từ khi em vào lớp Một, bố đã mua cho em một cái bàn học đặt vào góc học tập riêng của em.
Cái bàn được đóng bằng gỗ, phủ vec-ni màu vàng sậm, bóng loáng. Chiếc bàn cao 1.6 m, gồm hai phần: bàn viết và kệ sách. Bàn cao khoảng 80cm. Mặt bàn dài 1m, rộng 40cm, được làm bằng một tấm gỗ liền, nhẵn bóng như gương, ngồi viết rất thoải mái. Dưới mặt bàn là một ngăn kéo và một tủ nhỏ. Trên mặt bàn là một kệ sách, dài bằng chiều dài mặt bàn, cao 60cm, chia làm hai ngăn. Ngăn trên cao 25cm chia thành ba ô; ngăn dưới cao 20cm, chỉ có một ô.
Chân bàn không phải là bốn thanh gỗ như những chiếc bàn khác, mà là hai tấm ván liền, giữa có nối một thanh gỗ xoay được, đặt chân rất thoải mái. Bố mua cho em một chiếc ghế gỗ có lưng tựa, có thể xếp lại được.
Năm em học lớp Một, chẳng có sách vở gì nhiều, chỉ sử dụng hai ô trên kệ sách. Đến bây giờ, trên kệ và các hộc tủ dưới bàn đã xếp đầy sách vở, chỉ còn đủ chỗ để giá cắm bút. Cây đèn bàn phải đẩy sát vào tận trong cùng. Em ngồi học, sách vở bày trên mặt bàn, cần tìm sách gì chỉ cần đứng dậy với tay là có thể lấy được trên kệ.
Mỗi lần ngồi vào bàn học, em lại nhớ đến lời bố dặn phải cố gắng học cho thật giỏi. Và em đã thực hiện được lời hứa của mình. Ba năm liền em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc.
Nhạc sĩ thiên tài Lút-vít-van Bét-tô-ven là một người có nghị lực phi thường. Cuộc đời ông từ lúc sinh ra, sống, học tập, sáng tác nhạc là chuỗi ngày dài luôn chiến đấu với mọi hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Câu chuyện em kể sau đây minh chứng cho nhận định đó.
Bét-tô-ven sinh năm 1770, tại nước Đức, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Từ bốn tuổi, Bét-tô-ven đã được học tập, rèn luyện các loại đàn piano và violon. Quá trình học tập, sinh sống của ông rất vất vả. Vì gia đình của ông nghèo, ông phải bỏ học từ mười tuổi. Kiến thức ông có được đều do ông tự học. Năm mười bảy tuổi, ông đến Viên và theo học nhạc sĩ Bach, cũng năm này, người mẹ thân yêu của ông qua đời. Chịu tang mẹ xong, ông quay lại Viên và tiếp tục học nhạc. Năm hai mươi hai tuổi, Bết-tô-ven đã thu hút được sự chú ý của mọi người bằng sự thể hiện độc đáo những tư tưởng âm nhạc và phong cách biểu diễn. Tưởng rằng tài năng nở rộ thì cuộc đời của ông sẽ tươi sáng hơn. Nhưng không, năm hai mươi sáu tuổi, ông bị điếc tai nặng. Bệnh của ông không có khả năng chữa khỏi. Bị điếc nghĩa là không nghe được tiếng nhạc nữa, điều này thật đáng sợ đối với một nhạc sĩ. Nó như giết chết cuộc đời nghệ thuật của ông. Tuy nhiên, ông không chịu đầu hàng số phận. Ông ngồi vào ghế, cầm lấy giấy và bút, viết thật nhanh, cho đến lúc trăng lên cao, ông đã viết xong bản hợp tấu đàn piano, ông lướt tay lên phím đàn đầy hào hứng, sôi nổi. Tuy ông không nghe tiếng đàn nhưng ông nhìn thấy các phím đàn cùng với sức tưởng tượng dồi dào, mạnh mẽ, ông như nghe được tiếng nhạc êm tai, quyến rũ, tăng thêm sức mạnh để ông sống tiếp. Bệnh phát triển, dày vò ông đau đớn, tiều tụy nhưng ông vẫn kiên trì chống chọi và sáng tác nhạc. Ông không thể nghe thấy âm thanh nhạc của ông khi người ta diễn tấu nhưng ông đánh giá được mức độ thành công thông qua thái độ hưởng ứng, thưởng thức của công chúng.
Ngày 26 tháng 3 năm 1827, trái tim nhạy cảm và giàu yêu thương của nhạc sĩ ngừng đập. Thế giới mất đi một thiên tài âm nhạc. Ba mươi năm dài chiến đấu với bệnh tật, ông để lại cho đời những bản giao hưởng công-xéc-tô nổi tiếng. Hạt ngọc sinh ra từ trong vỏ trai bệnh tật, những năm tháng đau buồn lận đận giúp thêm sức cho Bết-tô-ven cống hiến cho đời những bản nhạc bất hủ.
Khép sách lại, em nghe tim mình dâng lên niềm thương cảm và tôn kính một bậc tài hoa. Em ngưỡng mộ và khâm phục nghị lực phi thường của nhạc sĩ. Bét-tô-ven là tấm gương sáng chói lọi cho chúng ta sống, học tập và làm việc. Ngày nay, dù tình cờ nghe được một đoạn nhạc của ông, em hiểu rằng em đang được thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của bậc tinh anh, tài hoa kiệt xuất.