K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2017

1. Khái niệm :Mượn loài vật để nêu lên bài học luân lý,kinh nghiệm sống một cách kín đáo,tế nhị bằng văn vần hoặc văn xuôi.

Ví dụ tiêu biểu như các truyện: Thỏ và rùa, Thầy bói xem voi,…

Còn ý nghĩa mk ko biết nha !

25 tháng 10 2017

xem cái ghi nhớ ấy

29 tháng 10 2017

các bạn làm giúp mk với mk đang cần gấp 

25 tháng 10 2017

Có 4 loại rễ là : rễ củ , rễ móc , rễ thở và giác mút.

Đặc điểm :

Rễ củ : Rễ phình to.

Rễ móc : Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất , móc vào trụ bám.

Rễ thở : Sống trong điều kiện thiếu không khí . Rễ móc ngược lên trên mặt đất.

Giác mút : Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.

Các phần của thân non là :

- Biểu bì , thịt vỏ , mạch rây , mạch gỗ , ruột .

Chức năng của các phần là :

Biểu bì : Bảo vệ các phần trong của thân.

Thịt vỏ : Tham gia dự trữ và quang hợp.

Mạch rây : Vận chuyển chất hữu cơ.

Mạch gỗ : Vận chuyển nước và muối khoáng.

Ruột : Chứa chất dự trữ.

25 tháng 10 2017

SINH HỌC MÀ BẠN

25 tháng 10 2017

Siêng năng : Đức tính tốt của con người , được biểu hiện ở sự cần cù , tự giác , miệt mài khi làm việc và làm việc thường xuyên , đều đặn .Khác nghĩa với lười biếng : đức tính xấu của con người .

Kiên trì : Sự quyết tâm khi làm việc đến cùng .Dù gặp phải khó khăn , vát vả .Trái với nản lòng : Không quyết tâm khi làm việc.

25 tháng 10 2017

Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù tự giác,miệt mài làm việc thường xuyên đều đặn.

kiên trì là sự quyết tâm làm việc đến cùng dù có gặp khó khăn,gian khổ.

lười biếng,nản lòng là đức tính không tốt,không chăm làm việc,dễ nản chí.

Bạn chỉ cần dịch nghĩa ra là đc.

25 tháng 10 2017

Suốt bao năm tháng học đường, bên cạnh tôi bao giờ cũng có một hình bóng dõi theo. Chính người là nghị lực cho tôi, là nơi tôi trau dồi những kiến thức. Học giỏi suốt 3 năm liền là một niềm vui sướng nhưng bên cạnh đó vẫn là sự kính trọng, biết ơn vô vàn đối với cô. Chính vì vậy mà mấy năm xa cách tôi vẫn không quên được kỉ niệm ấy với người. Người mẹ thứ 2 của tôi, cô tâm. 
Cô tâm là một giáo viên dạy toán của trường tôi. Dù không còn trẻ nhưng cô là người yêu thương học sinh, cô coi học sinh như một phần của mình. Với nhiều kinh nghiệm, căn nhà cô không bao giờ thiếu vắng bóng dáng của những đứa trẻ. Nhà tôi cách nhà cô có mấy bước chân nên từ năm lớp 6 tôi đã học thêm từ đó. Nhờ vậy suốt 3 năm, kiến thức toán của tôil uôn vững chắc. Cô coi tôi như một người cháu, cô luôn tự tin về sức học của tôi. Không phụ lòng cô, môn toán là môn tôi luôn có những số điểm khá cao. Nhưng năm lớp 8 chính tôi đã khiến cô buồn cũng là nỗi ân hận vô vàn của riêng tôi. 
Năm ấy là năm tôi bước sang một lớp khác. Với nhiều kiền thức mới mẻ, cô tâm vẫn dạy một cách chu đáo, cẩn thận. Ngày tháng trôi qua, cuối cùng cũng tới thi học kỳ I. Vẫn tự tin như trước, tôi háo hức đến trường và vào phòng thi. Tin tưởng những kiến thức cô ôn luyện, tôi làm gọn mấy câu đầu chỉ sau ít phút. Đến bài cuối cùng thì suy nghĩ mãi vẫn ko ra được đáp án. Năm phút, mười phút, 30 phút… Lục tung những kiến thức trong đầu vẫn ko ra được. Bất ngờ, tiếng trống truờng vang lên, tôi cố viết những chữ cuối cùng dù biết kết quả đó ko đúng. Đêm đó, tôi trắn trọc ko ngủ, bao lo lắng về danh hiệu học sinh giỏi cả về cô khiến tôi bồn chồn không yên. Mình đã quá chủ quan ư? Bài thi dễ vậy mà ko ra được, tại sao? Hay là mình đã quá phụ thuộc vào cô, chỉ ôn luyện những gì cô dạy mà không tìm hiểu sâu hơn để ra nông nỗi này? Tôi bật khóc, tự trách chính bản thân mình. 
Hôm phát bài, tay tôi run rẩy cầm bài thi lên, với số điểm 7,75 đập vào mắt khiến tôi không tin nổi. Tệ vậy ư! Chỉ có 7.75 sao? Không gian xung quanh tôi như bao trùm một màu đen xám xịt cùng nỗi lo lắng ko nguôi. Với mười mấy môn học, duy nhất môn toán là môn tôi tự tin nhất. Kiểm tra lần nào tôi cũng được 8 trở lên. Lần này lại là con số 7 sao tôi dám nói với cô đây. Bữa tới học thêm, tôi rụt rè không vào lớp, tôi sợ phải thấy tâm trạng cô nghe thấy số điểm của tôi. Có tiếng cô từ gian nhà sau vang lên: Thủy, vào đi em. 
Khi tất cả đã đông đủ, công việc đầu tiên của cô là hỏi số điểm của từng em một. Giọng cô vang lên rõ to: 
Trung ,thi được mấy điểm? 
Dạ 10 điểm. Trung tự hào nói to 
Lần lượt đến bạn này đến bạn khác ai cũng có những số điểm khá cao, đến tôi: 
Thủy, mấy điểm em? Cô hỏi, vẫn giọng trìu mến đó 
Dạ 7,75 cô. Giọng tôi nhỏ dần. 
Giờ đây tất cả đang dồn mắt về tôi sửng sốt kèm theo là những tiếng xì xào. Còn cô không nói gì nhưng mặt cô bây giờ có cái gì đó thoáng buồn qua thì phải. Mà chắc có lẽ tôi biết, đó là sự thất vọng cô dành cho tôi, chính tôi cũng đã mất đi sự tin tưởng chính bản mình. Ai trên 8 điểm cô sẽ có một món quà nhỏ khích lệ, một phong kẹo sôcôla. Nhìn cô phát kẹo cho các bạn, tôi ao ước sao có đựoc một phong kẹo đó từ tay cô trao cho cô. Hai năm trước, tôi đã từng được cô tặng kẹo nhưng lần này lại không, cảm giác tủi thân như muốn trỗi lên, tôi co lại nơi góc tường. Mười bốn tuổi tôi có thể mua cho mình một phong kẹo như vậy chỉ với 4000 đồng, nhưng bây giờ phong kẹo đó đối với tôi là vô giá. Phong kẹo cô trao không phải là một món quà nhỏ, nó là sự tự hào, tin tưởng, quý mến nơi cô dành cho người nhận. Nhìn phong kẹo tôi khao khát muốn có được nó, càng ao ước muốn có tôi lại càng cố gắng lần thi học kỳ sau. Quả là thế, học kỳ II tôi dược 9,25 cùng với danh hiệu học sinh giỏi. Mừng rỡ, tôi chạy ùa tới nhà cô chỉ để khoe số điểm đó. Còn cô, cô đã mừng rơi nước mắt. Qua tôi biết rằng: Cô không cho kẹo không phải vì cô ích kỉ mà là động lực cho mỗi người. 
Giờ đây, bước sang lớp 9 tôi không còn được học trong ngôi nhà màu hồng đầy yêu thương của cô nữa. Nhưng mỗi lần đi ngang qua nhà cô, tôi lại ghé mắt nhìn vào. Nhìn những đứa trẻ đàn sau cắp sách vở đến nhà cô, lại được cô kèm cặp, được cô yêu thương và được cô trao những phong kẹo niềm tin đó. Tôi lại càng biết ơn, quý trọng cô hơn. 
Các bạn biết ko? Một đồ vật nào đó ta mua bằng tiền, bạn sẽ thấy nó rẻ rúng bình thường. Nhưng nếu nó được ai đó tặng bạn bằng tất cả tình yêu thương, bạn sẽ cảm nhận dược nó vô cùng quý giá như phong kẹo nhỏ của tôi vậy. Và chắc hẳn rằng ai trong các bạn cũng có một người lái đò riêng, nhưng bản thân tôi vô cùng may mắn khi có một người lài đò tuyệt vời như vậy. Dù không bao giờ nói thành lời nhưng sâu trong lòng tôi luôn tự nhủ: "Cô ơi ! Em cảm ơn cô nhiều lắm…" 

 

Làm cho con thích đến trường, thích đi học; phát triển ngôn ngữ cho con; bảo vệ hình ảnh của thầy cô giáo trước mặt con... là những việc quan trọng nhằm giúp trẻ tự tin vào lớp 1.

Có thể nói đi học lớp 1 là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ vì trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang hoạt động học tập là chủ đạo của học sinh ở trường tiểu học.

Ở trường Tiểu học, học là hoạt động chủ đạo và bắt buộc, không thích cũng phải học, học phải tạo ra sản phẩm (phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm bài tập, trả lời câu hỏi... theo tiến độ của cả lớp). Vì vậy cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1 cho trẻ để giúp trẻ thành công ngay từ những ngày đầu, tuần đầu của lớp 1, để trẻ tự tin và thích được đi học lớp 1.

Hiện nay có hai quan điểm của các bố mẹ có con chuẩn bị đi học lớp 1. Thứ nhất cho rằng không cần chuẩn bị gì, cứ để trẻ phát triển tự nhiên. Điều này dễ làm cho trẻ có những hẫng hụt tâm lý vì đi học lớp 1 hoàn toàn khác với việc đi học mẫu giáo. Ở trường mẫu giáo “cô là mẹ và các cháu là con”. Cháu có thể đi muộn giờ so với quy định, cháu khóc cô có thể ôm ấp vỗ về.

Nhưng ở lớp 1, trẻ phải đến lớp đúng giờ (vì muộn giờ sẽ ảnh hưởng đến tiết học, đến những trẻ khác...). Ở lớp 1, thầy cô giáo có yêu thương trẻ đến mấy cũng không thể có nhiều thời gian ôm ấp từng trẻ vì phải hỗ trợ học sinh học tập, điều khiển lớp học theo tiến độ của lớp mình và các lớp khác, rồi phải đánh giá, nhận xét trẻ trong quá trình học. Nói cách khác, chấp hành nội quy, quy định nhà trường, thiết lập quan hệ với giáo viên, hoàn thành các bài tập khi đến lớp... là những khó khăn đối với trẻ khi bắt đầu đi học lớp 1 nên không thể không chuẩn bị tâm lý cho trẻ đến trường.

chun-bi-tam-ly-cho-tre-di-hoc-lop-1-the-nao

Chuyển từ môi trường mẫu giáo sang lớp 1, trẻ còn rất nhiều bỡ ngỡ.

Quan điểm thứ hai, chuẩn bị cho trẻ đến trường là chuẩn bị cho trẻ đọc thông viết thạo trước khi đi học lớp 1. Nhiều phụ huynh cho rằng như vậy con mình sẽ học giỏi ở lớp 1. Thực ra đây là quan niệm chưa thật sự đúng đắn. Đọc thông, viết thạo là nhiệm vụ của các thầy, cô giáo lớp 1 trong 35 tuần học chứ không phải là nhiệm vụ của các cô mẫu giáo. Khi biết đọc, viết trước trẻ rất chủ quan trong học tập và rất dễ vi phạm nội quy của lớp học. Vì trẻ không hứng thú và muốn chứng tỏ cho thầy cô, các bạn biết mình đã biết điều đó, dẫn đến mất tập trung trong giờ học.

Hơn nữa, khi các ngón tay trẻ chưa đạt đến độ cứng vững nhất định mà phải viết sớm thì khi vào lớp 1 trẻ rất sợ viết. Đó là chưa nói đến việc rất có thể trẻ sẽ cầm bút không đúng cách dẫn đến tình trạng lên học lớp 1 khó có thể sửa được nên trẻ sẽ viết chậm và xấu.

Vậy chuẩn bị tâm lý cho trẻ đi học lớp 1 như thế nào là đúng?

1. Cần làm cho con thích đến trường, thích được đi học lớp 1

Điều đầu tiên cần chuẩn bị cho trẻ lòng ham thích đến trường, thích được đi học lớp 1. Tất nhiên, trẻ mới ham thích vẻ bề ngoài của người học sinh như thích cặp sách mới, thích có bàn học mới, thích bộ đồng phục, thích có anh chị lớp trên đón vào trường... Nhưng đó là điều rất cần cho trẻ khi đến trường. Các phụ huynh cần kích thích sự hiểu biết, lòng ham thích đi học của con, tránh làm cho trẻ sợ đến trường.

Ví dụ nên kể những câu chuyện thú vị về trường Tiểu học để khơi dậy sự tò mò và mong muốn được đến trường. Với những câu hỏi mà trẻ rất quan tâm, nên nói với trẻ rằng: “Đến trường, con sẽ được biết”. Không đưa nhà trường, cô giáo ra để dọa trẻ, tạo lập cho con một không gian học gọn gàng, sạch sẽ, hãy để con tự lựa chọn bàn học, tủ sách theo sở thích. Từ đó con sẽ thích ngồi vào bàn học và luôn có ý thức giữ gìn, chăm chút cho góc học tập của mình.

2. Hãy giúp con trở thành người chiến thắng ngay từ vạch xuất phát 

Lớp 1 nói riêng và bậc tiểu học nói chung là bậc học nền tảng trong giáo dục phổ thông. Thành công trong học tập ở bậc tiểu học là cơ hội lớn cho trẻ thành công ở bậc học tiếp theo. Tâm lý chung của con người là muốn được động viên, khen ngợi, không ai muốn bị chê, bị nói xấu. Vì vậy, bố mẹ cần giải thích, động viên, khích lệ trẻ khi chuẩn bị đi học lớp 1, không dọa dẫm, trách phạt trẻ nhiều làm cho trẻ nản chí.

Ví dụ khi trẻ vào lớp 1, các vị phụ huynh khi đón con nên bắt đầu bằng những câu hỏi như: Ở trường hôm nay có gì vui? Điều gì làm con thích thú?... Không mắng trẻ khi chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập mà nên tìm hiểu nguyên nhân và khích lệ để giúp trẻ học tốt hơn.

3. Cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Chuẩn bị vốn ngôn ngữ cho trẻ khi đi học lớp 1 vô cùng quan trọng. Vốn ngôn ngữ của trẻ khi đi học lớp 1 phải đảm bảo hai yêu cầu. Thứ nhất, trẻ phải diễn đạt cho người khác hiểu. Thứ hai, phải hiểu được nhũng người khác nói về những chủ đề gần gũi với cuộc sống của trẻ.

Ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt là từ lúc 3 tuổi là thời điểm thuận lợi nhất cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bố mẹ nên nói chuyện nhiều với con để con có môi trường phát triển ngôn ngữ. Bố mẹ nên đọc truyện cho con, đặc biệt là truyện tranh có hình vẽ to, đẹp của Việt Nam, đọc cho trẻ nghe, yêu cầu trẻ kể lại chuyện bằng ngôn ngữ riêng của trẻ.

Trẻ 3-6 tuổi có hiện tượng “đọc chữ theo tranh” tức là khi người lớn đọc truyện tranh cho trẻ vài lần, sau đó trẻ có thể giở lại từng trang và đọc đúng hàng chữ ở dưới tranh giống như trẻ biết chữ thật. Điều này rất cần thiết cho trẻ khi tri giác tranh ảnh để có vốn biểu tượng phong phú về cuộc sống, phát triển ngôn ngữ, cho trẻ làm quen nhớ dần các chữ cái, chữ số... Thực tế cho thấy những trẻ có khả năng ngôn ngữ tốt sẽ học lớp 1 thuận lợi hơn trẻ khác.

4. Cha mẹ cần giữ gìn và bảo vệ hình ảnh của thầy cô giáo trước mặt con

Đối với trẻ tiểu học, thầy cô giáo là thần tượng, là “mẫu” lý tưởng trực tiếp của trẻ. Thầy cô là người duy nhất đúng trên đời đối với trẻ. Vì vậy, khi trẻ đi học lớp 1, muốn tác động đến trẻ, phụ huynh nên thông qua thầy cô của con. Nên trao đổi với thầy cô để hiểu rõ hơn vì sao thầy cô lại có ứng xử như vậy với trẻ và phối hợp thống nhất cách tác động giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ.

Ví dụ ở trường cô khen về nhà mẹ cũng khen, khi con mắc lỗi cô nhắc nhở thì về nhà mẹ cũng cần nhắc nhở con. Nếu có sự mâu thuẫn giữa việc giáo dục của gia đình và nhà trường, trẻ rất dễ hoang mang không biết theo ai. Bởi vậy, cha mẹ không nên chê thầy cô giáo trước mặt con trẻ. Điều đó sẽ gây khó khăn cho việc thầy cô giáo cùng các vị phụ huynh rèn cặp con.

chun-bi-tam-ly-cho-tre-di-hoc-lop-1-the-nao-1

Cần chuẩn bị tâm lý cho con trước khi vào lớp 1.

5. Dạy con biết chơi hòa đồng với các bạn

Khi đi học, trẻ rất muốn được các bạn chơi cùng bởi trẻ tiểu học sống bằng tình cảm. Vì vậy, bố mẹ nên nhắc nhở con chơi hòa đồng với các bạn, chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với các bạn ngay từ khi còn nhỏ để con luôn được sống trong tập thể, không bị tách biệt.

6. Khích lệ mặt tích cực của trẻ

Không so sánh con mình với con người khác, bởi mỗi đứa trẻ có một đặc điểm tích cách và khả năng khác nhau. Luôn động viên, khen ngợi khi trẻ làm các việc tốt, khích lệ trẻ cố gắng khi chưa làm được việc gì đó.

7. Chuẩn bị vốn biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ

Vốn biểu tượng về thế giới xung quanh rất cần thiết cho trẻ khi đi học. Bố mẹ cần giúp cho trẻ hiểu được các khái niệm: trên dưới, trong ngoài, trước sau, xa gần, cao thấp, phải trái, to nhỏ... cũng như công dụng của các đồ vật xung quanh: ghế để ngồi, không ngồi lên bàn học, sách để đọc, vở để viết... Vốn biểu tượng về thế giới xung quanh càng phong phú thì khi đi học lớp 1 trẻ càng dễ dàng hiểu được lời cô thầy dạy. Muốn vậy, bố mẹ cần khơi dậy trí tò mò của trẻ và giải thích cặn kẽ khi trẻ thắc mắc về những điều chưa hiểu.

8. Tập cho trẻ chú ý trong một thời gian nhất định cũng như một số phẩm chất ý chí cần thiết khi trẻ đi học lớp 1

Hiện nay trẻ em thông minh hơn nhiều so với trẻ em cùng lứa tuổi trước đây do điều kiện nuôi dưỡng tốt và lượng thông tin đến với trẻ nhiều hơn, nhưng nhiều trẻ khi đi học lớp 1 không thuận lợi vì khả năng tập trung chú ý hạn chế. Do vậy, bố mẹ cần giao cho con một công việc gì mà con yêu thích để trẻ tự làm trong một thời gian khoảng 10-15 phút. Hoặc bố mẹ cùng làm để động viên khuyến khích con tập trung chú ý hoàn thành nhiệm vụ đó. Điều này cũng có nghĩa trẻ phải có sự nỗ lực ý chí, phải kiên trì, có tính mục đích... để hoàn thành công việc được giao.

Bố mẹ cần kiên trì, không được nôn nóng đốt cháy giai đoạn trong việc chuẩn bị cho con vào lớp 1, không nên lấy ý muốn chủ quan của mình áp đặt cho trẻ. Sự kỳ vọng quá lớn của các vị phụ huynh vào kết quả học tập, nhất là chỉ quan tâm đến điểm số học tập của con khi con học lớp 1 cũng là một áp lực lớn làm cho trẻ chán học.

25 tháng 10 2017

1, 

 Việt Nam nổi tiếng bởi kho tàng văn học dân gian đồ sộ, phong phú với đầy đủ các thể loại. Đối với trẻ em Việt Nam mà nói những câu chuyện cổ tích dường như đã in sâu vào trong tâm thức tuổi thơ, đó là những câu chuyện mà bà, mẹ kể mỗi khi đêm về, hay khi gia đình cùng tụ tập bên bếp lửa. Cũng giống như Việt Nam, các nước trên thế giới cũng có rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, gắn liền với tuổi thơ của các bạn thiếu nhi và cũng truyền tải được những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Trong chương trình học của sách ngữ văn lớp sáu tập một cũng đã được đưa vào một truyện cổ tích nước ngoài rất hay và ý nghĩa, đó là câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A. Pushkin.

Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.

Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.

25 tháng 10 2017

sai rồi , ngắn thôi bạn

26 tháng 10 2017

sinh hoc ma ban

25 tháng 10 2017

danh từ là danh từ thôi

dễ mà

:) chắc chắn 100%

10 tháng 5 2018

Danh từ là những từ chỉ người,vật,hiện tượng,khái niệm...

Ngày mai,ai đem XỨNG LỄ đến trước TA sẽ gả CON GÁI cho.Mới tờ mờ sáng SƠN TIN Hđã đem đủ XỨNG LỄ đến để rước DÂU về,THỦY TINH  đến sau không lấy được VỢ liền đem QUÂN đến đánh SƠN TINH

Những từ viết hoa là danh từ nhé chúc bạn học tốt!!!!!

25 tháng 10 2017

Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Cha tôi mất vì căn bệnh nhồi máu cơ tim. Một mình mẹ tần tảo sớm khuya nuôi tôi khôn lớn. Mẹ không chỉ là người mẹ mà còn là "người cha" tuyệt nhất trên đời.

Tôi chẳng biết phải bắt đầu nói về mẹ từ đâu nữa. Mẹ tôi không đẹp lộng lẫy như cô tiên trong chuyện cổ tích. Mẹ tôi chỉ là một người bán rau bình thường. Hàng ngày, từ 4 rưỡi sáng, mẹ đã phải gánh rau ra chợ bán và về khi tối mịt. Cuộc đời mẹ là chuỗi những ngày tháng dài vất vả, lam lũ. Mẹ là người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường nhất mà tôi biết.

Mẹ tôi cao và gầy, làn da đen xạm vì nắng gió. Khuôn mặt xương xương, xuất hiện một vài nếp nhăn của tuổi 40. Đôi mắt hiền từ, chất chứa bao tình yêu thương. Mỗi khi nhìn vào đôi mắt ấy tôi như được tiếp thêm động lực, tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống. Tôi yêu nhất đôi bàn tay mẹ. Đôi bàn tay thô ráp, các ngón tay gầy gầy, ram ráp. Chính bàn tay ấy đã nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành. Mẹ luôn dành cho tôi tất cả những điều tuyệt vời nhất, nhưng tôi chỉ biết làm mẹ phải buồn, phải khóc.

Tôi cư xử thiếu lễ độ với mẹ, tôi luôn trách móc mẹ tại sao gia cảnh nhà tôi lại nghèo khổ, cơ cực đến thế. Mẹ đã ôn tồn nhắc nhở tôi chú ý đến lời ăn tiếng nói, nhưng tôi bướng bỉnh, không nghe theo, vẫn chứng nào tật ấy. Mẹ chẳng biết nói gì thêm, những giọt lệ lặng lẽ rơi.

Nhớ bao lần mẹ nhắc tôi sắp xếp lại bàn học, giường ngủ hay đơn giản chỉ là gấp lại cái chăn nhưng tôi cũng không làm. Mẹ cặm cụi làm hết hộ tôi. Mẹ lại buồn, và hình như mẹ đã khóc. Dù tôi có mắc lỗi bao nhiêu lần, mẹ cũng đều tha thứ. Trong ký ức non nớt, bồng bột, tôi cứ tưởng những lỗi lầm ấy dường như cũng sẽ phai mờ. Nhưng với mẹ, mẹ luôn nhớ tất cả những lần ấy như nhớ những vết thương lòng còn in sâu lại mãi. Tôi thấy rõ điều ấy trong tiếng thở dài của mẹ, trên vầng trán ngày càng nhiều nếp nhăn và qua những giọt nước mắt mặn chát mà tôi không bao giờ đếm nổi là bao nhiêu. Phải chăng tôi là đứa con gái quá vô tâm?

Mẹ tôi sống nhân hậu, bao dung và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Khi hàng xóm bận công việc thì mẹ giúp họ trông coi nhà, lo cơm nước. Khi họ cần đi xa ít ngày, mẹ đều giúp trông coi nhà cửa. Trên tất cả mẹ tôi là người mẹ tuyệt vời.

Lúc ăn cơm, mẹ luôn nhường phần cơm dẻo và thơm cho tôi, còn mẹ chỉ ăn cơm cháy. Nhà tôi khó khăn lắm, nhiều lúc hết gạo mà chẳng có tiền để mua, những lúc ấy dù có phải chạy vạy sang xin nhà hàng xóm, mẹ vẫn cố lo cho tôi một bữa ăn tử tế. Và rồi mẹ chẳng ăn hạt cơm nào mà dành hết cho tôi. Đến tối, khi tôi đã ngủ say, mẹ lại lặng lẽ luộc củ khoai ăn cho đỡ đói. Nhìn thấy mẹ như vậy, tôi chẳng biết làm gì hơn, ngoài khóc và thầm cảm ơn tấm lòng hy sinh cao cả của mẹ. Mẹ tôi là thế đấy, mẹ tôi luôn nghĩ về tôi trước khi nghĩ tới bản thân mình.

Trong đời, chẳng ai mà chẳng có một kỷ niệm nào đó với người mẹ yêu dấu. Và tôi cũng thế. Hôm ấy, đang trên đường từ trường về nhà, tôi đi ngang qua khu chợ mẹ tôi hay ngồi bán rau. Tôi chợt thấy Ly- đứa bạn cùng lớp với tôi và mẹ nó đang mua rau ở hàng của mẹ tôi. Tôi định quay mặt làm ngơ thì từ đằng sau vang lên tiếng mẹ " My à ! Sao hôm nay về sớm thế con?" Tôi quay lại, con bé Ly tròn xoe mắt nhìn tôi.

- Mẹ bạn à?

Một thoáng bối rối hiện qua trong tôi, "chẳng lẽ bây giờ mình lại tự nhận mẹ mình chỉ là một người bán rau thôi sao?" ngập ngừng một lúc tôi vội xua tay.

- Không, bác ấy chỉ là hàng xóm trong nhà mình thôi!

Dù chỉ lướt qua, tôi cũng thấy biểu cảm trên khuôn mắt mẹ thay đổi hoàn toàn, đôi mắt đỏ hoe. Khi về đến nhà, mẹ hỏi tôi trong nước mắt.

- Sao lúc nãy con không nhận mẹ là mẹ của con? Chẳng lẽ mẹ khiến con xấu hổ đến thế sao?

Tôi cố kìm nén cảm xúc:

- Phải, con rất xấu hổ. Con luôn cảm thấy ông Trời quá bất công, sao lại bắt con sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bắt con mồ côi cha và một người mẹ bán rau ngoài chợ thế này chứ?

Câu nói vừa dứt, tôi nhận ngay một cái tát từ mẹ. Đó là lần đầu tiên mẹ tát tôi. Mẹ nói trong sự nghẹn ngào:

- Ừ thì mẹ nghèo, mẹ không cho con được cuộc sống sung sướng. Nhưng bán rau là hèn hạ lắm ư? Bán rau mà mẹ vẫn nuôi con ăn học tử tế bằng bạn, bằng bè. Mẹ làm vậy là sai sao?

Những giọt nước mắt tôi cố kìm chế cuối cùng cũng phải bật ra. Tôi vội chạy đến, ôm chầm lấy mẹ, khóc nức nở "Con xin lỗi mẹ". Mẹ cũng ôm tôi mà khóc.

Kỷ niệm này cả đời tôi sẽ không quên. Nó nhắc tôi rằng. Không có việc nào là hèn hạ cả. Như mẹ tôi vậy, nếu không có những gánh rau ấy, liệu tôi có lớn khôn như ngày hôm nay không?

Có lẽ là bao lần mẹ mong ở tôi một câu nói: "Con thương mẹ". Chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm mẹ hạnh phúc, quên đi bao lo toan, mệt mỏi trong cuộc sống. Buồn thay tôi lại cho nó là điều giả tạo chẳng hợp với tôi. Làm sao đôi môi khô khan có thể thốt lên những lời ngọt ngào ấy?

Mẹ đã hy sinh quá nhiều vì tôi nhưng chẳng mong nhận lại cho bản thân bất cứ thứ gì. Tất cả chỉ xuất phát từ một điều giản dị luôn thường trực trong tâm hồn mẹ: mẹ thương tôi. Nếu bây giờ cho tôi nói một câu với mẹ, tôi không nói "Con thương mẹ" đâu, mà tôi nói là "Con yêu mẹ. Mẹ là bậc thang để con bước lên đỉnh cao. Mẹ là ánh sao để con ước ao bao điều. Mẹ làm thật nhiều chỉ mong con sẽ thành công. Con cảm ơn mẹ!"

Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.

Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.

Những bài văn kể về mẹ của em

Những bài văn kể về mẹ của em - Ảnh minh họa

Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.

Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.

Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.