K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2017

theo cách giải tk hiện tượng lũ lụt và cách chống lũ lụt

thanks you

23 tháng 10 2017

giúp mình giải bài này với, càng nhanh càng tốt nha mọi người.

23 tháng 10 2017

Tự sự hay kể chuyện là bất kỳ sự tường thuật nào để kết nối các sự kiện, trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi câu viết hoặc nói, hoặc một chuỗi hình ảnh. ... 

Khái niệm của văn tự sự: - Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. - Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen,

23 tháng 10 2017

tìm goole nha em

 1 . Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào  Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất công cụ của người thời đó ? 2 . Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào ? Theo em , phát minh này có ý nghĩa như thế nào ?Thời đó người ta đã bt làm những việc gì ( mk suy nghĩ hihi)3. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện thế nào ? Theo em hiểu , vì sao từ đây con...
Đọc tiếp

 1 . Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào  

Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất công cụ của người thời đó ? 

2 . Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào ?

 Theo em , phát minh này có ý nghĩa như thế nào ?

Thời đó người ta đã bt làm những việc gì ( mk suy nghĩ hihi)

3. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện thế nào ?

 Theo em hiểu , vì sao từ đây con người có thế định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông lớn ?

4. Hãy điểm lại những nét mới về công cụ sản xuất và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim 

5. Theo em , Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào .

6 . Hãy trình bày sự đổi thay trong đời sống kinh tế của con người thời kỳ này so với người thời hòa bình bắc sơn 

7. Hãy so sánh rìu đá hoa lộc , rìu đá phùng nguyên và hoa văn trên gốm hoa lộc ? và cho biết nhận xét của em về nó 

 Giúp mk với cô  giáo mk bắt làm vì hội giảng  . Ai nhanh mk tik cho mk ko còn thời gian đâu nếu ai nghĩ được câu gì thì cứ viết vào cho mik và viết luôn câu trả lời nữa nha 

 SGK Lịch Sử 6 ( T 30 , 31 , 32 ) . MK cảm ơn các bạn trước

2
23 tháng 10 2017

1. Công cụ sản xuất được cải tiến : gồm :

- Rìu đá có vai, lưỡi đục , bàn mài đá và mảnh cưa đá

- Công cụ bằng xương , bằng sừng

- Đồ gốm

- Chì lưới bằng đất nung

- Xuất hiện đồ trang sức

Nhận xét :

- Loại hình công cụ (nhiều hình dáng và kích cỡ).
- Kĩ thuật mài (mài rộng, nhẵn và sắc).
- Kĩ thuật làm đồ gốm (tinh xảo, in hoa văn hình chữ s nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau).
- Hai phát minh lớn : thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
2.

-Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
-Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.
-Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, -dây đồng, dùi đồng. Thuật luyện kim đã được phát minh.

Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh

3.

Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đồng bằng ven sông, suối,biển,thung lũng.

Cây lúa trở thành cây lương thực chính ở nước ta

=> Cuộc sống con người ổn định hơn,định cư lâu dài,cây lương thực chính

Từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn vì :
Việc phát minh ra thuật luyện kim và phát minh nghề nông trồng lúa nước đã tạo điều kiện :
- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.

4.

- Những nét mới về công cụ sản xuất:
+ Loại hình công cụ (nhiều hình dáng và kích cỡ).
+ Kĩ thuật mài (mài rộng, nhẵn và sắc).
+ Kĩ thuật làm đồ gốm (tinh xảo, in hoa văn hình chữ s nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau).
+ Đa dạng nguyên liệu làm công cụ : đá. gồ, sừng, xương và đặc biệt là đồng.
- Ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim :
Việc phát minhra thuật luyện kim có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với người thời đó mà cả đối với thời đại sau này. Nhờ thuật luyện kim mà có được công cụ khá cứng , có thể thay thế đồ đá. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau. Hình thức công cụ đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.

5.

- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.

6.

Đạt được trình độ cao trong sản xuất, thể hiện ở:
- Công cụ sản xuất được cải tiến.
- Hai phát minh lớn : thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. Con người yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng.

7.

Rìu đá hoa lộc

Được in hoa văn các loại : có hình chữ S nối nhau , những đường cuộn theo hình tròn hay hình chữ nhật,những đường chấm nhỏ li ti...

Mình chỉ làm được từng đó thôi ^^

12 tháng 12 2017

1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?

  • Công cụ được mài sẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng.
  • Được tìm thấy ở Phùng Nguyên ( Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Lung Leng ( Lon Tum) cách đây khoảng 4000 – 3500 năm.
  • Làm gốm có hoa văn trang trí đẹp.

2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?

  • Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm, người Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
  • Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.
  • Nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng được tìm thấy ở Phùng Nguyên – Hoa Lộc.

=> Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa rất lớn. Con người đã tìm được nguyên liệu chế tạo cộng cụ vừa tốt hơn, cứng hơn, vừa có thể làm được những loại công cụ mà nguyên liệu đá hoặc đất sét không đáp ứng được. Đồng thời mở ra một thời đại mới trong lĩnh vực chế tạo công cụ của loài người.

3. Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?

  • Di chỉ Hoa Lộc – Phùng Nguyên đã tìm thấy dấu tích của nghề nông trồng lúa ở nước ta.
  • Điều kiện: Công cụ sản xuất được cải tiến, Ở vùng đồng bằng, ven sông lớn đất đai màu mỡ.
  • Cây lúa trở thành cây lương thực chính.
23 tháng 10 2017

Lên mạng nhìu lắm bn!

23 tháng 10 2017

K trả lời thì đừng có ghi thế,trả lời đủ mới k ko thì thôi

23 tháng 10 2017

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi chiều, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát hay vang trời của những người dân hay đi làm cỏ Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.

19 tháng 7 2018

Ngôi trường của em đang học là ngôi trường nằm ở ngoại thành thành phố mang tên Bác, em yêu quý trường của em và em đến đây để học hằng ngày.

Ở sân trường được thầy cô và chúng em trồng nhiều cây và hoa khác nhau, chúng em cùng nhau chăm sóc cho cây và hoa mau lớn để trường em thêm đẹp. Em rất thích mỗi sáng thứ hai, được cùng các bạn chào cờ ở sân trường. Chúng em cùng lắng nghe lời thầy cô bảo ban hướng dẫn để thực hiện đúng nội quy của trường và học thật tốt.

Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.

Chúng em rất yêu ngôi trường mới này, chính vì thế chúng em ý thức giữ gìn cho ngôi trường luôn sạch sẽ và tươi mới mãi mãi. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp thầy cô giáo, gặp bạn bè và biết được nhiều điều mới lạ.

chúc bạn học tốt nhé

23 tháng 10 2017

Dàn bài:
I.Mở bài:
Giới thiệu trường và lễ chào cờ đầu tuần.
II.Thân bài:
1. Tả khung cảnh trường vào sáng thứ hai:
– Cờ, mi-crô, đội nghi thức.
– Học sinh đến sớm, đồng phục, khăn đỏ.
– Cảnh thiên nhiên.
2. Lễ chào cờ 
a) Hồi trống tập trung, học sinh xếp hàng.
Học sinh chỉnh đốn trang phục, chuẩn bị chào cờ.
b) Chào cờ:
– Tiếng trống, tiếng hô
– Tả cảnh học sinh chào cờ.
– Lá cờ từ từ bay lên đỉnh cột, tiếng hát quốc ca, đội ca vang lên.
– Tiếng hát quốc ca, đội ca vừa dứt, lá cờ đã đến đỉnh cột, lời hứa "Sẵn sàng vang lên.
3. Thầy giáo nhận xét thi đua tuần qua, kế hoạch tuần tới.
III.Kết bài:
– Học sinh lên lớp.
– Suy nghĩ về lễ chào cờ đầu tuần.

bài làm 1
Em rảo bước đi đến trường với một niềm vui. Vẫn như thường lệ, vào buổi sáng thứ hai, chúng em lại tập trung dưới sân trường để chào cờ.
Trước mắt em, một quang cảnh náo nhiệt hiện ra. Em vội lên lớp để cất cặp. Cô tổng phụ trách gọi loa:

- Các học sinh xếp ghế dưới sân trường để chào cờ.

Các bạn trai khệ nệ chồng ghế to nặng xuống sân. Em chỉ đạo các bạn của tổ trực nhật xếp ghế còn một bạn đi lấy biển lớp. Bạn nào cũng có nét mặt tươi cười vui vẻ. Cả trường, học sinh mặc những bộ đồng phục ngay ngắn, phẳng phiu. Các cô giáo ăn mặc chỉnh tề đứng cạnh các lớp để đôn đốc học sinh xếp ghế cho nhanh. Mọi thứ như đã sẵn sàng cho buổi lễ. Học sinh có mặt đông đủ dưới sân trường. Gió thổi xào xạc trên kẽ lá. Lá cờ đỏ đã được kéo lên. Cờ bay phấp phới trong gió. Cô Hằng phụ trách đã chuẩn bị xong cho buổi chào cờ. Tiếng trống báo hiệu giờ chào cờ bắt đầu vang lên. Cô Hằng hô:

- Kính mời các thầy cô giáo cùng toàn thể các con học sinh đứng lên làm lễ chào cờ.

Cả trường đứng lên. Các em học sinh đứng lên bên phải những hàng ghế thẳng tắp:

- Nghiêm...chào cờ...chào!

Tiếng trống dông dập như tiếng chân bộ đội ta hành quân. Mọi thứ như ngừng hoạt động. Chị gió ngừng thổi, các cô cậu chim sẻ cũng ngừng hót. Những bàn tay búp măng non xinh xắn của các bạn lớp bốn, năm giơ trước trán. Lá cờ bay giữa trời như gợi cho em nhớ tới các anh bộ đội đã chiến đấu bảo vệ nền độc lập cho Tổ Quốc.

- Quốc ca!

Bài hát vang lên, chúng em bỏ tay xuống. Trống đánh dồn dập kịp theo bài hát.

- Đội ca!

Kết thúc bài Đội ca cô Hằng nói to:

- Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa!

Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại!

Sẵn sàng!

Toàn trường cùng hô theo “sẵn sàng”. Gần một nghìn năm trăm học sinh hô theo làm rung động cả trường. Cô Hằng nói:

- Mời các bạn học sinh và các thầy cô giáo nghỉ!

Học sinh ngồi xuống còn các thầy cô trò chuyện quanh gốc đa. Cô Hằng nhận xét chúng em nào giờ tự quản, bình uống nước, thể dục giữa giờ. Cô nhắc lớp 3A, 5B, 4C về tự quản, khối ba và bốn về bình uống nước. Nhắc về vấn đề thể dục giữa giờ thì phải nói khá nhiều! Khối tôi cứ đinh ninh là sẽ được cô Hằng khen. Khối em bị nhắc nhở ư? Đáng nhẽ chúng em được khen nhưng vì xếp hàng chậm nên bị trừ điểm, thật tai hại! Cô đọc các chủ điểm và việc cần làm của tuần này. Mục đọc điểm thi đua đã tới. Sau một lúc cô Hằng đọc điểm, thì “giê” lớp em reo lên. Em chạy lên nhận cờ thi đua. Một tuần thi đua cố gắng trôi qua, chúng em lại vinh dự được nhận cờ. Buổi lễ kết thúc. Chúng em lại bước vào tiết học mới và sân trường trở lại với không khí yên tĩnh.

Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng in đậm trong tâm trí em. Thứ màu đỏ trên lá cờ là niềm tự hào cho chúng em. Nó là thứ màu đỏ tươi, một thứ màu đẹp nhất. Em hứa sẽ là một đội viên tốt có ích cho xã hội. 

bài làm 2 
Cứ đầu tuần vào lúc bảy rưỡi ở trường em lại tổ chức buổi chào cờ. Buổi chào cờ gồm các thầy cô giáo và học sinh trong trường tham gia.

Chúng em đang chơi đùa dưới sân thì bỗng “Tùng! Tung! Tùng!” Tiếng trống vang lên báo hiệu giờ chào cờ chuẩn bị bắt đầu.. Mỗi lớp chia thanh hai hàng dọc theo qui định. Biển lớp làm mốc đứng đều tăm tắp trên tay các bạn lớp trưởng. Những chiếc khăn quàng đỏ bay bay trong gió khoe sắc với những bộ động phục trắng tinh. Nắng buổi sáng dìu dịu chiếu vào gương mặt của chúng em làm đôi má ửng hồng. Thầy cô giáo ăn mặc chỉnh tề. Đội trống mặc đồng phục riêng đứng trên sân khấu chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Chúng em đứng dậy. Cô tổng phụ trách hô: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tiếng hô vừa dứt, hàng loạt cánh tay của các anh chị lớp bốn, lớp năm giơ lên trước trán. Tiếng trống dồn dập. Bạn cầm cờ đứng trước sân khấu chao cờ theo hiệu lệnh. Tất cả các bạn im phăng phắc. Mắt nhìn thẳng lên lá cờ tung bay trong gió. Tiếng trống vừa dứt cô Hằng hô to: “Quốc ca”. Tất cả đồng thanh hát: “Đoàn quân Việt Nam đi…” Giọng hát ngân vang rất đều. Ai cũng say sưa hát để thể hiện lòng yêu quê hương tha thiết. Mắt đăm đắm nhìn lên lá Quốc kì. Đầu ngẩng cao. Hai tay duỗi thẳng hai bên trông thật nghiêm chỉnh. Những chú chim hằng ngày hót say sưa thế nay cũng im lặng như muốn nghe tiếng hát của chúng em. Hết bài Quốc ca là bài Đội ca. Các bạn hát nhanh và mạnh mẽ hơn. ”Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại!” “Sẵn sàng!”. Lời hô vang như sấm. Chào cờ xong cô tổng phụ trách ra hiệu cho chúng em ngồi. Không khí có phần ồn ào nhứng trật tự ngay khi cô nhận xét thi đua trong tuần. Giọng cô sang sảng rất dễ nghe. Lớp em mà được nhận cờ xuất sắc thì ai cũng vui, gương mặt bạn nào cũng hớn hở. Sau đó, cô nhắc việc tuần tới. Bạn nào cũng chăm chú nghe để thực hiện cho tốt. Rồi mỗi bạn cầm một chiếc ghế lần lượt lên lớp trả lại không khí yên tĩnh cho sân trường.

P/s: bn tham khảo nhé !

Em rất thích những phút chào cờ đầu tuần. Hình ảnh lá Quốc kì thiêng liêng in đậm trong tâm trí mỗi chúng em. Chiếc khăn quàng đỏ mà em đang đeo đay là một góc của lá cờ Tổ quốc. Nó nhắc em cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi.

23 tháng 10 2017

ai nhanh mk k thưởng ảnh nhé 

1. Người đi - lòng chẳng xa lòng 
Học trò, đồng nghiệp thủy chung một đời 

23 tháng 10 2017

Tham khảo rồi tự biến thành lời văn của bạn nhé :

Không đề

    Cầm bút lên định viết một bài thơ

    Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

    Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

    Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.  

    Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

    Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

    Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

    Biết bao giờ con lớn được,  

    Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

    Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

    Những con chữ đều đều xếp thẳng

    Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.

    Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

    Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

    Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

    Con đường trôi về phía chẳng là nhà…  

    Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

    Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

    Có những điều vô cùng giản dị

    Sao mãi giờ con mới nhận ra.  

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

k cho mk nha

23 tháng 10 2017

1- Cốt truyện: Bài văn kể chuyện đời thường bao giờ cũng có 1 cốt truyện nhất định.

- Cốt truyện gồm 1 chuỗi các sự việc

+Sự việc mở đầu

+Sự việc cao trào 

+Sự việc kết thúc

2- Ngôi kể: Thường kể theo ngoi thứ nhất xưng "ta, tôi, em"

3-Thứ tự kể

-Kể theo thứ tự tự nhiên: Kể liên tiếp các sự việc. Xảy ra trước, xảy ra sau kể sau

-Kể theo mạch hồi tưởng: Coa thể kể kết quả trc rồi mới kể nguyên nhan, diễn biến ( nghĩa là ko theo thứ tự thời gian)

4- Lời kể

Trong bài văn chuyện đời thường phương thức tự sự là chủ yếu. Nhưng để bài văn sinh động hơn và sau sắc thì bắt buộc phải thêm yếu tố miêu tả và biểu cảm

 Là hđ cơ bản của con người, đó là tác động nhau với mục đích nhất định giữa các thành viên trong xã hội
- Giao tiếp có thể tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau. Song hđ giao tiếp bằng ngôn ngữ là hđ giao tiếp cơ bản nhất, quan trọng nhất của con người 
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ ít khi chỉ dùng một vài từ, một lời nói mà thường dùng một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất mạch lạc nhằm làm rõ nội dung, đó là văn bản
2. Các kiểu văn bản tương ứng với phương thức biểu đạt
- Văn bản tự sự sử dụng phương thức tự sự nhằm trình bày diễn biên sự việc

23 tháng 10 2017

an thu 5 la nghia goc con lai la nghia chuyen giai thch thi ban tu lam nhe

23 tháng 10 2017

mình lại nghĩ 6 là nghĩa gốc  còn lại là nghĩa chuyển 

mình cần là giải thích