K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3

Bạn tham khảo ạ!

Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ còn thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt, cùng tình yêu nước cháy bỏng của người dân Việt Nam thời bấy giờ.

Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ I.Sơ đồ tư duy Phân tích bài thơ Nhớ rừng

Sơ đồ tư duy Phân tích bài thơ Nhớ rừng

  II.Dàn ý phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

A. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả tác phẩm: Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới giai đoạn đầu 1932 - 1945. Bài thơ “Nhớ rừng” là một trong những tác phẩm nổi tiếng, làm nên thành công cho hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn - Thế Lữ
  • Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ thông qua tâm trạng uất hận trước hoàn cảnh thực tại và nỗi nhớ thời quá khứ vàng son của con hổ để nói lên tâm trạng của chính những người dân đang chịu cảnh mất nước lúc bấy giờ.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Tâm trạng uất hận của con hổ khi bị giam cầm

Sử dụng một loạt các từ ngữ gợi cảm thể hiện tâm trạng chán nản, uất ức: “ căm hờn”, “nằm dài”, “chịu ngang hàng”, “bị làm trò”, “bị nhục nhằn”. Sự đau đớn, nhục nhã, bất bình của con hổ như bắt đầu trỗi dậy mãnh liệt khi nhìn thực tại tầm thường trước mắt.

Luận điểm 2: Quá khứ vàng son trong nỗi nhớ của con hổ

  • Nằm trong cũi sắt, con hổ nhớ về chốn sơn lâm – nơi nó từng ngự trị, đó là nơi có hàng ngàn cây đại thụ, có tiếng gió rít qua từng kẽ lá, tiếng của rừng già ngàn năm. Tất cả gợi ra một khu rừng hoang dã, hùng vĩ như vô cùng bí ẩn .
  • Hình ảnh con hổ giữa chốn rừng xanh bạt ngàn được miêu tả qua một loạt từ ngữ miêu tả, gợi hình: “dõng dạc”, “đường hoàng”, “lượn tấm thân”, “vờn bóng”, “ mắt…quắc”…, thể hiện sự uy nghi, ngang tàng, lẫm liệt của loài chúa tể rừng xanh.
  • Hình ảnh con hổ khi còn làm vua chốn rừng xanh được miêu tả qua nỗi nhớ về quá khứ: Một loạt những hình ảnh sóng đôi giữa rừng già và loài chúa tể sơn lâm: “Đêm vàng bên bờ suối” – “ ta say mồi…uống ánh trăng”, “ngày mưa” – “ ta lặng ngắm giang sơn”, “bình minh…nắng gội” – “giấc ngủ ta tưng bừng”, “chiều…sau rừng” – “ta đợi chết…”.
  • Việc sử dụng 1 loạt câu hỏi tu từ, đặc biệt là câu cuối đoạn đã thể hiện tâm trạng nuối tiếc, nhớ nhung một quá khứ vàng son, một thời kì oanh liệt, tự do, ngạo nghễ làm chủ thiên nhiên núi rừng.
 

Luận điểm 3: Nỗi uất hận khi nghĩ về thực tại tầm thường, giả dối

Quay trở về với hiện thực, con hổ với nỗi “uất hận ngàn thâu” đã vạch trần toàn bộ sự giả dối, tầm thường, lố bịch của cuộc sống trước mắt: Ấy là những “cảnh sửa sang tầm thường, giả dối”, cái bắt chước đầy lố bích của thiên nhiên giả tạo, cố cho ra cái “vẻ hoang vu” nơi rừng thiêng sâu thẳm.

Luận điểm 4: Khao khát tự do sục sôi trong lòng con hổ

Giọng điệu bi tráng, gào thét với núi rừng (“hỡi…”), lời nói bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ, sự nuối tiếc về quá khứ và khao khát tự do, dù trong giấc mộng, con hổ cũng muốn được quay về nơi rừng già linh thiêng.

⇒ Mượn lời của con hổ, tác giả đã thay cho tiếng lòng của con dân Việt Nam trong thời kì mất nước, ấy là tiếng than nuối tiếc cho một thời vàng son của dân tộc, là tiếng khao khát tự do cháy bỏng, sục sôi trong từng người dân yêu nước.

Luận điểm 5: Nghệ thuật

  • Thể thơ tự do hiện đại, phóng khoáng, dễ dàng bộc lộ cảm xúc
  • Ngôn ngữ độc đáo, có tính gợi hình, gợi cảm cao
  • Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công: nhân hóa, so sánh, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác…
  • Giọng điệu, nhịp thơ linh hoạt, khi thì buồn thảm, khi hào hùng, lẫm liệt, theo trình tự logic hiện thực – quá khứ - hiện thực – quá khứ…

C. Kết bài:

  • Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật: “Nhớ rừng” không chỉ thành công ở nghệ thuật tinh tế, mà còn có giá trị lớn về nội dung, đại diện cho tiếng lòng của mọi người dân Việt Nam đang sục sôi trước hoàn cảnh đất nước.
  • Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Bài thơ góp phần to lớn vào sự thành công của phong trào Thơ mới
  III.Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ Phân tích bài thơ Nhớ rừng 

Trong thời kì phát triển của phong trào Thơ Mới, Thế Lữ vẫn luôn là cái tên được nhắc đến như là một cây bút xuất sắc nhất xuất hiện từ những ngày đầu tiên. Không ít những tác phẩm của ông góp phần vào sự phát triển không chỉ phong trào Thơ Mới mà còn có tên tuổi, nhưng đặc biệt và nổi bật nhất có lẽ là tác phẩm "Nhớ rừng". "Nhớ rừng" được tác giả Thế Lữ viết vào năm 1934 nhưng phải đến năm 1935 bài thơ mới được xuất bản và in trong tập "Mấy vần thơ".

Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ thể hiện một tâm trạng u uất, chán nản, khát vọng cháy bỏng qua lời của một con hổ trong vườn bách thú. Mượn tâm trạng của vị chúa tể sơn lâm để nói lên cái tâm sự chung của toàn thể người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước. Thế Lữ dựng lên một khung cảnh vừa thực vừa ảo mà ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Tất cả hình ảnh được nhắc đến trong bài thơ đều xoay quanh cuộc sống của một con hổ. Đây là một con hổ bị giam hãm trong cũi sắt tại vườn bách thú, tự nó cảm nhận được về cuộc sống tầm thường, thiếu tự do ở nơi đây. Cho nên Hổ cảm thấy tiếc nuối, nó nhớ lại quá khứ oanh liệt trước đây của mình khi còn ở núi rừng sâu thẳm hùng vĩ. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để ta thấy được con hổ đang đứng giữa hai cảnh tượng, một cảnh tượng ở thực tại với cũi sắt, với sự thiếu tự do, ngao ngán và đối lập là nỗi nhớ quá khứ tự do, chúa tể của sơn lâm, oanh hùng thú vị biết bao.

Chúa tể sơn lâm của núi rừng là hổ, nhắc đến núi rừng thì chẳng thể nào thiếu đi hổ. Nhưng hiện tại thì chúa tể rừng sâu đang phải chịu cảnh sống nhục nhằn trong cũi sắt ở vườn thú. Không gian sống bị thu hẹp đi rất nhiều, không những vậy, nó còn bị biến thành một thứ trò lạ mắt, một vật đồ chơi trong mắt của con người. Với nó cuộc sống bây giờ nhạt nhẽo hơn bao giờ hết, nó đang phải sống ở một nơi không phải cho nó và bị cư xử không đúng với cương vị của một vị chúa tể sơn lâm.

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.

 

Cuộc sống tù túng khiến Hổ bất bực, chẳng thể nào thoát ra mà cũng chẳng thể nào chấp nhận được cái nơi sống tù túng như vậy, nên đành nhìn thời gian trôi qua vô ích. Bị nhốt trong "cũi sắt" Hổ chỉ còn biết căm hờn, "gậm" nữa nỗi phẫn uất thành "khối" mà mãi chẳng tan mà thậm chí càng gậm càng đắng.

Cái sự đau đớn nhất của chúa tể sơn lâm là nay lại bị tầm thường hóa, vị thế bởi vậy mà bị xuống cấp:

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tự lự

Có thể thấy đây là một nét tâm trạng điển hình không chỉ của Hổ mà của toàn thể nhân dân ta vào những năm 1934, nỗi nhục, căm hờn, cay đắng của Hổ giống như sợi dây xiềng xích nô lệ nhân dân ta trông tăm tối.

Hổ chẳng thể nào quên đi cái thuở vàng son đầy oanh liệt của mình:

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ

Hổ nhớ thuở tung hành trước đây của nó ở khi còn ở núi rừng hùng vĩ, nhớ những khúc nhạc rừng hùng tráng dữ dội. Nghệ thuật ngắt nhịp 4 - 2- 3, 5 - 5, 4 - 2 - 2... giúp cho câu thơ trở nên biến hóa, cân xứng làm dậy lên nỗi nhớ khôn nguôi, cồn cào của Hổ. Một sức mạnh của uy quyền bất khả xâm phạm của Hổ cũng được nhà thơ thể hiện trong những câu thơ kế tiếp đây:

Nhớ cánh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân, dõng dạc, đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi...

"Gào, thét, hét" là những động từ đặc tả, chính những động từ đó đã tạo nên khúc trường ca dữ dội của núi rừng với suối ngàn thiêng liêng và không kém phần hùng tráng. Ở đây ta thấy được rõ những câu thơ trên là tác phẩm tuyệt bút của Thế Lữ, chính chúng đã làm thêm tính sang trọng cho toàn thể phong trào Thơ Mới và tạo nên cái hay của toàn bài thơ. Hổ nhớ về cánh rừng sơn lâm bạt ngàn mà từng tung hoành, những bước chân của hổ cũng vậy mà dõng dạc và đương hoàng hơn. Ở nơi đó nó có sự uy quyền riêng kể cả khi trời sáng hay đã tối, chiếc "mắt thần" của hổ trong đêm càng làm cho mọi vật sợ hãi mà im hơi, một sự uy quyền vốn có nay đã chẳng còn.

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài
Giữa chốn hào hoa không tên, không tuổi

"Ta" vang lên thật kiêu hãnh, mang trong đó một sự tự hào mà tác giả dùng để miêu tả, khắc họa nên chiều sâu của sự tâm linh cùng với chiều cao của uy quyền. Nơi này chẳng tên cũng chẳng có tuổi nhưng có một sự uy quyền mặc định dành cho hổ, khác hẳn với nơi vườn thú giam hãm này, hổ chỉ là một thứ mua vui rẻ rúng, rẻ rúng ở đây không thể tính được bằng hiện vật là tiền hay thứ gì khác mà nó tính bằng giá trị sự uy nghiêm. Hổ là một vị vua đã suy tàn, bị nhốt lại ở nơi có tên có tuổi nhưng chẳng còn phải là chúa tể của muôn loài, sự kiêu hãnh nay cũng đã mất.

 

Các câu hỏi tu từ liên tiếp được xuất hiện như một nỗi niềm thể hiện tình cảm và khiêu gợi nỗi nhớ của hổ như: "nào đâu...", "đâu những ngày...", "đâu những bình minh...",... Bốn nỗi nhớ tiêu biểu của chúa sơn lâm đều được tác giả nói đến trong đoạn thơ, nó nhớ triền miên dù ngày hay đêm, sáng hay chiều, mưa hay năng, thức hay ngủ,... Nhà thơ Thế Lữ đã tái hiện lại không gian nghệ thuật qua hình ảnh con hổ triền miên suy nghĩ một cách tinh tế. Dù là chúa sơn lâm nhưng hẳn đều có lúc mơ mộng giữa cảnh suối trăng, cũng có lúc trầm ngầm trong chiêm nghiệm, cũng có lúc nén xuống và cũng có lúc kiên nhẫn đợi chờ để "tung hoành" và "quắc mắt"

Nỗi nhớ nào cũng đều có điểm dừng, chúa sơn lâm trở về với thực tại là đang ở trong cái cũi sắt, hổ đau đớn và cay đắng vô cùng. Cảm giác giống như một quả núi ở núi rừng của riêng hổ bị sụp đổ. Ở đây câu cảm thán và câu hỏi tu từ được tác giả kết hợp lại với nhau, tạo nên sự dữ dội cho lời thơ, lời than của một chúa tể "sa cơ" và của kẻ phi thường mà thất thế.

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu

Chỉ còn biết nhắn gửi tha thiết về nỗi nhớ "cảnh nước non hùng vĩ":

Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Chung quy lại, ta có thể thấy được bài thơ "Nhớ rừng" không chỉ đơn giản thành công về nghệ thuật mà còn thành công cả về nội dung, nội dung của bài thơ chính là tiếng lòng của mọi người dân Việt Nam đang sục sôi trước hoàn cảnh đất nước thời bấy giờ. Nhà thơ Thế Lữ đã thể hiện rất đúng cái tinh thần và tâm trạng cùng cực chung của toàn thể người dân, đưa thơ văn không rời xa với thực tế nhưng vẫn mang những ẩn ý sâu xa riêng, tạo nên nét độc đáo trong thơ văn riêng của mình.

1.

Trong vườn hồn tôi, gió hát ca, Nhịp đời xoay chuyển, thế gian qua. Đám mây trắng bồng bềnh trên bầu trời, Như ước mơ, bay cao, vút xa.

Bước chân nhỏ nhẹ trên đỉnh cỏ, Lời hứa rơi như giọt sương sớm mơ. Cuộc sống như bức tranh đầy màu sắc, Ôm trọn yêu thương, tâm hồn lạc vui.

Trăng khuyết soi sáng bên bờ suối, Ngọt ngào hương hoa, ngát khắp mọi nơi. Nắng ban mai làn da ấm áp, Khiến trái tim thêm yêu đời.

Đêm buông xuống, tĩnh lặng mơ hồ, Ngôi sao lấp lánh, như hạnh phúc đến bồi hồi. Giấc mơ nồng thắm, hòa mình vào bình yên, Tự do bay lượn, như chim hòa minh.

Và trong tâm hồn, nơi bình yên nhất, Âm nhạc tự do, giữa không gian tĩnh lặng. Bài thơ như làn gió thoảng qua, Mang theo niềm vui, tràn đầy hạnh phúc.

       

 

Trong vườn hồn tôi, gió hát ca,

Nhịp đời xoay chuyển, thế gian qua.

Đám mây trắng bồng bềnh trên bầu trời,

Như ước mơ, bay cao, vút xa.

 

Bước chân nhỏ nhẹ trên đỉnh cỏ,

Lời hứa rơi như giọt sương sớm mơ.

Cuộc sống như bức tranh đầy màu sắc,

Ôm trọn yêu thương, tâm hồn lạc vui.

 

Trăng khuyết soi sáng bên bờ suối,

Ngọt ngào hương hoa, ngát khắp mọi nơi.

Nắng ban mai làn da ấm áp,

Khiến trái tim thêm yêu đời.

 

Đêm buông xuống, tĩnh lặng mơ hồ,

Ngôi sao lấp lánh, như hạnh phúc đến bồi hồi.

Giấc mơ nồng thắm, hòa mình vào bình yên,

Tự do bay lượn, như chim hòa minh.

 

Và trong tâm hồn, nơi bình yên nhất,

Âm nhạc tự do, giữa không gian tĩnh lặng.

Bài thơ như làn gió thoảng qua,

Mang theo niềm vui, tràn đầy hạnh phúc.

 

 

 

Trong một buổi sáng tươi mới, tôi cùng với đồng đội đã tham gia một hoạt động xã hội ý nghĩa, mở ra một trang mới của trải nghiệm và học hỏi. Chương trình là một chiến dịch từ thiện nhằm hỗ trợ cộng đồng nghèo đói, nơi những đôi bàn tay chân thành và những trái tim nhân ái có thể làm nên sự khác biệt.

Điều đặc biệt làm cho hoạt động này trở nên ý nghĩa là khả năng kết nối và chia sẻ giữa nhóm người tham gia. Cảm giác tình nguyện và sẵn lòng giúp đỡ khiến cho mỗi buổi làm việc trở nên hạnh phúc và tràn đầy năng lượng tích cực.

Chúng tôi bắt đầu từ việc tập trung đóng gói những món quà đơn giản, như thực phẩm, quần áo và vật dụng cá nhân. Mỗi chiếc hộp đựng đầy yêu thương và hy vọng, như là điều nhỏ bé chúng tôi có thể làm để mang lại sự ấm áp cho những gia đình đang gặp khó khăn.

Sự cộng tác là điều quan trọng, mỗi thành viên trong nhóm đều góp phần vào quá trình đóng gói và phân phối quà. Từ việc đếch trải những hộp quà, chúng tôi như là một đội quân nhỏ, nhưng trái tim mỗi người đều lớn lao. Cảm giác tự hào tràn ngập khi chúng tôi thấy được những đứa trẻ nở nụ cười, những người lớn bày tỏ lòng biết ơn.

Không chỉ giúp đỡ về vật chất, mà chúng tôi còn muốn chia sẻ tình thương và nhiệt huyết. Chúng tôi tổ chức những trò chơi nhỏ, buổi ca nhạc và thậm chí là những buổi trò chuyện gần gũi để tạo ra không khí vui tươi và gần gũi.

Buổi hoạt động kết thúc, nhưng tình cảm và kỷ niệm sẽ còn mãi mãi. Chúng tôi không chỉ đóng góp vật chất mà còn mang lại niềm vui, sự ấm áp và hy vọng cho những người cần giúp đỡ. Đó không chỉ là một buổi làm từ thiện, mà còn là một hành trình tinh thần, làm cho trái tim chúng tôi trở nên phong phú hơn bao giờ hết.

3 tháng 3

"Thiên thư" là một thuật ngữ trong văn học cổ truyền của Trung Quốc, chỉ những bộ sách được cho là có nguồn gốc tâm linh, được tin là do thiên đạo ban phát.

   
DS
3 tháng 3

chat gpt à

chịu thôi. 100x A +90000=100000

B. ĐỀ BÀI ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian làm bài: 90 phút)      PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai: -...
Đọc tiếp

B. ĐỀ BÀI

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1

Môn: Ngữ văn 8

(Thời gian làm bài: 90 phút)

     PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:

- Con thấy chuyến đi thế nào?

- Rất tuyệt bố ạ!

Người bố hỏi:

- Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?

- Vâng, con thấy rồi ạ!

- Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

Cậu bé trả lời:

- Chúng ta có một con chó, họ có bốn. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.

Cậu bé nói thêm:

- Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!

Người bố vô cùng ngạc nhiên, ông nhìn cậu con trai, mỉm cười đáp:

- Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có con ạ!

(“Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào?”, dẫn theo http://quantrimang.com/cau-chuyen-y-nghia-ve-cuoc-song, 2018)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

A. Biểu cảm                                                     B. Miêu tả

C. Tự sự                                                        

D. Thuyết minh

Câu 2. Xác định ngôi kể của truyện:

A.Ngôi thứ nhất                                           

B. Ngôi thứ ba

C. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba      

D. Ngôi thứ hai

Câu 3. Theo văn bản, người bố muốn cho con trai của mình thấy điều gì khi dẫn con thăm thú một ngôi làng?

A. một người nghèo có thể nghèo đến mức nào.

B. một ngôi làng đẹp đến mức nào.

C. một người có thể giàu có đến mức nào.

D. để thấy mình giàu có đến mức nào.

Câu 4: Trong văn bản, các nhân vật chủ yếu được khắc họa ở phương diện nào?

A. Hành động

B. Trang phục

C. Suy nghĩ

D. Lời nói

Câu 5: Tại sao người con lại thấy chuyến đi thăm ngôi làng “rất tuyệt”?

A. Vì cậu bé nhận ra những người dân trong làng nghèo như thế nào.

B. Vì cậu nhận ra gia đình của cậu giàu có.

C. Vì cậu thích được vui chơi cùng lúc với nhiều động vật.

D. Vì cậu bé đã biết người nghèo sống như thế nào.

Câu 6: Lí do nào khiến nhân vật người bố “vô cùng ngạc nhiên” về con sau chuyến đi?

A. Vì con được thăm thú, thưởng thức món ăn ở làng quê.

B. Vì con thấy được sự cách biệt giữa giàu nghèo.

C. Vì con thấy cuộc sống của hai bố con giàu có ra sao.

D. Vì con đã nhìn thấy sự khác biệt trong cuộc sống của hai cha con và những người ở ngôi làng mà họ đến thăm, nhận thấy mình nghèo đến mức nào.

Câu 7: Tác dụng của trợ từ trong câu: - Vâng, con thấy rồi ạ!” là:

A. Tạo tình cảm thân mật, yêu mến của con dành cho bố.

B. Tạo sắc thái lễ phép, kính trọng của người con với bố.

C. Nhấn mạnh vào cái con đã thấy.

D. Dùng để hỏi.

 Câu 8: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn: “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng”.

Câu 9: Em có đồng tình với quan điểm của người bố “Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có” trong văn bản không? Vì sao?

Câu 10: Qua câu chuyện, em rút ra được những bài học gì cho bản thân?

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

         Viết một bài văn kể lại một chuyến đi để lại cho em ấn tượng sâu sắc.

 

2
1 tháng 3

giúp mk với mk đang cần gấp

 

2 tháng 3

hello

 

Biệt ngữ xã hội "điếu mày", "bẩm bốc","thất văn", "phỗng"

 

Người phụ nữ tôi yêu 

Chính là đấng sinh thành

Một tiếng “Mẹ” thiêng liêng

Tôi trân trọng một đời.

 

Mẹ là ánh sao sáng

Soi tỏ đường con đi

Mẹ là nắng ban mai

Xua đêm dài băng giá.

 

Mẹ là bến bình yên

Luôn đón con trở về

Mẹ là lời hát ru

Đưa con đến bên mơ.

 

Cuộc đời nhiều xót xa

Héo mòn sắc xuân mẹ

Trong bộn bề lo toan

Là tình yêu tha thiết.

 

Chênh vênh bước vào đời

Mẹ vẫn hằng mong ước

Con bình an khỏe mạnh

Sóng gió tựa mây bay.

 

Dù bể cạn non mòn

Con vẫn mãi khắc ghi

Tình yêu thương của mẹ

Nguyện một đời tri ân.

28 tháng 2

Trọn một đời cha mẹ chăm lo
Bầy con thơ, sớm chiều vụng dại
Bao khắc khổ, oằn vai nhẫn nại
Cho cuộc đời, mỗi bát cơm thơm.

Nhớ ngày xưa, chiến tranh lửa đạn
Cha lên đường diệt giặc, trừ gian
Còng lưng mẹ, hao tâm vất vả
Nuôi con bằng hạt tấm, rãi khoai.

Cha trở về, nỗi nhớ khôn nguôi
Rời trận mạc, tay cày tay cuốc
Sắn khoai ngô, những điều thân thuộc
Thân cha héo gầy, con lớn khôn.

Cha gánh gồng đầu bờ, cuối bến
Mẹ tảo tần con cáy, con cua
Trắng mái đầu, sớm nắng, chiều mưa
Con thấu hiểu, tình cha, nghĩa mẹ.

Bấm ngón tay tính mùa thay lá
Con bàng hoàng, Thượng đế người ơi…!
Đời mẹ cha lao lực, bần hàn
Giờ xế bóng, đau lòng con trẻ.

Con vẫn biết cuộc đời dâu bể
Thương mẹ cha, da dẻ đồi mồi
Những đêm khuya trái gió, trở trời
Nỗi đau nén chèn tim mẫu phụ.

Vâng con hiểu, bấy nhiêu cho đủ
Cha mẹ hiền, để phúc đời con
Vâng con nhớ, một dạ sắt son
Tình phụ mẫu vuông tròn năm tháng.

Ai vô tình ví núi Thái sơn
Bằng công cha sương gió mỏi mòn ?
Nước nguồn kia sánh bằng sữa mẹ ?
Cha mẹ nghèo, Thượng đế đời con.