Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu lắng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: "Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc".
Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng "chín chữ": (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ "chiều chiều". Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ "ngõ sau" gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ "chiều chiều" mở đầu hô ứng với hai chữ "chín chiều" kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
"Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu"
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu lắng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: "Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc".
Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng "chín chữ": (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ "chiều chiều". Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ "ngõ sau" gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ "chiều chiều" mở đầu hô ứng với hai chữ "chín chiều" kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
"Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu"
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
@Bảo
#Cafe



"Phò Giá về Kinh"
+Đoạt sáo Chương Dương độ
+Cầm hồ hàm tử quan
+Thái bình tu trí lực
+Vạn cổ hửu giang san.

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Khi đọc bài ca dao này, em đã hiểu được công cha nghĩa mẹ thật to lớn, vĩ đại. Từ đó, em thêm kính yêu cha mẹ hơn. Đặc biệt là mẹ - người em yêu thương nhất trên đời.
Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ rất trẻ. Mẹ có dáng người khá cao. Thân hình mảnh mai. Khuôn mặt của mẹ rất phúc hậu, cùng một nụ cười dịu dàng. Làn da trắng hồng hào. Còn đôi bàn tay mẹ thon dài, có vết chai dày ở đầu ngón tay, do nhiều năm cầm bút, cầm phấn. Giọng nói của mẹ vô cùng trong trẻo, mềm mại. Mái tóc của mẹ dài, đen nhánh và mềm mượt. Đôi mắt mẹ lúc nào cũng nhìn em trìu mến. Đối với em, mẹ là người phụ nữ xinh đẹp và tuyệt vời nhất.
Ở trong gia đình, mẹ luôn quan tâm và chăm sóc mọi người rất chu đáo. Em vẫn nhớ khi còn nhỏ, sức khỏe của em không tốt. Em rất hay bị ốm. Những lúc đó, mẹ lại chăm sóc cho em. Mẹ nấu cháo cho em, giúp em uống thuốc. Suốt đêm, mẹ thức trông em ngủ. Em nhận ra được sự tần tảo, hy sinh cũng như tình yêu mà mẹ dành cho mình.
Nhưng cũng có đôi lần, em khiến mẹ phải phiền lòng. Hồi ấy, dù là con gái nhưng em rất nghịch ngợm. Em thường tham gia cùng các bạn con trai vào những trò nghịch phá. Một lần, chúng em rủ nhau trốn tiết học thể dục để ra ngoài cổng trường mua quà vặt. Nhưng không may, cả nhóm đã bị cô giáo bắt gặp. Cuối buổi hôm ấy có giờ sinh hoạt, cô giáo đã nghiêm túc phê bình chúng em trước cả lớp. Và cô cũng nói rằng sẽ đến gặp và trao đổi với phụ huynh. Trên đường về nhà, em cảm thấy rất lo lắng, hối hận. Nhưng khi về đến nhà, mẹ đã không trách mắng mà chỉ nhẹ nhàng khuôn bảo em. Mẹ còn kể cho em nghe rằng hồi trước mẹ cũng đã từng nghịch ngợm khiến bà ngoại cảm thấy phiền lòng. Điều đó khiến em nhận ra lỗi lầm của bản thân.
Từ đó trở đi, em tự hứa sẽ cố gắng học tập chăm chỉ, giúp đỡ mẹ nhiều hơn. Biết công việc của mẹ rất bận rộn, em luôn cố gắng sống tự lập. Em mong rằng mẹ sẽ luôn khỏe mạnh, vui vẻ. Em hy vọng có thể trở thành niềm tự hào của mẹ.
Tình cảm mẫu tử thật đáng trân trọng. Đối với em, mẹ giống như một điểm tựa vững chắc không thể nào thiếu trong cuộc sống. Từ tận đáy lòng, em muốn dành cho mẹ tình yêu thương chân thành và sâu sắc nhất.
@ĐỗPhươngThanh
Tục ngữ có câu: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Câu nói nhắc nhở con người về tầm quan trọng của người thầy.
Thầy Hoàng là giáo viên dạy môn Mĩ thuật của lớp em. Thầy khoảng bốn mươi tuổi. Thầy có vóc người cao gầy, đã vào tuổi tứ tuần nên những nếp nhăn trên trán thầy ngày một hằn rõ. Đôi mắt hiền từ cùng nụ cười đầy ấm áp của thầy luôn khiến mình cảm thấy vô cùng gần gũi. Giọng nói của thầy trầm ấm và nhẹ nhàng.
Thầy Hoàng không chỉ vẽ tranh rất đẹp. Mà thầy còn rất vui tính. Thầy không chỉ giúp chúng em biết cách vẽ tranh mà còn đem đến cho chúng em rất nhiều tiếng cười. Mỗi tiết học của thầy, chúng em đã học thêm được nhiều phương pháp vẽ tranh. Thầy cũng giúp chúng em hiểu hơn về hội họa. Không chỉ vậy, thầy còn kể cho chúng em nghe rất nhiều câu chuyện hay trong cuộc sống. Từ đó, chúng em có thể học tập được nhiều bài học ý nghĩa.
Lớp em, ai cũng yêu quý thầy. Thầy giống như một người bạn của chúng em vậy. Ở trường, thầy cũng được rất nhiều đồng nghiệp quý mến. Thầy được yêu quý bởi tấm lòng nhân hậu, sự nhiệt huyết với nghề và tình yêu thương sâu sắc với học trò.
Với em, thầy Hoàng là một người giáo viên mà tôi luôn kính trọng và yêu quý. Em sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để sau này trở thành một người học trò mà thầy có thể tự hào.
@ĐỗPhươngThanh