K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LSĐL 6  A. Phần Trắc Nghiệm Câu 1. Lí Bí lên ngôi Hoàng Đế vào thời gian nào?       A. Mùa xuân năm 544                         B. Mùa xuân năm 545       C.  Mùa xuân năm 546                        D. Mùa xuân năm 547 Câu 2. Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, vương quốc Phù Nam A. dần  dần suy yếu                                   B. lâm vào khủng hoảng trầm trọng C. bị Chân Lạp tấn công và thôn tính        D. trở...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LSĐL 6

 A. Phần Trắc Nghiệm

Câu 1. Lí Bí lên ngôi Hoàng Đế vào thời gian nào?

      A. Mùa xuân năm 544                         B. Mùa xuân năm 545

      C.  Mùa xuân năm 546                        D. Mùa xuân năm 547

Câu 2. Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, vương quốc Phù Nam

A. dần  dần suy yếu                                   B. lâm vào khủng hoảng trầm trọng

C. bị Chân Lạp tấn công và thôn tính        D. trở thành đế chế hùng mạnh ở Đông Nam Á

Câu 3. Người lãnh đạo nghĩa quân tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai năm 938 là:

 A. Lý Bí           B. Ngô Quyền            C. Phùng Hưng            D. Mai Thúc Loan

Câu 4. Việc làm nào không đúng với những chính sách cải cách của Khúc Hạo?

A. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ                      B. Định lại mức thuế cho công bằng

C. Chia cả nước làm 15 bộ do lạc tướng đứng đầu  D. Lập sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất

Câu 5. Cách đánh giặc độc đáo của Ngô Quyền được thể hiện

 A. Chủ động đem quân đánh giặc                B.tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng

 C . tổ chức xây dựng chiến lũy ngăn giặc    D. lợi dụng thủy triều, xây dựng trận địa cọc

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về các thành tựu văn hóa của Chăm - Pa?

A. Cư dân Chăm-Pa chỉ tôn sùng phật giáo

B. Tín ngưỡng đa thần , thờ thần ( núi, nước, lúa...)

C. Xây dựng nhiều đền, tháp, thờ thần, phật...

D. Sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chũ chăm cổ

Câu 7. Trong các nhân tố tự nhiên, nhân tố nào ảnh hưởng rõ nhất đối với sự phân bố thực vật, động vật?

A. Địa hình             B. Khí hậu             C. Đất đai            D. Nguồn nước

Câu 8. Hiện nay trên thế giới có hai quốc gia đông dân nhất là quốc gia nào?

 A. Hoa Kì, Trung Quốc                         B. Trung Quốc, Nhật Bản

 C. Việt Nam, Thái Lan                          D. Trung Quốc và Ấn Độ

Câu 9. Châu lục nào sau đây có nhiều siêu đô thị nhất?

A. Châu Á.                                                   B. Châu Âu.

C. Châu Phi.                                                D. Châu Mĩ.

Câu 10. Miền cực có khí hậu lạnh giá, chỉ có thực vật sinh trưởng trong mùa hạ là

 A. sồi, dẻ               B. rêu, địa y            C. cây lá kim         D. cây lá cứng

Câu 11. Nội dung nào sao đây không phải là đặc điểm của đới nóng?

 A. Là nơi có nhiệt độ cao  

 B. Động, thực vật phong phú đa dạng

 C. Thiên nhiên thay đổi phụ thuộc vào chế độ mưa

 D. Là xứ sở của băng tuyết, khí hậu vô cùng khắc nghiệt

Câu 12. Dân số thế giới năm 2018 là

A. 7,6 tỉ người             B. 7,7 tỉ người       C. 7,8 triệu người       D. 7,9 triệu người

13. Ai là tác giả của 2 câu thơ sau:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

      A. Tổng Bí thư Trần Phú.

B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

14. Tư liệu truyền miệng là

      A. những câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.

      B. những di tích, đồ vật do người người xưa để lại.

      C. những hoa văn trên thân và mặt trống đồng.

      D. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thủy.

15. Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành tại lưu vực của dòng sông nào dưới đây?

A. Sông Nin

B. Sông Ấn.

C. Sông Hằng.

D. Sông Ti-grơ.

16. Ấn Độ là quê hương của 2 tôn giáo nào dưới đây?

A. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

B. Hồi giáo và Hin-đu giáo.

C. Hin-đu giáo và Phật giáo.

D. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.

17. Công trình kiến trúc nổi tiếng nào dưới đây là của Trung Quốc?

A. Vạn lí trường thành.                       

B. Đền Pác-tê-nông.

C. Đại bảo tháp San-chi.

D. Vườn treo Ba-bi-lon.

18 Người Hy Lạp, La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào?

A. Hệ chữ cái La-tinh.

B. Chữ hình nêm.

C. Chữ tượng hình.

D. Hệ thống chữ số.

19. Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng, vì khu vực này

A. tiếp giáp với Ấn Độ.

B.là trung tâm của thế giới.

C. tiếp giáp với Trung Quốc.

D. là “ngã tư đường” của thế giới.

20. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là

A. sản xuất công nghiệp.

B. trao đổi, buôn bán qua đường biển.

C. sản xuất nông nghiệp.

D. trao đổi, buôn bán qua đường bộ.

21. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân tộc Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc?

      A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.

      B. Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.

      C. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt.

D. Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến.

22. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) đã

A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.

D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.

23. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường

A. kinh tuyến.

B. kinh tuyến gốc.

C. vĩ tuyến.

D. vĩ tuyến gốc.

24. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động 

A. xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

B. tự quay quanh trục của Trái Đất.

C. xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

D. tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.

25. Những khu vực nào ở trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài 24 giờ suốt 6 tháng?

A. Hai vòng cực đến hai cực.

B. Hai cực trên Trái Đất.

C. Khu vực quanh hai chí tuyến.

D. Khu vực nằm trên xích đạo.

B. Tự luận

Câu 1. Em hãy nêu hoạt động kinh tế chính của người Chăm-pa?

Câu 2. Ngô Quyền đã thực hiện kế hoạch gì để đánh giặc?Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa gì?

Câu 3 : Những việc làm của Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa như thế nào ?

Câu 4. Trình bày đặc điểm chung của rừng nhiệt đới? Rừng nhiệt đới được chia làm mấy kiểu, đặc điểm chính của mỗi kiểu rừng

Câu 5.Trình bày hiểu biết của em về sự phân bố dân cư trên thế giới?

Câu 6: nhận xét mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

1
25 tháng 4

please nhanh tui còn so đáp án

 

25 tháng 4

TK:

Nhật Bản phải tiến hành cải cách để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu và phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây, cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản; Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược; mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

25 tháng 4

TK:

1/ Người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình:

Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu. Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,…
Trong các làng xã, những phong tục tập quán như búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy,… vẫn được lưu truyền từ đời này qua đời khác
2/ Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất giúp người Việt không bị đồng hoá và vẫn luôn nuôi dưỡng ý chỉ giành lại độc lập sau hàng nghìn năm bị đô hộ vì:

Người Việt hiểu rõ Trung Quốc và ý đồ đồng hóa của họ
Người Việt đoàn kết, yêu nước, yêu văn hóa của mình
Sự sáng tạo của người Việt: tiếp thu chọn lọc, đọc chữ Hán bằng tiếng Việt
Truyền thống dựng nước và giữ nước, bảo vệ văn hóa dân tộc
3/ Những phong tục của người Việt trong thời kì Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay: làm bánh chưng bánh giày, xăm mình, ăn trầu ở một số vùng quê,…

25 tháng 4

Tham khảo:

 

Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn dẫn đầu bởi Trần Hưng Đạo đã thể hiện sự sáng suốt và tài giỏi trong cách đánh giặc một cách đặc biệt. Một số điểm đáng chú ý bao gồm:

  1. Sự sáng tạo trong chiến thuật: Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đã sử dụng các chiến thuật và mưu mẹo sáng tạo để chống lại quân xâm lược. Ví dụ, họ đã sử dụng địa hình đồi núi phức tạp của vùng núi Lam Sơn để tạo ra các trận địa và đánh giặc theo chiến thuật đánh phủ địa.

  2. Sự tập trung và tổ chức chặt chẽ: Bộ chỉ huy nghĩa quân đã phối hợp và điều hành một cách chặt chẽ giữa các đơn vị quân sự và dân quân. Sự tổ chức và tập trung này giúp họ tận dụng mọi nguồn lực và triển khai các chiến lược một cách hiệu quả.

  3. Sự sáng suốt trong ngoại giao: Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự sáng suốt trong việc tận dụng mối quan hệ với các nước láng giềng và các thế lực khác để đạt được mục tiêu chống lại quân xâm lược.

Từ cách đánh giặc tài giỏi và sáng suốt của Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn, chúng ta có thể học được sự quan trọng của sáng tạo trong chiến thuật, sự tập trung và tổ chức chặt chẽ, cũng như tầm quan trọng của ngoại giao trong việc đối phó với các thách thức và mối đe dọa.

25 tháng 4

Tham khảo:

Câu 13: Phong trào đấu tranh giành độc lập của ba nước Đông Dương từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX có điểm chung là

D. Có sự đoàn kết, phối hợp chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương chống kẻ thù chung.

Trong quá trình đấu tranh giành độc lập, các dân tộc Đông Dương như Việt Nam, Lào và Campuchia đã thường xuyên tìm kiếm sự đoàn kết và phối hợp trong việc chống lại sự thực dân của Pháp. Điều này thể hiện sự hiểu biết và nhận thức của họ về mối đe dọa chung từ phe thực dân Pháp, và họ đã cố gắng hợp tác để tăng cường sức mạnh chống lại kẻ thù chung này.

25 tháng 4

- Nhân tố tạo nên chiến thắng trông các cuộc kháng chiến chông quân Mông - Nguyên đó là: lòng yêu nước, sự đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng cùng tham gia đánh giặc, cùng với sự chỉ huy tài ba của người lãnh đạo…

- Nhân tố đó được kế thừa và phát huy như thế nào trong thời bình:

+ Dù trong thời bình, nhưng chúng ta vẫn phải đoàn kết, trên dưới một lòng cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Đảng và Nhà nước đưa ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước, nhân dân ấm no, hạnh phúc

25 tháng 4

TK:

- Bài học kinh nghiệm từ khởi nghĩa Lam Sơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay:

+ Phát huy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của toàn dân.

+ Trọng dụng nhân tài.

+ Đề ra đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn.

+ Đề cao lòng nhân đạo, thiện chí hòa bình.

25 tháng 4

Các tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh:

1. Sài Gòn: Đây là tên gọi phổ biến và quen thuộc nhất trước khi thành phố đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1976 sau khi miền Nam Việt Nam được thống nhất. Sài Gòn vẫn được nhiều người sử dụng hàng ngày, đặc biệt trong các bối cảnh không chính thức.

2. Gia Định: Tên này được sử dụng trong thời kỳ Việt Nam được chia thành nhiều châu, phủ. Gia Định là tên của một vùng rộng lớn hơn bao gồm cả khu vực Sài Gòn.

5 tháng 5

Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tên gọi khác như : Gia Định, Sài Gòn, Sài Gòn - Chợ Lớn, Sài Gòn - Gia Định. Đến năm 1976, mới được đổi tên thành tên chính thức là Thành phố Hồ Chí Minh.