có ý kiến cho rằng: Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đền ấn độ và các nước đông nam á là để "khai hóa văn minh" em có đồng ý với ý kiến đó không ? vì sao
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cuộc cải cách của Vua Lê Thánh Tông có những đặc điểm tiến bộ như sự toàn diện, sâu sắc và mang lại hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như hành chính, tổ chức nhà nước, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa - nghệ thuật. Điều này có thể vận dụng được trong bối cảnh hiện nay bằng cách áp dụng các chính sách cải cách toàn diện và sâu sắc, tăng cường quản lý hành chính hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định chính trị và xã hội, cũng như thúc đẩy văn hóa - nghệ thuật. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến việc giải quyết mâu thuẫn giai cấp một cách hòa bình và công bằng để đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững trong bối cảnh hiện nay.
Cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông tương đối toàn diện, mang lại sự hưng thịnh cho đất nước lúc bấy giờ, tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế đất nước phát triển, dân trí được nâng cao, năng lực quốc phòng được tăng cường, chế độ quân chủ Trung ương tập quyền được củng cố….
Sự phát triển văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ
1. Văn hóa: Thời Lê Sơ, văn hóa Đại Việt phát triển mạnh mẽ. Hệ tư tưởng Nho giáo chi phối đời sống xã hội. Văn học chữ Hán chiếm ưu thế với các tác phẩm tiêu biểu như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo. Nghệ thuật sân khấu đa dạng với nhã nhạc, hát chèo, hát tuồng. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu với các công trình như Hoàng thành Thăng Long, cung điện tại Lam Kinh.
2. Giáo dục: Thời Lê Sơ, giáo dục và khoa cử rất phát triển. Nhà Lê Sơ đặc biệt chú trọng chế độ khoa cử để tuyển chọn quan lại. Trong thời gian này, tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
3. Khoa học: Lĩnh vực khoa học có các tác phẩm nổi tiếng như Đại Việt sử kí toàn thư (sử học), Hồng Đức bản đồ (địa lí học), Bản thảo thực vật toát yểu (y học), Đại thành toán pháp (toán học).
Tình hình kinh tế thời Lê Sơ có những biểu hiện dưới đây:
- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).
- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.
Nêu tình hình kinh tế thời Lê Sơ:
- Nông nghiệp: Vua Lê đã tiến hành nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển nông nghiệp. Cụ thể, ông đã cho quân lính về quê sản xuất, kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng, đặt ra các chức quan lo sản xuất nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ, và thực hiện phép quân điền. Nhờ những biện pháp này, sản xuất nông nghiệp đã được phục hồi và phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân.
- Thủ công nghiệp: Thời Lê Sơ đã chứng kiến sự phát triển của nhiều ngành nghề thủ công truyền thống ở làng xã và kinh đô Thăng Long. Các xưởng thủ công nhà nước, gọi là cục Bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền. Nghề khai mỏ cũng được đẩy mạnh.
- Thương nghiệp: Thương nghiệp trong nước được khuyến khích thông qua việc lập chợ, họp chợ. Ngoại thương, dù được duy trì, nhưng lại bị kiểm soát chặt chẽ.
Nhìn chung, kinh tế thời Lê Sơ đã ổn định và phát triển hưng thịnh.
Không đồng ý với ý kiến: thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để “khai hoá văn minh”. Vì:
- Bản chất, ý nghĩa thực sự của “khai hóa văn minh” là: đem ánh sáng của những văn minh phát triển cao, rực rỡ soi rọi và thúc đẩy sự phát triển của những nền văn minh thấp kém hơn.
- Mục đích và chính sách cai trị thực dân phương Tây ở Ấn Độ và Đông Nam Á đối lập hoàn toàn với ý nghĩa của từ “khai hóa văn minh”:
+ Mục đích của các nước phương Tây khi xâm lược Ấn Độ và Đông Nam Á là nhằm: vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, độc chiếm thị trường tiêu thụ.
+ Trong quá trình cai trị, chính quyền thực dân đã thiết lập nền thống trị cứng rắn, tăng cường các hoạt động khủng bố, đàn áp nhân dân Ấn Độ, Đông Nam Á; đồng thời thực hiện chính sách “ngu dân”, cổ súy cho các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội,… nhằm làm suy yếu nòi giống, phai mờ và tiến tới xóa bỏ ý chí đấu tranh; kìm hãm sự phát triển của nhân dân thuộc địa.
+ Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng, kéo lùi sự phát triển của Ấn Độ và các dân tộc Đông Nam Á.