K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống. Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi”...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến.?
Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

Bài đọc:

     Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.

     Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

      Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.

     Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.

          (Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, http://tuoitre.vn)

0
Bài 1. Một chiếc xe máy chạy với vận tốc 50km/h từ A đến B. Sau đó 30 phút, một ô tô cũng chạy từ A đến B với vận tốc 70km/h. Biết rằng cả 2 xe chạy trên cùng con đường và đều không nghỉ trong suốt quá trình đi a) Viết đa thức P(x) biểu thị quãng đường ô tô đi được và đa thức Q(x) biểu thị quãng đường xe máy đi được kể từ lúc xuất phát đến khi xe máy đi được x giờ b) Hỏi sau bao lâu...
Đọc tiếp
Bài 1. Một chiếc xe máy chạy với vận tốc 50km/h từ A đến B. Sau đó 30 phút, một ô tô cũng chạy từ A đến B với vận tốc 70km/h. Biết rằng cả 2 xe chạy trên cùng con đường và đều không nghỉ trong suốt quá trình đi a) Viết đa thức P(x) biểu thị quãng đường ô tô đi được và đa thức Q(x) biểu thị quãng đường xe máy đi được kể từ lúc xuất phát đến khi xe máy đi được x giờ b) Hỏi sau bao lâu thì 2 xe gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu km?   Bài 2. Một bể nước hình hộp chữ nhật có kích thước của chiều rộng kém chiều dài 3m, chiều cao kém chiều rộng 2m của bể nước hình hộp chữ nhật. Biểu thị chiều rộng và chiều cao a) Gọi x là chiều dài qua x b) Viết đa thức biến x biểu thị thể tích của bể   Bài 3. Ở Đà Lạt giá Táo là x (đồng/kg) và giá Nho gấp đôi giá Táo. c) Hãy viết đa thức biểu thị số tiền khi mua 5 kg táo và 4 kg nho. Tìm bậc của đa thức đó. d) Hãy viết biểu thức biểu thị số tiền khi mua 10 hộp táo và 10 hộp nho, biết mỗi hộp táo có 10 kg và mỗi hộp nho có 12kg. Tìm bậc của đa thức đó Tính thể tích của bể nếu biết chiều cao của bể là 1,5m   Bài 4. Một hãng taxi quy định giá cước như sau: 1km đầu tiên giá 11 nghìn đồng. Từ kilômétthứ hai trở đi giá 10 nghìn đồng/km. a) Người thuê xe taxi của hãng đó đi x (km) (x > 1). Hãy viết đa thức tính số tiền mà người đó phải trả? b) Tìm bậc, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức đó?
0