viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ( một sinh hoạt văn hóa )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Oh yeah , chính xác rồi
Ta cần tình bạn sao ?
Đương nhiên, tại sao không !
Bố mẹ bỏ thì sao ?
Anh chị em thì sao ?
Tất cả chìm nỗ đau
Thật buồn bã , chán nàn
Đau inh ỏi ,vào tim
Oh yeah , ta cần bạn
Vui buồn có nhau , Hey
Không sao đâu , cô đơn
Sẽ có 1 người bạn
Người ấy sẽ bù đắp
Tình thương cho bạn nha
Xuân cũng sắp về rồi
Aó mới đã có chưa
Bạn bè cùng sẻ chia
Bao niềm vui họ có
Yo .. yo yo , Yeah ha
Ta cũng phải có bạn
Tình bạn là chân lý
Lý tưởng bạn và tôi
Thắp sáng tình yêu thương
Tôi có , nhưng bạn không
Hãy bù đắp lại nhé !
Yooh , bạn yêu tôi ơi
Tôi rất quý bạn nhé
Bạn xinh và dễ thương
Chúng ta bù đắp gì ?
Ta hãy cùng nhau làm
Để tình bạn gắp kết
Chi tiết giới thiệu về cô bé bán diêm:
- Gia đình mới sa sút (bà chết, gia sản tiêu tan, dời chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước)
- Cô bé ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt và những lời mắng nhiếc, chửi rủa của cha.
mik có thấy chi tiết nào ghi về gia đình cô bé bán diêm đâu bạn nhỉ?
Bạn ơi tham khảo trên mạng chứ đánh máy thì đến bao giờ được hả bạn!
Tri thức có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Nó không chỉ giúp chúng ta đối nhân xử thế đúng cách mà nó còn là thước đo đánh giá con người. Đồng thời, nó giúp chúng ta tự hoàn thiện bản thân từ việc khắc phục sai lầm của bản thân đến biết cách phân biệt đâu là cái tốt, cái xấu trong xã hội.
Cheo veo - Chênh vênh
Gồ ghề - Mấp mô
Thám thính - Thăm dò
Của cải - Tài sản
Phát biểu - Trình bày
Bao la - Mênh mông
\(#NqHahh\)
Bàn về ngày lễ ở Việt Nam, không thể quên nhắc đến Tết. Nhắc đến Tết không thể quên nồi bánh chưng và cành mai, cành đào. Hình ảnh hoa đào, hoa mai đã trở thành linh hồn của ngày Tết. Nói đến mai là miền Nam rực rỡ sắc vàng, còn đào lại là sắc hồng thắm của miền Bắc. Hoa đào đã trở thành nét riêng của miền Bắc Việt Nam.
Trước hết, có thể lí giải vì sao hoa đào là nét riêng của miền Bắc. Miền Bắc có khí hậu khá khác so với miền Nam. Miền Bắc vào mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tràn về nên có nền nhiệt thấp, lạnh. Khi sang xuân, thời tiết ấm áp dễ chịu. Xuân sang cũng là lúc đào nở rộ. Cây đào rất kén nhiệt và nơi sinh sống. Đào không chịu được nhiệt độ quá lạnh, cũng không chịu được quá nóng. Đào cần được trồng ở những nơi nhiều ánh nắng và thông thoáng gió. Ở nhiệt độ quá lạnh, đào sẽ không thể nở hoa và phát triển. Chồi hoa bị chết ở nhiệt độ -15 đến -25 độ C. Sau khi hoa tàn, quả đào sẽ phát triển và chỉ chín được vào mùa hè với nhiệt độ lý tưởng là 20 đến 30 độ C. Quả đào là một loại trái cây được yêu thích. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… Nhưng phổ biến nhất vẫn là đào bích. Đào bích có nhiều cánh, cánh hoa màu đỏ thắm. Đào phai có màu sắc nhạt hơn, cánh hoa đã chuyển sang màu hồng. Đúng như tên gọi, đào bạch màu trắng, là loài hoa hiếm và khó trồng nhất. Hoa đào được trồng ở hấu hết các tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội.. Được ưa chuộng nhất vẫn là đào Nhật Tân. Nhật Tân là vườn đào nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây nằm ở vùng đất ven sông Hồng ở Hà Nội. Vườn đào này nổi tiếng không chỉ bởi quy mô mà còn cả chủng loại và chất lượng đào. Hoa đào rất thích hợp với loại đất ven sông nhiều phù sa nên chất lượng đào ở Nhật Tân được đánh giá cao là vì thế. Cây đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, được lựa chọn và lai giống để có màu sắc tươi và rực rỡ hơn.
Cây đào khá kén chăm sóc và tưới bón. Nếu không chăm sóc tốt, tưới tiêu phù hợp, đào sẽ không thể nở hoa đẹp hoặc nở đúng thời kỳ. Ngoài ra cũng còn dựa vào khí hậu thời tiết, đào sẽ ra hoa vào lúc nào. Cũng như mai, đào muốn nở hoa, người trồng đào phải tuốt lá trước khoảng hai tuần để nụ hoa đơm ra, hoa nở đúng mùa vụ. Mỗi năm, hoa đào chỉ nở một lần vào mỗi độ sang xuân. Vào hè quả đào sẽ chín. Quả đào thường có vị chua, là loại trái cây yêu thích của nhiều người. Lá đào không giống lá mai. Lá đào dài hơn, có vân là răng cưa, màu xanh lá nhạt không đậm, rì như lá cây mai. Cành đào cũng mảnh và mỏng hơn so với cây mai. Cánh đào tương tự cánh mai, mỏng, nhẹ. Hoa đào có nhiều cánh cứ đan xen vào nhau mang màu hồng thắm hoặc nhạt theo từng giống đào. Hoa đào nở rất nhanh, tàn cũng rất nhanh. Trung bình một bông hoa từ lúc thành nụ đến khi tàn là khoảng 2 đến 3 tuần. Khi đào nở bung chuẩn bị tàn, chỉ cần một làn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa đào cũng sẽ rơi xuống hệt như hoa anh đào của Nhật Bản. Tùy theo chủng loại, tuổi đời và cách chăm bón, cây đào có nhiều kích thước khác nhau. Có thể rất nhỏ hoặc rất lớn. Rễ cây đào là rễ cọc, luôn có thân giữa cứng cáp to lớn làm trụ. Trung bình một cây đào cao khoảng 1 mét trở lên. Cây đào có nhiều cành, cành mềm dẻo dễ uốn nắn. Vì thể mà người trồng đào có thể uốn nắn theo từng hình dáng, tướng tá khác nhau. phù hợp với thị yếu của người mua.
Hoa đào mang rất nhiều ý nghĩa. Trước đây, hoa đào mang tinh thần đuổi ma quỷ trong nhà. Ngày nay, hoa đào mang lại sự ấm cúng cho gia đình, mang lại sự an khang thịnh vượng. Vẻ đẹp đằm thắm, hài hòa và kín đáo của hoa đào mang lại niềm vui, niềm hu vọng mới. Không chỉ thế, hoa đào còn đại diện cho tình bạn thân thiết, của lòng hướng về gia đình. Bởi vậy mà những người con miền Bắc xa quê, những người ban thân đến thăm nhau vào dịp tết thường chọn cành đào làm quà. Hoa đào ngày nay đã trở thành tinh thần ngày tết, hồn dân tộc Việt. Vì thế, nên những người Việt xa quê, đón Tết tại nơi xứ người, luôn muốn tìm một cành đào để trang trí trong nhà, để họ cảm thấy một cái tết Việt Nam. Sắc hồng thắm nhẹ nhàng của đào là hương vị không thể thiếu của người Việt Nam. Thiếu đào, cái hơi thở của Tết chưa thật sự đúng nghĩa. Hoa đào, hoa mai là hình ảnh của Tết, là linh hồn của ngày Tết quê hương.
Đào khoe sắc thắm báo hiệu một năm đã qua, năm mới lại về. Năm mới với những thử thách mới, hi vọng mới, niềm tin mới. Sắc đào rộ lên là lúc báo hiệu thời khắc thiêng liêng của một năm lại tới. Người người ai ai cũng quây quần đoàn tụ với gia đình. Dù ai đi ngược về xuôi vẫn nhớ đến gia đình quê hương mà tìm về vào dịp Tết không quên mang theo cành đào, cành mai về làm quà.
Cho 1 like nha
Bạo lực học đường giờ đây đang trở thành một vấn đề nóng hơn bao giờ hết khi mà lướt qua các mạng xã hội, các trang báo điện tử tràn lan các thông tin về nạn bạo lực học đường. Nhà trường chính là ngôi nhà thứ 2 của các em học sinh. Tuy nhiên sẽ như thế nào khi các em lại cảm thấy sợ hãi hay cô đơn trong chính ngôi nhà của mình?
Có thể hiểu bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau gây tổn thương đến học sinh bao gồm cả thể xác và tinh thần. Nó thường xảy ra giữa những học sinh, bao gồm cả việc dọa nạt, tẩy chay hay đánh đập giữa các học sinh. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia về vấn đề này, trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 1800 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Có thể nói đây là một con số đáng báo động đỏ về vấn nạn này.
Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng này đó chính là do bản thân học sinh, sự thay đổi về mặt tâm sinh lí với một cái tôi cá nhân quá cao .Chỉ cần những tác động, những kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến học sinh học theo, ví dụ như những clip bạo lực trên mạng. Và nguyên nhân chính nữa là do phía gia đình, nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”, bố mẹ ít quan tâm đến con cái hoặc thường xuyên nặng lời quát tháo.
Vấn đề này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, là biểu hiện về việc đạo đức của học sinh ngày càng xuống cấp . Nó khiến cho học sinh trở nên hung hăng hơn, và nạn nhân thì trở nên sợ sệt, không muốn đến trường vì sợ gặp kẻ bắt nạt . Nó làm xấu đi hình ảnh của những học sinh thơ ngây trong mắt cộng đồng, xã hội.
Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp cho vấn đề này.Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường,giáo viên để uốn nắn, tránh phân biệt đối xử.
Như vậy, bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của cá nhân trường học mà còn là vấn đề của chính cộng đồng, xã hội. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.
Bài làm mang tính chất tham khảo nha...
Cho tớ 1 like nhé
Bạo lực học đường là một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân. Để ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng này, cần có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và xã hội.
Về phía gia đình, cha mẹ cần quan tâm đến con cái hơn, thường xuyên trò chuyện, chia sẻ để hiểu được tâm tư, tình cảm của con. Đồng thời, cha mẹ cần giáo dục con về cách ứng xử văn minh, lịch sự, biết tôn trọng người khác.
Về phía nhà trường, cần tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giúp các em hiểu rõ hậu quả của bạo lực học đường. Bên cạnh đó, nhà trường cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các hành vi bạo lực học đường, nhằm răn đe và giáo dục các em.
Về phía xã hội, cần tạo ra môi trường lành mạnh, văn minh để giáo dục học sinh. Các phương tiện truyền thông cần tích cực tuyên truyền, giáo dục về bạo lực học đường, giúp mọi người nâng cao nhận thức về vấn đề này.
Mỗi cá nhân cần có ý thức đấu tranh chống lại bạo lực học đường. Nếu chứng kiến các hành vi bạo lực học đường, hãy lên tiếng can ngăn, tố cáo kịp thời.
Dưới đây là một số giải pháp cụ thể để ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực học đường:
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
- Tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em biết cách ứng xử trong các tình huống.
- Nâng cao nhận thức của cha mẹ, giáo viên và xã hội về bạo lực học đường.
- Xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực học đường, nhằm răn đe và giáo dục các em.
Bạo lực học đường là vấn đề cần được giải quyết một cách triệt để, đòi hỏi sự chung tay của cả xã hội. Hãy cùng chung tay xây dựng một môi trường học tập an toàn, lành mạnh cho tất cả học sinh.
Hằng năm, trên khắp mọi miền của đất nước, rất nhiều lễ hội được tổ chức. Và lễ hội Chử Đồng Tử là một trong số đó.
Lễ hội sẽ được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 2 (Âm lịch) tại đền Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền Hóa Dạ Trạch (xã Dạ Trạch) thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Về nguồn gốc của lễ hội thì theo truyền thuyết thì vào đời Hùng Vương thứ mười tám, tại làng Chử Xứ, có chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, chàng sống cùng với cha. Họ chỉ có một chiếc khố để mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
Một hôm, Chủ Đồng Từ đang mò cá dưới sông thì nhìn thấy một đoàn thuyền sang trọng đi tới. Đó là đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái Vua Hùng. Chàng hoảng hốt chạy tới khóm lau để trốn, rồi lấy cát phủ lên mình. Nào ngờ, công chúa lại chọn chỗ bãi sông đẹp làm nơi dừng chân và sai người quây màn nơi khóm lau mà tắm. Nước dội làm cát trôi đi, để lộ ra một chàng trai tuấn tú. Công chúa Tiên Dung rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết được gia cảnh của chàng trai, nàng rất cảm động và cho rằng đây là duyên phận nên đã quyết định lấy Chử Đồng Tử làm chồng.
Hai vợ chồng Chử Đồng Từ quay về kinh, tìm thầy học đạo rồi đi khắp nơi truyền dạy cho nhân dân nhiều nghề như trồng lúa, dệt vải. Sau này, cả hai đều hóa lên trời. Tuy vậy, Chử Đồng Tử vẫn hiển linh giúp nhân dân đánh giặc.
Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử đã lập đền thờ bên bờ sông Hồng. Ngoài ra, họ còn nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
Lễ hội giữ được nhiều nghi lễ rất độc đáo. Nổi bật là lễ rước Thành Hoàng làng của chín làng thuộc Tổng Mễ xưa về đền Đa Hoà. Lễ rước diễn ra rất đặc sắc với sự tham gia của đoàn thuyền rồng khổng lồ lướt sóng ra giữa dòng sông Hồng lấy nước về lễ Thánh. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều tiết mục văn nghệ được biểu diễn.
Lễ hội mang giá trị văn hóa sâu sắc, là bức tranh về đời sống sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng ngàn năm trước. Không chỉ vậy, lễ hội còn thể hiện được tấm lòng hiếu thảo, đề cao vai trò của người thầy thuốc, phản ảnh ước mơ bình dị của người dân trong xã hội phong kiến là khát vọng được tự do yêu đương, tự do hôn nhân vượt khỏi lễ giáo gò bó.
Như vậy, lễ hội Chử Đồng Tử có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.