Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Hồi thứ 14?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Quang Trung là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
- Nghe tin giặc đánh chiếm đến Thăng Long, mất cả 1 vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng "định thân chinh cầm quân đi ngay".
- Chỉ trong vòng một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: Tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng Đế, đốc xuất đại binh ra Bắc.
=> Từ đầu đến cuối, Nguyễn Huệ luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết.
2. Quang Trung là con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén:
- Sáng suốt trong việc nhận định tình hình ta và địch:
+ Qua lời dụ tướng sĩ ở Nghệ An, Quang Trung đã khẳng định được chủ quyền của dân tộc: "đất nào sao ấy", "người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác". Ông còn tố cáo hành động xâm lược phi nghĩa của giặc, vạch rõ tội ác của chúng: "Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi,..."
+ Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống ngoại xâm, giành độc lập của dân tộc từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Lê Đại Hành, Đinh Tiên Hoàng,...
+ Quang Trung dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người phù Lê "thay lòng đổi dạ" với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc: "Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai".
- Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi:
+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời của Quang Trung với Sở, Lân ta thấy rõ: Ông là người hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì "quân thua tại tướng" nhưng ông hiểu lòng họ, sức mình không địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp. Ông không trừng phạt mà còn khen ngợi Sở và Lân.
+ Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao tài và đức của Ngô Thì Nhậm, cho Ngô Thì Nhậm là kẻ "đa mưu túc trí" nên đoán biết được chủ mưu rút quân là của Ngô Thì Nhậm, để bảo toàn lực lượng, dẹp việc binh đao.
3. Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng.
- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đấc nào mà Quang Trung đã khẳng định chắc như đinh đóng cột "phương lược tiến đánh đã có sẵn".
- Đang trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Ngô Thì Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 năm tới của ta. Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt ngay được: "Chờ mười năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng".
4. Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người.
- Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy vẫn còn làm hậu thế ngạc nhiên. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà Quang Trung hoạch định kế hoạc từ 25 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long. Nhưng thực tế, quân ta đã giành chiến thắng trước 2 ngày.
- Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng quân đội của do Quang Trung tổ chức vẫn luôn giữ vững đội hình, chỉnh tề.
5. Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trường.
- Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.
- Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy, nghĩa quân đã đánh những trận quyết liệt, áp đảo kẻ thù, giữ được bí mật để tạo bất ngờ khiến địch không kịp trở tay.
- Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng được khắc họa lẫm liệt: nhà vua "cưỡi voi đi đốc thúc" với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.
=> Hình ảnh người anh hùng được khắc họa khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
-Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích
-Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
+Sáng suốt trong việc nhận định tình hình giữa địch và ta
+Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người
-Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng
-Tài dụng binh như thần:
+Kì tài trong việc dùng binh
-Hình ảnh vua Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận
=>Nguyễn Huệ là người trí dũng văn võ song toàn
Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao.
“Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI - một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút”. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.có ý kiến cho rằng: "Cái bóng là hư nhưng lại trói chặt Vũ Nương vào nỗi đau rất thực". Ta cùng đi tìm hiểu về vấn đề này.Đầu tiên, “Cái bóng là hư”: ý nói nó là vật vô tri, vô giác.
“Nỗi đau rất thực” của Vũ Nương: là bi kịch bị chồng nghi oan, ruồng bỏ mà dẫn đến cái chết.Nhận định đã chỉ ra chi tiết có ý nghĩa thắt nút của câu chuyện.
Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức.Chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.Nàng là một người phụ nữ nhan sắc, hiền thục, nết na, thủy chung son sắt:
Đó trước hết là một người phụ nữ đẹp, khiến Trương Sinh không tiếc trăm lạng vàng mà cưới về làm vợ. Nàng là người con dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang: một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo...Xa chồng nhưng rất mực thủy chung, một lòng thủ tiết chờ chồng. Khi bị nghi oan cũng chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng.Song cuộc đời nàng vô cùng đau khổ: Bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi. (bị đổ oan) Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng. (chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá)Tuy ở dưới thủy cung, nàng được cứu sống, sống phú quý, được bất tử, được minh oan nhưng lòng vẫn mong trở về cõi trần mà không thể. (chẳng thể trở về)Chiếc bóng đã tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật Vũ Nương, là nút thắt của tác phẩm, đẩy kịch tính lên cao trào.
Nó làm bộc lộ tính cách Trương Sinh: nóng nảy, ghen tuông mù quáng, độc đoán, gia trưởng.Truyền tải giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: Phản ánh chân thực số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương.Lên án, tố cáo sự độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong xã hội phong kiến. Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội cũ của nhà văn Nguyễn Dữ.
Thông qua cuộc đời và số phận bất hạnh của Vũ Nương, tác giả đã phản ánh số phận bi thương của người phụ nữ phong kiến, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ.
.Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm).
Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng ở thế kỉ XVI với tập "Truyền kì mạn lục" trong đó "Chuyện người con gái Nam Xương" là một trong những chuyện tiêu biểu. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận đầy oan khuất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến mà còn thể hiện vẻ đạp truyền thống tốt đẹp của họ.
"Chiếc bóng là hư" chỉ vật vô tri vô giác. "Nỗi đau rất thật" của Vũ Nương là bị chồng nghi oan, ruồng rẫy mà dẫn đến cái chết. Qua đó nhận định đã khẳng định rất rõ chi tiết thắt nút của câu truyện
Về chi tiết “cái bóng”. Đối với Vũ Nương,trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.Với bé Đản mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó. Đối với Trương Sinh thì lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức.Chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Về Vũ Nương nàng là người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Nàng là người phụ nữ đẹp vì vậy mà Trương Sinh không tiếc một trăm lạng vàng để cưới nàng về. Nàng còn là nàng dâu hiếu thảo, người vợ thuỷ chung, người mẹ hiền đôn hậu.Một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo...Khi xa chồng nàng yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ chồng kéo dài theo năm tháng
Tuy vậy cuộc đời cuộc nàng còn gặp nhiều gian khổ.Khi Trương Sinh trở về nghe lời con về chiếc bóng bèn đánh đuổi, mắng nhiếc nàng. Cùng đường nàng nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng quyết liệt để nàng có thể bảo toàn danh dự của mình. Khi ở dưới thuỷ cung mặc dù được minh oan được bất tử nhưng nàng vẫn đau đớn bỏi nàng không thể trở về với chồng con
Chi tiết chiếc bóng có nhiều ý nghĩa trong truyện. Nó là bước ngoặt cuộc đời của Vũ Nương, đưa câu truyện lên hồi cao trào. Đồng thời nó cũng đã bộc lộ tính cách của Trương Sinh: Chàng là người nóng nảy, ghen tuông mù quáng, đọc đoán. Chi tiết chiếc bóng cũng đã thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.Phản ánh số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương và còn lên án, tố cáo sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình thời xưa.
Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội phong kiến của nhà văn Nguyễn Dữ. Tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" đã thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
1. Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng
- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.
- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.
+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.
+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.
- Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.
+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.
+ Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.
+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.
- Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.
2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri).
- Giống nhau:
+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.
+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.
- Khác nhau:
+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)
+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)
1. Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng
- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.
- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.
+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.
+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.
- Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.
+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.
+ Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.
+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.
- Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.
2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri).
- Giống nhau:
+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.
+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.
- Khác nhau:
+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)
+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)
a. Lời thoại trên là lời đối thoại. Vì về hình thức có hai chấm và gạch đầu dòng.
b. Lời thoại được Vũ Nương nói khi bị Trương Sinh ruồng rẫy. Đây là lời nói trước khi nàng trẫm mình bên bến Hoàng Giang.
Qua lời thoại này cho thấy Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh, quyết dùng cả mạng sống để chứng minh sự trong sạch của mình.
c. Các chi tiết kì ảo có trong truyện là:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được Linh Phi cứu; lại gặp được Vũ Nương dưới cung điện.
- Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang, giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.
a. Lời thoại trên là lời đối thoại. Vì về hình thức có hai chấm và gạch đầu dòng.
b. Lời thoại được Vũ Nương nói khi bị Trương Sinh ruồng rẫy. Đây là lời nói trước khi nàng trẫm mình bên bến Hoàng Giang.
Qua lời thoại này cho thấy Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh, quyết dùng cả mạng sống để chứng minh sự trong sạch của mình.
c. Các chi tiết kì ảo có trong truyện là:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được Linh Phi cứu; lại gặp được Vũ Nương dưới cung điện.
- Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang, giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.
1. Các chi tiết kì ảo là:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
- Vũ Nương hiện về trong cờ hoa rợp trời, trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.
2. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:
- Các chi tiết kì ảo (đặc biệt ở phần kết thúc truyện) làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì.
- Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
- Tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
- Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.
- Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả, hạnh phúc đã vĩnh viễn rời xa.
Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Phẩm chất của nàng được thể hiện qua các chi tiết sau:
- Qua lời giới thiệu ở đầu câu chuyện: "tính tình thùy mị nết na", "tư dung tốt đẹp",...
- Trong cuộc sống hôn nhân gia đình: Vũ Nương hiểu Trương Sinh "có tính đa nghi nên luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hòa".
- Khi tiễn chồng đi lính: nàng rót chén rượu đầy và nói lời tiễn biệt mà ai nghe cũng phải ứa hai hàng lệ. Trong lời dặn dò chồng, nàng không mong vinh hiển, chỉ cầu chồng được bình an trở về, cảm thông trước nỗi khổ và nỗi vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng.
- Khi chồng ở xa:
+ Nàng là người con dâu hiếu thảo. Chăm sóc mẹ chồng chu đáo, mẹ chồng ốm, nàng hết sức thuốc thang và lo cầu khấn thần phật. Khi mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay chu tất. Lời mẹ chồng trăng trối trước lúc ra đi cũng thể chứng minh nàng là người con sống có hiếu.
+ Nàng là người mẹ đảm đang. Trong những ngày Trương Sinh đi lính, để con khỏi thiếu tình cha, nàng trỏ cái bóng của mình trên tường và nói đó là cha Đản. Đứa con vì thế mà luôn đầy đủ tình cảm, nhưng cũng chính đây là nguyên nhân gây ra cái chết oan khuất cho nàng.
- Khi bị chồng nghi oan:
+ Lời thoại 1: Vũ Nương phân trần để chồng hiểu rõ mình.
+ Lời thoại 2: Nàng nói lên nỗi đau đớn, thất vọng, không hiểu vì sao bị đối xử bất công.
+ Lời thoại 3: nàng bày tỏ niềm thất vọng đến tột cùng, không thể hàn gắn. Nàng quyết định trẫm mình ở sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch. => Đây là hành động quyết liệt cuối cùng để Vũ Nương bảo vệ danh dự của mình.
=> Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đảm đang, tháo vát: Nàng là người vợ thủy chung, người con dâu hiếu thảo và người mẹ đảm đang, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.
1. Các chi tiết kì ảo là:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
- Vũ Nương hiện về trong cờ hoa rợp trời, trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.
2. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:
- Các chi tiết kì ảo (đặc biệt ở phần kết thúc truyện) làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì.
- Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
- Tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
- Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.
- Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả, hạnh phúc đã vĩnh viễn rời xa.
+ Các chi tiết kì ảo là :
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
- Vũ Nương hiện về trong cờ hoa rợp trời, trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.
+ Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo ;
- các chi tiết kì ảo làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì .
- Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: là người phụ nữ nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
- Tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
- Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.
- Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả, hạnh phúc đã vĩnh viễn rời xa.
Gợi ý trả lời
Nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương là:
1. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chi tiết chiếc bóng đã thắt nút và mở nút câu chuyện.
2. Nghệ thuật dựng truyện. Truyện được dẫn dắt bởi tình huống truyện hợp lí, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động. Nghệ thuật trần thuật và đối thoại của nhân vật đặc sắc, thể hiện sâu sắc tính cách nhân vật.
4. Sử dụng yếu tố kì ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. Yếu tố kì ảo, hoang đường làm cho câu chuyện vừa thực vừa mơ, vừa có hậu vừa bi kịch, làm hoàn chỉnh vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.
5. Truyện có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt: tự sự + biểu cảm, làm nên áng văn xuôi bất hủ.
Nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương là:
-. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chi tiết chiếc bóng đã thắt nút và mở nút câu chuyện.
-. Nghệ thuật dựng truyện. Truyện được dẫn dắt bởi tình huống truyện hợp lí, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
-. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động. Nghệ thuật trần thuật và đối thoại của nhân vật đặc sắc, thể hiện sâu sắc tính cách nhân vật.
-. Sử dụng yếu tố kì ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. Yếu tố kì ảo, hoang đường làm cho câu chuyện vừa thực vừa mơ, vừa có hậu vừa bi kịch, làm hoàn chỉnh vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.
-. Truyện có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt: tự sự + biểu cảm, làm nên áng văn xuôi bất hủ.
1. Nguyên nhân gây ra cái chết cho Vũ Nương:
a. Nguyên nhân trực tiếp: Do lời nói ngây thơ của bé Đản về chuyện cái bóng khiến Trương Sinh mắng nhiếc đánh đuổi Vũ Nương đi.
b. Nguyên nhân gián tiếp (nguyên nhân sâu xa)
- Do người chồng đa nghi, hay ghen.
- Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.
- Do cuộc hôn nhân không bình đẳng: Trương Sinh "con nhà hào phú", còn Vũ Nương là "con nhà kẻ khó". Trương Sinh mến vì dung hạnh nên đem trăm lạng vàng cưới về. Cuộc hôn nhân giữa hai người hoàn toàn không bình đẳng và tự nguyện, không xuất phát từ tình yêu.
- Do trong xã hội phong kiến người phụ nữ không có quyền được lên tiếng bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc của mình.
2. Thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ:
- Họ là những người phụ nữ truyền thống mang đủ phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh.
- Người phụ nữ phải chịu oan khuất , bất hạnh , trong xã hội phong kiến họ ko được bênh vực , tai họa cá thể dáng xuống đâu họ bất cứ lúc nào vì nhưng lý do ko đâu , số phận của họ mong manh như chiếc bóng
- Người phụ nữ chịu cái chết oan khuất, bị nhiều bất công ngang trái bất hạnh, mặc dù họ đáng ra phải được trân trọng, ngợi ca.
1) Nguyên nhân gây ra cái chết của Vũ Nương :
a. Nguyên nhân trực tiếp: Do lời nói ngây thơ của bé Đản.
b. Nguyên nhân gián tiếp (nguyên nhân sâu xa)
- Do người chồng đa nghi, hay ghen.
- Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.
- Do cuộc hôn nhân không bình đẳng: Trương Sinh "con nhà hào phú", còn Vũ Nương là "con nhà kẻ khó". Trương Sinh mến vì dung hạnh nên đem trăm lạng vàng cưới về. Cuộc hôn nhân giữa hai người hoàn toàn không bình đẳng và tự nguyện, không xuất phát từ tình yêu.
- Do lễ giáo hà khắc: người phụ nữ không có quyền được lên tiếng bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc của mình.
- Do chiến tranh phi nghĩa: chiến tranh phong kiến phi nghĩa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những nghi ngờ, hiểu lầm giữa hai vợ chồng.
2) Thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ là : họ là những người phụ nữ truyền thống mang đủ phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh.
1. Giá trị hiện thực:
- Truyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, trao cho người đàn ông quá nhiều quyền lực trong gia đình
- Phản ánh số phận con người, chủ yếu là số phận người phụ nữ đực hạnh như Vũ Nương phải chịu oan khuất , tai họa có thể dáng xuống đâu họ bất cứ lúc nào vì những lý do vô lý , số phận của họ mỏng manh như chiếc bóng
2. Giá trị nhân đạo:
- Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như nhân vật Vũ Nương.
- Bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc trước thân phận con người và người phụ nữ phải chịu trong xã hội phong kiến
- Khẳng định niềm tin, niềm lạc quan vào cuộc sống hạnh phúc xứng đáng dành cho nhân vật và niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người.
1) giá trị hiện thực :
- Truyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế đọ nam quyền chà đạp số phận của người phụ nữ ( đại diện là Trương Sinh )
- Phản ánh số phận con người đặc biệt là người phụ nữ họ phải chịu oan khuất ,không được bênh vực chở che
-phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa liên minh ,làm cho cuộc sống nhân dân rơi vào lầm than ,bế tắc .
2) Giá trị nhân đạo :
-Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ NƯơng
-Bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc trước thân phận con người phải chịu những giáo lễ hà khắc ,chiến tranh ,..
- Khẳng định niềm tin ,niềm lạc quan vào cuộc sống hạnh phúc xứng đáng dành cho nhân vật và niềm tin vào bản chất tốt đẹo của con người .
1. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
- Tôn Sĩ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan:
+ Thấy kéo quân vào thành Thăng Long dễ dàng, Tôn Sĩ Nghị cho là bình an vô sự, không đề phòng gì cả.
+ Y còn là tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư, kiêu căng, tự mãn, không chút đề phòng.
- Khi quân Tây Sơn đánh tới:
+ tướng thì "sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn trước qua cầu phao".
+ quân thì "ai nấy đều rụng rời sợ hãi", "bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết".
2. Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước hại dân Lê Chiêu Thống:
- Lê Chiêu Thống vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù.
- Kết cục: chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc. Vội vã cùng bề tôi thân tín "đưa thái hậu qua sông", chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, chỉ còn biết "nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt". Sau khi chạy qua Trung Quốc, phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống như người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
=> Lối kể chuyện xen kẽ miêu tả những chi tiết thực, sinh động, nhịp điệu nhanh, dồn dập, gấp gáp gợi sự hoảng hốt của kẻ thù. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa sự hả hê, sung sướng của người viết trước sự thảm bại của nhà Thanh và có chút gì đó xót thương dành cho vua tôi Lê Chiêu Thống.
- Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh
+ Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết
+ Quân Thanh hoảng sợ, hết hồn hết vía tìm đường thoái lui
- Sự thảm hại của bọn bán nước Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống
+ Tôn Sĩ Nghĩ sợ mất mật, người không kịp mặc áo, ngựa không kịp đóng yên, dẫn bọn kị binh chuồn trước
+ Vua Lê cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến chạy trốn gặp được người thổ hào thiết đã long trọng
+ Vua Lê chạy đến chỗ của Tôn Sĩ Nghị oán thán, Tôn Sĩ Nghị lấy làm xấu hổ
- Đoạn văn miêu tả sự thảm bại của quân Thanh thì mạnh mẽ, dứt khoát. Đoạn văn miêu tả sự thảm bại của vua Lê có chút gì đó xót thương, ngậm ngùi. Thể hiện tấm lòng tiếc nuối của bề tôi cũ