K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

THAM KHẢO:

lap bang so sanh su tuong phan giua don ki ho te va xan cho pan xa ngoai hinh tinh cach suy nghi

Bảng nó hơi khác nhưng maf cùng ý nghĩa nhé!

~HT~

https://thuthuat.taimienphi.vn/lap-bang-so-sanh-su-tuong-phan-giua-don-ki-ho-te-va-xan-cho-pan-xa-ngoai-hinh-tinh-cach-suy-nghi-54130n.aspx

1 tháng 10 2021

mik chưa lên 8 nhưng đây là bài mik cr nhé! có j sai mong thông cảm:

tham khảo ạ:

Tôi đã may mắn được đi thăm biển Đà Nẵng vào năm tôi học lớp 8A. Buổi sáng tinh sương, khi mọi người vẫn đag chìm trong giấc ngủ, tôi đã thức dậy đi rình mặt trời lên. Những đám mây bồng bềnh trôi như những cô, cậu bé nhỏ đang đùa nghịch trên nền trời xanh thăm thẳm. Không khí thoáng đãng, gió thổi nhè nhẹ làm tôi thấy rất sảng khoái và phấn khởi. Nước biển lặng im nhuốm màu cát trắng, sóng vỗ rì rào kể chuyện bình minh, hình như chúng cũng muốn cùng tôi đón chào một ngày mới. Đằng sau những làn sóng dập dềnh, mặt trời nhú dần dần, rồi lên cho kì hết. Mặt biển khoác áo màu vàng xanh pha bạc, lấp lánh nổi bật giữa không gian tĩnh lặng buổi sớm mai. Mọi thứ cũng tươi sáng hơn, trong trẻo hơn. Bờ cát dài mênh mông đong đầy những tâm tình của biển cả, chứa đựng bao nỗi niềm biển giấu đằng sau màu xanh lam biếc kia. Tôi cảm thấy tự hào biết mấy khi đất nước Việt Nam yêu dấu có một vùng biển đẹp như Đà Nẵng.

hc tốt

1 tháng 10 2021

từ đòng âm

Các từ thuộc trường từ vựng “chín"
chín(trái cây); số chín; chín chắn; chín (chỉ số lượng; ...

Lão Hạc" của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính - lão Hạc - xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.

     Con chó - cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định "có lẽ tôi bán con chó đấy" của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.

     Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi "gạo thì cứ kém mãi đi" mà một ngày lo "ba hào gạo" thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.

     Khoảnh khắc "lão cố làm ra vui vẻ" cũng không giấu được khuôn mặt "cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước". Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão.

     Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...".

     Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: "Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó". Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này.

     Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người - kiếp chó: "Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn".

     Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố "cười gượng" một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối.

     Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.

     Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người lão Hạc. Nhân vật lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi.

     Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: "Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn".Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát.

     Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác". Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về lão Hạc và người nông dân... "Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương".

     Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. Ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương.

     Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ.

     Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện cho nên ta có cảm giác đây là câu chuyện thật ngoài đời đang ùa vào trang sách. Thông qua nhân vật tôi, Nam Cao đã thể hiện hết Con người bên trong của mình.

     Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu ...

     Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc...

     Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm.

30 tháng 9 2021

ban co the cho lun truyen ngan day ko

Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ đang ở đó chờ.

Hok tốt!!!!!!!!!!!!

VD1: Trong đêm giao thừa có một cô bé bán diêm lang thang trên phố. Em chưa bán được que diêm nào nên không dám về nhà vì sợ bị bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, em ngồi vào trong góc và lấy diêm qua quẹt để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, một chiếc lò sưởi hiện ra, tiếp đó là bàn ăn thịnh soạn, cây thông Nô-en. Đến que diêm thứ tư, bà nội dịu dàng hiện ra trước mắt em rồi vụt mất. Em vội quẹt hết bao diêm nhưng không níu được bà, rồi em thiếp đi và chìm vào giấc ngủ mãi mãi trong cái thời tiết giá lạnh.

VD2:Trong đêm giao thừa gió tuyết đầy phố có một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi quẹt một que diêm để sưởi ấm. Em quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Em quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Nô-en xuất hiện. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà nội. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm đã chết trong giá rét.

VD3:Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ đang ở đó chờ.

Mg đc bn k!

28 tháng 9 2021

chịu em đọc mãi cũng chụi

28 tháng 9 2021

Điều đầu tiên phải nói đến là tấm lòng đôn hậu, rất mực yêu thương con của lão Hạc... Vợ chết sớm, sống một mình trong cảnh gà trống nuôi con, lão yêu con hết mực. Khi con đến tuổi trưởng thành, vì nhà nghèo nên làm lỡ duyên con, lão vô cùng ân hận và cảm thấy mình có lỗi. Trách nhiệm làm cha luôn luôn thôi thúc giày vò lão, lão tìm mọi cách để làm yên lòng con.
 
Nhưng người con vì phẫn uất đã bỏ nhà đi đồn điền cao su để mình lão thui thủi ở nhà. Tình yêu con của lão được biểu hiện vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Trực tiếp qua tình cảm của lão với anh con trai, gián tiếp qua tình cảm với con Vàng - kỉ vật duy nhất của con. Lão cho nó ăn vào bát như chó nhà giàu, mình ăn gì nó ăn nấy. Lão nâng niu bế bồng nó như bà mẹ hiếm hoi chiều đứa con cầu tự. Những lúc vui buồn lão đều trò chuyện, tâm tình với nó, coi nó như người bạn tâm giao. Bao nhiêu tình cảm nhớ thương xa cách, lão đều dành cho nó.
 
 Không phải bất cứ người nào cũng có thể nhớ thương súc vật như vậy. Vậy lão không đôn hậu, yêu con đó sao? Nhưng mưa bão liên miên, hoa màu trong vườn đều bị phá sạch, việc làm chẳng còn, nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ ăn vào số tiền lão chắt chiu dành dụm cho con. Nếu đặt lên bàn cân mà tính số suất ăn của con chó cũng bằng lão, vậy tốn quá. Giữa số tiền dành dụm cho con và con chó, người bạn tâm tình, lão chọn ai đây! Để đi đến quyết định, lão đã phải dằn vặt, đau khổ, lão đã suy nghĩ nhiều, nhiều lắm mới dũng cảm bán chó. Cuộc lựa chọn tàn khốc diễn ra trong nước mắt.
 
 Nhưng nếu không bán lão sẽ chết, và số tiền dành dụm cho con cũng chẳng còn. Lão bán chó đâu phải để ăn mà để lo tương lai cho cho đứa con. Nét cao đẹp của lão Hạc chính là ở chỗ đó. Sau khi bán chó, lão cảm thấy hụt hẫng, thiếu vắng. Lão lại tự dằn vặt lương tâm mình, tự oán trách mình vì đã trót lừa một con chó: “các nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra, lão hu hu khóc”. Vậy là, trong cuộc đổi chác này, cái được chẳng là bao mà cái mất thật là to lớn. Lão Hạc được vài đồng để sống qua ngày nhưng lại mất đi một người bạn, mất đi mối dây liên hệ giữa lão và đứa con. Xót xa thay, cay đắng thay cho một số phận của con người đôn hậu, hiền lành này.
 
Lão lương thiện đến mức chỉ vì bán con chó mà tự oán trách mình đau khổ đến thế. Liệu Binh Tư, vợ ông giáo và bao người khác nữa, họ có hiểu không, hay họ chỉ thấy lão Hạc gàn dở và ngốc nghếch. Ta cảm thương cho số phận lão, ta cảm phục trước đức hi sinh và lòng nhân hâụ của lão, một con người cao đẹp.
 
Đẹp hơn nữa trong tâm hồn lão Hạc là lòng tự trọng cao quý, lão tự trọng với mọi người, với đứa con và với chính bản thân mình, trận ốm kéo dài đã khiến lão suy sụp, lão không còn đủ sức để làm và cũng không còn gì để ăn. Nhưng lòng tự trọng không cho phép lão xâm phạm vào số tiền của con. Và như đã nói, lão bán chó, quyết định cay đắng để giữ trọn chữ tín với con. Khi mọi thứ đều đã hết, lão vẫn tiếp tục sống, một cuộc sống tạm bợ và vất vưởng. Vì tương lai của con, vì lòng tự trọng của mình, lão đã quyết định chết, cái giá đấy phải chăng là quá đắt. Không, với lão Hạc nó không hề đắt và có lẽ cũng vì vậy mà chúng ta thấy khâm phục trước nghị lực của lão.
 
 Có thể tưởng tượng, cuộc sống của lão Hạc như một bó đuốc lớn. Nó vẫn cháy và vẫn có thể cháy nhưng lão dập tắt để thắp thêm vào ngọn đuốc của con. Cái đáng chú ý ở đây là mặc dầu không biết số phận đứa con ra sao; còn sống hay đã chết, nhưng với niềm tin cháy bỏng, lão vẫn quyết định hi sinh. Với quyết tâm cao như vậy, lão chuẩn bị, sắp xếp cho cái chết một cách tỉ mỉ và cẩn thận; nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con và gửi tiền làm ma để đỡ phiền hàng xóm. Lòng tự trọng ấy cao đẹp biết bao. Từ đó, lão tồn tại gần như vất vưởng, vớ được thứ gì ăn thứ nấy, hôm thì quả sung, củ ráy, hôm thì củ chuối, con ốc... Lão đã chịu đựng một cách kiên gan và cao ngạo để giữ tròn phẩm giá. Lão đã từ chối gần như hách dịch tất cả mọi sự giúp đỡ của mọi người. Và cái chết của lão đâu phải là của con người. Phải chăng lão đã chết như một con vật để được sống như một con người? Ở con người này, quy luật “đói ăn vụng, túng làm liều” không thể xảy ra. Kết cục ấy là một diễn biết tất yếu của một cuộc đời trong sạch ngay thẳng như lão. Ta không những khâm phục mà còn nên lấy đó làm tấm gương noi theo.
 
Khi xây dựng nhân vật này, Nam Cao hẳn đã hướng nhân vật vào cái thiện, qua đó bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của lão nói riêng và của những người nông dân ở nông thôn Việt Nam nói chung. Ở điểm này, Ngô Tất Tố cũng giống như Nam Cao với nhân vật chị Dậu. Nhưng tác phẩm của Nam Cao xuất sắc hơn bởi nó đảm bảo được tính hiện thực của tác phẩm. Chị Dậu cũng bị dồn vào những mâu thuẫn sâu sắc cần phải giải quyết nhưng lần nào, với trí thông minh và sắc sảo hiếm có của mình, chị cũng thoát ra được. Điều đó phần nào đã làm mất đi tính chân thực của truyện. Ở đây lão Hạc cũng đã đến bước đường cùng, và cái chết ấy là kết cục tất yếu của hiện thực cuộc sống. Bởi vậy, có thể nói rằng nhân vật lão Hạc là một nhân vật xuất sắc trên mọi phương diện.
 
Cái cao tay của Nam Cao là để cho nhân vật lão Hạc hiện lên trong con mắt của rất nhiều người, đủ loại người: vợ ông giáo, ông giáo, Binh Tư. Tất cả đều hiểu lầm lão Hạc, coi lão thật ngớ ngẩn, dở hơi. Duy chỉ có ông giáo vì cảm thông, chịu tìm hiểu nên đã phát hiện được vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn lão Hạc. Còn riêng em, trong con mắt em, lão Hạc hiện lên là một người cha mẫu mực, một con người Việt Nam cao quý.

27 tháng 9 2021

Nguyên Hồng viết nhiều về phụ nữ, những người cùng khổ gần gũi quanh ông, những người mà ông yêu thương với trái tim đằm thắm chân thành. Người phụ nữ trong văn của Nguyên Hồng dù là nhân vật chính diện hay phản diện đều được thể hiện khá tinh tế và giàu cá tính. Không ít trong số họ đã trở thành những điển hình văn học thật thụ. Một trong số đó là nhân vật bà cô trong đoạn Trong lòng mẹ trích từ tập hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.

Nhân vật bà cô xuất hiện trong đoạn trích không đầy hai trang giấy mà ấn tượng để lại trong lòng người đọc thật khó phai mờ. Đọc xong đoạn trích ta nghiệm lại mới thấy câu nói “giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” của các cụ ta xưa sâu sắc biết bao. Dẫu cùng chung “giọt máu đào” nhưng cái lòng đố kỵ và tàn nhẫn của bà cô đã khiến chú bé Hồng cứ phải chiến đấu liên tục với những đợt sóng trào để bảo vệ tình yêu thương với mẹ.

Đợt sóng ấy bắt đầu nổi lên tưởng rất hiền hòa. Bà cô đến bên Hồng tươi cười và ân cần lắm:

- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với không?

Vâng! Câu nói ấy trong lúc này cần với chú bé biết bao. Giá như đó là một lời chia sẻ thật lòng. Nhưng Hồng ngay lập tức nhận ra “những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô”. Vậy là cái sự giả dối của người cô chẳng thể giấu nổi một đôi mắt ngây thơ. Đó là sự giả dối đã thành quen, bởi “nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ”. Vậy ra bà cô là hiện thân của lòng ganh tị của sự thành kiến tàn ác.

Bà cô tiếp, vẫn giọng ngọt ngào đầy giả tạo: “Sai lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”. Toàn bộ câu nói bị khựng lại và dằn mặt lên trong hai chữ “phát tài”. Bà cô thừa biết mẹ Hồng đang phải sống lay lắt ở quê người. Một người đàn bà góa chồng, nợ nần nhiều quá phải bỏ cả con cái đi tha hương cầu thực. Ngần ấy lý do đã đủ để ta hình dung ra một cuộc đời phiêu bạc. Thế mà người cô lại nhấn vào hai chữ “phát tài”. Câu nói có khác gì lưỡi dao cứa vào vết thương đang rỉ máu của bé Hồng. Tình thương mẹ của con đang bị bà cô cố tình chia cắt. Sự tàn nhẫn của nhân vật bà cô không dừng ở đó. Biết Hồng rất thương yêu và cũng khát khao tình thương của mẹ, người cô chọn một lời cay độc khác: “Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”. Lần này Hồng thấy đau nhói, chẳng lẽ mẹ mình lại đổ đốn ư? Mẹ còn chưa đoạn tang thầy mà? Tôi tin chắc lúc này nếu nhìn mặt bà cô, ta sẽ thấy một cười mãn nguyện. Nụ cười của một người phụ nữ không có một chút tình thương. Nụ cười được xây lên từ nỗi đau của cậu cháu mình.

Đến đây tưởng như trò đùa quái ác của bà cô đã quá đà. Nhưng không! Người cô tàn ác vẫn cho như thế là chưa đủ, chưa thỏa mãn. Vẫn thấy cần phải đưa thêm nhiều nguyên do nữa để cái thông tin của mình thuyết phục hơn. Từ đó mà làm cho cậu cháu đau đớn hơn: “Có một bà họ nội xa vào trong lấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi chợ thấy mẹ tôi…thì mẹ tôi quay đi, lấy nón che”. Câu nói vô tình cay nghiệt của bà cô khiến bé Hồng “nghẹn ứ khóc không ra tiếng”. Nhưng cái bà cô vô hồn đến tàn nhẫn kia vẫn cứ thản nhiên tiếp tục khoét vào nỗi đau của một tâm hồn non nớt và thơ bé. Sự dồn nén đến nghẹn thở của bà cô khiến bé Hồng chỉ còn biết nghẹn ngào câm lặng.

Chỉ bằng vài nét bút, không đặc tả, chỉ thiên về đối thoại thế nhưng tác giả đã xây dựng được một nhân vật rất điển hình, người cô lạnh lùng và tàn nhẫn. Đó cũng là hiện thân của cái nhìn đầy thành kiến đối với người phụ nữ góa chồng nhưng luôn khát khao tình yêu thương và hạnh phúc ngày xưa.

Bà cô là nhân vật gây ấn tượng mạnh với người đọc ,bởi dã tâm,lời nói cạy nghiệt,độc ác và bảo thủ trước những lè lối tàn nhẫn của xã hội cũ

26 tháng 9 2021

câu1 diễn dịch

26 tháng 9 2021

Câu chủ đề tình mẫu tử là một trong những tình cảm rất thiêng liêng của mỗi con người

đoạn văn sử dụng phép song hành (qua từ tình mẫu tử)

26 tháng 9 2021

đoạn văn đâu???

25 tháng 9 2021

mn đi ngủ hết rồi

25 tháng 9 2021

con mik ne