K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2023

Trong cuộc sống, mỗi người sẽ có được nhiều trải nghiệm quý giá. Tôi cũng vậy, nhờ có trải nghiệm đó, tôi nhận ra được nhiều điều giá trị cho bản thân.

Tôi vẫn còn nhớ mãi về một trải nghiệm. Khi còn nhỏ, tôi là một đứa trẻ nghịch ngợm. Còn nhớ lúc tôi học lớp ba, một lần đã bị lạc trong siêu thị. Hôm đó, tôi được tan học sớm. Mẹ đến đón tôi về nhà. Trên đường về, mẹ có vào siêu thị để mua đồ. Tôi rất háo hức vì trong siêu thị có nhiều đồ ăn.

Mẹ đi gửi xe, rồi dắt tôi vào trong siêu thị. Lúc này, siêu thị rất đông người. Các gian hàng nào cũng có người mua sắm. Mẹ dặn tôi phải luôn theo sát để tránh bị lạc. Hai mẹ con đi đến gian hàng bán đồ ăn. Rất nhiều bánh, kẹo được bày bán. Tôi nhìn mà thích thú vô cùng. Do mải ngắm những món đồ ăn, mà tôi không để tâm đến tiếng gọi của mẹ. Vậy là tôi đã lạc mất mẹ từ lúc nào. Lúc đó, tôi cảm thấy rất sợ hãi. Tôi nhìn khắp các phía vẫn không thấy mẹ đâu. Tôi chạy khắp nơi để tìm mẹ, nhưng vẫn không thấy bóng dáng quen thuộc đâu. Tôi liền bật khóc.

Thấy vậy, mọi người xung quanh liền tới hỏi chuyện tôi. Tôi vừa khóc, vừa kể cho họ nghe. Sau đó, có một cô đã đề nghị đưa tôi đến chỗ bảo vệ. Tôi đi theo cô, lúc này cũng đã nín khóc. Ở đây, họ đã nói trên loa phát thanh để mẹ có thể nghe được. Khoảng mười lăm phút sau, mẹ đã đến. Tôi thấy khuôn mặt của mẹ rất lo lắng. Mẹ chạy đến ôm chầm lấy tôi. Tự nhiên, tôi bật khóc nức nở. Mẹ vừa lau nước mắt, vừa nói xin lỗi. Còn tôi thì cảm thấy hối hận vô cùng.

Trên đường về nhà, tôi đã xin lỗi mẹ. Lời nhắc nhở của mẹ khiến tôi nhận ra bài học quý giá. Một trải nghiệm đáng nhớ khiến tôi hiểu được tình yêu thương của mẹ dành cho mình, cũng như cần phải ngoan ngoãn hơn.

13 tháng 11 2023

             Bài 1:

        Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

       Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Bài 2:

        Anh em như thể tay chân,

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Bài 3: 

Quanh năm buôn bán ở mon sông

 Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo xèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

 

13 tháng 11 2023

a. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho những người lao động "thấp cổ bé họng" dễ dàng bị xã hội vùi dập. 

b. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội cũ chân yếu tay mềm nhưng phải gồng gánh nuôi cả gia đình.

13 tháng 11 2023

a, hình ảnh cái cò trong khổ thơ là hình ảnh tượng trưng cho người mẹ tảo tần hôm sớm. Người đã vất vả hy sinh cả cuộc đời cho con cái. Ngay cả khi đứng trước sự sống và cái chết trong lòng người mẹ vẫn giành những tình cảm và sự yêu thương vô điều kiện và vô bờ bến cho con cái của mình. Đọc khổ thơ lên không ai có thể tránh khỏi những cảm xúc dạt dào và tha thiết cứ gợi lên trong trái tim. Nhất là đối với những người đã chẳng có mẹ trên thế gian này.

Sau khi đọc văn bản "Con chào mào", em tưởng tượng ra hình ảnh con chim chào mào trong thực tế. Chúng nổi bật với “đốm trắng, mũ đỏ” và tiếng hót vui tai quen thuộc “triu… uýt… huýt… tu hìu…”. Vì con chim quá xinh đẹp nên nhân vật tôi đã muốn vẽ ra chiếc lồng để nhốt con chim vào trong. “Chiếc lồng” biểu đạt quyền sở hữu thiên nhiên, phô bày cái đẹp của riêng. Nhưng khi chú chim vỗ cánh bay đi, nhân vật tôi lại muôn “chiếc lồng” của mình thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên. Sau đó nhân vật "tôi" nhận ra rằng con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, giữa thiên nhiên rộng lớn. Đó cũng là thông điệp được kí thác trong văn bản: tình yêu thiên nhiên hãy xuất phát từ sự tôn trọng không nên là sự độc chiếm ích kỉ làm của riêng. Tình yêu thiên nhiên vẫn hiện hữu dù ở bất cứ nơi đâu.

7 tháng 11 2023

Tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý.

Đại ca là người anh lớn, đứng đầu một gia đình, một bang hội.

Nhân cách là tính cách con người.

6 tháng 11 2023

Aba từ

 

6 tháng 11 2023

B.bốn từ

 

SỰ TÍCH CAY TRE TRĂM ĐỐT “Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phủ hộ. Hai vợ chồng phú hộ hứa: “Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho”. Anh Khoai tin vào lời hứa của 2 vợ chồng phú hộ, ra sức làm việc chăm chỉ, không ngại khó nhọc, vất vả. Thời gian 3 năm trôi qua, anh đã giúp cho hai vợ chồng phú hộ có mọi thứ của cải trên...
Đọc tiếp

SỰ TÍCH CAY TRE TRĂM ĐỐT
“Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho
vợ chồng ông phủ hộ. Hai vợ chồng phú hộ hứa: “Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm
nữa ta sẽ gả con gái ta cho”. Anh Khoai tin vào lời hứa của 2 vợ chồng phú hộ, ra sức
làm việc chăm chỉ, không ngại khó nhọc, vất vả.
Thời gian 3 năm trôi qua, anh đã giúp cho hai vợ chồng phú hộ có mọi thứ của cải
trên đời. Đến lúc phải thực hiện lời hứa thì ông bèn trở mặt, không giữu lời hứa. Ông
đưa ra một điều kiện là anh Khoai phải tìm được một cây tre có đủ trăm đốt tre, để làm
nhà cưới vợ thì ông mới đồng ý gả con gái cho. Anh Khoai đồng ý lên rừng và quyết tâm
tìm được một cây tre đủ trăm đốt. Nhưng tìm mãi, tìm mãi vẫn không thấy, anh bèn thất
vọng ngồi sụp xuống khóc. Bỗng nhiên, một Ông Bụt hiện lên và bảo anh cứ đi tìm và
chặt đủ 100 đốt tre lại đây, rồi đọc hai câu thần chủ: “khắc nhập, khắc nhập!” lập tức
100 đốt tre nhập lại thành một cây tre trăm đốt và khi đọc “khắc xuất, khắc xuất” thì lập
tức cây tre trăm đốt tách rời ra thành từng đốt như cũ. Anh Khoai mừng rỡ cảm ơn Ông
Bụt và gánh 100 đốt tre về làng ra mắt ông phủ hộ. Ông phú hộ nhìn thấy liền cười và
bảo “ ta nói cây tre trăm đốt, không phải trăm đốt tre”. Anh Khoai liền đọc câu thần chú
“khắc nhập” “khắc nhập” như lời Bụt đã dạy. Ông phủ hộ không tin vào những gì mình
nhìn thấy, ông sờ tay vào cây tre và phép màu của Bụt đã hút ông dinh luôn vào cây tre.
Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh Khoai mới đọc “khắc xuất” “ khắc xuất” để giải thoát
cho cha vợ của mình. Sau khi được anh Khoai cứu giúp, ông phủ hộ đồng ý giữ lời hứa,
gả con gái cho anh.
Từ đấy, anh và con gái ông phủ hộ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi”.

- Nêu thể loại, phương thức biểu đạt?
- Xác định ngôi kể?
- Xác định nội dung, ý nghĩa câu truyện? bài học(nếu có) từ câu truyện
- Tìm trạng ngữ và ý nghĩa trạng ngữ có trong câu truyện?
- Tìm một số từ ghép, từ láy trong câu truyện?

0