Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày hôm đó,/ mầm cỏ/ lấm tấm xanh/ khắp các ngọn đồi.
TN1 CN VN TN2
Trạng ngữ: Ngày hôm đó
Chủ ngữ: mầm cỏ
Vị ngữ: lấm tấm xanh khắp các ngọn đồi.
TK:
Tỷ lệ từ Hán Việt trong tiếng Việt rất cao. Do hiện tượng gần âm đọc hoặc không nắm rõ nghĩa của từ, nhiều người thường sử dụng nhầm lẫn một số từ Hán Việt. Dưới đây là một vài trường hợp phổ biến.
1. Ca thán. Để chỉ việc “than thở và oán trách”, nhiều người dùng từ ca thán. Chẳng hạn: “Anh này suốt ngày chỉ biết ca thán”. Đây là cách dùng sai do thói quen nhưng lại rất phổ biến trong lời nói hằng ngày, thậm chí cả trên báo chí. Ca trong tiếng Hán có nhiều nghĩa nhưng không có nghĩa nào liên quan đến việc than thở, oán trách. Ca thán không có trong tiếng Việt. Từ đúng phải là ta thán. Đây là một từ ghép đẳng lập. Trong đó, ta 嗟 có nghĩa “than thở”; thán 嘆 có nghĩa “than, thở dài”.
2. Sát nhập. Để biểu đạt ý nghĩa “nhập vào với nhau làm một”, nhiều người hay dùng từ sát nhập. Ví dụ: “Từ nay, hai thôn Đông và Tây được sát nhập thành một”. Từ sát nhập này được ghi nhận trong một số từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, từ đúng phải là sáp nhập. Trong tiếng Hán không có từ sát nhập với nét nghĩa như trên; chỉ có sáp nhập, trong đó, sáp 插 có nghĩa là “cắm vào, cài vào, tra vào, chen vào…”, nhập 入 nghĩa là “vào”. Một số từ Hán Việt ban đầu viết sai nhưng lâu dần được chấp nhận thành viết đúng (do thói quen sử dụng) là hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Việt. Sát nhập là một trường hợp như vậy.
3. Mãn tính. Để chỉ bệnh có “tính chất kéo dài và phát triển chậm”, nhiều người viết bệnh mãn tính. Ví như: “Viêm phế quản mạn, suy thận mạn, viêm xương khớp… là những bệnh mãn tính”. Tuy nhiên, từ viết đúng phải là mạn tính. Mạn 慢 có nghĩa “chậm chạp, trì hoãn”. Tính 性 có thể hiểu là “tính chất”. Mạn tính nghĩa là “có tính chất chậm”. Cho nên, đối lập với [bệnh] mạn tính ta có từ [bệnh] cấp tính (cấp 急: gấp, vội vàng; cấp tính: có tính gấp, vội). Còn mãn 滿 có nghĩa “đầy, tràn ra”. Viết bệnh mãn tính thì tối nghĩa.
Sử dụng từ Hán Việt mang lại nhiều hiệu quả diễn đạt. Tuy nhiên, nếu sính dùng hoặc dùng theo thói quen mà không nắm rõ nghĩa của từ thì rất dễ dùng sai. Với những trường hợp dễ nhầm lẫn như nêu ở trên, người viết/ nói nên nắm vững ý nghĩa của từ trước khi sử dụng.
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu thường bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và xác định thời gian, địa điểm, nguyên nhân,… của sự việc được chỉ định trong câu.
Nghỉ hè, cả gia đình em cùng nhau đi chơi ở Phú Quốc. Chuyến đi ấy rất vui và thú vị. Lúc trở về, em đã mang theo một món quà kỉ niệm cho chuyến đi đó: một chai thủy tinh đựng đầy vỏ ốc.
Món quà đó do bố mua tặng cho em. Bố bảo rằng đây là phần thưởng cho em vì đã học tập chăm chỉ thời gian qua. Cầm món quà trên tay, em vui sướng lắm. Cái chai thủy tinh này chỉ cao chừng một gang tay, nhưng thân thì lớn lắm. Thân chai to tròn phình ra như một quả dừa khô. Vỏ chai có hai lớp, giữa hai lớp là cái khe rỗng. Người ta vào đó dung dịch chứa nhiều kim tuyến lấp lánh. Mỗi khi lắc lư chai, kim tuyến sẽ chảy từ nơi này sang nơi khác một cách chậm rãi và uyển chuyển vô cùng thích mắt. Nhân vật chính của chiếc chai này là rất nhiều vỏ ốc bên trong. Những chiếc vỏ ốc lớn như nắp chai nước với các màu sắc, hình dáng khác nhau thật tuyệt vời. Chúng xoắn ốc, thẳng băng, có cái thì mọc ra các chiếc gai nhọn. Vỏ thì màu trắng, vỏ lại màu vàng, cỏ loang loang màu cam, đa dạng lắm. Khi lắc lư nhẹ, các vỏ ốc va vào nhau nghe lao xao, như gợi ra tiếng sóng biển xô vào bở. Nắp chai thủy tinh được bọc một lớp vải voan màu trắng, bên ngoài buộc lại bằng một sợi dây thừng, thắt thành cái nơ nhỏ xinh. Vì sợ không quấn lại được đẹp như vậy, nên em không dám mở nắp chai ra, dù rất muốn chạm vào các vỏ ốc bên trong.
Về nhà, em thích thú mang món quà của mình đi khoe với bạn bè. Nhìn dáng vẻ trầm trồ của các bạn, em lại càng vui hơn. Sau đó, em mang chai thủy tinh đựng vỏ sò về cất ở một góc bàn học, nơi em có thể quan sát được mỗi ngày. Em sẽ nâng niu món quà này, giữ gìn nó thật cẩn thận để nó luôn sạch đẹp như mới mang về.
Tham khảo ạ.
1. Mở bài gián tiếp: (3-4 dòng)
- Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?)
2. Thân bài
- Tả bao quát: (3-4 dòng): Hình dáng, kích thước, màu sắc
- Tả chi tiết: (10 – 15 dòng): Tả các bộ phận của đồ vật (khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu)
- Tả công dụng của đồ vật (5-10 dòng): từ 2-3 công dụng
- Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó (3-4 dòng)
3. Kết bài mở rộng: (2-4 dòng)
- Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình)
- Tham khảo ạ.
TN chỉ TG: Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành
CN: các cậu.
VN: phần còn lại
Đúng tick cho mik nhé