K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mỗi năm, khi Tết đến gần, gia đình em lại bắt đầu quá trình dọn dẹp nhà cửa. Mỗi thành viên trong gia đình đảm nhận một công việc riêng biệt. Bố và anh trai em chịu trách nhiệm lau chùi bàn ghế, sắp xếp lại đồ đạc và làm sạch cửa kính trong nhà. Mẹ và em thì cùng nhau sắp xếp lại phòng bếp, giặt giũ và phơi phóng chăn mền. Em trai em thì tự mình chăm sóc và dọn dẹp phòng ngủ của mình để nó trở nên gọn gàng và sạch sẽ. Sau cả một ngày lao động, ngôi nhà của gia đình em thay đổi hoàn toàn. Mọi góc cạnh trở nên sáng bóng và tươi mới. Sự sạch sẽ và rực rỡ lấp đầy không gian. Dù đã rất mệt mỏi sau công việc, nhưng niềm vui và hạnh phúc tràn đầy trong lòng em. Đó là niềm vui của việc chung tay làm việc, cùng nhau tạo nên không gian ấm áp và tràn đầy yêu thương trong ngôi nhà. Công việc dọn dẹp nhà cửa trước Tết không chỉ là nhiệm vụ mà còn là cách để gia đình em thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương đối với nhau. Em tin rằng, với những nỗ lực, công sức bỏ ra, gia đình em sẽ nhận được thật nhiều may mắn và niềm vui khi mùa xuân mới sang

30 tháng 1

Đây bạn nhé

Một trong những sự kiện mang tính toàn cầu là “Giờ Trái Đất”. Sự kiện này đã có những tác động tích cực liên quan đến môi trường của Trái Đất.

Năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Đến năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”. Nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất” vào năm 2006. Sau đó, một lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a vào ngày 31 tháng 3 năm 2007. Cho đến ngày 29 tháng 3 năm 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người và trong đó có Việt Nam. Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.

Sự kiện “Giờ Trái Đất” ra đời với mục đích đề cao việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải đi-ô-xít các-bon - một khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, sự kiện này cũng thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Từ đó khẳng định quan điểm cho rằng mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn.

Sự kiện “Giờ Trái Đất” diễn ra với rất nhiều hoạt động có ý nghĩa như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một tiếng đồng hồ, tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông xanh, tuyên truyền vận động bạn bè, người thân hưởng ứng chiến dịch… Những hành động tuy nhỏ bé nhưng đã đem lại những tác động tích cực đến Trái Đất.

Như vậy, sự kiện “Giờ Trái Đất” có ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên… cho nhân loại. Đồng thời nâng cao ý thức, khuyến khích mọi người cùng thực hành lối sống sống bền vững, không sử dụng năng lượng lãng phí.

29 tháng 1

Tôi đang khoan tường. Bố bảo "Khoan". Vậy thì tôi nên dừng lại hay tiếp tục khoan?

29 tháng 1

Nếu cục xà phong rơi vào đống phân thì là cục xà phòng bị nhiễm khuẩn hay đống phân được sát khuẩn?101 những câu hỏi vô tri hack não khiến người nghe cười sảng - BlogAnChoi. Tổng hợp 101 những câu hỏi vô tri hack não khiến người nghe dừng khoảng chừng 2 tiếng vẫn chưa nghĩ ra câu trả lời. Đang khoan tường mà bố kêu khoan thì . Nếu cục xà phong rơi vào đống phân thì là cục xà phòng bị nhiễm khuẩn hay đống phân được sát khuẩn?. https://bloganchoi.com/cau-hoi-vo-tri-hack-nao/This article is referenced content from https://bloganchoi.com - 101 những câu hỏi vô tri hack não khiến người nghe cười sảng - BlogAnChoi. Tổng hợp 101 những câu hỏi vô tri hack não khiến người nghe dừng khoảng chừng 2 tiếng vẫn chưa nghĩ ra câu trả lời. Đang khoan tường mà bố kêu khoan thì . Nếu cục xà phong rơi vào đống phân thì là cục xà phòng bị nhiễm khuẩn hay đống phân được sát khuẩn?. https://bloganchoi.com/cau-hoi-vo-tri-hack-nao/

29 tháng 1

Muốn được người khác tin tưởng thì phải luôn công bằng , bình đẳng với mọi người.

29 tháng 1

Trọng tài bóng đá phải công bằng , công minh .

28 tháng 1

10 - 100 = -90

Lần sau để đúng lớp, đúng môn học ạ. Lớp 2 chưa học số âm.

28 tháng 1

10-100=-90.

Tình thân trong gia đình là thứ tình cảm mà ai ai cũng đều trân quý. Và điều đó được tác giả Bằng Việt thể hiện rất rõ thông qua những hình ảnh, ca từ ca ngợi tình cảm bà cháu trong tác phẩm Bếp lửa của mình. Tình cảm bà cháu xuất hiện trong bài thơ là dòng hồi tưởng của người cháu về bà của mình. Bà hiện lên cùng hình ảnh bếp lửa và khoảnh khắc "nhóm lửa" mỗi sớm mai "chờn vờn sương sớm". Bà đã cùng cháu đi qua những tháng năm đói khổ nhất "khô rạc ngựa gầy", khi mà cái chết cứ rình rập gần bên. Nhưng một tay bà thay cha thay mẹ chăm cháu trưởng thành. Bà chăm lo cho cháu, cho cháu cái ăn, dạy cháu nên người. Tất cả tuổi thơ của cháu đều là bà, là bếp lửa. Bà đã chở che cho cháu qua cơn đói khát bằng sự tần tảo, chịu khó, sự hy sinh vất vả cả cuộc đời. Thế nhưng bà vẫn một mình đùm bọc đứa cháu nhỏ, che chở cháu qua những tháng ngày đó. Bằng Việt đã liệt kê một loạt những hình ảnh: bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học cùng điệp từ "bà" để cho ta thấy sự tần tảo, chăm nom, dạy dỗ hết lòng của bà dành cho người cháu thân yêu của mình. Và đến khi giặc tới "đốt làng cháy tàn cháy lụi", khi sự cơ cực lên tới tột cùng, khi mái nhà tranh cũng chỉ là những nắm tro tàn lụi, sự sống tiêu điều, nhưng bà vẫn tiếp cho cháu thêm nguồn sức mạnh, sự vững vàng tin vào tương lai. Và cứ thế tình bà dành cho cháu cứ theo năm tháng lớn dần lên, đi theo cháu. Điệp từ "một ngọn lửa" đã nhấn mạnh, giúp chúng ta hiểu rõ công việc, sự tần tảo sớm hôm của bà, đó là tình yêu thương mà bà đã dành cho cháu. Còn tình cảm của cháu dành lại cho bà thì sao? Tình cảm ấy được thể hiện qua những câu thơ cuối của bài thơ. Người cháu thương bà mình "mấy chục năm rồi" chịu đựng biết bao "nắng mưa" của cuộc đời. Những khó khăn, những vất vả cuộc đời bà đã được đúc kết qua hai từ "lận đận". Thế nhưng, dù bao năm bao tháng, bà vẫn "nhóm" lên bếp lửa yêu thương để truyền lại cho thế hệ sau. Tình cảm bà cháu trong tác phẩm Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và vô cùng cảm động.

28 tháng 1

A và C

A và C nha bạn

28 tháng 1

ước,nghĩ

Những từ có nghĩa giống với từ nhớ, mong: mong chờ, mong ngóng, nhớ nhung, nhớ mong , ngóng đợi, chờ đợi...

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA!

đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi một người ăn xin già.Đôi mắt ông đỏ hoe.Nước mắt ông giàn giụa,đôi môi tái nhợt,quần áo tả tơi.Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục lọi hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi.Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm lấy bàn tay run rẩy của ông -Xin ông đừng giận cháu!Cháu ko có gì cho ông cả.Ông nhìn tôi chăm...
Đọc tiếp

đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

một người ăn xin già.Đôi mắt ông đỏ hoe.Nước mắt ông giàn giụa,đôi môi tái nhợt,quần áo tả tơi.Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục lọi hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi.Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm lấy bàn tay run rẩy của ông

-Xin ông đừng giận cháu!Cháu ko có gì cho ông cả.Ông nhìn tôi chăm chăm,đôi môi nở nụ cười:

-Cháu ơi,cảm ơn cháu như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra.Cả tôi nữa,tôi cũng vừa nhận đc cái gì đó từ ông.

Câu 1:khi nhận đc hàng động chìa tay xin của ông lão về phía mình nhân vật tôi đã cư xử như thế nào?

Câu 2.Em hiểu câu nói của ông lão:như vậy là cháo đã cho lão rồi?

Câu 3:em rút ra đc bài học gì qua câu truyện trên.

1

C1 Sau khi nhận đc hành động đó nhân vật trong câu chuyện cảm thấy thương sót đâu lòng và cảm thấy ông lão thực sự rất khổ

C2 Thực sự ông chưa nhận được gì nhung cô bé đã cho ông lão 1 thứ rất đặc biệt đó là tất cả tình cảm và lòng thương sót của cô đối với ông lão

C3 Câu chuyện khuyên chúng ta phải nhân ái , sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ đối với nhũng người gặp khó khăn trong cuộc sống